Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3

Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3

Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chuẩn chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1 Toán 9.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Phương trình \(x - 3y = 0\) có nghiệm tổng quát là:

    • A.

      \(x \in \mathbb{R},y = 3x\).

    • B.

      \(x = 3y,y \in \mathbb{R}\).

    • C.

      \(x \in \mathbb{R},y = 3\).

    • D.

      \(y \in \mathbb{R},x = 0\).

    Câu 2 :

    Nghiệm của phương trình \(\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) là

    • A.

      \(x = \frac{3}{2};x = - 2\).

    • B.

      \(x = - \frac{3}{2};x = - 2\).

    • C.

      \(x = \frac{3}{2};x = 2\).

    • D.

      \(x = - \frac{3}{2};x = 2\).

    Câu 3 :

    Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

    • A.

      \( - 2{x^2} + 5 > 0\).

    • B.

      \(3x - y \le 0\).

    • C.

      \( - 4x - 2 < 0\).

    • D.

      \(5 + 0x \ge - 7\).

    Câu 4 :

    Căn bậc hai số học của 25 là

    • A.

      5.

    • B.

      -5.

    • C.

      5 và -5.

    • D.

      625 và - 625.

    Câu 5 :

    Biểu thức \(\sqrt {2x - 1} \) xác định khi

    • A.

      \(x \le \frac{1}{2}\).

    • B.

      \(x \ge \frac{1}{2}\).

    • C.

      \(x < \frac{1}{2}\).

    • D.

      \(x > \frac{1}{2}\).

    Câu 6 :

    Rút gọn biểu thức \(\frac{2}{{\sqrt 7 - 3}} - \frac{2}{{\sqrt 7 + 3}}\) ta được

    • A.

      \(\sqrt 7 + 3\).

    • B.

      \(\sqrt 7 - 3\).

    • C.

      \( - 6\).

    • D.

      \(0\).

    Câu 7 :

    Kết quả của \(\sqrt[3]{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}}\) là

    • A.

      \(\frac{{x - 1}}{3}\).

    • B.

      \(1 - x\).

    • C.

      \(3\left( {x - 1} \right)\).

    • D.

      \(x - 1\).

    Câu 8 :

    Cho tam giác ABC có AB = 9cm, AC = 12cm, BC = 15cm. Độ dài đường cao AH (H \( \in \) BC) của tam giác ABC là

    • A.

      8,4cm.

    • B.

      7,2cm.

    • C.

      6,8cm.

    • D.

      4,2cm.

    Câu 9 :

    Cho đường tròn (O; R). Lấy A, B, C thuộc đường tròn (O; R). Góc nội tiếp ABC chắn cung nào?

    • A.

      AB.

    • B.

      AC.

    • C.

      OC.

    • D.

      BC.

    Câu 10 :

    Hình nào dưới đây biểu diễn góc ở tâm?

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 0 1

    • A.

      Hình 1.

    • B.

      Hình 2.

    • C.

      Hình 3.

    • D.

      Hình 4.

    Câu 11 :

    Cho đường tròn (O) đường kính 8cm và đường tròn \((O';2cm)\). OA là một bán kính của (O) (A \( \in \) (O)) và \(O'\) là trung điểm của đoạn \(OA\). Vị trí tương đối của hai đường tròn trên là

    • A.

      Tiếp xúc ngoài.

    • B.

      Cắt nhau.

    • C.

      Ở ngoài nhau.

    • D.

      Tiếp xúc trong.

    Câu 12 :

    Hai đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) tiếp xúc ngoài. Số tiếp tuyến chung của chúng là

    • A.

      1.

    • B.

      2.

    • C.

      3.

    • D.

      4.

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho \(A = \left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} - \frac{{2\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{{x\sqrt x {\rm{\;}} - \sqrt x {\rm{\;}} + x - 1}}} \right):\left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}} - \frac{2}{{x - 1}}} \right)\) với \(x \ge 0,x \ne 1.\)

    a) Rút gọn A.

    b) Tìm\(x \in \mathbb{Z}\) để \(A \in \mathbb{Z}\).

    c) Tìm x để A đạt GTNN.

    Câu 2 :

    Ngày chủ nhật hai bạn Tâm và Hiếu được bố mẹ chở đi siêu thị để mua sắm. Khi đến quầy thức ăn Tâm mua \(6\) chiếc bánh và \(3\) ly nước, Hiếu mua \(5\) chiếc bánh và \(3\) ly nước. Tổng số tiền ăn uống của cả hai bạn là 252 nghìn đồng. Biết giá tiền của một ly nước cao hơn giá tiền của một chiếc bánh là \(8\) nghìn đồng. Hỏi giá tiền của một cái bánh và một ly nước là bao nhiêu?

    Câu 3 :

    Hình viên phân là hình giới hạn bởi một cung tròn và dây cung (tương ứng) của đường tròn (minh họa bởi phần tô đậm ở hình a). Người ta làm một họa tiết trang trí bằng cách ghép hai hình viên phân bằng nhau (hình b), mỗi hình viên phân đó có góc ở tâm tương ứng là \(90^\circ \) và bán kính đường tròn tương ứng là \(2{\rm{dm}}\) (hình c). Tính diện tích của họa tiết trang trí đó (lấy \(\pi \approx 3,14\))

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 0 2

    Câu 4 :

    Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB, AO’C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn, \(D \in \left( O \right)\) và \(E \in \left( {O'} \right)\). Gọi M là giao điểm của BD và CE.

    a) Tính số đo của \(\widehat {DAE}\).

    b) Tứ giác ADME là hình gì?

    c) Chứng minh MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

    Câu 5 :

    Một bánh xe có dạng hình tròn bán kính 20cm lăn đến bức tường hợp với mặt đất một góc \(60^\circ \). Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ tâm bánh xe đến góc tường.

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 0 3

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Phương trình \(x - 3y = 0\) có nghiệm tổng quát là:

      • A.

        \(x \in \mathbb{R},y = 3x\).

      • B.

        \(x = 3y,y \in \mathbb{R}\).

      • C.

        \(x \in \mathbb{R},y = 3\).

      • D.

        \(y \in \mathbb{R},x = 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tìm nghiệm tổng quát bằng cách rút, ta cần rút y theo x (\(by = c - ax\)), từ đó ta giải được \(y = \frac{{c - ax}}{b}\) với \(b \ne 0\). Đối với trường hợp \(b = 0\) thì ta làm ngược lại (rút x theo y ). Thì nghiệm tổng quát có dạng \(\left( {x;\frac{{c - ax}}{b}} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tuỳ ý.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(x - 3y = 0\) nên \(x = 3y\).

      Vậy nghiệm của phương trình \(x - 3y = 0\) là \(x = 3y,y \in \mathbb{R}\).

      Đáp án B

      Câu 2 :

      Nghiệm của phương trình \(\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) là

      • A.

        \(x = \frac{3}{2};x = - 2\).

      • B.

        \(x = - \frac{3}{2};x = - 2\).

      • C.

        \(x = \frac{3}{2};x = 2\).

      • D.

        \(x = - \frac{3}{2};x = 2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Để giải phương trình tích \(A\left( x \right).B\left( x \right) = 0\) thì ta giải hai phương trình \(A\left( x \right) = 0\) và \(B\left( x \right) = 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\)

      +) \(2x - 3 = 0\) suy ra \(2x = 3\) nên \(x = \frac{3}{2}\).

      +) \(x + 2 = 0\) suy ra \(x = - 2\).

      Vậy nghiệm của phương trình là \(x = \frac{3}{2}\); \(x = - 2\).

      Đáp án A

      Câu 3 :

      Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

      • A.

        \( - 2{x^2} + 5 > 0\).

      • B.

        \(3x - y \le 0\).

      • C.

        \( - 4x - 2 < 0\).

      • D.

        \(5 + 0x \ge - 7\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Bất phương trình dạng \(ax + b < c\) (hoặc \(ax + b > c;ax + b \le 0;ax + b \ge 0\)) trong đó a, b là hai số đã cho, \(a \ne 0\) được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

      Lời giải chi tiết :

      Bất phương trình \( - 4x - 2 < 0\) là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

      Đáp án C

      Câu 4 :

      Căn bậc hai số học của 25 là

      • A.

        5.

      • B.

        -5.

      • C.

        5 và -5.

      • D.

        625 và - 625.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Căn bậc hai số học của số dương a là \(\sqrt a \).

      Lời giải chi tiết :

      \(\sqrt {25} = 5\).

      Đáp án A

      Câu 5 :

      Biểu thức \(\sqrt {2x - 1} \) xác định khi

      • A.

        \(x \le \frac{1}{2}\).

      • B.

        \(x \ge \frac{1}{2}\).

      • C.

        \(x < \frac{1}{2}\).

      • D.

        \(x > \frac{1}{2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Biểu thức \(\sqrt A \) xác định khi \(A \ge 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện xác định của \(\sqrt {2x - 1} \) là \(2x - 1 \ge 0\) hay \(x \ge \frac{1}{2}\).

      Đáp án B

      Câu 6 :

      Rút gọn biểu thức \(\frac{2}{{\sqrt 7 - 3}} - \frac{2}{{\sqrt 7 + 3}}\) ta được

      • A.

        \(\sqrt 7 + 3\).

      • B.

        \(\sqrt 7 - 3\).

      • C.

        \( - 6\).

      • D.

        \(0\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quy đồng và thực hiện phép tính với phân thức để rút gọn.

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{{\sqrt 7 - 3}} - \frac{2}{{\sqrt 7 + 3}}\\ = \frac{{2\left( {\sqrt 7 + 3} \right)}}{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)\left( {\sqrt 7 + 3} \right)}} - \frac{{2\left( {\sqrt 7 - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)\left( {\sqrt 7 + 3} \right)}}\\ = \frac{{2\left( {\sqrt 7 + 3} \right) - 2\left( {\sqrt 7 - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt 7 - 3} \right)\left( {\sqrt 7 + 3} \right)}}\\ = \frac{{2\sqrt 7 + 6 - 2\sqrt 7 + 6}}{{7 - 9}}\\ = \frac{{12}}{{ - 2}} = - 6\end{array}\)

      Đáp án C

      Câu 7 :

      Kết quả của \(\sqrt[3]{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}}\) là

      • A.

        \(\frac{{x - 1}}{3}\).

      • B.

        \(1 - x\).

      • C.

        \(3\left( {x - 1} \right)\).

      • D.

        \(x - 1\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về căn thức bậc ba: \(\sqrt[3]{{{A^3}}} = A\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\sqrt[3]{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}} = x - 1\).

      Đáp án D

      Câu 8 :

      Cho tam giác ABC có AB = 9cm, AC = 12cm, BC = 15cm. Độ dài đường cao AH (H \( \in \) BC) của tam giác ABC là

      • A.

        8,4cm.

      • B.

        7,2cm.

      • C.

        6,8cm.

      • D.

        4,2cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Chứng minh tam giác ABC vuông. Sử dụng tính chất của tỉ số lượng giác để tính AH.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 1

      Vì \(A{B^2} + A{C^2} = {9^2} + {12^2} = 225 = {15^2} = B{C^2}\) nên tam giác ABC vuông tại A.

      Khi đó \(\sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{12}}{{15}} = \frac{4}{5}\).

      Mà tam giác ABH vuông tại H nên \(\sin B = \frac{{AH}}{{AB}} = \frac{{AH}}{9}\).

      Suy ra \(\frac{{AH}}{9} = \frac{4}{5}\).

      Do đó \(AH = 9.\frac{4}{5} = \frac{{36}}{5} = 7,2\left( {cm} \right)\).

      Đáp án B

      Câu 9 :

      Cho đường tròn (O; R). Lấy A, B, C thuộc đường tròn (O; R). Góc nội tiếp ABC chắn cung nào?

      • A.

        AB.

      • B.

        AC.

      • C.

        OC.

      • D.

        BC.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về góc nội tiếp.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 2

      Góc nội tiếp ABC chắn cung AC.

      Đáp án B

      Câu 10 :

      Hình nào dưới đây biểu diễn góc ở tâm?

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 3

      • A.

        Hình 1.

      • B.

        Hình 2.

      • C.

        Hình 3.

      • D.

        Hình 4.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

      Lời giải chi tiết :

      Hình biểu diễn góc ở tâm là Hình 1.

      Đáp án A

      Câu 11 :

      Cho đường tròn (O) đường kính 8cm và đường tròn \((O';2cm)\). OA là một bán kính của (O) (A \( \in \) (O)) và \(O'\) là trung điểm của đoạn \(OA\). Vị trí tương đối của hai đường tròn trên là

      • A.

        Tiếp xúc ngoài.

      • B.

        Cắt nhau.

      • C.

        Ở ngoài nhau.

      • D.

        Tiếp xúc trong.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Cách 1. Vẽ hai đường tròn. Quan sát hình vẽ để xác định.

      Cách 2. Dựa vào mối liên hệ giữa khoảng cách hai tâm và bán kính.

      Lời giải chi tiết :

      Đường tròn (O) có đường kính 8cm nên bán kính là \(8:2 = 4cm\).

      Cách 1. Vẽ đường tròn (O) và (O’) theo đề bài, ta được hình vẽ sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 4

      Quan sát hình vẽ ta thấy hai đường tròn tiếp xúc trong.

      Cách 2. Vì O’ là trung điểm của OA nên OO’ = 4 : 2 = 2(cm).

      Do đó hai đường tròn này tiếp xúc trong với nhau vì \(OO' = OA - O'A = 4 - 2 = 2cm\).

      Đáp án D

      Câu 12 :

      Hai đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) tiếp xúc ngoài. Số tiếp tuyến chung của chúng là

      • A.

        1.

      • B.

        2.

      • C.

        3.

      • D.

        4.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tiếp tuyến của đường tròn.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 5

      Hai đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) tiếp xúc ngoài thì có 3 tiếp tuyến chung.

      Đáp án C

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho \(A = \left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} - \frac{{2\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{{x\sqrt x {\rm{\;}} - \sqrt x {\rm{\;}} + x - 1}}} \right):\left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}} - \frac{2}{{x - 1}}} \right)\) với \(x \ge 0,x \ne 1.\)

      a) Rút gọn A.

      b) Tìm\(x \in \mathbb{Z}\) để \(A \in \mathbb{Z}\).

      c) Tìm x để A đạt GTNN.

      Phương pháp giải :

      a) Quy đồng và rút gọn phân thức

      b) Tính và đưa A về dạng \(A = a + \frac{b}{c}\) với a, b là các số nguyên, c là biểu thức chứa x.

      c) Từ điều kiện của x để tìm giá trị lớn nhất của A.

      Lời giải chi tiết :

      a) Với \(x \ge 0,x \ne 1\) ta có:

      \(A = \left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} - \frac{{2\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{{x\sqrt x {\rm{\;}} - \sqrt x {\rm{\;}} + x - 1}}} \right):\left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}} - \frac{2}{{x - 1}}} \right)\)\(A = \left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} - \frac{{2\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}} \right):\left( {\frac{1}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}} - \frac{2}{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}} \right)\)

      \(A = \frac{{x - 1 - 2\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}:\frac{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1 - 2}}{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}\)

      \(A = \frac{{x - 2\sqrt x {\rm{\;}} + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}:\frac{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}}{{\left( {\sqrt x {\rm{ \;}} - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}\)

      \(A = \frac{{{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 1} \right)}^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}.\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)\)

      \(A = \frac{{{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 1} \right)}^2}}}{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 1} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 1} \right)}}\)

      \(A = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}}\).

      b) Ta có \(A = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1 - 2}}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} = 1 - \frac{2}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x \ge 0} \right).\)

      Đặt \(B = \sqrt x {\rm{\;}} + 1\), để A nguyên khi x nguyên thì B là ước nguyên của 2.

      Vì \(x \ge 0\) nên \(B > 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \), suy ra B là ước nguyên dương của 2.

      Ư\(\left( 2 \right) = \left\{ {1;2} \right\}\)

      TH1: \(\sqrt x {\rm{\;}} + 1 = 1\) suy ra \(x = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)\)

      TH2: \(\sqrt x {\rm{\;}} + 1 = 2\) suy ra \(x = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {ktm} \right)\)

      Vậy \(x = 0\) thì A nguyên.

      c) Ta có \(A = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} - 1}}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} = 1 - \frac{2}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}}\).

      Vì \(\sqrt x {\rm{\;}} + 1 \ge 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {do{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt x {\rm{\;}} \ge 0} \right)\) nên \(\frac{2}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} \le \frac{2}{1}\)

      Suy ra \( - \frac{2}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} \ge {\rm{\;}} - 2\)

      Do đó \(1 - \frac{2}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 1}} \ge {\rm{\;}} - 1\) hay \(A \ge {\rm{\;}} - 1\).

      Dấu “=” xảy ra khi \(x = 0.\)

      Vậy \(\min A = {\rm{\;}} - 1\) khi \(x = 0\).

      Câu 2 :

      Ngày chủ nhật hai bạn Tâm và Hiếu được bố mẹ chở đi siêu thị để mua sắm. Khi đến quầy thức ăn Tâm mua \(6\) chiếc bánh và \(3\) ly nước, Hiếu mua \(5\) chiếc bánh và \(3\) ly nước. Tổng số tiền ăn uống của cả hai bạn là 252 nghìn đồng. Biết giá tiền của một ly nước cao hơn giá tiền của một chiếc bánh là \(8\) nghìn đồng. Hỏi giá tiền của một cái bánh và một ly nước là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Gọi giá tiền một chiếc bánh và một ly nước lần lượt là \(x,y\) nghìn đồng (\(x,y \in {\mathbb{N}^*};y > 8\))

      Lập hệ phương trình theo x, y.

      Giải hệ phương trình đó.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi giá tiền một chiếc bánh và một ly nước lần lượt là \(x,y\) nghìn đồng (\(x,y \in {\mathbb{N}^*};y > 8\))

      Vì Tâm mua \(6\) chiếc bánh và \(3\) ly nước, Hiếu mua \(5\) chiếc bánh và \(3\) ly nước nên tổng số bánh và nước hai bạn mua là 11 chiếc bánh và 6 ly nước. Tổng số tiền ăn uống của hai bạn là 252 nghìn đồng nên ta có phương trình: \(11x + 6y = 252\).

      Vì giá tiền của một ly nước cao hơn giá tiền của một chiếc bánh là \(8\) nghìn đồng nên \(y - x = 8\) hay \( - x + y = 8\).

       Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - x + y = 8}\\{11x + 6y = 252}\end{array}} \right.\)

      \(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y = 8 + x}\\{11x + 6\left( {8 + x} \right) = 252}\end{array}} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}y = 8 + x\\17x = 204\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 12\\y = 8 + 12\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 12(TM)\\y = 20(TM)\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy giá một chiếc bánh là \(12\) nghìn đồng, giá một ly nước là \(20\) nghìn đồng.

      Câu 3 :

      Hình viên phân là hình giới hạn bởi một cung tròn và dây cung (tương ứng) của đường tròn (minh họa bởi phần tô đậm ở hình a). Người ta làm một họa tiết trang trí bằng cách ghép hai hình viên phân bằng nhau (hình b), mỗi hình viên phân đó có góc ở tâm tương ứng là \(90^\circ \) và bán kính đường tròn tương ứng là \(2{\rm{dm}}\) (hình c). Tính diện tích của họa tiết trang trí đó (lấy \(\pi \approx 3,14\))

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 6

      Phương pháp giải :

      +) Sử dụng công thức tính diện tích tam giác: S = \(\frac{1}{2}\). chiều cao. đáy tương ứng.

      +) Sử dụng công thức tính diện tích hình quạt tròn: \(S = \frac{{\pi {R^2}n}}{{360}}\).

      +) Diện tích hình viên phân = diện tích hình quạt tròn – diện tích hình tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 7

      Vì góc ở tâm \(AOB\) bằng \(90^\circ \) nên tam giác OAB vuông tại O.

      + Diện tích tam giác \(OAB\) là:

      \({S_1} = \frac{1}{2}OA \cdot OB = \frac{1}{2} \cdot 2 \cdot 2 = 2\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

      + Do sđ\(\overset\frown{AB}=\widehat{AOB}=90{}^\circ \) nên diện tích hình quạt tròn \(OAB\) tương ứng là:

      \({S_2} = \frac{{\pi \cdot {2^2} \cdot 90}}{{360}} = \pi \left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

      Suy ra diện tích hình viên phân là:

      \({S_3} = {S_2} - {S_1} = \pi - 2\,\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

      Diện tích của họa tiết trang trí đó là:

      \(S = 2{S_3} = 2\left( {\pi - 2} \right) \approx 2,28\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\).

      Vậy diện tích của họa tiết trang trí đó khoảng \(2,28d{m^2}\).

      Câu 4 :

      Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB, AO’C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn, \(D \in \left( O \right)\) và \(E \in \left( {O'} \right)\). Gọi M là giao điểm của BD và CE.

      a) Tính số đo của \(\widehat {DAE}\).

      b) Tứ giác ADME là hình gì?

      c) Chứng minh MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

      Phương pháp giải :

      Vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn liên quan đến trường hợp hai đường tròn không cắt nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 8

      Từ A kẻ tiếp tuyến chung của hai đường tròn, tiếp tuyến này cắt DE tại I.

      Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có ID = IA = IE nên \(\Delta DAE\) vuông tại A. Suy ra \(\widehat {DAE} = 90^\circ \).

      b) Vì AB và AC là các đường kính của (O) và (O’) nên \(\widehat {ADB} = \widehat {AEC} = 90^\circ \).

      Suy ra \(\widehat {ADM} = \widehat {AEM} = 90^\circ \).

      Mà \(\widehat {DAE} = 90^\circ \) nên tứ giác ADME là hình chữ nhật.

      c) Vì tứ giác ADME là hình chữ nhật nên 3 điểm M, I, A thẳng hàng.

      Do vậy MA là tiếp tuyến chung của hai đường trong (O); (O’).

      Câu 5 :

      Một bánh xe có dạng hình tròn bán kính 20cm lăn đến bức tường hợp với mặt đất một góc \(60^\circ \). Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ tâm bánh xe đến góc tường.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 9

      Phương pháp giải :

      Giải thích đề bài: Khi bánh xe chạm tới bức tường thì không thể di chuyển vào thêm được nữa. Điều này có nghĩa khoảng cách của tâm bánh xe đến góc tường ngắn nhất là khi bánh xe tiếp xúc với bức tường và mặt đất.

      Khi đó mặt tường và mặt đất là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn biểu diễn bánh xe.

      Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau để tính số đo góc OAB.

      Sử dụng tỉ số lượng giác trong tam giác vuông để tính khoảng cách ngắn nhất từ tâm bánh xe đến góc tường.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 1 10

      Ta có: OA = OC = 20cm.

      Khi bánh xe chạm tới bức tường thì không thể di chuyển vào thêm được nữa. Điều này có nghĩa khoảng cách của tâm bánh xe đến góc tường ngắn nhất là khi bánh xe tiếp xúc với bức tường và mặt đất.

      Gọi AB và AC là hai đoạn biểu diễn mặt tường và mặt đất tiếp xúc với đường tròn (O), khi đó AB và AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A của đường tròn (O).

      Vì \(\widehat {BAC} = 60^\circ \) nên \(\widehat {BAO} = \widehat {CAO} = \frac{1}{2}\widehat {BAC} = \frac{1}{2}.60^\circ = 30^\circ \) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

      Xét tam giác ABO vuông tại B (vì AB là tiếp tuyến của (O) nên \(AB \bot OB\)), ta có:

      \(\sin BAO = \frac{{OB}}{{AO}}\) (tỉ số lượng giác trong tam giác vuông)

      Suy ra \(AO = \frac{{OB}}{{\sin BAO}} = \frac{{20}}{{\sin 30^\circ }} = 40\left( {cm} \right)\)

      Vậy khoảng cách ngắn nhất từ bánh xe đến góc tường là 40cm.

      Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 đặc sắc thuộc chuyên mục toán lớp 9 trên nền tảng toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi học kì 1 Toán 9 là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của các em học sinh. Để đạt được kết quả tốt nhất, việc ôn tập và làm quen với các dạng đề thi là vô cùng cần thiết. Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 do giaitoan.edu.vn cung cấp là một tài liệu hữu ích, giúp các em học sinh tự đánh giá năng lực và rèn luyện kỹ năng giải đề.

      Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp

      Đề thi học kì 1 Toán 9 thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      • Đại số: Các bài tập về biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Hình học: Các bài tập về hệ thức lượng trong tam giác vuông, đường tròn, tam giác đồng dạng, tứ giác nội tiếp.
      • Bài tập thực tế: Các bài tập ứng dụng kiến thức toán học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

      Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong đề thi

      Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về đề thi, chúng tôi xin giới thiệu hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu:

      Bài 1: Giải phương trình

      Phương trình: 2x + 3 = 7

      Hướng dẫn giải:

      1. Chuyển số 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Bài 2: Tính độ dài cạnh của tam giác vuông

      Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3cm, AC = 4cm. Tính độ dài cạnh BC.

      Hướng dẫn giải:

      Áp dụng định lý Pitago: BC2 = AB2 + AC2

      BC2 = 32 + 42 = 9 + 16 = 25

      BC = √25 = 5cm

      Lưu ý khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng bài.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập thường xuyên

      Việc luyện tập thường xuyên là yếu tố then chốt để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi học kì 1 Toán 9. Các em học sinh nên dành thời gian ôn tập kiến thức, làm các bài tập trong sách giáo khoa và các đề thi thử. Ngoài ra, việc tìm hiểu các phương pháp giải bài tập hiệu quả cũng rất quan trọng.

      Giaitoan.edu.vn: Đồng hành cùng các em học sinh

      Giaitoan.edu.vn là một website học toán online uy tín, cung cấp các tài liệu học tập chất lượng, các bài giảng hay và các đề thi thử đa dạng. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các em học sinh trên con đường chinh phục kiến thức toán học.

      Các tài liệu tham khảo khác

      Ngoài đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3, các em học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 9
      • Sách bài tập Toán 9
      • Các đề thi thử Toán 9
      • Các bài giảng Toán 9 online

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 3 là một tài liệu hữu ích, giúp các em học sinh ôn tập và đánh giá năng lực trước kỳ thi. Hy vọng rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần tự tin, các em học sinh sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1 Toán 9.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9