Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1, được biên soạn theo chương trình học mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, giúp đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Đề bài

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Hàm số F(x) = lnx là nguyên hàm của hàm số nào sau đây trên khoảng \((0; + \infty )\)?

    • A.

      \(f(x) = \frac{1}{{{x^2}}}\)

    • B.

      \(f(x) = - \frac{1}{x}\)

    • C.

      \(f(x) = \frac{1}{x}\)

    • D.

      \(f(x) = - \frac{1}{{{x^2}}}\)

    Câu 2 :

    Hàm số \(F(x) = 2{x^9} + 1945\) là nguyên hàm của hàm số

    • A.

      \(f(x) = 18{x^8}\)

    • B.

      \(f(x) = 18{x^8} + 1945\)

    • C.

      \(f(x) = 18{x^8} + C\)

    • D.

      \(f(x) = \frac{{{x^{10}}}}{5} + 1945x\)

    Câu 3 :

    Cho \(\int\limits_2^3 {f(x)dx} = 1\) và \(\int\limits_2^3 {g(x)dx} = 4\). Khi đó \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} \) bằng

    • A.

      5

    • B.

      3

    • C.

      -3

    • D.

      4

    Câu 4 :

    Cho F(x) là nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 5{x^4} + \frac{1}{{{x^3}}}\) thỏa mãn F(1) = 0. Tìm F(x).

    • A.

      \(F(x) = {x^5} - \frac{3}{{2{x^2}}} + \frac{1}{2}\)

    • B.

      \(F(x) = {x^5} - \frac{3}{{2{x^2}}} + 2\)

    • C.

      \(F(x) = {x^5} - \frac{1}{{2{x^2}}} - \frac{1}{2}\)

    • D.

      \(F(x) = {x^5} + \frac{1}{{2{x^2}}} - \frac{3}{2}\)

    Câu 5 :

    Tính \(\int\limits_0^2 {\left( {6{x^2} - 2x} \right)dx} \) được kết quả bằng

    • A.

      11

    • B.

      12

    • C.

      8

    • D.

      6

    Câu 6 :

    Đồ thị trong hình bên dưới là của hàm số y = f(x). Gọi S là diện tích hình phẳng phần gạch chéo trong hình. Chọn khẳng định đúng.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 0 1

    • A.

      \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f(x)dx} + \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

    • B.

      \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f(x)dx} - \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

    • C.

      \(S = \int\limits_0^{ - 2} {f(x)dx} + \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

    • D.

      \(S = \int\limits_{ - 2}^1 {f(x)dx} \)

    Câu 7 :

    Trong không gian Oxyz , vecto chỉ phương của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z = 1 + t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\) là

    • A.

      \(\overrightarrow u = (2;3;1)\)

    • B.

      \(\overrightarrow u = (1;3;1)\)

    • C.

      \(\overrightarrow u = (3;2;1)\)

    • D.

      \(\overrightarrow u = (2;3; - 1)\)

    Câu 8 :

    Trong không gian Oxyz, mặt phẳng nào dưới đây đi qua gốc tọa độ?

    • A.

      x + 20 = 0

    • B.

      x – 2019 = 0

    • C.

      y + 5 = 0

    • D.

      2x + 5y – 8z = 0

    Câu 9 :

    Trong không gian Oxyz , xác định tâm I và bán kính R của mặt cầu (S) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\).

    • A.

      I(1;4;-2), R = 3

    • B.

      (-1;-4;2), R = 3

    • C.

      (1;4;-2), R = 9

    • D.

      I(-1;-4;2), R = 9

    Câu 10 :

    Góc giữa hai mặt phẳng (P): x + 2y + z – 1 = 0 và (Q): -x + y + 2z + 2 = 0 bằng

    • A.

      \({30^o}\)

    • B.

      \({45^o}\)

    • C.

      \({60^o}\)

    • D.

      \({90^o}\)

    Câu 11 :

    Cho điểm A(4;0;1) và B(-2;2;3). Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB có một vecto pháp tuyến là

    • A.

      \(\overrightarrow n = (3; - 1; - 1)\)

    • B.

      \(\overrightarrow n = (2;2;2)\)

    • C.

      \(\overrightarrow n = (1;1;2)\)

    • D.

      \(\overrightarrow n = (6;2;2)\)

    Câu 12 :

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) tương ứng có phương trình là 2x + 6y – 4z + 8 = 0, 5x + 15y – 10z + 20 = 0 và 6x + 18y – 12z – 24 = 0. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

    • A.

      (P) // (Q)

    • B.

      (P) cắt (Q)

    • C.

      (Q) cắt (R)

    • D.

      (R) // (P)

    Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
    Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho hình phẳng được tô trong hình bên.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 0 2

    a) Hình phẳng được tô màu trong hình trên được giới hạn các đồ thị \(y = {x^2}\); \(y = \sqrt x \).

    Đúng
    Sai

    b) Diện tích hình phẳng tô màu trong hình vẽ là \(\frac{1}{3}\).

    Đúng
    Sai

    c) Thể tích của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng trên quanh trục Ox là \(\pi \int\limits_0^1 {\left( {\sqrt x - {x^2}} \right)dx} \).

    Đúng
    Sai

    d) Thể tích V của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường (P): \(y = {x^2}\); (C): \(y = \sqrt x \) quanh trục Oy bằng \(\frac{{3\pi }}{{10}}\).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 3x − my + 1 = 0 và (Q): 5y + 12z + 3 = 0.

    a) Tồn tại giá trị m để hai mặt phẳng (P ) và (Q) song song với nhau.

    Đúng
    Sai

    b) Hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau khi m = 0.

    Đúng
    Sai

    c) Với m = 4 thì góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) gần bằng \(42,{4^o}\).

    Đúng
    Sai

    d) Góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng \({60^o}\) khi và chỉ khi \(m = \pm \frac{{39}}{{\sqrt {407} }}\).

    Đúng
    Sai
    Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
    Câu 1 :

    Tại một lễ hội dân gian hàng năm, tốc độ thay đổi lượng khách tham dự được biểu diễn bằng hàm số \(Q(t) = 8{t^3} - 144{t^2} + 576t\), trong đó t tính bằng giờ \((0 \le t \le 14)\), Q’(t) tính bằng khách/giờ. Sau 1 giờ đã có 300 người có mặt. Hỏi số lượng khách tham dự đông nhất trong vòng 14 giờ là bao nhiêu?

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Một vật chuyển động trong 4 giờ với vận tốc v (km/h) phụ thuộc vào thời gian t (h) có đồ thị vận tốc là một đường parabol có đỉnh I(3;10) và trục đối xứng vuông góc với trục hoành như hình vẽ. Tính quãng đường vật di chuyển được trong nửa thời gian sau của chuyển động đó (kết quả làm tròn đến hàng phần chục và tính theo đơn vị km).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 0 3

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (Oyz) là mặt phẳng nằm ngang. Một đường ống nước thẳng đi qua hai điểm A(-1;1;2), B(2;1;3). Hỏi đường ống nước nói trên nghiêng bao nhiêu độ so với mặt phẳng nằm ngang (kết quả làm tròn đến độ)?

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Một phần sân nhà bác An có dạng hình thang ABCD vuông tại A và B với độ dài AB = 9 m, AD = 5 m và BC = 6 m như hình vẽ. Theo thiết kế ban đầu thì mặt sân bằng phẳng và A, B, C, D có độ cao như nhau. Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí C bằng cách giữ nguyên độ cao ở A, giảm độ cao của sân ở vị trí B và D xuống thấp hơn độ cao ở A lần lượt là 6 cm và 3,6 cm. Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở C xuống bao nhiêu cm so với độ cao ở A (kết quả làm tròn đến hàng phần chục)?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 0 4

    Đáp án:

    Phần IV: Tự luận.
    Thí sinh trình bày lời giải từ câu 1 đến câu 3.
    Câu 1 :

    Cho \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}1\\2x - 1\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}khi\\khi\end{array}\) \(\begin{array}{l}x \ge 1\\x < 1\end{array}\). Tính \(J = \int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} \).

    Câu 2 :

    Trong chương trình nông thôn mới, tại một xã Y có xây một đoạn đường hầm bằng bê tông như hình vẽ. Tính thể tích \(({m^3})\) khối bê tông để đổ đủ đoạn đường hầm, biết đường cong trong hình vẽ là các đường parabol.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 0 5

    Câu 3 :

    Trong không gian Oxyz, cho ba điểm A(1;1;1), B(−1;2;0), C(3;−1;2) và M là điểm thuộc mặt phẳng \((\alpha )\): 2x − y + 2z + 7 = 0. Tính giá trị nhỏ nhất của \(P = \left| {3\overrightarrow {MA} + 5\overrightarrow {MB} - 7\overrightarrow {MC} } \right|\).

    Lời giải và đáp án

      Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Hàm số F(x) = lnx là nguyên hàm của hàm số nào sau đây trên khoảng \((0; + \infty )\)?

      • A.

        \(f(x) = \frac{1}{{{x^2}}}\)

      • B.

        \(f(x) = - \frac{1}{x}\)

      • C.

        \(f(x) = \frac{1}{x}\)

      • D.

        \(f(x) = - \frac{1}{{{x^2}}}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      F(x) là nguyên hàm của f(x) nếu F’(x) = f(x).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(F'(x) = (\ln x)' = \frac{1}{x}\) nên F(x) là nguyên hàm của \(f(x) = \frac{1}{x}\).

      Câu 2 :

      Hàm số \(F(x) = 2{x^9} + 1945\) là nguyên hàm của hàm số

      • A.

        \(f(x) = 18{x^8}\)

      • B.

        \(f(x) = 18{x^8} + 1945\)

      • C.

        \(f(x) = 18{x^8} + C\)

      • D.

        \(f(x) = \frac{{{x^{10}}}}{5} + 1945x\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      F(x) là nguyên hàm của f(x) nếu F’(x) = f(x).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có \(F'(x) = \left( {2{x^9} + 1945} \right)' = 18{x^8}\) nên F(x) là nguyên hàm của \(f(x) = 18{x^8}\).

      Câu 3 :

      Cho \(\int\limits_2^3 {f(x)dx} = 1\) và \(\int\limits_2^3 {g(x)dx} = 4\). Khi đó \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} \) bằng

      • A.

        5

      • B.

        3

      • C.

        -3

      • D.

        4

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của tích phân \(\int\limits_a^b {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} = \int\limits_a^b {f(x)dx} + \int\limits_a^b {g(x)dx} \).

      Lời giải chi tiết :

      \(\int\limits_2^3 {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} = \int\limits_2^3 {f(x)dx} + \int\limits_2^3 {g(x)dx} = 1 + 4 = 5\).

      Câu 4 :

      Cho F(x) là nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 5{x^4} + \frac{1}{{{x^3}}}\) thỏa mãn F(1) = 0. Tìm F(x).

      • A.

        \(F(x) = {x^5} - \frac{3}{{2{x^2}}} + \frac{1}{2}\)

      • B.

        \(F(x) = {x^5} - \frac{3}{{2{x^2}}} + 2\)

      • C.

        \(F(x) = {x^5} - \frac{1}{{2{x^2}}} - \frac{1}{2}\)

      • D.

        \(F(x) = {x^5} + \frac{1}{{2{x^2}}} - \frac{3}{2}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức nguyên hàm của hàm số lũy thừa \(\int {{x^\alpha }dx} = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C\).

      Lời giải chi tiết :

      \(F(x) = \int {f(x)dx} = \int {\left( {5{x^4} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)dx} = \int {\left( {5{x^4} + {x^{ - 3}}} \right)dx} = 5.\frac{{{x^{4 + 1}}}}{{4 + 1}} + \frac{{{x^{ - 3 + 1}}}}{{ - 3 + 1}} + C\)

      \( = 5.\frac{{{x^5}}}{5} + \frac{{{x^{ - 2}}}}{{ - 2}} + C = {x^5} - \frac{1}{{2{x^2}}} + C\).

      \(F(1) = 0 \Leftrightarrow {1^5} - \frac{1}{{{{2.1}^2}}} + C = 0 \Leftrightarrow C = - \frac{1}{2}\).

      Vậy \(F(x) = {x^5} - \frac{1}{{2{x^2}}} - \frac{1}{2}\).

      Câu 5 :

      Tính \(\int\limits_0^2 {\left( {6{x^2} - 2x} \right)dx} \) được kết quả bằng

      • A.

        11

      • B.

        12

      • C.

        8

      • D.

        6

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng công thức nguyên hàm của hàm số lũy thừa \(\int {{x^\alpha }dx} = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C\).

      Áp dụng tính chất của tích phân \(\int\limits_a^b {\left[ {f(x) - g(x)} \right]dx} = \int\limits_a^b {f(x)dx} - \int\limits_a^b {g(x)dx} \).

      Lời giải chi tiết :

      \(\int\limits_0^2 {\left( {6{x^2} - 2x} \right)dx} = \left( {6.\frac{{{x^3}}}{3} - 2.\frac{{{x^2}}}{2}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^2}\\{_0}\end{array}} \right. = \left( {2{x^3} - {x^2}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^2}\\{_0}\end{array}} \right. = {2.2^3} - {2^2} = 12\).

      Câu 6 :

      Đồ thị trong hình bên dưới là của hàm số y = f(x). Gọi S là diện tích hình phẳng phần gạch chéo trong hình. Chọn khẳng định đúng.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 1 1

      • A.

        \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f(x)dx} + \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

      • B.

        \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f(x)dx} - \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

      • C.

        \(S = \int\limits_0^{ - 2} {f(x)dx} + \int\limits_0^1 {f(x)dx} \)

      • D.

        \(S = \int\limits_{ - 2}^1 {f(x)dx} \)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Diện tích hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), y = g(x) liên tục trên [a;b] và hai đường thẳng x = a, x = b được tính bằng công thức \(S\int\limits_a^b {\left| {f(x) - g(x)} \right|dx} \).

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát hình vẽ, phần tô đậm được giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) và trục hoành y = 0. Trên [-2;0] ta thấy \(f(x) \ge 0\) và trên [0;1] ta thấy \(f(x) \le 0\).

      Diện tích hình phẳng được tô đậm là

      \(S = \int\limits_{ - 2}^1 {\left| {f(x) - 0} \right|dx} = \int\limits_{ - 2}^1 {\left| {f(x)} \right|dx} = \int\limits_{ - 2}^0 {f(x)dx} - \int\limits_0^1 {f(x)dx} \).

      Câu 7 :

      Trong không gian Oxyz , vecto chỉ phương của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z = 1 + t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\) là

      • A.

        \(\overrightarrow u = (2;3;1)\)

      • B.

        \(\overrightarrow u = (1;3;1)\)

      • C.

        \(\overrightarrow u = (3;2;1)\)

      • D.

        \(\overrightarrow u = (2;3; - 1)\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\) đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và nhận \(\overrightarrow u = (2;3;1)\) làm một vecto chỉ phương.

      Lời giải chi tiết :

      Vecto chỉ phương của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z = 1 + t\end{array} \right.\) \((t \in \mathbb{R})\) là \(\overrightarrow u = (2;3;1)\).

      Câu 8 :

      Trong không gian Oxyz, mặt phẳng nào dưới đây đi qua gốc tọa độ?

      • A.

        x + 20 = 0

      • B.

        x – 2019 = 0

      • C.

        y + 5 = 0

      • D.

        2x + 5y – 8z = 0

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thay tọa độ O(0;0;0) vào từng phương trình mặt phẳng. Nếu thỏa mãn phương trình thì mặt phẳng đó đi qua gốc tọa độ.

      Lời giải chi tiết :

      Ta thấy 2.0 + 5.0 – 8.0 = 0 nên O(0;0;0) thuộc mặt phẳng 2x + 5y – 8z = 0.

      Câu 9 :

      Trong không gian Oxyz , xác định tâm I và bán kính R của mặt cầu (S) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\).

      • A.

        I(1;4;-2), R = 3

      • B.

        (-1;-4;2), R = 3

      • C.

        (1;4;-2), R = 9

      • D.

        I(-1;-4;2), R = 9

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Đường tròn tâm I(a;b;c), bán kính R có phương trình \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z + c} \right)^2} = {R^2}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đường tròn \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9\) có tâm I(1;4;-2) và bán kính R = 3.

      Câu 10 :

      Góc giữa hai mặt phẳng (P): x + 2y + z – 1 = 0 và (Q): -x + y + 2z + 2 = 0 bằng

      • A.

        \({30^o}\)

      • B.

        \({45^o}\)

      • C.

        \({60^o}\)

      • D.

        \({90^o}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P), (Q) tương ứng có các vectơ pháp tuyến là \(\vec n{\rm{\;}} = \left( {A;B;C} \right),\vec n'{\rm{\;}} = \left( {A';B';C'} \right)\). Khi đó, góc giữa (P) và (Q), kí hiệu là ((P), (Q)) được tính theo công thức:

      \(\cos \left( {(P),(Q)} \right) = \frac{{\left| {AA' + BB' + CC'} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} .\sqrt {A{'^2} + B{'^2} + C{'^2}} }}\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\cos \left( {(P),(Q)} \right) = \frac{{\left| {1.( - 1) + 2.1 + 1.2} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {1^2}} .\sqrt {{{( - 1)}^2} + {1^2} + {2^2}} }} = \frac{1}{2} \Rightarrow \left( {(P),(Q)} \right) = {60^o}\).

      Câu 11 :

      Cho điểm A(4;0;1) và B(-2;2;3). Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB có một vecto pháp tuyến là

      • A.

        \(\overrightarrow n = (3; - 1; - 1)\)

      • B.

        \(\overrightarrow n = (2;2;2)\)

      • C.

        \(\overrightarrow n = (1;1;2)\)

      • D.

        \(\overrightarrow n = (6;2;2)\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Mặt phẳng trung trực của AB vuông góc với đường thẳng AB nên nhận \(\overrightarrow {AB} \) làm một vecto pháp tuyến.

      Lời giải chi tiết :

      Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB nhận một vecto cùng phương với \(\overrightarrow {AB} = ( - 2 - 4;2 - 0;3 - 1) = ( - 6;2;2)\) làm vecto pháp tuyến.

      Ta có \(\overrightarrow n = (3; - 1; - 1) = - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \) là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng trung trực của AB.

      Câu 12 :

      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) tương ứng có phương trình là 2x + 6y – 4z + 8 = 0, 5x + 15y – 10z + 20 = 0 và 6x + 18y – 12z – 24 = 0. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

      • A.

        (P) // (Q)

      • B.

        (P) cắt (Q)

      • C.

        (Q) cắt (R)

      • D.

        (R) // (P)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Xét tỉ lệ các hệ số.

      Lời giải chi tiết :

      Các vecto pháp tuyến tương ứng với ba mặt phẳng (P), (Q), (R) là \(\overrightarrow {{n_P}} = (2;6; - 4)\), \(\overrightarrow {{n_Q}} = (5;15; - 10)\) và \(\overrightarrow {{n_R}} = (6;18; - 12)\).

      Mà \(\frac{5}{2} = \frac{{15}}{6} = \frac{{ - 10}}{{ - 4}} = \frac{{20}}{8}\) nên (P) trùng (Q).

      Lại có \(\frac{6}{2} = \frac{{18}}{6} = \frac{{ - 12}}{{ - 4}} \ne \frac{{ - 24}}{8}\) nên (P) // (R).

      Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
      Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho hình phẳng được tô trong hình bên.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 1 2

      a) Hình phẳng được tô màu trong hình trên được giới hạn các đồ thị \(y = {x^2}\); \(y = \sqrt x \).

      Đúng
      Sai

      b) Diện tích hình phẳng tô màu trong hình vẽ là \(\frac{1}{3}\).

      Đúng
      Sai

      c) Thể tích của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng trên quanh trục Ox là \(\pi \int\limits_0^1 {\left( {\sqrt x - {x^2}} \right)dx} \).

      Đúng
      Sai

      d) Thể tích V của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường (P): \(y = {x^2}\); (C): \(y = \sqrt x \) quanh trục Oy bằng \(\frac{{3\pi }}{{10}}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Hình phẳng được tô màu trong hình trên được giới hạn các đồ thị \(y = {x^2}\); \(y = \sqrt x \).

      Đúng
      Sai

      b) Diện tích hình phẳng tô màu trong hình vẽ là \(\frac{1}{3}\).

      Đúng
      Sai

      c) Thể tích của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng trên quanh trục Ox là \(\pi \int\limits_0^1 {\left( {\sqrt x - {x^2}} \right)dx} \).

      Đúng
      Sai

      d) Thể tích V của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường (P): \(y = {x^2}\); (C): \(y = \sqrt x \) quanh trục Oy bằng \(\frac{{3\pi }}{{10}}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Cho hình phẳng được giới hạn bởi các đồ thị hàm số liên tục trên [a;b] y = f(x), y = g(x), đường thẳng x = a, x = b.

      a) Quan sát đồ thị và nhận xét.

      b) Áp dụng công thức tính diện tích của hình phẳng \(S = \int\limits_a^b {\left| {f(x) - g(x)} \right|dx} \).

      c) Áp dụng công thức tính thể tích vật thể quay quanh trục Ox \(V = \pi \int\limits_a^b {\left| {{f^2}(x) - {g^2}(x)} \right|dx} \).

      d) Cho hình phẳng được giới hạn bởi các đồ thị hàm số liên tục trên [a;b] x = f(y), x = g(y), đường thẳng y = a, y = b.

      Áp dụng công thức tính thể tích vật thể quay quanh trục Oy \(V = \pi \int\limits_a^b {\left| {{f^2}(y) - {g^2}(y)} \right|dx} \).

      Lời giải chi tiết :

      a)Đúng. Hình phẳng được tô màu trong hình trên được giới hạn các đồ thị \(y = {x^2}\); \(y = \sqrt x \).

      b) Đúng. Quan sát khoảng (0;1), thấy đồ thị \(y = \sqrt x \) nằm phía trên đồ thị \(y = {x^2}\).

      Do đó, trong khoảng (0;1) ta có \(\sqrt x > {x^2}\).

      Diện tích hình phẳng tô màu trong hình vẽ là:

      \(S = \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} - \sqrt x } \right|dx} = \int\limits_0^1 {\left( {\sqrt x - {x^2}} \right)dx} = \left( {\frac{2}{3}.{x^{\frac{3}{2}}} - \frac{{{x^3}}}{3}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^1}\\{_0}\end{array} = \frac{2}{3}{{.1}^{\frac{3}{2}}} - \frac{{{1^3}}}{3}} \right. = \frac{1}{3}\).

      c) Sai. Thể tích của vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng trên quanh trục Ox là:

      \({V_1} = \pi \int\limits_0^1 {\left| {{{\left( {\sqrt x } \right)}^2} - {{\left( {{x^2}} \right)}^2}} \right|dx} = \pi \int\limits_0^1 {\left[ {{{\left( {\sqrt x } \right)}^2} - {{\left( {{x^2}} \right)}^2}} \right]dx} = \pi \int\limits_0^1 {\left[ {x - {x^4}} \right]dx} \).

      d) Đúng. Vật tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường thẳng \(x = \sqrt y \) và \(x = {y^2}\) quanh trục Oy.

      Quan sát đồ thị, ta thấy trong khoảng giá trị (0;1) của y, giá trị x của hàm số \(x = \sqrt y \) lớn hơn giá trị x của hàm số \(x = {y^2}\). Do đó \(\sqrt y > {y^2}\).

      Thể tích của vật đó là: \(V = \pi \int\limits_0^1 {\left| {{{\left( {\sqrt y } \right)}^2} - {{\left( {{y^2}} \right)}^2}} \right|dx} = \pi \int\limits_0^1 {\left[ {{{\left( {\sqrt y } \right)}^2} - {{\left( {{y^2}} \right)}^2}} \right]dx} = \pi \int\limits_0^1 {\left[ {y - {y^4}} \right]dx} = \frac{{3\pi }}{{10}}\).

      Câu 2 :

      Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 3x − my + 1 = 0 và (Q): 5y + 12z + 3 = 0.

      a) Tồn tại giá trị m để hai mặt phẳng (P ) và (Q) song song với nhau.

      Đúng
      Sai

      b) Hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau khi m = 0.

      Đúng
      Sai

      c) Với m = 4 thì góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) gần bằng \(42,{4^o}\).

      Đúng
      Sai

      d) Góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng \({60^o}\) khi và chỉ khi \(m = \pm \frac{{39}}{{\sqrt {407} }}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Tồn tại giá trị m để hai mặt phẳng (P ) và (Q) song song với nhau.

      Đúng
      Sai

      b) Hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau khi m = 0.

      Đúng
      Sai

      c) Với m = 4 thì góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) gần bằng \(42,{4^o}\).

      Đúng
      Sai

      d) Góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng \({60^o}\) khi và chỉ khi \(m = \pm \frac{{39}}{{\sqrt {407} }}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      Xác định vecto pháp tuyến của hai mặt phẳng và áp dụng biểu thức tọa độ của các phép toán vecto.

      Lời giải chi tiết :

      a)Sai. \(\overrightarrow {{n_{(P)}}} = (3; - m;0)\) và \(\overrightarrow {{n_{(P)}}} = (0;5;12)\).

      Để (P) // (Q) thì \(\overrightarrow {{n_{(P)}}} = k\overrightarrow {{n_{(Q)}}} \Leftrightarrow (3; - m;0) = k(0;5;12)\), mà không có giá trị k nào thỏa mãn.

      Vậy không có giá trị k nào để (P) // (Q).

      b) Đúng. Để \((P) \bot (Q) \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_{(P)}}} .\overrightarrow {{n_{(Q)}}} = 0 \Leftrightarrow 3.0 - m.5 + 0.12 = 0 \Leftrightarrow m = 0\).

      c) Sai. \(\cos \left( {(P),(Q)} \right) = \frac{{\left| {3.0 - m.5 + 0.12} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{( - m)}^2} + {0^2}} .\sqrt {{0^2} + {5^2} + {{12}^2}} }}\)

      \( = \frac{{\left| {3.0 - 4.5 + 0.12} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{( - 4)}^2} + {0^2}} .\sqrt {{0^2} + {5^2} + {{12}^2}} }} = \frac{{20}}{{5.13}} = \frac{4}{{13}}\).

      \( \Rightarrow \cos \left( {(P),(Q)} \right) \approx 72,{08^o}\).

      d) Sai. \(\cos {60^o} = \frac{{\left| {3.0 - m.5 + 0.12} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{( - m)}^2} + {0^2}} .\sqrt {{0^2} + {5^2} + {{12}^2}} }} \Leftrightarrow \frac{1}{2} = \frac{{\left| {5m} \right|}}{{13\sqrt {{m^2} + 9} }}\)

      \( \Leftrightarrow 13\sqrt {{m^2} + 9} = 10\left| m \right| \Leftrightarrow 169\left( {{m^2} + 9} \right) = 100{m^2} \Leftrightarrow 69{m^2} = - 1521\) (vô nghiệm).

      Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
      Câu 1 :

      Tại một lễ hội dân gian hàng năm, tốc độ thay đổi lượng khách tham dự được biểu diễn bằng hàm số \(Q(t) = 8{t^3} - 144{t^2} + 576t\), trong đó t tính bằng giờ \((0 \le t \le 14)\), Q’(t) tính bằng khách/giờ. Sau 1 giờ đã có 300 người có mặt. Hỏi số lượng khách tham dự đông nhất trong vòng 14 giờ là bao nhiêu?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm nguyên hàm Q(t) của Q’(t) và tìm giá trị lớn nhất của Q(t) trên đoạn [0;14].

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số biểu diễn số lượng khách sau t giờ là:

      \(Q(t) = \int {Q'(t)dt} = \int {\left( {8{t^3} - 144{t^2} + 576t} \right)dt} = 8.\frac{{{t^4}}}{4} - 144.\frac{{{t^3}}}{3} + 576.\frac{{{t^2}}}{2} + C = 2{t^4} - 48{t^3} + 288{t^2} + C\).

      Vì sau 1 giờ có 300 người có mặt nên \(Q(1) = 300 \Leftrightarrow {2.1^4} - {48.1^3} + {288.1^2} + C = 300 \Leftrightarrow C = 58\).

      Suy ra \(Q(t) = 2{t^4} - 48{t^3} + 288{t^2} + 58\).

      Ta cần tìm giá trị lớn nhất của Q(t) trên đoạn [0;14].

      Xét \(Q'(t) = 0 \Leftrightarrow 8{t^3} - 144{t^2} + 576t = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 12\\t = 6\\t = 0\end{array} \right.\).

      Ta có: \(Q(0) = 58\); \(Q(6) = 2650\); \(Q(12) = 58\); \(Q(14) = 1626\).

      Do đó Q(6) = 2650 là giá trị lớn nhất của \(Q(t) = 2{t^4} - 48{t^3} + 288{t^2} + 58\) trên đoạn [0;14].

      Như vậy số lượng khách tham dự đông nhất trong vòng 14 giờ là 2650.

      Câu 2 :

      Một vật chuyển động trong 4 giờ với vận tốc v (km/h) phụ thuộc vào thời gian t (h) có đồ thị vận tốc là một đường parabol có đỉnh I(3;10) và trục đối xứng vuông góc với trục hoành như hình vẽ. Tính quãng đường vật di chuyển được trong nửa thời gian sau của chuyển động đó (kết quả làm tròn đến hàng phần chục và tính theo đơn vị km).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 1 3

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm hàm v(t) biểu diễn vận tốc theo thời gian t và tính \(\int\limits_2^4 {v(t)dt} \).

      Lời giải chi tiết :

      Đồ thị hàm vận tốc là một đường parabol có bề lõm hướng xuống dưới nên hàm vận tốc có dạng \(v(t) = a{t^2} + bt + c\) \((a < 0)\).

      Parabol đi qua điểm có tọa độ (0;1) và có đỉnh I(3;10) nên ta có hệ:

      \(\left\{ \begin{array}{l}1 = a{.0^2} + b.0 + c\\10 = a{.3^2} + b.3 + c\\ - \frac{b}{{2a}} = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = 1\\9a + 3b = 9\\6a + b = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = 1\\a = - 1\\b = 6\end{array} \right. \Rightarrow v(t) = - {t^2} + 6t + 1\).

      Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian sau của chuyển động là:

      \(s(t) = \int\limits_2^4 {v(t)dt} = \int\limits_2^4 {\left( { - {t^2} + 6t + 1} \right)dt} = \left( { - \frac{{{t^3}}}{3} + 3{t^2} + t} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^4}\\{_2}\end{array}} \right. = \frac{{58}}{3} \approx 19,3\) (km).

      Câu 3 :

      Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (Oyz) là mặt phẳng nằm ngang. Một đường ống nước thẳng đi qua hai điểm A(-1;1;2), B(2;1;3). Hỏi đường ống nước nói trên nghiêng bao nhiêu độ so với mặt phẳng nằm ngang (kết quả làm tròn đến độ)?

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tính góc giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (Oyz).

      Lời giải chi tiết :

      Mặt phẳng (Oyz) có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow i = (1;0;0)\).

      Đường thẳng AB nhận \(\overrightarrow {AB} = (2 + 1;1 - 1;3 - 2) = (3;0;1)\) làm vecto chỉ phương.

      Gọi góc giữa đường ống nước và mặt phẳng nằm ngang là \(\alpha \).

      Ta có \(\sin \alpha = \frac{{\left| {3.1 + 0.0 + 1.0} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {0^2} + {0^2}} .\sqrt {{3^2} + {0^2} + {1^2}} }} = \frac{3}{{\sqrt {10} }} \Rightarrow \alpha \approx {72^o}\).

      Câu 4 :

      Một phần sân nhà bác An có dạng hình thang ABCD vuông tại A và B với độ dài AB = 9 m, AD = 5 m và BC = 6 m như hình vẽ. Theo thiết kế ban đầu thì mặt sân bằng phẳng và A, B, C, D có độ cao như nhau. Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí C bằng cách giữ nguyên độ cao ở A, giảm độ cao của sân ở vị trí B và D xuống thấp hơn độ cao ở A lần lượt là 6 cm và 3,6 cm. Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở C xuống bao nhiêu cm so với độ cao ở A (kết quả làm tròn đến hàng phần chục)?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 1 4

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tìm tọa độ của các điểm A, B, D và lập phương trình mặt phẳng (ABD).

      Tìm cao độ điểm C sao cho C thuộc mặt phẳng (ABD).

      Lời giải chi tiết :

      Gọi độ cao của các điểm A, B, C, D lần lượt là \({z_A}\), \({z_B}\), \({z_C}\), \({z_D}\).

      Theo đề bài, ta có: \({z_A} = {z_B} = {z_D} = 0.\)

      Sau khi điều chỉnh, độ cao của các điểm B, D được thay đổi như sau:

      \({z_B} = - 0,06\), \({z_D} = - 0,036\).

      Để mặt sân sau khi lát gạch là một mặt phẳng, ta cần lập phương trình mặt phẳng (ABCD) đi qua ba điểm \(A(0;0;0)\), \(B(9;0; - 0,06)\), \(D(0;5; - 0,036)\).

      Phương trình mặt phẳng có dạng: \(Ax + By + Cz + D = 0.\)

      Vì mặt phẳng đi qua \(A(0;0;0)\), thay \(A(0;0;0)\) vào phương trình ta được D = 0.

      Do đó, phương trình mặt phẳng có dạng: \(Ax + By + Cz = 0.\)

      Tính hai vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AD} \): \(\overrightarrow {AB} {\rm{\;}} = (9;0; - 0,06)\), \(\overrightarrow {AD} {\rm{\;}} = \left( {0;5; - 0,036} \right)\).

      Tích có hướng của \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AD} \):

      \(\left( {0.( - 0,036) - ( - 0,06).5;( - 0,06).0 - 9.( - 0,036);9.5 - 0.0} \right) = (0,3;0,324;45)\).

      Ta có phương trình mặt phẳng: \(0,3x + 0,324y + 45z = 0\).

      Thay tọa độ \(C(9;6;{z_C})\) vào phương trình:

      \(0,3.(9) + 0,324.(6) + 45{z_C} = 0 \Leftrightarrow 2,7 + 1,944 + 45{z_C} = 0 \Leftrightarrow {z_C} = {\rm{\;}} - 0,1032\) (m).

      Vậy độ cao của điểm C cần giảm là: \({z_C} = - 0,1032{\rm{m}} \approx - 10,3{\rm{cm}}\).

      Bác An cần hạ độ cao của điểm C xuống khoảng 10,3 cm so với độ cao của điểm A.

      Phần IV: Tự luận.
      Thí sinh trình bày lời giải từ câu 1 đến câu 3.
      Câu 1 :

      Cho \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}1\\2x - 1\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}khi\\khi\end{array}\) \(\begin{array}{l}x \ge 1\\x < 1\end{array}\). Tính \(J = \int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} \).

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của tích phân: \(\int\limits_a^b {f(x)dx} = \int\limits_a^c {f(x)dx} + \int\limits_c^b {f(x)dx} \).

      Áp dụng công thức nguyên hàm của hàm số lũy thừa: \(\int {{x^\alpha }dx} = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\int\limits_{ - 1}^2 {f(x)dx} = \int\limits_{ - 1}^1 {f(x)dx} + \int\limits_1^2 {f(x)dx} = \int\limits_{ - 1}^1 {(2x - 1)dx} + \int\limits_1^2 {1dx} \)

      \(\left( {{x^2} - x} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^1}\\{_{ - 1}}\end{array}} \right. + x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^2}\\{_1}\end{array}} \right. = \left( {{1^2} - 1} \right) - \left( {{{( - 1)}^2} - ( - 1)} \right) + 2 - 1 = 0 - 2 + 2 - 1 = - 1\).

      Câu 2 :

      Trong chương trình nông thôn mới, tại một xã Y có xây một đoạn đường hầm bằng bê tông như hình vẽ. Tính thể tích \(({m^3})\) khối bê tông để đổ đủ đoạn đường hầm, biết đường cong trong hình vẽ là các đường parabol.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 1 5

      Phương pháp giải :

      Ứng dụng tích phân, tính diện tích mặt cắt khối bê tông.

      Áp dụng công thức tính thể tích: V = Sh.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi parabol giới hạn mặt cắt của khối bê tông lần lượt là (P) và (Q). Giả sử (P) là parabol nằm phía trên.

      (P) đi qua điểm có tọa độ (10;0) và tọa độ đỉnh là (0;2,5) nên ta có hệ:

      \(\left\{ \begin{array}{l}0 = a{.10^2} + b.10 + c\\\frac{5}{2} = a{.0^2} + b.0 + c\\ - \frac{b}{{2a}} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = \frac{5}{2}\\b = 0\\100a + 10b = - 2,5\end{array} \right. \Rightarrow (P):y = - \frac{1}{{40}}{x^2} + \frac{5}{2} = 0\).

      (Q) đi qua điểm có tọa độ (9,5;0) và tọa độ đỉnh là (0;2) nên ta có hệ:

      \(\left\{ \begin{array}{l}0 = a.{\left( {\frac{{19}}{2}} \right)^2} + b.\frac{{19}}{2} + c\\2 = a{.0^2} + b.0 + c\\ - \frac{b}{{2a}} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = 2\\b = 0\\\frac{{361}}{4}a + \frac{{19}}{2}b = - 2\end{array} \right. \Rightarrow (Q):y = - \frac{8}{{361}}{x^2} + 2 = 0\).

      Diện tích hình phẳng giới hạn bởi (P) và trục hoành là:

      \({S_P} = \int\limits_{ - 10}^{10} {\left( { - \frac{1}{{40}}{x^2} + \frac{5}{2}} \right)dx} = \frac{{100}}{3}\).

      Diện tích hình phẳng giới hạn bởi (Q) và trục hoành là:

      \({S_Q} = \int\limits_{ - 9,5}^{9,5} {\left( { - \frac{8}{{361}}{x^2} + 2} \right)dx} = \frac{{76}}{3}\).

      Diện tích mặt cắt khối bê tông là:

      \(S = {S_P} - {S_Q} = \frac{{100}}{3} - \frac{{76}}{3} = 8\) \(({m^2})\).

      Thể tích khối bê tông là:

      \(V = Sh = 8.5 = 40\) \(({m^3})\).

      Câu 3 :

      Trong không gian Oxyz, cho ba điểm A(1;1;1), B(−1;2;0), C(3;−1;2) và M là điểm thuộc mặt phẳng \((\alpha )\): 2x − y + 2z + 7 = 0. Tính giá trị nhỏ nhất của \(P = \left| {3\overrightarrow {MA} + 5\overrightarrow {MB} - 7\overrightarrow {MC} } \right|\).

      Phương pháp giải :

      Gọi I(a;b;c) là điểm thỏa mãn \(3\overrightarrow {IA} + 5\overrightarrow {IB} - 7\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).

      Biến đổi biểu thức P theo điểm I.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi điểm I(a;b;c) là điểm thỏa mãn \(3\overrightarrow {IA} + 5\overrightarrow {IB} - 7\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).

      Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}3(1 - a) + 5( - 1 - a) - 7(3 - a) = 0\\3(1 - b) + 5(2 - b) - 7( - 1 - b) = 0\\3(1 - c) + 5(0 - c) - 7(2 - c) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 23\\b = 20\\c = - 11\end{array} \right. \Rightarrow I( - 23;20; - 11)\).

      Ta có \(P = \left| {3\overrightarrow {MA} + 5\overrightarrow {MB} - 7\overrightarrow {MC} } \right|\)

      \( = \left| {3\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {3IA} + 5\overrightarrow {MI} + 5\overrightarrow {BI} - 7\overrightarrow {MI} - 7\overrightarrow {IC} } \right|\)

      \( = \left| {\overrightarrow {MI} + 3\overrightarrow {IA} + 5\overrightarrow {IB} - 7\overrightarrow {IC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MI} } \right| = MI\).

      P đạt giá trị nhỏ nhất khi MI nhỏ nhất. Mà M thuộc mặt phẳng \((\alpha )\) nên MI nhỏ nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu vuông góc của I lên mặt phẳng \((\alpha )\), hay MI là khoảng cách từ I đến mặt phẳng \((\alpha )\).

      Ta có \(d\left( {I;(\alpha )} \right) = \frac{{\left| {2.( - 23) - 1.20 + 2.( - 11) + 7} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {2^2}} }} = 27\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của P là 27.

      Tự tin bứt phá Kỳ thi THPT Quốc gia môn Toán! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 đặc sắc thuộc chuyên mục giải bài tập toán 12 trên nền tảng đề thi toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thpt được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình Toán 12, đây chính là "chiến lược vàng" giúp các em tối ưu hóa ôn luyện. Học sinh sẽ không chỉ làm chủ mọi dạng bài thi mà còn nắm vững chiến thuật làm bài hiệu quả, sẵn sàng tự tin chinh phục điểm cao, vững bước vào đại học mơ ước nhờ phương pháp học trực quan, khoa học và hiệu quả học tập vượt trội!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1: Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một nửa học kỳ. Đề thi này không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 có cấu trúc bao gồm hai phần chính:

      1. Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 40-50% tổng số điểm. Các câu hỏi trắc nghiệm thường tập trung vào các kiến thức cơ bản, các công thức và định lý quan trọng.
      2. Phần tự luận: Thường chiếm khoảng 50-60% tổng số điểm. Phần tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, rõ ràng và logic. Các bài toán tự luận thường có độ khó cao hơn và đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1:

      • Đại số: Hàm số, phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân.
      • Hình học: Vectơ, đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, đường conic, khối đa diện, khối tròn xoay.
      • Giải tích: Giới hạn, đạo hàm, tích phân, ứng dụng đạo hàm và tích phân.
      • Số phức: Các phép toán trên số phức, phương trình bậc hai với hệ số thực.
      • Xác suất thống kê: Các khái niệm cơ bản về xác suất, biến ngẫu nhiên, phân phối xác suất.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi điển hình

      Ví dụ 1: Giải phương trình log2(x + 1) = 3

      Lời giải:

      1. Điều kiện xác định: x + 1 > 0 ⇔ x > -1
      2. Biến đổi phương trình: x + 1 = 23 ⇔ x + 1 = 8 ⇔ x = 7
      3. Kết luận: Phương trình có nghiệm duy nhất x = 7

      Ví dụ 2: Tính đạo hàm của hàm số f(x) = x3 - 2x2 + 5x - 1

      Lời giải:

      f'(x) = 3x2 - 4x + 5

      Lời khuyên để đạt kết quả tốt trong kỳ thi

      • Nắm vững kiến thức lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các công thức và định lý quan trọng.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      • Ôn tập theo cấu trúc đề thi: Luyện tập với các đề thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết: Hỏi thầy cô giáo, bạn bè hoặc tham gia các diễn đàn học tập để được giải đáp các thắc mắc.
      • Giữ tâm lý bình tĩnh và tự tin: Tin tưởng vào khả năng của bản thân và cố gắng hết mình trong kỳ thi.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 12 Kết nối tri thức - Đề số 1 là cơ hội để học sinh đánh giá năng lực học tập và chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ. Hy vọng rằng với những thông tin và hướng dẫn trong bài viết này, các em học sinh sẽ tự tin và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 12