Logo Header
  1. Môn Toán
  2. hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Quý độc giả đang tham khảo tài liệu , được biên soạn bám sát chuẩn toán học mới nhất. Nội dung được cấu trúc chặt chẽ, phân tầng từ cơ bản đến nâng cao, hỗ trợ củng cố và mở rộng kiến thức toán học một cách hệ thống. Hãy tận dụng tối đa tài liệu này để nâng cao hiệu quả học tập và chinh phục mọi kỳ kiểm tra, kỳ thi với kết quả xuất sắc.

Bài viết hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán liên quan đến hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn trong chương trình Đại số 9.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  1. Nghiệm của hệ phương trình: Hệ phương trình \((I)\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{a_1}x + {b_1}y = {c_1}}\\ {{a_2}x + {b_2}y = {c_2}} \end{array}} \right.\) \(\left( {a_1^2 + b_1^2 \ne 0,a_2^2 + b_2^2 \ne 0} \right)\) là cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thỏa mãn đồng thời hai phương trình \({a_1}x + {b_1}y = {c_1}\) và \({a_2}x + {b_2}y = {c_2}\).
  2. Giải hệ phương trình \((I)\) là tìm tập nghiệm của nó.
  3. Số nghiệm của hệ \((I)\) chính là số giao điểm của hai đường thẳng \({a_1}x + {b_1}y = {c_1}\) \(\left( {{d_1}} \right)\) và \({a_2}x + {b_2}y = {c_2}\) \(\left( {{d_2}} \right)\).
    • Hệ \((I)\) có nghiệm duy nhất ⇔ \(\left( {{d_1}} \right)\) cắt \(\left( {{d_2}} \right)\).
  4. Hệ tương đương: Hai hệ phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu tập nghiệm của chúng trùng nhau. Hai hệ phương trình cùng vô nghiệm cũng được coi là tương đương với nhau.
  5. Giải hệ bằng phương pháp thế:
    • Dùng quy tắc thế biến đổi hệ phương trình đã cho để được một hệ phương trình mới, trong đó có một phương trình một ẩn.
    • Giải phương trình một ẩn vừa thu được rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho.
  6. Giải hệ bằng phương pháp cộng đại số:
    • Nhân hai vế của một phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của cùng một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ là bằng nhau hoặc đối nhau.
    • Áp dụng quy tắc cộng đại số để được một hệ phương trình mới, trong đó một phương trình có hệ số của một trong hai ẩn bằng \(0\) (phương trình còn một ẩn).
    • Giải phương trình một ẩn thu được rồi dùng phương pháp thế, suy ra nghiệm của hệ đã cho.
  7. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
    • Bước 1. Lập hệ phương trình:
      • Chọn hai ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng.
      • Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
      • Lập hệ hai phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
    • Bước 2. Giải hệ phương trình nói trên.
    • Bước 3. Kiểm tra các điều kiện rồi kết luận.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1. XÉT SỰ TỒN TẠI NGHIỆM VÀ BIỂU DIỄN NGHIỆM

I. Phương pháp giải

  • Thử trực tiếp cặp số đã cho vào hệ.
  • Nhận xét đặc điểm riêng của từng phương trình (nếu có).
  • Vẽ đường thẳng biểu diễn từng phương trình của hệ, lưu ý hệ số góc của các đường thẳng.
  • Lưu ý:
    • Nếu một trong hai phương trình của hệ vô nghiệm thì cả hệ vô nghiệm.
    • Nghiệm của hệ là một cặp số, chính là toạ độ giao điểm của hai đường thẳng biểu diễn hai phương trình của hệ.

II. Ví dụ

Ví dụ 1: Hai hệ phương trình cùng có vô số nghiệm liệu có tương đương với nhau không? Cho ví dụ minh hoạ.

Hai hệ phương trình cùng có vô số nghiệm chưa chắc đã tương đương với nhau. Chẳng hạn, xét hai hệ phương trình:

\((I)\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x – y = 0}\\ {2x – 2y = 0} \end{array}} \right.\) và \((II)\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + y = 0}\\ {3x + 3y = 0} \end{array}} \right..\)

Dễ dàng thấy rằng cả hai hệ phương trình đều có vô số nghiệm. Hệ \((I)\) có nghiệm dạng \((t;t)\), hệ \((II)\) có nghiệm dạng \((t;-t)\), \(t \in R.\) Tuy nhiên, tập nghiệm của hệ \((I)\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = x\), tập nghiệm của hệ \((II)\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = -x.\) Rõ ràng hai đường thẳng này không trùng nhau (chúng vuông góc với nhau), tức là tập nghiệm của hai hệ không trùng nhau. Vậy hệ \((I)\) và hệ \((II)\) không tương đương.

Ví dụ 2: Với giá trị nào của \(m\) và \(n\) thì hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {mx – y = 1}\\ {x + y = n} \end{array}} \right.\) nhận cặp số \((-1;0)\) làm nghiệm?

Cặp số \((-1;0)\) là nghiệm của hệ khi thoả mãn đồng thời hai phương trình của hệ, nên ta có:

\(m.( – 1) – 0 = 1\) và \( – 1 + 0 = n.\)

Từ đó \(m = -1\) và \(n = -1.\)

Ví dụ 3: Hãy xét xem hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {11x + 10y = 12}\\ {6x + y = 18} \end{array}} \right..\)

Ta hãy xem đồ thị của các phương trình của hệ có vị trí tương đối như thế nào? Muốn vậy, ta hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\) từ mỗi phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {y = – 1,1x + 1,2}\\ {y = – 6x + 18} \end{array}} \right..\)

Đây là hai hàm bậc nhất. Đồ thị của chúng là hai đường thẳng có hệ số góc khác nhau, do đó chúng cắt nhau. Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất.

Ví dụ 4: Với giá trị nào của \(a\) thì hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + y = 1}\\ {ax + 2y = 0} \end{array}} \right..\)

a) Có nghiệm duy nhất?

b) Vô nghiệm?

c) Có vô số nghiệm?

Từ phương trình thứ nhất rút ra:\(y = – x + 1\).

Từ phương trình thứ hai rút ra:\(y = – \frac{a}{2}x\).

a) Hệ có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi các đường thẳng \((1)\) và \((2)\) cắt nhau, tức là các hệ số góc của chúng khác nhau hay \( – \frac{a}{2} \ne – 1\) suy ra \(a \ne 2.\)

b) Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) song song. Vì hai đường thẳng này có tung độ gốc khác nhau nên chúng song song với nhau khi và chỉ khi hệ số góc của chúng bằng nhau, tức là:\( – \frac{a}{2} = – 1\) hay \(a = 2.\)

c) Hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) có tung độ gốc khác nhau nên không thể trùng nhau. Vậy hệ đã cho không thể có vô số nghiệm.

Ví dụ 5: Cho hệ phương trình: \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x – y = m}\\ {mx + \sqrt 2 y = m} \end{array}} \right..\)

a) Tìm \(m\) để hệ vô nghiệm, vô số nghiệm.

b) Hệ có nghiệm duy nhất khi nào? Vì sao?

a) Biến đổi hệ đã cho thành: \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {y = 2x – m\:\:(1)}\\ {y = – \frac{m}{{\sqrt 2 }}x + \frac{m}{{\sqrt 2 }}\:\:(2)} \end{array}.} \right.\)

Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) song song hay \( – \frac{m}{{\sqrt 2 }} = 2\), tức là \(m = – 2\sqrt 2 \) (hệ số góc của hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) bằng nhau). Mặt khác, khi \(m = – 2\sqrt 2 \) thì tung độ gốc của hai đường thẳng này khác nhau \(\left( { – m \ne \frac{m}{{\sqrt 2 }}} \right).\) Vậy hệ vô nghiệm khi và chỉ khi \(m = – 2\sqrt 2 .\)

Theo trên ta thấy khi hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) có cùng hệ số góc thì tung độ gốc của chúng khác nhau. Vậy không có giá trị nào của \(m\) để hệ có vô số nghiệm.

b) Từ câu a suy ra khi \(m \ne – 2\sqrt 2 \) thì hai đường thẳng \((1)\) và \((2)\) có hệ số góc khác nhau, tức là chúng cắt nhau. Vậy hệ có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi \(m \ne – 2\sqrt 2 .\)

III. Bài tập

  1. Cặp số \((3; – 1)\) là nghiệm của hệ phương trình nào sau đây?

    a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3u + v = 8}\\ {7u – 2v = 23} \end{array}} \right..\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {v + 2u = 5}\\ {u + 2v = 1} \end{array}} \right..\)

    c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3u – v = 0}\\ {5u – v = – 4} \end{array}} \right..\)
  2. Cặp số nào trong các cặp số \(( – 3;4)\), \(( – 2; – 6)\), \(( – 4;3)\) là nghiệm của hệ: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = y – 7}\\ {3x + 4y = 1} \end{array}} \right.\)?
  3. Nối mỗi hệ phương trình với một cặp số tương ứng mà nó nhận làm nghiệm:
    A. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\frac{x}{2} + 2y = \frac{7}{2}}\\ {2x – y = \frac{{19}}{2}} \end{array}} \right.$ a. $( – 2;1)$
    B. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x – y = – 3}\\ { – 2x + 2y = 6} \end{array}} \right.$ b. $\left( {5;\frac{1}{2}} \right)$
    C. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x – y = 3}\\ {3x + 2y = 4,5} \end{array}} \right.$ c. $\left( {\sqrt 2 ;\sqrt 3 } \right)$
    D. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x\sqrt 2 + y\sqrt 3 = 5}\\ {x\sqrt 3 – y\sqrt 2 = 0} \end{array}} \right.$ d. $(1,5;0).$
  4. Xác định giá trị của \(a\) để hệ phương trình sau có vô số nghiệm. Viết công thức nghiệm tổng quát của hệ với giá trị tìm được của \(m\):

    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x + y = \frac{1}{2}}\\ {(2m + 1)x – y = – \frac{1}{2}} \end{array}} \right..\)
  5. Xét xem các hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm?

    a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3x – 2y = 7}\\ {6x – 4y = 1} \end{array}} \right..\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {5x – y = 11}\\ { – 10x + 2y = – 22} \end{array}.} \right.\)

    c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + 3y = 1}\\ {2y = 4} \end{array}} \right..\)

    d) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + 2 = 0}\\ {2x – y = 3} \end{array}} \right..\)
  6. Cho hai phương trình: \(3x + y = 7\) và \( – 5x + 2y = 3.\)

    a) Tìm nghiệm tổng quát của mỗi phương trình trên.

    b) Vẽ đồ thị của hai phương trình trên cùng một hệ toạ độ, rồi xác định nghiệm chung của hai phương trình.
  7. Bằng cách vẽ đồ thị, hãy giải các hệ phương trình sau:

    a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x – y = 1}\\ {x + 3y = 9} \end{array}} \right..\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + 2y = 4}\\ { – 2x – 4y = 10} \end{array}} \right..\)

    c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + y = 0}\\ { – 3x + 4y = 14} \end{array}} \right..\)

    d) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {1,5y + x = – 0,5}\\ {2x + 3y = – 1} \end{array}} \right..\)
  8. Chứng minh rằng nếu một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có hai nghiệm phân biệt thì hệ đó có vô số nghiệm.

Dạng 2. GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ

I. Phương pháp giải

  1. Biểu diễn một ẩn từ một phương trình nào đó của hệ qua ẩn kia.
  2. Thay ẩn này bởi biểu thức biểu diễn nó vào phương trình còn lại.
  3. Giải phương trình một ẩn thu được.
  4. Tìm giá trị tương ứng của ẩn còn lại.

II. Ví dụ

Ví dụ 1: Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), tìm trên đường thẳng \(y = 3x + 8\) điểm có hoành độ bằng tung độ.

Giả sử điểm cần tìm là \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\). Điểm này có hoành độ bằng tung độ nên \({x_0} = {y_0}.\) Mặt khác, \(M\) thuộc đường thẳng \(y = 3x + 8\) nên toạ độ của nó thoả mãn phương trình của đường thẳng, tức là \({y_0} = 3{x_0} + 8.\) Ta có hệ phương trình hai ẩn \({x_0}\), \({y_0}.\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{x_0} = {y_0}\:\:(1)}\\ {{y_0} = 3{x_0} + 8\:\:(2)} \end{array}} \right.\)

Thay \({x_0}\) bởi \({y_0}\) từ phương trình \((1)\) vào phương trình \((2)\), ta có:

\({y_0} = 3{y_0} + 8\) ⇔ \( – 2{y_0} = 8\) ⇔ \({y_0} = – 4.\)

Từ đó \({x_0} = – 4.\) Vậy điểm cần tìm là \(M( – 4; – 4).\)

Ví dụ 2: Giải hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x + y = 12\:\:(1)}\\ {7x – 2y = 31\:\:(2)} \end{array}} \right.\)

Từ phương trình \((1)\), biểu diễn \(y\) theo \(x\) ta có: \(y = 12 – 2x.\)

Thay \(y\) trong phương trình \((2)\) bởi \(12 – 2x\) ta được:

\(7x – 2(12 – 2x) = 31.\)

⇔ \(7x – 24 + 4x = 31.\)

⇔ \(11x = 55.\)

⇔ \(x = 5.\)

Thay \(x = 5\) vào phương trình \(y = 12 – 2x\) ta được:

\(y = 12 – 2.5 = 2.\)

Vậy hệ có nghiệm \((x;y) = (5;2).\)

Ví dụ 3: Giải hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3x\sqrt 2 – y = 3\:\:(1)}\\ {x – 2y\sqrt 2 = – 5\sqrt 2 \:\:(2)} \end{array}} \right.\)

Từ \((1)\) rút ra \(y = 3x\sqrt 2 – 3.\) Thay vào \((2)\) ta có:

\(x – 2\sqrt 2 (3x\sqrt 2 – 3) = – 5\sqrt 2 \) ⇒ \( – 11x = – 11\sqrt 2 \) ⇒ \(x = \sqrt 2 .\)

Từ đó tìm được \(y = 3.\) Vậy hệ có nghiệm \((x;y) = (\sqrt 2 ;3).\)

Ví dụ 4: Cho hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {ax – y = 2\:\:(1)}\\ {x + ay = 3\:\:(2)} \end{array}} \right..\)

a) Giải hệ phương trình khi \(a = \sqrt 3 – 1.\)

b) Chứng minh rằng với mọi \(a\) hệ luôn có nghiệm duy nhất, tìm nghiệm đó.

a) Với \(a = \sqrt 3 – 1\) hệ trở thành:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {(\sqrt 3 – 1)x – y = 2\:\:(1)}\\ {x + (\sqrt 3 – 1)y = 3\:\:(2)} \end{array}} \right.\)

Giải hệ bằng phương pháp thế.

Từ \((2)\) ta có:

\(x = 3 – (\sqrt 3 – 1)y.\)

Thay vào \((1)\) ta có:

\((\sqrt 3 – 1)[3 – (\sqrt 3 – 1)y] – y = 2.\)

⇔ \( – {(\sqrt 3 – 1)^2}y – y = 2 – 3(\sqrt 3 – 1).\)

⇔ \([ { – {{(\sqrt 3 – 1)}^2} – 1} ]y = 2 – 3(\sqrt 3 – 1).\)

⇔ \( ( – 5 + 2\sqrt 3 )y = 5 – 3\sqrt 3 .\)

⇔ \(y = \frac{{5 – 3\sqrt 3 }}{{2\sqrt 3 – 5}}\) = \(\frac{{(5 – 3\sqrt 3 )(2\sqrt 3 + 5)}}{{ – 13}}\) = \(\frac{{5\sqrt 3 – 7}}{{13}}.\)

Từ đó: \(x = 3 – \frac{{(\sqrt 3 – 1)(5\sqrt 3 – 7)}}{{13}}\) = \(\frac{{39 – (15 – 5\sqrt 3 – 7\sqrt 3 + 7)}}{{13}}\) = \(\frac{{17 + 12\sqrt 3 }}{{13}}.\)

Vậy hệ có nghiệm là \((x;y) = \left( {\frac{{12\sqrt 3 + 17}}{{13}};\frac{{5\sqrt 3 – 7}}{{13}}} \right).\)

Ví dụ 5: Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\) cho ba đường thẳng:

\(2x – y = – 1\) \(\left( {{d_1}} \right).\)

\(x + y = – 2\) \(\left( {{d_2}} \right).\)

\(y = – 2x – m\) \(\left( {{d_3}} \right).\)

Xác định \(m\) để ba đường thẳng đã cho đồng quy.

Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x – y = – 1}\\ {x + y = – 2} \end{array}} \right..\)

Giải hệ này bằng phương pháp thế, ta được nghiệm \(x = -1\), \(y = -1.\) Vậy giao điểm của hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) là \(I( – 1; – 1).\) Ba đường thẳng đã cho đồng quy khi và chỉ khi điểm \(I\) nằm trên đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right)\), tức là toạ độ của \(I\) thoả mãn phương trình:

\(y = – 2x – m.\)

Ta có \( – 1 = – 2.( – 1) – m\), suy ra \(m = 3.\)

Vậy với \(m = 3\) thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.

III. Bài tập

  1. Giải các hệ phương trình:

    a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {8y – x = 4}\\ {2x – 21y = 2} \end{array}} \right..\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {7x + 6y = 6}\\ {3x + 4y = 9} \end{array}} \right..\)

    c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\frac{y}{4} – \frac{x}{5} = 6}\\ {\frac{x}{{15}} + \frac{y}{{12}} = 0} \end{array}} \right..\)

    d) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\frac{6x}{5} + \frac{y}{{15}} = 2,3}\\ {\frac{x}{{10}} – \frac{{2y}}{3} = 1,2} \end{array}} \right..\)
  2. Giải các hệ phương trình:

    a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2u + 5v = 0}\\ { – 8u + 15v = 7} \end{array}} \right..\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {4u + 3v = 14}\\ {5u – 3v = 25} \end{array}} \right..\)

    c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {4z + t = 2}\\ { – 8z – 2t = 1} \end{array}} \right..\)

    d) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\frac{z}{3} – \frac{t}{2} = – 4}\\ {2z – 3t = – 24} \end{array}} \right..\)
  3. Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng hiệu giữa chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị là \(7\), nếu lấy số đã cho chia cho số viết theo thứ tự ngược lại ta được thương là \(3\) và số dư là \(5.\)

Dạng 3. GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐẠI SỐ

I. Phương pháp giải

  1. Nhân cả hai vế của các phương trình trong hệ với số thích hợp (nếu cần) để đưa hệ đã cho về hệ mới, trong đó các hệ số của một ẩn nào đó bằng nhau (hoặc đối nhau).
  2. Trừ (hoặc cộng) từng vế của các phương trình trong hệ mới để khử bớt một ẩn.
  3. Giải phương trình một ẩn thu được.
  4. Thay giá trị tìm được của ẩn này vào một trong hai phương trình của hệ để tìm ẩn kia.
  5. Lưu ý:
    • Khi trong hệ có chứa những biểu thức giống nhau, ta kết hợp phương pháp đặt ẩn phụ để đưa hệ về một hệ mới đơn giản hơn.
    • Một hệ phương trình có thể được giải bằng một trong hai phương pháp: thế hoặc cộng đại số. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi phương trình mà ta chọn phương pháp thích hợp.

II. Ví dụ

Ví dụ 1: Giải các hệ phương trình:

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {2x + 3y = – 5}\\ {x – 3y = 26} \end{array}} \right..\)

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {5x + 11y = 8}\\ {10x – 7y = 74} \end{array}} \right..\)

a) Các hệ số của ẩn \(y\) trong hai phương trình là đối nhau, vì vậy, ta cộng từng vế của hai phương trình để khử ẩn \(y\), thu được:

\(3x = 21\) ⇔ \(x = 7.\)

Thay vào phương trình thứ hai của hệ, ta có:

\(7 – 3y = 26\) ⇔ \(3y = – 19\) ⇔ \(y = – \frac{{19}}{3}.\)

Vậy hệ có nghiệm \((x;y) = \left( {7; – \frac{{19}}{3}} \right).\)

b) Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với \(2\), giữ nguyên phương trình thứ hai, ta nhận được hệ mới:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {10x + 22y = 16}\\ {10x – 7y = 74} \end{array}} \right..\)

Trừ từng vế của phương trình thứ nhất (mới) cho phương trình thứ hai, thu được:

\(29y = – 58\) ⇔ \(y = – 2.\)

Thay vào phương trình thứ hai, ta có:

\(10x – 7.( – 2) = 74\) ⇔ \(10x = 60\) ⇔ \(x = 6.\)

Vậy hệ có nghiệm \((x;y) = (6;-2).\)

Ví dụ 2: Giải hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {3x – 5y = 93}\\ {5x – 4y = 103} \end{array}} \right..\)

Ta hãy chọn các nhân tử thích hợp để khi nhân cả hai vế của từng phương trình với chúng, các hệ số của một ẩn, chẳng hạn \(y\), là đối nhau. Để ý rằng \(BCNN(5;4) = 20\), nhân hai vế của phương trình thứ nhất với \(-4\), phương trình thứ hai với \(5\), ta nhận được hệ mới:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} { – 12x + 20y = – 372}\\ {25x – 20y = 515} \end{array}} \right..\)

Cộng từng vế hai phương trình, ta được:

\(13x = 143\) ⇒ \(x = 11.\)

Thay giá trị vừa tìm được của \(x\) vào phương trình \(5x – 4y = 103\), tìm được \(y = -12.\)

Vậy nghiệm của hệ là \((x;y) = (11;-12).\)

Ví dụ 3: Xác định \(m\), \(n\) để hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {mx – y = n}\\ {mx + ny = 2} \end{array}} \right..\)

a) Có nghiệm \((x;y) = ( – \sqrt 2 ;\sqrt 3 ).\)

b) Vô nghiệm.

a) Hệ có nghiệm \((x;y) = ( – \sqrt 2 ;\sqrt 3 )\) tức là:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {m.( – \sqrt 2 ) – \sqrt 3 = n}\\ {m.( – \sqrt 2 ) + n\sqrt 3 = 2} \end{array}} \right.\) ⇔ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} { – \sqrt 2 m – n = \sqrt 3 }\\ { – \sqrt 2 m + \sqrt 3 n = 2} \end{array}} \right..\)

Đây là hệ hai phương trình bậc nhất đối với hai ẩn \(m\), \(n.\) Sử dụng phương pháp cộng đại số, tìm được:

\(m = \frac{{ – 5\sqrt 2 }}{{2(\sqrt 3 + 1)}}\), \(n = \frac{{2 – \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 + 1}}.\)

b) Từ phương trình thứ nhất rút ra \(y = mx – n\) thay vào phương trình thứ hai ta được:

\(mx + n(mx – n) = 2\) ⇔ \(m(n + 1)x = {n^2} + 2.\)

Để ý rằng \({n^2} + 2 /> 0\) ∀ \(n\) nên phương trình sau cùng vô nghiệm khi và chỉ khi \(m(n + 1) = 0\), tức là \(m = 0\) hoặc \(n = -1.\)

Vậy hệ đã cho vô nghiệm khi \(m = 0\) hoặc \(n = -1.\)

Ví dụ 4: Giải hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\frac{7}{{2x + y}} + \frac{4}{{2x – y}} = 74}\\ {\frac{3}{{2x + y}} + \frac{2}{{2x – y}} = 32} \end{array}} \right..\)

Đặt \(\frac{1}{{2x + y}}

Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn đặc sắc thuộc chuyên mục giải toán 9 trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

Giải Toán hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn với Đáp Án Mới Nhất

Toán học luôn là một môn học quan trọng, giúp học sinh phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để hỗ trợ các bạn học sinh và giáo viên trong việc học tập và giảng dạy, bài viết này sẽ cung cấp lời giải chi tiết và đáp án chính xác cho chủ đề hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn, giúp bạn hiểu sâu và tự tin hơn khi làm bài tập.

1. Tổng Quan về Chủ Đề hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là một trong những phần kiến thức quan trọng trong chương trình toán học, thường xuất hiện trong các bài kiểm tra và kỳ thi lớn. Việc nắm vững phần này không chỉ giúp bạn đạt điểm cao mà còn tạo nền tảng vững chắc để học các nội dung nâng cao hơn.

2. Các Bài Tập Đặc Trưng trong hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

  • Bài tập cơ bản: Những bài tập này giúp bạn hiểu rõ định nghĩa, công thức và cách áp dụng kiến thức.
  • Bài tập nâng cao: Dành cho những bạn muốn thử sức với các dạng bài khó hơn, đòi hỏi tư duy sáng tạo và kỹ năng phân tích.
  • Bài tập ôn luyện: Bao gồm các câu hỏi tương tự đề thi thực tế, giúp bạn làm quen với cấu trúc và cách trình bày bài thi.

3. Hướng Dẫn Giải Chi Tiết

Chúng tôi cung cấp hướng dẫn từng bước giải bài tập, bao gồm:

  1. Phân tích đề bài để hiểu yêu cầu.
  2. Áp dụng công thức và phương pháp phù hợp.
  3. Trình bày lời giải rõ ràng và khoa học.

Mỗi bài giải đều kèm theo lời giải thích chi tiết, giúp bạn hiểu không chỉ cách làm mà còn cả lý do tại sao nên áp dụng phương pháp đó.

4. Đáp Án Mới Nhất và Chính Xác

Tất cả các bài tập đều đi kèm đáp án mới nhất, được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác cao. Điều này giúp bạn tự kiểm tra kết quả và khắc phục lỗi sai một cách nhanh chóng.

5. Tài Liệu Ôn Luyện Kèm Theo

Ngoài ra, bài viết còn cung cấp các tài liệu bổ trợ như:

  • Bảng công thức toán học liên quan đến hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Các mẹo giải nhanh và cách tránh sai lầm thường gặp.
  • Đề thi thử và bài tập rèn luyện theo cấp độ.

6. Lợi Ích Khi Học Chủ Đề Này

  • Giúp bạn hiểu sâu bản chất của kiến thức thay vì chỉ học thuộc lòng.
  • Tăng khả năng tư duy logic và sáng tạo.
  • Tự tin hơn khi đối mặt với các kỳ thi quan trọng.

Kết Luận

Chủ đề hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là một phần kiến thức thú vị và hữu ích trong toán học. Hãy sử dụng bài viết này như một công cụ hỗ trợ để bạn chinh phục mọi thử thách trong môn Toán. Đừng quên ôn tập thường xuyên và luyện tập nhiều dạng bài tập khác nhau để thành thạo hơn!

Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao! 😊

>> Xem thêm đáp án chi tiết về: hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.