Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2

Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2

Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao.

Với đáp án chi tiết đi kèm, học sinh có thể tự kiểm tra và đánh giá kết quả, đồng thời hiểu rõ phương pháp giải từng bài tập. Đây là cơ hội tuyệt vời để củng cố kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi.

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Cho đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) là parabol như hình vẽ. Khi đó giá trị của \(a\) bằng

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 1

    • A.

      \(2\).

    • B.

      \( - 2\).

    • C.

      \(\frac{1}{2}\).

    • D.

      \(\frac{{ - 1}}{2}\).

    Câu 2 :

    Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn?

    • A.

      \(2x - 4 = 0\).

    • B.

      \({x^2} + 2x + 1 = 0\).

    • C.

      \({x^2} - \sqrt x + 4 = 0\).

    • D.

      \(0{x^2} + 2x - 4 = 0\).

    Câu 3 :

    Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 23 và tích của chúng bằng 120. Vậy hai số cần tìm:

    • A.

      23 và 120.

    • B.

      10 và 8.

    • C.

      15 và 8.

    • D.

      15 và 18.

    Câu 4 :

    Cho bảng tần số tương đối ghép nhóm về thời gian đi từ nhà đến trường của học sinh lớp \(9A\) như sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 2

    Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng, ta dùng giá trị nào đại diện cho nhóm số liệu \(\left[ {20;30} \right)\).

    • A.

      \(5\).

    • B.

      \(15\).

    • C.

      \(25\).

    • D.

      \(20\).

    Câu 5 :

    Một hộp chứa 4 quả cầu cùng loại trong đó có 1 quả cầu đỏ, 1 quả cầu xanh và 2 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên đồng thời ra hai quả cầu. Xác suất của biến cố “Chọn được 1 quả cầu đỏ và 1 quả cầu vàng” là

    • A.

      \(\frac{1}{6}\).

    • B.

      \(\frac{1}{4}\).

    • C.

      \(\frac{1}{3}\).

    • D.

      \(\frac{2}{3}\).

    Câu 6 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AB = 24\) cm, \(AC = 18\) cm. Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng

    • A.

      \(30\pi {\rm{cm}}\).

    • B.

      \(225\pi {\rm{cm}}\).

    • C.

      \(60\pi {\rm{cm}}\).

    • D.

      \(15\pi {\rm{cm}}\).

    Câu 7 :

    Độ dài bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông có cạnh bằng 4 cm là:

    • A.

      \(3\sqrt 2 cm\).

    • B.

      \(4\sqrt 2 cm\).

    • C.

      \(\sqrt 2 cm\).

    • D.

      \(2\sqrt 2 cm\).

    Câu 8 :

    Trong các hình vẽ sau, hình nào có dạng đa giác đều?

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 3

    • A.

      Hình 1.

    • B.

      Hình 2.

    • C.

      Hình 3.

    • D.

      Hình 4.

    Câu 9 :

    Phép quay nào với O là tâm biến tam giác đều thành chính nó?

    • A.

      \(90^\circ \).

    • B.

      \(100^\circ \).

    • C.

      \(110^\circ \).

    • D.

      \(120^\circ \).

    Câu 10 :

    Cho hình trụ sau. Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của cạnh AB gọi là:

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 4

    • A.

      Đường sinh.

    • B.

      Bán kính đáy.

    • C.

      Chiều cao.

    • D.

      Đường kính đáy.

    Câu 11 :

    Cho hình nón có bán kính đáy \(r = 2cm\). Biết diện tích xung quanh của hình nón là \(2\sqrt 5 \pi c{m^3}\), tính thể tích của hình nón.

    • A.

      \(\pi c{m^3}\).

    • B.

      \(\frac{5}{3}\pi c{m^3}\).

    • C.

      \(\frac{4}{3}\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).

    • D.

      \(\frac{2}{3}\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).

    Câu 12 :

    Cho hình vẽ dưới đây

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 5

    Bán kính hình cầu bằng

    • A.

      \(\sqrt {10} cm.\)

    • B.

      \(5cm.\)

    • C.

      \(10cm.\)

    • D.

      \(20cm.\)

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Một mảnh vườn hình chữ nhật ABCD có chu vi và diện tích lần lượt là 70 m và 250 \({m^2}\). Người ta chia mảnh vườn đó thành ba khu vực: khu tiểu cảnh ADE, khu trồng hoa BEDF, khu thư giãn BCF với \(BE = DF = 6m\) như mô tả ở hình bên. Gọi chiều dài của mảnh vườn của \(x\left( m \right),x > 0\).

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 6

    a) \(x\left( {70 - x} \right) = 250\).

    Đúng
    Sai

    b) Chiều dài mảnh vườn là 25m, chiều rộng là 10m.

    Đúng
    Sai

    c) Diện tích khu tiểu cảnh là 60 m2.

    Đúng
    Sai

    d) Người chủ vườn đã thuê người trồng hoa ở khu trồng hoa với chi phí là 50 000 đồng/\({m^2}\) thì số tiền chủ vườn phải trả cho người trồng hoa để trồng hết khu vườn hoa đó là \(3{\rm{ }}000{\rm{ }}000\) đồng.

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Minh thực hiện thí nghiệm với một cốc thủy tinh có dạng hình trụ, đường kính đáy 6 cm, chiều cao 10 cm. Minh bỏ một quả bóng bàn (đường kính 40 mm) vào cốc và rót thêm 200 \(c{m^3}\) nước, sau đó mức nước dâng lên đến 7,2 cm. (lấy \(\pi \approx 3,14\), làm tròn các kết quả đến hàng phần trăm)

    a) Lượng nước tối đa mà chiếc cốc thuỷ tinh có thể chứa là \(282,6c{m^3}\).

    Đúng
    Sai

    b) Thể tích của quả bóng bàn là khoảng 33,49 cm³.

    Đúng
    Sai

    c) Thể tích phần nổi của quả bóng bàn chiếm khoảng 10,36% tổng thể tích của nó.

    Đúng
    Sai

    d) Nếu quả bóng bàn bị nhấn chìm hoàn toàn, mức nước trong cốc sẽ cao hơn 7,5 cm.

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Cho hàm số \(y = - 3{x^2}\). Có bao nhiêu điểm thuộc đồ thị của hàm số mà có tung độ bằng -1?

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Sau khi điều tra về thời gian tự học buổi tối của học sinh lớp 9A có 30 học sinh, ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 7

    Số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên bằng bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một bó hoa gồm 2 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu hồng và 1 bông hoa màu vàng. Bạn An chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ bó hoa đó. Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có duy nhất 1 bông hoa màu đỏ” là bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm P sao cho \(\Delta DPE\) đều . Số đo \(\widehat {APC}\) bằng bao nhiêu độ?

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 8

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Tìm các điểm M thuộc (P): \(y = \frac{{ - 1}}{4}{x^2}\) có tung độ gấp 2 lần hoành độ và khác 0.

    b) Cho phương trình \({x^2} - x - 10 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\). Không giải phương trình, hãy tính \(x_1^3 + x_2^3\).

    Câu 2 :

    Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường cao AD của \(\Delta ABC\) và đường kính AE của đường tròn (O). Gọi F là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AE.

    a) Chứng minh tứ giác ABDF nội tiếp.

    b) Chứng minh: AB.AC = AD.AE.

    c) Chứng minh: DF \( \bot \) AC.

    Câu 3 :

    Một cái mũ bằng vải của nhà ảo thuật gia gồm phần dạng hình trụ (có tổng diện tích vải là \({S_1}\)) và phần dạng hình vành khuyên (có tổng diện tích vải là \({S_2}\) với các kích thước như hình vẽ). Tính tổng r + d sao cho biểu thức \(P = 3{S_2} - {S_1}\) đạt giá trị lớn nhất. (không kể viền, mép, phần thừa)

    Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 0 9

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Cho đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) là parabol như hình vẽ. Khi đó giá trị của \(a\) bằng

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 1

      • A.

        \(2\).

      • B.

        \( - 2\).

      • C.

        \(\frac{1}{2}\).

      • D.

        \(\frac{{ - 1}}{2}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Từ đồ thị hàm số xác định toạ độ một điểm thuộc đồ thị hàm số.

      Thay toạ độ của điểm vào hàm số để tìm a.

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát đồ thị hàm số ta thấy điểm (1;-2) thuộc đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\).

      Thay \(x = 1;y = - 2\) vào hàm số \(y = a{x^2}\), ta được:

      \( - 2 = a{.1^2}\) suy ra \(a = - 2\).

      Đáp án B

      Câu 2 :

      Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn?

      • A.

        \(2x - 4 = 0\).

      • B.

        \({x^2} + 2x + 1 = 0\).

      • C.

        \({x^2} - \sqrt x + 4 = 0\).

      • D.

        \(0{x^2} + 2x - 4 = 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) \((a \ne 0)\) với a, b, c là các hệ số, x là ẩn.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các phương trình trên, chỉ có phương trình \({x^2} + 2x + 1 = 0\) là phương trình bậc hai một ẩn.

      Đáp án B

      Câu 3 :

      Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 23 và tích của chúng bằng 120. Vậy hai số cần tìm:

      • A.

        23 và 120.

      • B.

        10 và 8.

      • C.

        15 và 8.

      • D.

        15 và 18.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình bậc hai:

      \({x^2} - Sx + P = 0\)

      Giải phương trình để tìm hai số.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai số có tổng bằng 23 và tích bằng 120 nên hai số đó là nghiệm của phương trình bậc hai \({x^2} - 23x + 120 = 0\).

      Giải phương trình ta được hai nghiệm \({x_1} = 15;{x_2} = 8\).

      Đáp án C

      Câu 4 :

      Cho bảng tần số tương đối ghép nhóm về thời gian đi từ nhà đến trường của học sinh lớp \(9A\) như sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 2

      Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng, ta dùng giá trị nào đại diện cho nhóm số liệu \(\left[ {20;30} \right)\).

      • A.

        \(5\).

      • B.

        \(15\).

      • C.

        \(25\).

      • D.

        \(20\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Giá trị đại diện cho nhóm số liệu \({\rm{[}}a;b)\) là \(\frac{{a + b}}{2}\).

      Lời giải chi tiết :

      Giá trị đại diện cho nhóm số liệu \(\left[ {20;30} \right)\) là: \(\frac{{20 + 30}}{2} = 25\).

      Đáp án C

      Câu 5 :

      Một hộp chứa 4 quả cầu cùng loại trong đó có 1 quả cầu đỏ, 1 quả cầu xanh và 2 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên đồng thời ra hai quả cầu. Xác suất của biến cố “Chọn được 1 quả cầu đỏ và 1 quả cầu vàng” là

      • A.

        \(\frac{1}{6}\).

      • B.

        \(\frac{1}{4}\).

      • C.

        \(\frac{1}{3}\).

      • D.

        \(\frac{2}{3}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Xác định số phần tử của không gian mẫu.

      Xác định các kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Khi đó xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và số phần tử của không gian mẫu.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi các quả cầu đỏ, xanh, 2 quả cầu vàng lần lượt là Đ, X, V1, V2.

      Không gian mẫu của phép thử là:

      \(\Omega = \){ĐX, ĐV1, ĐV2, XV1, XV2, V1V2}

      Không gian mẫu có 6 phần tử.

      Kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 quả cầu đỏ và 1 quả cầu vàng” là: ĐV1, ĐV2.

      Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Vậy xác suất của biến cố “Chọn được 1 quả cầu đỏ và 1 quả cầu vàng” là: \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).

      Đáp án C

      Câu 6 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AB = 24\) cm, \(AC = 18\) cm. Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng

      • A.

        \(30\pi {\rm{cm}}\).

      • B.

        \(225\pi {\rm{cm}}\).

      • C.

        \(60\pi {\rm{cm}}\).

      • D.

        \(15\pi {\rm{cm}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tính cạnh huyền của tam giác bằng định lí Pythagore.

      Cạnh huyền chính là đường kính của đường tròn ngoại tiếp .

      Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r = d\pi \).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 3

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

      \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {24^2} + {18^2} = 900\) suy ra \(BC = \sqrt {900} = 30\left( {cm} \right)\)

      BC chính là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên chu vi đường tròn là: \(C = 30\pi \left( {cm} \right)\).

      Đáp án A

      Câu 7 :

      Độ dài bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông có cạnh bằng 4 cm là:

      • A.

        \(3\sqrt 2 cm\).

      • B.

        \(4\sqrt 2 cm\).

      • C.

        \(\sqrt 2 cm\).

      • D.

        \(2\sqrt 2 cm\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      - Sử dụng định lí Pythagore để tính đường chéo của hình vuông.

      - Đường tròn ngoại tiếp của hình vuông có tâm là giao điểm của hai đường chéo và bán kính bằng một nửa độ dài đường chéo.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 4

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ABC, ta có:

      \(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {4^2} + {4^2} = 32\) suy ra \(AC = \sqrt {32} = 4\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)

      Khi đó độ dài bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD là: \(\frac{{4\sqrt 2 }}{2} = 2\sqrt 2 \)(cm)

      Đáp án D

      Câu 8 :

      Trong các hình vẽ sau, hình nào có dạng đa giác đều?

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 5

      • A.

        Hình 1.

      • B.

        Hình 2.

      • C.

        Hình 3.

      • D.

        Hình 4.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Đa giác đều là một đa giác lồi có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình 1, Hình 3, Hình 4 không phải đa giác lồi nên không phải đa giác đều.

      Hình 2 là đa giác đều.

      Đáp án B

      Câu 9 :

      Phép quay nào với O là tâm biến tam giác đều thành chính nó?

      • A.

        \(90^\circ \).

      • B.

        \(100^\circ \).

      • C.

        \(110^\circ \).

      • D.

        \(120^\circ \).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Các phép quay thuận chiều hoặc ngược chiều \(\alpha ^\circ \) tâm O biến n-giác đều thành chính nó với \(\alpha ^\circ \) nhận các giá trị: \(\frac{{k.360^\circ }}{n}\) với \(k = 1;2;..;n\).

      Lời giải chi tiết :

      Các phép quay thuận chiều hoặc ngược chiều \(\alpha ^\circ \) tâm O biến tam giác đều thành chính nó với \(\alpha ^\circ \) nhận các giá trị: \(\frac{{360^\circ }}{3} = 120^\circ ;\frac{{2.360^\circ }}{3} = 240^\circ ;\frac{{3.360^\circ }}{3} = 360^\circ \) nên ta chọn đáp án D.

      Đáp án D

      Câu 10 :

      Cho hình trụ sau. Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của cạnh AB gọi là:

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 6

      • A.

        Đường sinh.

      • B.

        Bán kính đáy.

      • C.

        Chiều cao.

      • D.

        Đường kính đáy.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình trụ.

      Lời giải chi tiết :

      Theo đặc điểm của hình trụ thì cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của cạnh AB được gọi là một đường sinh.

      Đáp án A

      Câu 11 :

      Cho hình nón có bán kính đáy \(r = 2cm\). Biết diện tích xung quanh của hình nón là \(2\sqrt 5 \pi c{m^3}\), tính thể tích của hình nón.

      • A.

        \(\pi c{m^3}\).

      • B.

        \(\frac{5}{3}\pi c{m^3}\).

      • C.

        \(\frac{4}{3}\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).

      • D.

        \(\frac{2}{3}\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh \({S_{xq}} = \pi rl\) để tìm đường sinh.

      Áp dụng công thức liên hệ \({l^2} = {r^2} + {h^2}\) để tính chiều cao của hình nón.

      Khi đó ta tính được thể tích của hình nón: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\).

      Lời giải chi tiết :

      Vì diện tích xung quanh của hình nón bằng \(2\sqrt 5 \pi c{m^3}\) nên ta có:

      \({S_{xq}} = \pi rl\)

      hay \(2\sqrt 5 \pi = \pi .2.l\)

      suy ra \(l = \frac{{2\sqrt 5 \pi }}{{2\pi }} = \sqrt 5 \).

      Ta lại có: \({l^2} = {r^2} + {h^2}\) hay \({\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = {2^2} + {h^2}\)

      suy ra \({h^2} = 5 - 4 = 1\) do đó \(h = 1\).

      Vậy thể tích của hình nón là: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {.2^2}.1 = \frac{4}{3}\pi \)\(c{m^3}\).

      Đáp án C

      Câu 12 :

      Cho hình vẽ dưới đây

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 7

      Bán kính hình cầu bằng

      • A.

        \(\sqrt {10} cm.\)

      • B.

        \(5cm.\)

      • C.

        \(10cm.\)

      • D.

        \(20cm.\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tính bán kính dựa vào đường kính.

      Lời giải chi tiết :

      Bán kính của hình cầu là: \(R = \frac{{10}}{2} = 5\left( {cm} \right)\)

      Đáp án B

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Một mảnh vườn hình chữ nhật ABCD có chu vi và diện tích lần lượt là 70 m và 250 \({m^2}\). Người ta chia mảnh vườn đó thành ba khu vực: khu tiểu cảnh ADE, khu trồng hoa BEDF, khu thư giãn BCF với \(BE = DF = 6m\) như mô tả ở hình bên. Gọi chiều dài của mảnh vườn của \(x\left( m \right),x > 0\).

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 8

      a) \(x\left( {70 - x} \right) = 250\).

      Đúng
      Sai

      b) Chiều dài mảnh vườn là 25m, chiều rộng là 10m.

      Đúng
      Sai

      c) Diện tích khu tiểu cảnh là 60 m2.

      Đúng
      Sai

      d) Người chủ vườn đã thuê người trồng hoa ở khu trồng hoa với chi phí là 50 000 đồng/\({m^2}\) thì số tiền chủ vườn phải trả cho người trồng hoa để trồng hết khu vườn hoa đó là \(3{\rm{ }}000{\rm{ }}000\) đồng.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) \(x\left( {70 - x} \right) = 250\).

      Đúng
      Sai

      b) Chiều dài mảnh vườn là 25m, chiều rộng là 10m.

      Đúng
      Sai

      c) Diện tích khu tiểu cảnh là 60 m2.

      Đúng
      Sai

      d) Người chủ vườn đã thuê người trồng hoa ở khu trồng hoa với chi phí là 50 000 đồng/\({m^2}\) thì số tiền chủ vườn phải trả cho người trồng hoa để trồng hết khu vườn hoa đó là \(3{\rm{ }}000{\rm{ }}000\) đồng.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Gọi chiều dài của mảnh vườn của \(x\left( m \right)\). Điều kiện: \(x > 0\).

      Tính nửa chu vi của mảnh vườn, suy ra chiều rộng của mảnh vườn theo \(x\).

      Suy ra phương trình diện tích của mảnh vườn là 250 \({m^2}\).

      b) Giải phương trình diện tích để tính chiều dài, chiều rộng.

      c) Chứng minh khu trồng hoa BEDF là hình bình hành.

      Tính diện tích hình bình hành: \({S_{hbh}} = \) chiều cao.cạnh đáy

      d) Tính số tiền chủ vườn phải trả cho người trồng hoa để trồng hết khu vườn hoa:

      = Diện tích vườn hoa . 50 000

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai

      Gọi chiều dài của mảnh vườn của \(x\left( m \right)\). Điều kiện: \(x > 0\).

      Nửa chu vi của mảnh vườn là: 70 : 2 = 35 (m)

      Chiều rộng của mảnh vườn là: \(35 - x\) (m)

      Do diện tích của mảnh vườn là 250 \({m^2}\) nên ta có phương trình:

      \(x\left( {35 - x} \right) = 250\)

      b) Đúng

      Giải phương trình \(x\left( {35 - x} \right) = 250\) ta được:

      \({x^2} - 35x + 250 = 0\)

      \({x_1} = 25;{x_2} = 10\)

      Vậy chiều dài của mảnh vườn là 25 m và chiều rộng là 10 m.

      c) Đúng

      Do khu trồng hoa có BE = DF = 6 m và BE // DF nên khu trồng hoa BEDF là hình bình hành.

      Diện tích hình bình hành là: \(6.10 = 60\left( {{m^2}} \right)\)

      d) Đúng

      Số tiền chủ vườn phải trả cho người trồng hoa để trồng hết khu vườn hoa đó là:

      \(60.{\rm{ }}50{\rm{ }}000 = 3{\rm{ }}000{\rm{ }}000\) (đồng).

      Đáp án: SĐĐĐ

      Câu 2 :

      Minh thực hiện thí nghiệm với một cốc thủy tinh có dạng hình trụ, đường kính đáy 6 cm, chiều cao 10 cm. Minh bỏ một quả bóng bàn (đường kính 40 mm) vào cốc và rót thêm 200 \(c{m^3}\) nước, sau đó mức nước dâng lên đến 7,2 cm. (lấy \(\pi \approx 3,14\), làm tròn các kết quả đến hàng phần trăm)

      a) Lượng nước tối đa mà chiếc cốc thuỷ tinh có thể chứa là \(282,6c{m^3}\).

      Đúng
      Sai

      b) Thể tích của quả bóng bàn là khoảng 33,49 cm³.

      Đúng
      Sai

      c) Thể tích phần nổi của quả bóng bàn chiếm khoảng 10,36% tổng thể tích của nó.

      Đúng
      Sai

      d) Nếu quả bóng bàn bị nhấn chìm hoàn toàn, mức nước trong cốc sẽ cao hơn 7,5 cm.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Lượng nước tối đa mà chiếc cốc thuỷ tinh có thể chứa là \(282,6c{m^3}\).

      Đúng
      Sai

      b) Thể tích của quả bóng bàn là khoảng 33,49 cm³.

      Đúng
      Sai

      c) Thể tích phần nổi của quả bóng bàn chiếm khoảng 10,36% tổng thể tích của nó.

      Đúng
      Sai

      d) Nếu quả bóng bàn bị nhấn chìm hoàn toàn, mức nước trong cốc sẽ cao hơn 7,5 cm.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Tính bán kính đáy cốc thuỷ tinh.

      Tính thể tích của chiếc cốc thuỷ tinh: \(V = \pi {r^2}h\)

      b) Tính bán kính quả bóng bàn.

      Tính thể tích quả bóng bàn: \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)

      c) Tính thể tích nước và phần chìm của quả bóng bàn trong cốc: \(V = \pi .{r^2}.h\)

      Khi đó thể tích phần chìm của quả bóng bàn trong cốc bằng thể tích nước và phần chìm của quả bóng – thể tích nước.

      Tính thể tích phần nổi của quả bóng bàn: thể tích quả bóng bàn – thể tích phần chìm

      Tính tỉ số phần trăm thể tích phần nổi với thể tích quả bóng.

      d) Nếu quả bóng bàn bị nhấn chìm hoàn toàn thì ta tính thể tích nước và thể tích quả bóng bàn.

      Mức nước = thể tích nước và thể tích quả bóng bàn : diện tích đáy của chiếc cốc.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng

      Bán kính đáy cốc thuỷ tinh là: \(6:2 = 3\left( {cm} \right)\)

      Thể tích của chiếc cốc thuỷ tinh là: \(V = \pi {r^2}h = 3,{14.3^2}.10 = 282,6\left( {c{m^3}} \right)\)

      b) Đúng

      Bán kính quả bóng bàn là: \(40:2 = 20\left( {mm} \right) = 2\left( {cm} \right)\)

      Thể tích quả bóng bàn là: \({V_{bb}} = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}.3,{14.2^3} \approx 33,49\left( {c{m^3}} \right)\)

      c) Sai

      Thể tích nước và phần chìm của quả bóng bàn trong cốc là:

      \(V = \pi .{r^2}.h = 3,{14.3^2}.7,2 \approx 203,47\left( {c{m^3}} \right)\)

      Khi đó thể tích phần chìm của quả bóng bàn trong cốc là:

      \(203,47 - 200 = 3,47\left( {c{m^3}} \right)\).

      Do đó thể tích phần nổi của quả bóng bàn là:

      \(33,49 - 3,47 = 30,02\left( {c{m^3}} \right)\)

      Thể tích phần nổi chiếm \(\frac{{30,02}}{{33,49}}.100\% \approx 89,64\% \) thể tích quả bóng.

      d) Đúng

      Nếu quả bóng bàn bị nhấn chìm hoàn toàn thì thể tích nước và thể tích quả bóng bàn là:

      \(200 + 33,49 = 233,49\left( {c{m^3}} \right)\).

      Khi đó mức nước là: \(\frac{{233,49}}{{\pi {r^2}}} = \frac{{233,49}}{{3,{{14.3}^2}}} \approx 8,26\left( {cm} \right) > 7,5\left( {cm} \right)\) nên D đúng.

      Đáp án: ĐĐSĐ

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Cho hàm số \(y = - 3{x^2}\). Có bao nhiêu điểm thuộc đồ thị của hàm số mà có tung độ bằng -1?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Thay tung độ \(y = - 1\) vào hàm số \(y = - 3{x^2}\) để tìm \(x\).

      Lời giải chi tiết :

      Thay \(y = - 1\) vào \(y = - 3{x^2}\), ta được:

      \(\begin{array}{l} - 1 = - 3{x^2}\\{x^2} = \frac{1}{3}\\x = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{3}\end{array}\)

      Nên hai điểm \(\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{3}; - 1} \right);\left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{3}; - 1} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số.

      Đáp án: 2

      Câu 2 :

      Sau khi điều tra về thời gian tự học buổi tối của học sinh lớp 9A có 30 học sinh, ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 9

      Số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên bằng bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Xác định tần số tương đối của số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên.

      Từ đó tính số học sinh khi biết tỉ số phần trăm của số học sinh đó.

      Lời giải chi tiết :

      Vì 60 phút = 1 tiếng nên số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên tương ứng với tổng tần số tương đối của nhóm [60;90) và [90;120).

      Do đó tần số tương đối của số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên là: 20% + 30% = 50%

      Số học sinh tự học từ 1 tiếng trở lên là: \(30.50\% = 15\) (học sinh)

      Đáp án: 15

      Câu 3 :

      Một bó hoa gồm 2 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu hồng và 1 bông hoa màu vàng. Bạn An chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ bó hoa đó. Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có duy nhất 1 bông hoa màu đỏ” là bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các phần tử của không gian mẫu.

      Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có duy nhất 1 bông hoa màu đỏ”.

      Lời giải chi tiết :

      Kí hiệu: Bông hoa màu đỏ: Đ1, Đ2

      Bông hoa màu hồng: H

      Bông hoa màu vàng: V

      Không gian mẫu là:

      \(\Omega \) = {(Đ1, Đ2), (Đ1, H), (Đ1, V), (Đ2, H), (Đ2, V), (H, V)}

      Trong các kết quả trên, các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có duy nhất 1 bông hoa màu đỏ” là: (Đ1, H), (Đ1, V), (Đ2, H), (Đ2, V).

      Vậy có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có duy nhất 1 bông hoa màu đỏ”.

      Đáp án: 4

      Câu 4 :

      Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm P sao cho \(\Delta DPE\) đều . Số đo \(\widehat {APC}\) bằng bao nhiêu độ?

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 10

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Đa giác đều có n cạnh bằng nhau và cũng có n góc bằng nhau nên có công thức tính số đo mỗi góc là: \(\frac{{\left( {n - 2} \right).180^\circ }}{n}\).

      Sử dụng tính chất góc của tam giác đều để tính góc của tam giác đều DPE.

      Suy ra \(\widehat {AEP} = \widehat {CDP}\).

      Chứng minh \(\Delta AEP,\Delta CDP\) cân suy ra số đo các góc \(\widehat {APE} = \widehat {CPD}\).

      Từ đó tính được \(\widehat {APC} = 360^\circ - \widehat {EPD} - \widehat {APE} - \widehat {CPD}\)

      Lời giải chi tiết :

      Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là: \(\frac{{\left( {5 - 2} \right).180^\circ }}{5} = 108^\circ \).

      Vì \(\Delta DPE\) đều nên số đo \(\widehat {EPD} = \widehat {EDP} = \widehat {DEP} = 60^\circ \).

      Ta có: \(\widehat {AEP} = \widehat {CDP} = 108^\circ - 60^\circ = 48^\circ \).

      Vì ABCDE là ngũ giác đều và \(\Delta DPE\) đều nên AE = ED = EP = PD = DC.

      Do đó \(\Delta AEP,\Delta CDP\) cân nên \(\widehat {APE} = \widehat {CPD} = \left( {180^\circ - 48^\circ } \right):2 = 66^\circ \).

      Vậy \(\widehat {APC} = 360^\circ - 60^\circ - 2.66^\circ = 168^\circ \).

      Đáp án: 168

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Tìm các điểm M thuộc (P): \(y = \frac{{ - 1}}{4}{x^2}\) có tung độ gấp 2 lần hoành độ và khác 0.

      b) Cho phương trình \({x^2} - x - 10 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\). Không giải phương trình, hãy tính \(x_1^3 + x_2^3\).

      Phương pháp giải :

      a) Biểu diễn điểm có tung độ gấp 2 lần hoành độ.

      Thay vào hàm số \(y = \frac{{ - 1}}{4}{x^2}\) để tìm M.

      b) Dùng \(ac < 0\) để xác định số nghiệm của phương trình.

      Tính tổng và tích của hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) theo định lí Viète: \(\left\{ \begin{array}{l}S = {x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}\\P = {x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\).

      Biến đổi biểu thức để xuất hiện tổng và tích của hai nghiệm.

      Lời giải chi tiết :

      a) Điểm có tung độ gấp 2 lần hoành độ có toạ độ \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) = M\left( {{x_0};2{x_0}} \right)\)

      Vì \({y_0} = 2{x_0}\) nên \( - \frac{1}{4}{x_0}^2 = 2{x_0}\)

      \( - \frac{1}{4}{x_0}^2 - 2{x_0} = 0\)

      \({x_0}^2 + 8{x_0} = 0\)

      \({x_0}\left( {{x_0} + 8} \right) = 0\)

      \({x_0} = 0\) hoặc \({x_0} = - 8\)

      suy ra \({y_0} = 0\) hoặc \({y_0} = - 16\)

      Ta được \(M\left( {0;0} \right)\) (loại) hoặc \(M\left( { - 8; - 16} \right)\).

      Vậy \(M\left( { - 8; - 16} \right)\).

      b) Vì \(ac = 1.\left( { - 10} \right) = - 10 < 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\).

      Áp dụng định lí Viète, ta có:

      \(\left\{ \begin{array}{l}S = {x_1} + {x_2} = \frac{{ - \left( { - 1} \right)}}{1} = 1\\P = {x_1}{x_2} = \frac{{ - 10}}{1} = - 10\end{array} \right.\)

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}x_1^3 + x_2^3 = \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left( {x_1^2 - {x_1}{x_2} + x_2^2} \right)\\ = \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left( {x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2 - 3{x_1}{x_2}} \right)\\ = \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left[ {\left( {x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2} \right) - 3{x_1}{x_2}} \right]\\ = \left( {{x_1} + {x_2}} \right)\left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 3{x_1}{x_2}} \right]\\ = 1.\left[ {{1^2} - 3.\left( { - 10} \right)} \right]\\ = 1 + 30\\ = 31\end{array}\)

      Vậy \(x_1^3 + x_2^3 = 31\).

      Câu 2 :

      Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường cao AD của \(\Delta ABC\) và đường kính AE của đường tròn (O). Gọi F là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AE.

      a) Chứng minh tứ giác ABDF nội tiếp.

      b) Chứng minh: AB.AC = AD.AE.

      c) Chứng minh: DF \( \bot \) AC.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh \(\Delta ABD\) và \(\Delta ABF\) nội tiếp đường tròn đường kính AB nên bốn điểm A, B, D, F cùng thuộc 1 đường tròn đường kính AB hay tứ giác ABDF nội tiếp đường tròn đường kính AB.

      b) Chứng minh $\Delta ADB~\backsim \Delta ACE$ (g.g) suy ra \(\frac{{AD}}{{AC}} = \;\frac{{AB}}{{AE}}\) nên AD.AE = AC.AB

      c) Chứng minh \(\widehat {DFE} = \widehat {AEC}\) suy ra DF // EC và EC \( \bot \) AC nên DF \( \bot \) AC

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 11

      a) Xét \(\Delta ABD\) vuông tại D \(\left( {AD \bot BD} \right)\) nên \(\Delta ABD\) nội tiếp đường tròn đường kính AB, suy ra A, B, D thuộc đường tròn đường kính AB.

      Xét \(\Delta ABF\) vuông tại F \(\left( {AF \bot BF} \right)\) nên \(\Delta ABF\) nội tiếp đường tròn đường kính AB, suy ra A, B, F thuộc đường tròn đường kính AB.

      Do đó A, B, D, F cùng thuộc đường tròn đường kính AB hay tứ giác ABDF nội tiếp đường tròn đường kính AB.

      b) Vì \(\widehat {ACE} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên \(\Delta AEC\) vuông tại C.

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta AEC\) có:

      \(\widehat {ADB} = \widehat {ACE}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {ABD} = \widehat {AEC}\) (hai góc nội tiếp chắn cung AC)

      nên $\Delta ABD\backsim \Delta AEC\left( g.g \right)$

      suy ra \(\frac{{AD}}{{AB}} = \;\frac{{AC}}{{AE}}\) nên \(AD.AE = AC.AB\).

      c) Vì ABDF là tứ giác nội tiếp nên \(\widehat {AFD} + \widehat {ABD} = 180^\circ \) (tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp)

      Mà \(\widehat {AFD} + \widehat {DFE} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {ABD} = \widehat {DFE}\)

      Kết hợp với \(\widehat {ABD} = \widehat {AEC}\) (hai góc nội tiếp chắn cung AC)

      Suy ra \(\widehat {DFE} = \widehat {AEC}\)

      Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên DF // CE.

      Mà \(EC \bot AC\) (\(\widehat {ACE} = 90^\circ \)) nên \(DF \bot AC\).

      Câu 3 :

      Một cái mũ bằng vải của nhà ảo thuật gia gồm phần dạng hình trụ (có tổng diện tích vải là \({S_1}\)) và phần dạng hình vành khuyên (có tổng diện tích vải là \({S_2}\) với các kích thước như hình vẽ). Tính tổng r + d sao cho biểu thức \(P = 3{S_2} - {S_1}\) đạt giá trị lớn nhất. (không kể viền, mép, phần thừa)

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 1 12

      Phương pháp giải :

      Biểu diễn d bằng biểu thức chứa r.

      Tính diện tích vải để may phần dạng hình trụ:

      \({S_1}\) = diện tích xung quanh hình trụ + diện tích 1 đáy của hình trụ.

      Tính diện tích vải để may phần dạng hình vành khuyên:

      \({S_2}\) = \({S_{vk}} = \pi \left( {{R^2} - {r^2}} \right)\,\left( {R > r} \right)\)

      Khi đó ta viết được biểu thức P.

      Biến đổi biểu thức về dạng \(P = \pi \left[ {A - f{{\left( x \right)}^2}} \right] \le A\pi \). Khi đó giá trị lớn nhất của P là A khi \(f\left( x \right) = 0\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(d = 2.11 + 2r = 2r + 22\left( {cm} \right)\)

      Diện tích vải để may phần dạng hình trụ là:

      \({S_1} = 2\pi rh + \pi {r^2} = 2.30.\pi r + \pi {r^2} = 60\pi r + \pi {r^2}\left( {c{m^2}} \right)\)

      Diện tích vải để may phần dạng hình vành khuyên là:

      \({S_2} = \pi \left[ {{{\left( {r + 11} \right)}^2} - {r^2}} \right] = \pi \left( {22r + 121} \right)\left( {c{m^2}} \right)\)

      Khi đó biểu thức P là:

      \(\begin{array}{l}P = 3{S_2} - {S_1}\\ = 3\pi \left( {22r + 121} \right) - 60\pi r - \pi {r^2}\\ = 66\pi r + 363\pi - 60\pi r - \pi {r^2}\\ = 363\pi + 6\pi r - \pi {r^2}\\ = \pi \left( {363 + 6r - {r^2}} \right)\\ = \pi \left[ { - {r^2} + 6r - 9 + 372} \right]\\ = \pi \left[ { - {{\left( {r - 3} \right)}^2} + 372} \right] \le 372\pi \end{array}\)

      Dấu “=” xảy ra khi \(r - 3 = 0\) suy ra \(r = 3\). Khi đó P đạt giá trị lớn nhất.

      Suy ra \(d = 2.3 + 22 = 6 + 22 = 28\left( {cm} \right)\).

      Vậy tổng \(r + d = 3 + 28 = 31\) thì P đạt giá trị lớn nhất là \(372\pi \).

      Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 đặc sắc thuộc chuyên mục toán 9 trên nền tảng tài liệu toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi học kì 2 Toán 9 là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Để đạt kết quả tốt nhất, việc ôn luyện kỹ lưỡng và làm quen với các dạng đề thi là vô cùng cần thiết. Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 mà giaitoan.edu.vn cung cấp là một tài liệu hữu ích, giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

      Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp

      Đề thi học kì 2 Toán 9 thường bao gồm các nội dung chính sau:

      • Đại số: Hàm số bậc nhất, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, phương trình bậc hai một ẩn.
      • Hình học: Đường tròn, góc ở tâm, góc nội tiếp, tiếp tuyến của đường tròn, vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
      • Tự luận: Các bài toán chứng minh, giải phương trình, giải hệ phương trình, giải bài toán hình học.
      • Trắc nghiệm: Các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức lý thuyết và kỹ năng giải toán.

      Hướng dẫn giải chi tiết Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2

      Dưới đây là hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi trong Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2:

      Câu 1: Giải phương trình bậc hai 2x2 - 5x + 2 = 0

      Sử dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai: x = (-b ± √(b2 - 4ac)) / 2a. Trong trường hợp này, a = 2, b = -5, c = 2. Thay các giá trị này vào công thức, ta được:

      x = (5 ± √((-5)2 - 4 * 2 * 2)) / (2 * 2) = (5 ± √9) / 4 = (5 ± 3) / 4

      Vậy, phương trình có hai nghiệm: x1 = 2 và x2 = 1/2.

      Câu 2: Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi M là một điểm trên đường tròn. Chứng minh rằng AMB là tam giác vuông.

      Vì M nằm trên đường tròn (O) đường kính AB, nên góc AMB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn. Theo tính chất của góc nội tiếp, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. Do đó, tam giác AMB là tam giác vuông tại M.

      Lợi ích của việc luyện tập với Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2

      Việc luyện tập với Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Nắm vững kiến thức: Đề thi bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, giúp học sinh củng cố kiến thức và hiểu rõ các khái niệm toán học.
      • Rèn luyện kỹ năng: Việc giải đề thi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
      • Đánh giá năng lực: Đề thi giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình, xác định những điểm mạnh và điểm yếu để có kế hoạch ôn luyện phù hợp.
      • Tăng sự tự tin: Khi làm quen với các dạng đề thi và giải được các bài toán khó, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào kỳ thi thực tế.

      Lời khuyên khi làm bài thi học kì 2 Toán 9

      Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 2 Toán 9, học sinh nên:

      1. Ôn tập kiến thức đầy đủ: Nắm vững các khái niệm, định lý và công thức toán học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều đề thi và bài tập khác nhau để làm quen với các dạng bài tập.
      3. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      4. Sử dụng thời gian hợp lý: Phân bổ thời gian cho từng câu hỏi để đảm bảo hoàn thành bài thi đúng giờ.
      5. Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong bài thi, hãy kiểm tra lại để phát hiện và sửa lỗi sai.

      Kết luận

      Đề thi học kì 2 Toán 9 - Đề số 2 trên giaitoan.edu.vn là một tài liệu ôn tập hữu ích, giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9