Chào mừng các em học sinh lớp 9 đến với đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 1 của giaitoan.edu.vn. Đề thi này được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức, giúp các em làm quen với dạng bài và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Với đầy đủ các dạng bài tập từ đại số đến hình học, đề thi này sẽ là công cụ hữu ích để các em tự đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2x - y = - 1}\\{ - x + 2y = - 1}\end{array}} \right.\) là:
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất.
Hệ phương trình vô nghiệm.
Hệ phương trình có hai nghiệm.
Hệ phương trình có vô số nghiệm.
Phương trình \(\left( { - 3x - 4} \right)\left( {5x - 10} \right) = 0\) có nghiệm là:
\(x = 2\) và \(x = - \frac{1}{3}\).
\(x = 1\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
\(x = 3\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
\(x = 2\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
Cho hai số dương biết tổng của chúng là 81 và hiệu của chúng là 13. Nếu gọi số lớn là \(x\), số bé là \(y\) thì điều kiện của số lớn là:
\(81 \ge y \ge 13\).
\(81 > x > 13\).
\(x \le 13\).
\(x > 81\).
Căn bậc hai của \(9\) là
9 và -9.
81.
3 và -3.
3.
Biểu thức \(\sqrt {3x - 1} \) có nghĩa khi
\(x \le - \frac{1}{3}\).
\(x \ge - \frac{1}{3}\).
\(x \ge \frac{1}{3}\).
\(x \le \frac{1}{3}\).
Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{x - 3}}{{\sqrt {x - 2} - 1}}\) tại \(x = 5 - 2\sqrt 2 \).
\(A = 2\).
\(A = 1 - \sqrt 2 \).
\(A = \sqrt 2 \).
\(A = - \sqrt 2 \).
Giá trị của biểu thức \(\sqrt 9 + \sqrt[3]{{64}} - 2.\sqrt[3]{{125}}\) là
9.
-3.
5.
8.
Biết \(\cos \alpha = \frac{1}{2}\) thì \(\alpha \) bằng
\(35^\circ \).
\(45^\circ \).
\(30^\circ \).
\(60^\circ \).
Cho một điểm A bất kì trên đường tròn (O). Xác định điểm đối xứng của A qua tâm O của đường tròn.
Giao điểm của AO với đường tròn (O).
Không có điểm đối xứng.
Tâm của đường tròn.
Điểm bất kì trên đường tròn.
Chọn khẳng định sai.
Số đo của nửa đường tròn bằng \(180^\circ \).
Số đo của cung lớn bằng thương của \(360^\circ \) và số đo của cung nhỏ có chung hai mút.
Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Số đo của cung AB được kí hiệu là $\overset\frown{AB}$.
Cho hình vẽ.
Diện tích phần tô màu là:
\(10\sqrt 3 \pi \).
\(300\pi \).
\(200\pi \).
\(150\pi \).
Cho hai đường tròn \((O,11cm)\) và \((O',1cm)\), biết \(OO' = 5cm\). Vị trí tương đối của hai đường tròn là
Tiếp xúc trong.
Ở ngoài nhau.
Tiếp xúc ngoài.
Đường tròn \((O)\) đựng \((O')\).
Cho biểu thức \(B = \left( {\frac{{x - 12}}{{6\sqrt x + x}} + \frac{4}{{\sqrt x + 6}}} \right).\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\) \(\left( {x \ge 0} \right)\)
a) Rút gọn biểu thức B.
b) Tính giá trị của B khi \(x = 1\).
c) Tìm giá trị nguyên của x để B nguyên.
Tại một cửa hàng điện máy tủ lạnh được giảm giá \(22\% \) và tivi được giảm giá \(25\% \). Tổng giá niêm yết của hai mặt hàng này là \(52\) triệu đồng, giá sau khi giảm của hai mặt hàng là \(39,81\) triệu đồng. Tìm giá niêm yết của tủ lạnh, tivi.
Máy kéo nông nghiệp có hai loại bánh xe, trong đó bánh sau to hơn bánh trước. Khi bơm căng, bánh sau có đường kính là 1,672m và bánh trước có đường kính là 88cm. Hỏi bánh xe sau lăn được 20 vòng thì bánh trước lăn được bao nhiêu vòng?
Cho đường tròn (O;R) , (O;R’) tiếp xúc ngoài tại A (R > R’). Vẽ các đường kính AOB, AO’C. Dây DE của đường tròn (O) vuông góc với BC tại trung điểm K của BC.
a) Tứ giác BDCE là hình gì?
b) Gọi I là giao điểm của DA và đường tròn (O’). Chứng minh rằng ba điểm E, I, C thẳng hàng.
c) Chứng minh rằng KI là tiếp tuyến của đường tròn (O’).
Để rào một khu đất có hai phần hình chữ nhật cho gia đình trồng hoa kiểng, một bác nông dân sử dụng 15 000 000 đồng để làm một cái hàng rào hình chữ E trước khuôn viên nhà dọc theo một con sông (như hình vẽ). Đối với mặt hàng rào song song với bờ sông thì chi phí nguyên vật liệu là 60 000 đồng/mét, còn đối với ba mặt hàng rào song song với nhau thì chi phí nguyên vật liệu là 50 000 đồng/mét.
Tính diện tích đất lớn nhất bác nông dân rào được.
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2x - y = - 1}\\{ - x + 2y = - 1}\end{array}} \right.\) là:
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất.
Hệ phương trình vô nghiệm.
Hệ phương trình có hai nghiệm.
Hệ phương trình có vô số nghiệm.
Đáp án : A
Giải hệ phương trình để xác định nghiệm của hệ.
Ta cũng có thể sử dụng máy tính cầm tay để xác định nghiệm.
\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2x - y = - 1}\\{ - x + 2y = - 1}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 4x - 2y = - 2}\\{ - x + 2y = - 1}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 5x = - 3}\\{ - x + 2y = - 1}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{3}{5}}\\{ - \frac{3}{5} + 2y = - 1}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{2}{5}}\\{y = \frac{{ - 1}}{5}}\end{array}} \right.\end{array}\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right) = \left( {\frac{2}{5};\frac{{ - 1}}{5}} \right)\).
Đáp án A
Phương trình \(\left( { - 3x - 4} \right)\left( {5x - 10} \right) = 0\) có nghiệm là:
\(x = 2\) và \(x = - \frac{1}{3}\).
\(x = 1\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
\(x = 3\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
\(x = 2\) và \(x = - \frac{4}{3}\).
Đáp án : D
Để giải phương trình \(\left( {ax + b} \right)\left( {cx + d} \right) = 0\), ta giải hai phương trình \(ax + b = 0\) và \(cx + d = 0\).
\(\left( { - 3x - 4} \right)\left( {5x - 10} \right) = 0\)
\( - 3x - 4 = 0\) suy ra \( - 3x = 4\) suy ra \(x = - \frac{4}{3}\).
\(5x - 10 = 0\) suy ra \(5x = 10\) suy ra \(x = 2\).
Đáp án D
Cho hai số dương biết tổng của chúng là 81 và hiệu của chúng là 13. Nếu gọi số lớn là \(x\), số bé là \(y\) thì điều kiện của số lớn là:
\(81 \ge y \ge 13\).
\(81 > x > 13\).
\(x \le 13\).
\(x > 81\).
Đáp án : B
Dựa vào dữ kiện đề bài để xác định điều kiện của số lớn.
Vì \(x + y > x + 0\) nên \(81 > x\) (vì \(x + y = 81\); \(x\) và \(y\) đều là số dương).
Vì \(x - 0 > x - y\) nên \(x > 13\) (vì \(x - y = 13\); \(x\) và \(y\) đều là số dương).
Do đó \(81 > x > 13\).
Đáp án B
Căn bậc hai của \(9\) là
9 và -9.
81.
3 và -3.
3.
Đáp án : C
Căn bậc hai của số thực không âm a là số thực x sao cho \({x^2} = a\).
Ta có: \(\sqrt 9 = 3\) nên 9 có hai căn bậc hai là 3 và -3.
Đáp án C
Biểu thức \(\sqrt {3x - 1} \) có nghĩa khi
\(x \le - \frac{1}{3}\).
\(x \ge - \frac{1}{3}\).
\(x \ge \frac{1}{3}\).
\(x \le \frac{1}{3}\).
Đáp án : C
Điều kiện xác định của \(\sqrt A \) là \(A \ge 0\).
Biểu thức \(\sqrt {3x - 1} \) có nghĩa khi \(3x - 1 \ge 0\) suy ra \(x \ge \frac{1}{3}\).
Đáp án C
Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{x - 3}}{{\sqrt {x - 2} - 1}}\) tại \(x = 5 - 2\sqrt 2 \).
\(A = 2\).
\(A = 1 - \sqrt 2 \).
\(A = \sqrt 2 \).
\(A = - \sqrt 2 \).
Đáp án : C
Thay giá trị của \(x\) vào A và sử dụng các tính chất của căn thức bậc hai để tính giá trị của A.
Thay \(x = 5 - 2\sqrt 2 \) vào A, ta được:
\(\begin{array}{l}A = \frac{{5 - 2\sqrt 2 - 3}}{{\sqrt {5 - 2\sqrt 2 - 2} - 1}} = \frac{{2 - 2\sqrt 2 }}{{\sqrt {3 - 2\sqrt 2 } - 1}}\\ = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt {2 - 2\sqrt 2 + 1} - 1}} = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}^2}} - 1}}\\ = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\left| {\sqrt 2 - 1} \right| - 1}} = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt 2 - 1 - 1}}\\ = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt 2 - 2}} = \frac{{2\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{\sqrt 2 \left( {1 - \sqrt 2 } \right)}} = \sqrt 2 \end{array}\)
Đáp án C
Giá trị của biểu thức \(\sqrt 9 + \sqrt[3]{{64}} - 2.\sqrt[3]{{125}}\) là
9.
-3.
5.
8.
Đáp án : B
Tính căn bậc hai, căn bậc ba để tính giá trị biểu thức.
\(\sqrt 9 + \sqrt[3]{{64}} - 2.\sqrt[3]{{125}} \\= \sqrt {{3^2}} + \sqrt[3]{{{4^3}}} - 2.\sqrt[3]{{{5^3}}} = 3 + 4 - 2.5 = -3\)
Đáp án B
Biết \(\cos \alpha = \frac{1}{2}\) thì \(\alpha \) bằng
\(35^\circ \).
\(45^\circ \).
\(30^\circ \).
\(60^\circ \).
Đáp án : D
Sử dụng bảng giá trị lượng giác đặc biệt hoặc sử dụng máy tính cầm tay để tính \(\alpha \).
Với \(\cos \alpha = \frac{1}{2}\) thì \(\alpha = 60^\circ \).
Đáp án D
Cho một điểm A bất kì trên đường tròn (O). Xác định điểm đối xứng của A qua tâm O của đường tròn.
Giao điểm của AO với đường tròn (O).
Không có điểm đối xứng.
Tâm của đường tròn.
Điểm bất kì trên đường tròn.
Đáp án : A
Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng tạo bởi hai điểm đó.
Điểm đối xứng của điểm A qua tâm O của đường tròn là giao điểm của AO với đường tròn (O).
Đáp án A
Chọn khẳng định sai.
Số đo của nửa đường tròn bằng \(180^\circ \).
Số đo của cung lớn bằng thương của \(360^\circ \) và số đo của cung nhỏ có chung hai mút.
Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Số đo của cung AB được kí hiệu là $\overset\frown{AB}$.
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức về số đo cung.
Khẳng định B sai vì số đo cung lớn bằng hiệu của của \(360^\circ \) và số đo của cung nhỏ có chung hai mút.
Đáp án B
Cho hình vẽ.
Diện tích phần tô màu là:
\(10\sqrt 3 \pi \).
\(300\pi \).
\(200\pi \).
\(150\pi \).
Đáp án : D
Sử dụng công thức tính diện tích hình vành khuyên, từ đó tính diện tích nửa hình vành khuyên.
Bán kính đường tròn lớn là:
10 + 10 = 20.
Diện tích phần tô màu chính là nửa hình vành khuyên tạo bởi hai đường tròn đồng tâm có bán kính là 20 và 10 nên diện tích phần tô màu là:
\(S = \frac{1}{2}.{S_{vk}} = \frac{1}{2}.\pi .\left( {{{20}^2} - {{10}^2}} \right) = 150\pi \).
Đáp án D
Cho hai đường tròn \((O,11cm)\) và \((O',1cm)\), biết \(OO' = 5cm\). Vị trí tương đối của hai đường tròn là
Tiếp xúc trong.
Ở ngoài nhau.
Tiếp xúc ngoài.
Đường tròn \((O)\) đựng \((O')\).
Đáp án : D
Ta có:
\(R - R' = 11 - 1 = 10 > OO'\) hay \(R - R' > OO'\) nên đường tròn \((O)\) đựng \((O')\).
Đáp án D
Cho biểu thức \(B = \left( {\frac{{x - 12}}{{6\sqrt x + x}} + \frac{4}{{\sqrt x + 6}}} \right).\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\) \(\left( {x \ge 0} \right)\)
a) Rút gọn biểu thức B.
b) Tính giá trị của B khi \(x = 1\).
c) Tìm giá trị nguyên của x để B nguyên.
a) Sử dụng kiến thức về căn thức bậc hai để rút gọn biểu thức B.
b) Thay \(x = 1\) vào B để tính giá trị.
c) Đưa biểu thức về dạng \(A\left( x \right) + \frac{C}{{B\left( x \right)}}\) với C là hằng số. Để biểu thức đó là số nguyên thì \(B\left( x \right) \in \) Ư(C).
Kết hợp điều kiện của căn thức để tìm x.
a) Ta có:
\(B = \left( {\frac{{x - 12}}{{6\sqrt x + x}} + \frac{4}{{\sqrt x + 6}}} \right).\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\) \(\left( {x \ge 0} \right)\)
\(\begin{array}{l}\;B = \left[ {\frac{{x - 12}}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}} + \frac{4}{{\sqrt x + 6}}} \right].\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \left[ {\frac{{x - 12}}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}} + \frac{{4\sqrt x }}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}}} \right].\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{x - 12 + 4\sqrt x }}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}}.\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{x - 2\sqrt x + 6\sqrt x - 12}}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}}.\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 2} \right) + 6\left( {\sqrt x - 2} \right)}}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}}.\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{\left( {\sqrt x + 6} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}}{{\sqrt x \left( {6 + \sqrt x } \right)}}.\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{\sqrt x - 2}}{{\sqrt x }}.\frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x - 2}}\\B = \frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x }}\end{array}\)
b) Thay \(x = 1\) vào B, ta được:
\(B = \frac{{\sqrt 1 + 7}}{{\sqrt 1 }} = \frac{{1 + 7}}{1} = 8\)
Vậy \(B = 8\) khi \(x = 1\).
c) Ta có: \(B = \frac{{\sqrt x + 7}}{{\sqrt x }} = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x }} + \frac{7}{{\sqrt x }} = 1 + \frac{7}{{\sqrt x }}\).
Vì 1 là số nguyên nên để \(B\) nguyên thì \(\frac{7}{{\sqrt x }}\) nguyên.
Do đó \(\sqrt x \in \) Ư(7). Mà \(\sqrt x > 0\) và \(x\) cần tìm là số nguyên nên \(\sqrt x \) là ước nguyên dương của \(7\).
Các ước nguyên dương của \(7\) là \(1;7\).
+ Với \(\sqrt x = 1\) thì \(x = 1\) (TM).
+ Với \(\sqrt x = 7\) thì \(x = 49\) (TM).
Vậy \(x\) nhận các giá trị là \(1;49\).
Tại một cửa hàng điện máy tủ lạnh được giảm giá \(22\% \) và tivi được giảm giá \(25\% \). Tổng giá niêm yết của hai mặt hàng này là \(52\) triệu đồng, giá sau khi giảm của hai mặt hàng là \(39,81\) triệu đồng. Tìm giá niêm yết của tủ lạnh, tivi.
Gọi giá niêm yết của tủ lạnh và tivi lần lượt là \(x,y\) (triệu đồng) với \(0 < x,y < 52\).
Tính tổng số tiền được giảm.
Viết phương trình theo \(x,y\), lập hệ phương trình.
Giải hệ để tìm giá niêm yết của tủ lạnh và ti vi.
Gọi giá niêm yết của tủ lạnh và tivi lần lượt là \(x,y\) (triệu đồng) với \(0 < x,y < 52\).
Vì tổng giá niêm yết của hai mặt hàng này là 52 triệu đồng nên ta có phương trình: \(x + y = 52\) (1)
Vì tủ lạnh được giảm giá 22% nên số tiền tủ lạnh được giảm là: \(x.22\% = 0,22x\)
Vì ti vi được giảm giá 25% nên số tiền ti vi được giảm là: \(y.25\% = 0,25y\)
Suy ra tổng số tiền được giảm là: \(0,22x + 0,25y\).
Tổng số tiền hai mặt hàng được giảm là: \(52 - 39,81 = 12,19\) (triệu đồng)
Nên ta có phương trình \(0,22x + 0,25y = 12,19\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 52\\0,22x + 0,25y = 12,19\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x + y = 52\\0,88x + y = 48,76\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x + y = 52\\0,12x = 3,24\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x + y = 52\\x = 27\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 27(TM)\\y = 25(TM)\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy giá niêm yết của tủ lạnh là \(27\) triệu đồng, giá niêm yết của ti vi là \(25\) triệu đồng.
Máy kéo nông nghiệp có hai loại bánh xe, trong đó bánh sau to hơn bánh trước. Khi bơm căng, bánh sau có đường kính là 1,672m và bánh trước có đường kính là 88cm. Hỏi bánh xe sau lăn được 20 vòng thì bánh trước lăn được bao nhiêu vòng?
Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi R = \pi d\) (R là bán kính của đường tròn, d là đường kính).
Cứ một vòng quay của bánh xe thì xe đi được quãng đường bằng chu vi của bánh nên ta tính được quãng đường đi được khi bánh sau lăn được 20 vòng = chu vi.20.
Số vòng bánh trước lăn được = quãng đường đi được : chu vi 1 vòng bánh trước.
Chu vi của bánh xe sau là:
\({C_{sau}} = \pi .{d_{sau}} = 1,672\pi \left( m \right) = 167,2\pi \left( {cm} \right)\).
Khi bánh xe sau lăn được 20 vòng thì đi được quãng đường là:
\(167,2\pi .20 = 3344\pi \left( {cm} \right)\)
Chu vi của bánh trước là:
\({C_{tr}} = \pi .{d_{tr}} = 88\pi \left( {cm} \right)\).
Cứ một vòng quay của bánh xe sau, thì xe đi được quãng đường bằng chu vi của bánh xe.
Do đó khi bánh xe sau lăn được 20 vòng thì xe di chuyển được đoạn đường là:
\(3344\pi :\left( {88\pi } \right) = 38\) (vòng).
Vậy bánh xe sau lăn được 20 vòng thì bánh trước lăn được 38 vòng.
Cho đường tròn (O;R) , (O;R’) tiếp xúc ngoài tại A (R > R’). Vẽ các đường kính AOB, AO’C. Dây DE của đường tròn (O) vuông góc với BC tại trung điểm K của BC.
a) Tứ giác BDCE là hình gì?
b) Gọi I là giao điểm của DA và đường tròn (O’). Chứng minh rằng ba điểm E, I, C thẳng hàng.
c) Chứng minh rằng KI là tiếp tuyến của đường tròn (O’).
a) Chứng minh \(\Delta ODK = \Delta OEK\left( {ch - cgv} \right)\) suy ra DK = KE.
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.
b) Dựa vào tính chất của hình thoi suy ra BD // CE
Chứng minh $\Delta BDA\backsim \Delta CIA$ suy ra \(\widehat {BDA} = \widehat {CIA}\) dẫn đến BD // CI
Từ tiên đề Euclid suy ra ba điểm E, I, C thẳng hàng.
c) Chứng minh tam giác ACI vuông tại I dựa vào định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.
Xét tam giác DIE suy ra \(\widehat {KDI} = \widehat {KID}\)
Chứng minh \(\widehat {O'IA} = \widehat {CEK}\)
Từ đó chứng minh \(\widehat {KIO'} = 90^\circ \) (tổng hai góc phụ nhau).
Suy ra KI là tiếp tuyến của (O’) tại I.
a) Vì \(DE \bot BC\) nên \(DE \bot OA\).
Xét \(\Delta ODK\) và \(\Delta OEK\) có:
\(\begin{array}{l}\widehat {OKD} = \widehat {OKE} = 90^\circ \\OD = OE = R\\OK\,{\rm{chung}}\end{array}\)
Suy ra \(\Delta ODK = \Delta OEK\left( {ch - cgv} \right)\)
Do đó DK = KE (hai cạnh tương ứng).
Mà \(K \in DE\) suy ra K là trung điểm của DE.
Tứ giác BDCE có K là trung điểm của hai đường chéo DE, BC và \(BC \bot DE\) tại K nên tứ giác BDCE là hình thoi.
b) Vì BDCE là hình thoi nên BD // CE (hai cạnh đối song song) (1)
Suy ra \(\widehat {DBA} = \widehat {ICA}\) (hai góc so le trong)
Xét \(\Delta BDA\) và \(\Delta CIA\) có:
\(\widehat {DBA} = \widehat {ICA}\) (cmt)
\(\widehat {DAB} = \widehat {IAC}\) (hai góc đối đỉnh)
Suy ra $\Delta BDA\backsim \Delta CIA$ (g.g)
Do đó \(\widehat {BDA} = \widehat {CIA}\) (2 góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên BD // CI (2)
Từ (1) và (2) suy ra ba điểm E, I, C thẳng hàng (theo tiên đề Euclid).
c) Vì O’I = O’A = O’C = \(\frac{1}{2}\)AC nên tam giác ACI vuông tại I.
Suy ra tam giác DIE vuông tại I, do đó \(KI = DK = KE = \frac{1}{2}DE\) nên \(\widehat {KDI} = \widehat {KID}\) (3)
Xét \(\Delta CIA\) và \(\Delta CKE\) có:
\(\begin{array}{l}\widehat {CIA} = \widehat {CKE} = 90^\circ \\\widehat C\,{\rm{chung}}\end{array}\)
Suy ra $\Delta CIA\backsim \Delta CKE$ (g.g), do đó \(\widehat {CAI} = \widehat {CEK}\).
Vì O’I = O’A nên tam giác O’AI cân tại O’, suy ra \(\widehat {O'AI} = \widehat {O'IA}\).
Do đó \(\widehat {O'IA} = \widehat {CEK}\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {KIO'} = \widehat {KIA} + \widehat {AIO'} = \widehat {KDI} + \widehat {CEK} = 90^\circ \) (hai góc \(\widehat {KDI}\) và \(\widehat {CEK}\) là hai góc phụ nhau)
Do đó \(\widehat {KIO'} = 90^\circ \) hay \(KI \bot O'I\), \(I \in \left( {O'} \right)\).
Vậy KI là tiếp tuyến của (O’) tại I.
Để rào một khu đất có hai phần hình chữ nhật cho gia đình trồng hoa kiểng, một bác nông dân sử dụng 15 000 000 đồng để làm một cái hàng rào hình chữ E trước khuôn viên nhà dọc theo một con sông (như hình vẽ). Đối với mặt hàng rào song song với bờ sông thì chi phí nguyên vật liệu là 60 000 đồng/mét, còn đối với ba mặt hàng rào song song với nhau thì chi phí nguyên vật liệu là 50 000 đồng/mét.
Tính diện tích đất lớn nhất bác nông dân rào được.
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy: \(a + b \ge 2\sqrt {ab} \).
Gọi độ dài của hàng rào song song với bờ sông là \(x\left( {m,x > 0} \right)\);
độ dài của mỗi hàng rào trong ba hàng rào song song nhau là \(y\left( {m,y > 0} \right)\).
Diện tích đất mà bác nông dân rào được là: \(xy\left( {{m^2}} \right)\).
Tổng chi phí là 15 000 000 đồng nên ta có phương trình:
\(60\,000.x + 50\,000.3y = 15\,000\,000\)
hay \(6x + 15y = 1500\) (1)
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương ta có:
\(6x + 15y \ge 2\sqrt {6x.15y} = 2\sqrt {90xy} \) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(2\sqrt {90xy} \le 1500\)
\(\sqrt {90xy} \le 750\) (nhân cả hai vế với \(\frac{1}{2}\))
\(90xy \le {750^2}\) hay \(90xy \le 562\,500\)
Suy ra \(xy \le \frac{{562\,500}}{{90}}\) hay \(xy \le 6250\)
Dấu “=” xảy ra là giá trị lớn nhất của \(xy\). Do đó \(xy\) lớn nhất bằng \(6\,250\).
Vậy diện tích lớn nhất mà bác nông dân có thể rào là \(6\,250{m^2}\).
Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 1 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một học kỳ học tập. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng linh hoạt vào giải quyết các bài toán thực tế.
Thông thường, đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 1 sẽ bao gồm các phần sau:
Bài 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7
Giải:
2x + 3 = 7
2x = 7 - 3
2x = 4
x = 2
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3cm, AC = 4cm. Tính BC.
Giải:
Áp dụng định lý Pitago vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
BC2 = 32 + 42
BC2 = 9 + 16
BC2 = 25
BC = 5cm
Việc luyện đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 1 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tự đánh giá năng lực của mình. Thông qua việc luyện đề, học sinh có thể phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức và tập trung ôn tập để cải thiện kết quả.
Giaitoan.edu.vn là một website cung cấp các tài liệu học tập Toán 9 uy tín và chất lượng, bao gồm đề thi, bài giải, kiến thức trọng tâm và các bài tập luyện tập. Chúng tôi luôn cập nhật các đề thi mới nhất và cung cấp các giải pháp chi tiết, dễ hiểu để giúp học sinh học tập hiệu quả.
Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 1 là một bước quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin làm bài để đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!