Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4

Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4

Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4, một công cụ ôn luyện hiệu quả giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi. Đề thi được biên soạn theo chuẩn chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết.

Với đề thi này, các em có thể tự đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{4x - y = 2}\\{x + 3y = 7}\end{array}} \right.\) . Cặp số nào dưới đây là nghiệm của hệ phương trình đã cho?

    • A.

      \(\left( {2;2} \right)\).

    • B.

      \(\left( { - 1; - 2} \right)\).

    • C.

      \(\left( {1;2} \right)\).

    • D.

      \(\left( {2; - 2} \right)\).

    Câu 2 :

    Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{{x + 2}}{{x - 4}} + 1 = \frac{1}{{x + 3}}\)

    • A.

      \(x \ne 4\) và \(x \ne 3\).

    • B.

      \(x \ne - 4\) và \(x \ne 3\).

    • C.

      \(x \ne 4\) và \(x \ne - 3\).

    • D.

      \(x \ne - 4\) và \(x \ne - 3\).

    Câu 3 :

    Số 3 là nghiệm của bất phương trình nào sau đây?

    • A.

      \(5x - 10 \le 0\).

    • B.

      \(2x + 1 > 0\).

    • C.

      \( - 5x + 7 \ge 0\).

    • D.

      \(2x - 5 < 0\).

    Câu 4 :

    Số nào sau đây có căn bậc hai số học bằng 4?

    • A.

      2.

    • B.

      4.

    • C.

      -2.

    • D.

      16.

    Câu 5 :

    Căn thức \(\sqrt {4 - 2x} \) xác định khi

    • A.

      \(x \ge 2\).

    • B.

      \(x \le 2\).

    • C.

      \(x \ge - 2\).

    • D.

      \(x \le - 2\).

    Câu 6 :

    Sau khi rút gọn biểu thức \(\frac{2}{{2 - \sqrt 3 }} + \frac{2}{{2 + \sqrt 3 }}\) ta được phân số tối giản \(\frac{a}{b}\), giá trị \(a + b\) là

    • A.

      10.

    • B.

      9.

    • C.

      8.

    • D.

      7.

    Câu 7 :

    Giá trị của biểu thức \(A = \sqrt {25} .\sqrt 9 - \sqrt[3]{{ - 27}}\) là

    • A.

      12.

    • B.

      15.

    • C.

      18.

    • D.

      21.

    Câu 8 :

    Tam giác ABC vuông tại A có AC = 6cm; BC = 12cm. Số đo góc ACB bằng

    • A.

      \(30^\circ \).

    • B.

      \(45^\circ \).

    • C.

      \(60^\circ \).

    • D.

      \(90^\circ \).

    Câu 9 :

    Dây lớn nhất của đường tròn \(\left( {O;3cm} \right)\) có độ dài bằng

    • A.

      8cm.

    • B.

      6cm.

    • C.

      4cm.

    • D.

      3cm.

    Câu 10 :

    Cho hình vẽ. Chọn khẳng định đúng.

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 0 1

    • A.

      Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) tiếp xúc trong.

    • B.

      Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) tiếp xúc ngoài.

    • C.

      Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) cắt nhau.

    • D.

      Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) không giao nhau.

    Câu 11 :

    Tỉ số giữa độ dài cung \(n^\circ \) và độ dài đường tròn (cùng bán kính) bằng

    • A.

      \(\frac{n}{{360}}\).

    • B.

      \(\frac{n}{{180}}\).

    • C.

      \(\frac{n}{{120}}\).

    • D.

      \(\frac{n}{{90}}\).

    Câu 12 :

    Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, BC = 5. Khi đó

    • A.

      AC là tiếp tuyến của đường tròn (B; 3).

    • B.

      AC là tiếp tuyến của đường tròn (C; 4).

    • C.

      BC là tiếp tuyến của đường tròn (A; 3).

    • D.

      AB là tiếp tuyến của đường tròn (C; 3).

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} - \frac{{x - 2\sqrt x }}{{x - 4}}\) và \(Q = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x \ge 0;x \ne 4} \right)\)

    a) Rút gọn P.

    b) Tính giá trị của P khi \(x = 16\).

    c) Biết \(M = P:Q\). Tìm giá trị của để \({M^2} < \frac{1}{4}\).

    Câu 2 :

    Bác An chia số tiền \(630\) triệu đồng của mình cho hai khoản đầu tư. Sau một năm lợi nhuận thu về là \(157\) triệu đồng. Lợi nhuận của khoản đầu tư thứ nhất là \(10\% \), lợi nhuận của khoản đầu tư thứ hai là \(30\% \). Tính số tiền bác An đầu tư cho mỗi khoản?

    Câu 3 :

    Một tấm bìa tạo bởi năm đường tròn đồng tâm lần lượt có bán kính \(5{\rm{cm}}\), \({\rm{10cm}}\), \(15{\rm{cm}}\), \(20{\rm{cm}}\) và \(30{\rm{cm}}\). Giả thiết rằng người chơi ném phi tiêu một cách ngẫu nhiên và luôn trúng bia. Tính xác suất ném trúng vòng 9 (hình vành khuyên nằm giữa đường tròn thứ nhất và thứ hai). Biết rằng xác suất cần tìm bằng tỉ số giữa diện tích của hình vành khuyên tương ứng với diện tích của hình tròn lớn nhất.

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 0 2

    Câu 4 :

    Cho đường tròn \((O)\), đường kính AB, điểm C nằm giữa A và O. Vẽ đường tròn \((O')\) có đường kính CB.

    a) Kẻ dây DE của đường tròn \((O)\) vuông góc với AC tại trung điểm H của AC. Tứ giác ADCE là hình gì? Vì sao?

    b) Gọi K là giao điểm của DB và đường tròn \((O')\). Chứng minh rằng ba điểm E, C, K thẳng hàng;

    c) Chứng minh HK là tiếp tuyến của đường tròn \((O')\).

    Câu 5 :

    Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ lúc 22 giờ 17 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Dự án vệ tinh Vinasat-1 đã khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng hơn 300 triệu USD. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh.

    Hãy tìm khoảng cách từ vệ tinh Vinasat-1 đến mặt đất. Biết rằng khi vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến đến một điểm xa nhất trên mặt đất thì từ lúc phát tín hiệu đến mặt đất cho đến lúc vệ tinh thu lại được tín hiệu phản hồi mất khoảng thời gian là 0,28s. Trái đất được xem như một hình cầu có bán kính khoảng 6400km (ghi kết quả gần đúng chính xác đến hàng đơn vị), giả sử vận tốc sóng vô tuyến là \({3.10^8}\)m/s.

    Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 0 3

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{4x - y = 2}\\{x + 3y = 7}\end{array}} \right.\) . Cặp số nào dưới đây là nghiệm của hệ phương trình đã cho?

      • A.

        \(\left( {2;2} \right)\).

      • B.

        \(\left( { - 1; - 2} \right)\).

      • C.

        \(\left( {1;2} \right)\).

      • D.

        \(\left( {2; - 2} \right)\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Giải hệ phương trình hoặc sử dụng máy tính cầm tay để tính nghiệm của hệ phương trình.

      Lời giải chi tiết :

      Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {1;2} \right)\).

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 1

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{{x + 2}}{{x - 4}} + 1 = \frac{1}{{x + 3}}\)

      • A.

        \(x \ne 4\) và \(x \ne 3\).

      • B.

        \(x \ne - 4\) và \(x \ne 3\).

      • C.

        \(x \ne 4\) và \(x \ne - 3\).

      • D.

        \(x \ne - 4\) và \(x \ne - 3\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Điều kiện xác định của phương trình chứa ẩn ở mẫu là mẫu thức khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{{x + 2}}{{x - 4}} + 1 = \frac{1}{{x + 3}}\) là \(x - 4 \ne 0\) và \(x + 3 \ne 0\).

      Suy ra \(x \ne 4\) và \(x \ne - 3\).

      Đáp án C

      Câu 3 :

      Số 3 là nghiệm của bất phương trình nào sau đây?

      • A.

        \(5x - 10 \le 0\).

      • B.

        \(2x + 1 > 0\).

      • C.

        \( - 5x + 7 \ge 0\).

      • D.

        \(2x - 5 < 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Thay \(x = 3\) vào các bất đẳng thức để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Với \(x = 3\) thì \(5.3 - 10 = 15 > 0\) nên \(x = 3\) không phải nghiệm của \(5x - 10 \le 0\).

      Với \(x = 3\) thì \(2.3 + 1 = 7 > 0\) nên \(x = 3\) là nghiệm của \(2x + 1 > 0\).

      Với \(x = 3\) thì \( - 5.3 + 7 = - 8 < 0\) nên \(x = 3\) không phải nghiệm của \( - 5x + 7 \ge 0\).

      Với \(x = 3\) thì \(2.3 - 5 = 1 > 0\) nên \(x = 3\) không phải nghiệm của \(2x - 5 < 0\).

      Đáp án B

      Câu 4 :

      Số nào sau đây có căn bậc hai số học bằng 4?

      • A.

        2.

      • B.

        4.

      • C.

        -2.

      • D.

        16.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Số \(x\) có căn bậc hai số học bằng a thì \(x = {a^2}\).

      Lời giải chi tiết :

      Số có căn bậc hai số học bằng 4 là \({4^2} = 16\).

      Đáp án D

      Câu 5 :

      Căn thức \(\sqrt {4 - 2x} \) xác định khi

      • A.

        \(x \ge 2\).

      • B.

        \(x \le 2\).

      • C.

        \(x \ge - 2\).

      • D.

        \(x \le - 2\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Căn thức \(\sqrt A \) xác định khi \(A \ge 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Căn thức \(\sqrt {4 - 2x} \) xác định khi \(4 - 2x \ge 0\) suy ra \(x \le 2\).

      Đáp án B

      Câu 6 :

      Sau khi rút gọn biểu thức \(\frac{2}{{2 - \sqrt 3 }} + \frac{2}{{2 + \sqrt 3 }}\) ta được phân số tối giản \(\frac{a}{b}\), giá trị \(a + b\) là

      • A.

        10.

      • B.

        9.

      • C.

        8.

      • D.

        7.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Rút gọn biểu thức bằng cách trục căn thức, sau đó tính tổng a + b.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{2}{{2 - \sqrt 3 }} + \frac{2}{{2 + \sqrt 3 }} = \frac{{2\left( {2 + \sqrt 3 } \right) + 2\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}}{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)\left( {2 + \sqrt 3 } \right)}} = \frac{{4 + 2\sqrt 3 + 4 - 2\sqrt 3 }}{{4 - 3}} = \frac{8}{1}\).

      Suy ra \(a + b = 8 + 1 = 9\).

      Đáp án B

      Câu 7 :

      Giá trị của biểu thức \(A = \sqrt {25} .\sqrt 9 - \sqrt[3]{{ - 27}}\) là

      • A.

        12.

      • B.

        15.

      • C.

        18.

      • D.

        21.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của căn bậc hai, căn bậc ba để tính.

      Lời giải chi tiết :

      \(A = \sqrt {25} .\sqrt 9 - \sqrt[3]{{ - 27}} = 5.3 - \left( { - 3} \right) = 15 + 3 = 18\)

      Đáp án C

      Câu 8 :

      Tam giác ABC vuông tại A có AC = 6cm; BC = 12cm. Số đo góc ACB bằng

      • A.

        \(30^\circ \).

      • B.

        \(45^\circ \).

      • C.

        \(60^\circ \).

      • D.

        \(90^\circ \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về tỉ số lượng giác và tìm số đo góc khi biết tỉ số lượng giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 2

      Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào tam giác ABC, ta có:

      \(\cos ACB = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{6}{{12}} = \frac{1}{2}\) suy ra \(\widehat {ACB} = 60^\circ \).

      Đáp án C

      Câu 9 :

      Dây lớn nhất của đường tròn \(\left( {O;3cm} \right)\) có độ dài bằng

      • A.

        8cm.

      • B.

        6cm.

      • C.

        4cm.

      • D.

        3cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Trong một đường tròn, đường kính là dây cung lớn nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Dây lớn nhất của đường tròn là đường kính, do đó độ dài là 3.2 = 6cm.

      Đáp án B

      Câu 10 :

      Cho hình vẽ. Chọn khẳng định đúng.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 3

      • A.

        Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) tiếp xúc trong.

      • B.

        Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) tiếp xúc ngoài.

      • C.

        Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) cắt nhau.

      • D.

        Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) không giao nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường tròn \(\left( I \right)\) và \(\left( {I{}'} \right)\) có hai điểm chung nên chúng cắt nhau.

      Đáp án C

      Câu 11 :

      Tỉ số giữa độ dài cung \(n^\circ \) và độ dài đường tròn (cùng bán kính) bằng

      • A.

        \(\frac{n}{{360}}\).

      • B.

        \(\frac{n}{{180}}\).

      • C.

        \(\frac{n}{{120}}\).

      • D.

        \(\frac{n}{{90}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính độ dài cung tròn và độ dài đường tròn.

      Độ dài cung tròn \(n^\circ \): \(l = \frac{{n\pi R}}{{180}}\)

      Độ dài đường tròn: \(C = 2\pi R\)

      Lời giải chi tiết :

      Tỉ số giữa độ dài cung \(n^\circ \) và độ dài đường tròn (cùng bán kính) bằng:

      \(\frac{l}{C} = \frac{{n\pi R}}{{180}}:2\pi R = \frac{{n\pi R}}{{360\pi R}} = \frac{n}{{360}}\).

      Đáp án A

      Câu 12 :

      Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, BC = 5. Khi đó

      • A.

        AC là tiếp tuyến của đường tròn (B; 3).

      • B.

        AC là tiếp tuyến của đường tròn (C; 4).

      • C.

        BC là tiếp tuyến của đường tròn (A; 3).

      • D.

        AB là tiếp tuyến của đường tròn (C; 3).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore đảo và tính chất tiếp tuyến để kiểm tra.

      Lời giải chi tiết :

      Tam giác ABC có: \(A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {4^2} = {5^2} = B{C^2}\) nên tam giác ABC vuông tại A (theo định lí Pythagore đảo).

      Suy ra AB vuông góc với AC tại A. Mà A thuộc đường tròn (B; AB) hay (B; 3).

      Do đó AC là tiếp tuyến của đường tròn (B; 3).

      Đáp án A

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} - \frac{{x - 2\sqrt x }}{{x - 4}}\) và \(Q = \frac{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x \ge 0;x \ne 4} \right)\)

      a) Rút gọn P.

      b) Tính giá trị của P khi \(x = 16\).

      c) Biết \(M = P:Q\). Tìm giá trị của để \({M^2} < \frac{1}{4}\).

      Phương pháp giải :

      a) Rút gọn phân thức trước rồi rút gọn biểu thức.

      b) Thay \(x = 16\) vào P để tính giá trị.

      c) Tìm M thay vào \({M^2} < \frac{1}{4}\) để tìm x, lưu ý điều kiện đầu bài.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} - \frac{{x - 2\sqrt x }}{{x - 4}}\)

      \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} - \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x {\rm{\;}} - 2} \right)\left( {\sqrt x {\rm{\;}} + 2} \right)}}\)

      \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} - \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}\)

      \(P = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}\).

      b) Thay \(x = 16\) vào P, ta được:

      \(P = \frac{{\sqrt {16} }}{{\sqrt {16} - 2}} = \frac{4}{{4 - 2}} = \frac{4}{2} = 2\).

      Vậy với \(x = 16\) thì \(P = 2\).

      c) Ta có:

      \(M = P:Q = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}:\frac{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{\mkern 1mu} \)

      \( = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}.\frac{{\sqrt x {\rm{\;}} - 2}}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}\)

      Vì \({M^2} < \frac{1}{4}\) nên \({\left( {\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}} \right)^2} < \frac{1}{4}\). Suy ra \(\left| {\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}}} \right| < \frac{1}{2}\)

      Vì \(\sqrt x > 0\) nên \(\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} > 0\)

      Do đó \(\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x {\rm{\;}} + 2}} < \frac{1}{2}\)

      \(2\sqrt x {\rm{\;}} < \sqrt x {\rm{\;}} + 2\)

      \(\sqrt x {\rm{\;}} < 2\)

      \(x < 4\)

      Kết hợp điều kiện \(x \ge 0;x \ne 4\) ta được \(0 \le x < 4\).

      Vậy để \({M^2} < \frac{1}{4}\) thì \(0 \le x < 4\).

      Câu 2 :

      Bác An chia số tiền \(630\) triệu đồng của mình cho hai khoản đầu tư. Sau một năm lợi nhuận thu về là \(157\) triệu đồng. Lợi nhuận của khoản đầu tư thứ nhất là \(10\% \), lợi nhuận của khoản đầu tư thứ hai là \(30\% \). Tính số tiền bác An đầu tư cho mỗi khoản?

      Phương pháp giải :

      Gọi số tiền đầu tư cho mỗi khoản lần lượt là \(x,y\) (\(x,y \in {\mathbb{N}^*};x,y \le 630\) )

      Lập hệ phương trình với x và y.

      Từ đó giải hệ phương trình.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số tiền đầu tư cho mỗi khoản lần lượt là \(x,y\) (\(x,y \in {\mathbb{N}^*};x,y \le 630\) )

      Vì bác An chia số tiền \(630\) triệu đồng của mình cho hai khoản đầu tư nên \(x + y = 630\) (triệu đồng)

      Vì lợi nhuận của khoản đầu tư thứ nhất là \(10\% \), lợi nhuận của khoản đầu tư thứ hai là \(30\% \) và sau một năm lợi nhuận thu về là \(157\) triệu đồng nên \(10\% x + 30\% y = 157\) hay \(0,1x + 0,3y = 157\)

      Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 630}\\{0,1x + 0,3y = 157}\end{array}} \right.\)

      Giải hệ phương trình:

      \(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 630}\\{0,1x + 0,3y = 157}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 630}\\{x + 3y = 1570}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 630}\\{2y = 940}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 630}\\{y = 470}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 160(TM)}\\{y = 470(TM)}\end{array}} \right.\end{array}\)

      Vậy khoản đầu tư thứ nhất là \(160\) triệu đồng, khoản đầu tư thứ hai là \(470\) triệu đồng.

      Câu 3 :

      Một tấm bìa tạo bởi năm đường tròn đồng tâm lần lượt có bán kính \(5{\rm{cm}}\), \({\rm{10cm}}\), \(15{\rm{cm}}\), \(20{\rm{cm}}\) và \(30{\rm{cm}}\). Giả thiết rằng người chơi ném phi tiêu một cách ngẫu nhiên và luôn trúng bia. Tính xác suất ném trúng vòng 9 (hình vành khuyên nằm giữa đường tròn thứ nhất và thứ hai). Biết rằng xác suất cần tìm bằng tỉ số giữa diện tích của hình vành khuyên tương ứng với diện tích của hình tròn lớn nhất.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 4

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích hình vành khuyên để tính diện tích hình vành khuyên nằm giữa đường tròn thứ nhất và thứ hai: \({S_{vk}} = \pi \left( {{R^2} - {r^2}} \right)\) với \(R > r\).

      Sử dụng công thức tính diện tích hình tròn để tính diện tích hình tròn lớn nhất: \(S = \pi {r^2}\)

      Tính tỉ số giữa diện tích của hình vành khuyên tương ứng với diện tích của hình tròn lớn nhất

      Lời giải chi tiết :

      Vì bán kính của đường tròn thứ nhất và thứ hai lần lượt là 5cm và 10cm nên diện tích hình vành khuyên nằm giữa đường tròn thứ nhất và thứ hai là:

      \({S_{vk}} = \pi \left( {{{10}^2} - {5^2}} \right) = 75\pi \left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

      Vì hình tròn lớn nhất có bán kính là 30cm nên diện tích hình tròn lớn nhất:

      \(S = {30^2} \cdot \pi = 900\pi \left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

      Xác suất ném trúng vòng 9 là: \(\frac{{{S_{vk}}}}{S} = \frac{{75\pi }}{{900\pi }} = \frac{1}{{12}}\)

      Vậy xác suất ném trúng vòng 9 là \(\frac{1}{{12}}\).

      Câu 4 :

      Cho đường tròn \((O)\), đường kính AB, điểm C nằm giữa A và O. Vẽ đường tròn \((O')\) có đường kính CB.

      a) Kẻ dây DE của đường tròn \((O)\) vuông góc với AC tại trung điểm H của AC. Tứ giác ADCE là hình gì? Vì sao?

      b) Gọi K là giao điểm của DB và đường tròn \((O')\). Chứng minh rằng ba điểm E, C, K thẳng hàng;

      c) Chứng minh HK là tiếp tuyến của đường tròn \((O')\).

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh \(\Delta ODH = \Delta OEH\left( {ch - cgv} \right)\) suy ra DH = HE

      Tứ giác có hai đường chéo vuông góc tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.

      b) Chứng minh \(EC \bot DB\) và \(CK \bot DB\) nên E, C, K thẳng hàng (tiên đề Euclid).

      c) Chứng minh \(\widehat {HKE} = \widehat {HEK}\) và \(\widehat {O'KC} = \widehat {HCE}\), suy ra \(\widehat {HKE} + \widehat {O'KC} = 90^\circ \) nên \(\widehat {HKO'} = 90^\circ \).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 5

      a) Xét \(\Delta ODH\) và \(\Delta OEH\) có:

      \(\begin{array}{l}\widehat {OHD} = \widehat {OHE} = 90^\circ \\OD = OE = R\\OH\,{\rm{chung}}\end{array}\)

      Suy ra \(\Delta ODH = \Delta OEH\left( {ch - cgv} \right)\)

      Do đó DH = HE (hai cạnh tương ứng).

      Mà \(H \in DE\) suy ra H là trung điểm của BE.

      Tứ giác ADCE có H là trung điểm của hai đường chéo DE, AC và \(AC \bot DE\) tại H nên tứ giác ADCE là hình thoi.

      b) Ta có \(AD \bot DB\) (Vì AB là đường kính của \((O)\) và \(D \in (O)\)) nên suy ra \(EC \bot DB\) (1) (Vì tứ giác ADCE là hình thoi).

      Lại có \(CK \bot KB\) (Vì CB là đường kính của \((O')\) và \(K \in (O')\)) hay \(CK \bot DB\) (2).

      Từ (1) và (2) suy ra E, C, K thẳng hàng (tiên đề Euclid).

      c) Xét \(\Delta DKE\) vuông tại K có KH là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên \(HK = HE = \frac{1}{2}DE\).

      Suy ra \(\Delta HKE\) cân tại H, do đó \(\widehat {HKE} = \widehat {HEK}\).

      Lại có \(\widehat {O'KC} = \widehat {O'CK}\) (tam giác O’CK cân tại O’) và \(\widehat {O'CK} = \widehat {HCE}\) (2 góc đối đỉnh) do đó \(\widehat {O'KC} = \widehat {HCE}\).

      Mà \(\widehat {HEK} + \widehat {HCE} = 90^\circ \) (hai góc phụ nhau) nên \(\widehat {HKE} + \widehat {O'KC} = 90^\circ \), suy ra \(\widehat {HKO'} = 90^\circ \)

      Do đó \(HK \bot KO'\).

      Vậy HK là tiếp tuyến của \((O')\) tại K .

      Câu 5 :

      Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ lúc 22 giờ 17 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Dự án vệ tinh Vinasat-1 đã khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng hơn 300 triệu USD. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh.

      Hãy tìm khoảng cách từ vệ tinh Vinasat-1 đến mặt đất. Biết rằng khi vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến đến một điểm xa nhất trên mặt đất thì từ lúc phát tín hiệu đến mặt đất cho đến lúc vệ tinh thu lại được tín hiệu phản hồi mất khoảng thời gian là 0,28s. Trái đất được xem như một hình cầu có bán kính khoảng 6400km (ghi kết quả gần đúng chính xác đến hàng đơn vị), giả sử vận tốc sóng vô tuyến là \({3.10^8}\)m/s.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 6

      Phương pháp giải :

      Khoảng cách từ vệ tính đến mặt đất chính là độ dài của đoạn AM hoặc AN.

      Ta cần sử dụng công thức \(S = vt\), trong đó S là quãng đường truyền tín hiệu đi được trong khoảng thời gian t.

      Xác định thời gian tín hiệu truyền từ A đến M.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 1 7

      Do thời gian từ lúc truyền tín hiệu đến lúc nhận lại tín hiệu là 0,28s, nên thời gian tín hiệu truyền từ A đến M là:

      \(0,28:2 = 0,14\left( s \right)\)

      Độ dài đoạn AM cũng là quãng đường tín hiệu truyền đi được trong 0,14s là:

      \(S = AM = vt = {3.10^8}.0,14 = 42\,000\,000\left( m \right) = 42\,000\left( {km} \right)\)

      Vị trí xa nhất trên trái đất có thể nhận tín hiệu từ vệ tinh là vô số điểm M (với AM là tiếp tuyến kẻ từ A đến đường tròn tâm O).

      Vì AM là tiếp tuyến (O) nên \(OM \bot AM\) tại M.

      Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông AMO ta có:

      \(O{A^2} = O{M^2} + M{A^2} = 6\,{400^2} + 42\,{000^2} = 1\,804\,960\,000\)

      Suy ra \(OA = \sqrt {1\,804\,960\,000} = 42\,485\left( {km} \right)\).

      Khoảng cách từ vệ tinh Vinasat-1 đến mặt đất là độ dài đoạn AH:

      \(AH = AO - OH = 42\,485 - 6\,400 = 36\,085\left( {km} \right)\).

      Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 đặc sắc thuộc chuyên mục toán lớp 9 trên nền tảng tài liệu toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 là một bài kiểm tra quan trọng đánh giá kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau một học kỳ học tập. Đề thi thường bao gồm các chủ đề chính như đại số, hình học và các ứng dụng thực tế của toán học. Việc nắm vững kiến thức nền tảng và luyện tập thường xuyên là chìa khóa để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.

      Cấu trúc đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4

      Thông thường, đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 sẽ có cấu trúc tương tự như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu hỏi, tập trung vào các khái niệm cơ bản, định nghĩa và công thức toán học.
      • Phần tự luận: Bao gồm các bài toán đại số, hình học và bài toán thực tế. Các bài toán tự luận thường yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết và rõ ràng.

      Các chủ đề chính trong đề thi

      1. Đại số:
        • Biểu thức đại số
        • Phương trình bậc nhất một ẩn
        • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
        • Bất phương trình bậc nhất một ẩn
      2. Hình học:
        • Hệ thức lượng trong tam giác vuông
        • Đường tròn
        • Góc ở tâm, góc nội tiếp
      3. Ứng dụng thực tế:
        • Bài toán về chuyển động
        • Bài toán về năng suất lao động
        • Bài toán về phần trăm

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Giải phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải phương trình bậc nhất một ẩn, ta thực hiện các bước sau:

      1. Biến đổi phương trình về dạng ax + b = 0
      2. Giải phương trình để tìm ra giá trị của x

      Dạng 2: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

      Có hai phương pháp phổ biến để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn:

      • Phương pháp thế: Biểu diễn một ẩn theo ẩn còn lại từ một phương trình và thay vào phương trình kia.
      • Phương pháp cộng đại số: Cộng hoặc trừ hai phương trình để loại bỏ một ẩn.

      Dạng 3: Tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn

      Công thức tính độ dài đường tròn: C = 2πr, trong đó r là bán kính của đường tròn.

      Công thức tính diện tích hình tròn: S = πr2, trong đó r là bán kính của đường tròn.

      Luyện tập với đề thi mẫu

      Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kì 1 Toán 9, các em nên luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu. Việc giải đề thi sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải đề và tự đánh giá năng lực của mình.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Chia thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      Ngoài sách giáo khoa, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách bài tập Toán 9
      • Các trang web học toán online uy tín như giaitoan.edu.vn
      • Các video bài giảng Toán 9 trên YouTube

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 9 - Đề số 4 là một cơ hội để các em học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng giải toán của mình. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập thường xuyên, các em sẽ tự tin đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9