Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1, tài liệu ôn tập quan trọng dành cho học sinh lớp 10. Đề thi được biên soạn theo chương trình học mới, bám sát kiến thức trọng tâm và có độ khó phù hợp.

Đề thi này giúp các em học sinh tự đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp các em tự kiểm tra và rút kinh nghiệm.

Câu 1. Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề: “\(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)” A. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 < 0\) B. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\) C. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\) D. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)

Đề bài

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề: “\(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)”

    A. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 < 0\)

    B. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)

    C. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)

    D. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)

    Câu 2. Cho tập hợp \(A = \{ 1;2;5;7;8\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{N}|x \le 3\} \). Tập hợp \(A \cap B\) là:

    A. \(\{ 1;2\} \). B. \(\{ 1\} \). C. \(\{ 2\} \). D. \(\emptyset \)

    Câu 3. Mỗi học sinh của lớp 10A đều thích môn Toán hoặc môn Tiếng Anh, biết rằng có 30 học sinh thích môn Toán, 25 học sinh thích môn Tiếng Anh và 15 em học sinh thích cả hai môn. Hỏi lớp 10A có tất cả bao nhiêu học sinh?

    A. \(70\). B. \(60\). C. \(50\). D. \(40\).

    Câu 4. Số tập hợp con của tập hợp A có 5 phần tử là :

    A. \(20\). B. \(25\). C. \(32\) D. \(35\).

    Câu 5. Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình \(3(x - 1) + 4(y - 2) < 5x + 3\)

    A. \((2;5)\). B. \(( - 2;3)\). C. \((0;6)\). D. \((4;5)\).

    Câu 6. Miền nghiệm của bất phương trình \(x - 2y < 4\) là:

    A.Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 0 1 B.Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 0 2

    C. Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 0 3 D. Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 0 4

    Câu 7. Giá trị nhỏ nhất của \(F(x;y) = x - 3y\), với điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\0 \le y \le 5\\x + y - 2 \ge 0\\3x - y \le 6\end{array} \right.\) 

    A.\(2\) B. \( - 6\) C.\( - \frac{{34}}{3}\) D. \( - 15\)

    Câu 8. Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}\)

    A.\(\mathbb{R}\). B. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ 2\} \) C. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2;2\} \). D. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2; - 1;2\} \).

    Câu 9. Parabol \((P):y = {x^2} - 6x + 9\) có số điểm chung với trục hoành là

    A.\(0\) B. \(1\). C. \(2\). D. \(3\).

    Câu 10. Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như sau:

    Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 0 5

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    A. \(f( - 3) > f( - 2)\) B. \(f(2) < f(\sqrt 5 )\) C. \(f(1) < f(0)\) D. \(f(2020) > f(2022)\)

    Câu 11. Đường thẳng nào dưới đây song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x + 1\)

    A. \(y = - \sqrt 3 x + 1\) B\(y = \frac{{\sqrt 3 }}{3}x - 2\) C. \(y = \sqrt 3 x + 5\). D. \(y = \sqrt 3 - 5x\).

    Câu 12. Cho hàm số \(f(x) = {x^2} - 4x + 10\). Khẳng định nào sau đây đúng?

    A.Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ;2)\), đồng biến trên\((2; + \infty )\).

    B. Hàm số nghịch biến trên\(\mathbb{R}\).

    C. Hàm số nghịch biến trên \((2; + \infty )\), đồng biến trên\(( - \infty ;2)\).

    D. Hàm số đồng biến trên\(\mathbb{R}\).

    II. PHẦN TỰ LUẬN

    Câu 1. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.

    a) \(( - \infty ;1) \cap ( - 2; + \infty )\) b) \((3;7] \cup ( - 1;5]\) c) \(( - 4;7]{\rm{\backslash }}[2; + \infty )\)

    Câu 2. Cô Lan dự định mua tối đa 210 bông hoa gồm hoa tươi và hoa sáp về bán ngày lễ. Biết số hoa tươi cần mua ít nhất là 50 bông, số hoa sáp tối đa là 100 bông và số hoa sáp chiếm ít nhất \(\frac{1}{3}\) tổng số hoa. Lợi nhuận trung bình là 4 nghìn với một bông hoa tươi và 3 nghìn cho một bông hoa sáp. Vậy cô Lan cần mua bao nhiêu hoa mỗi loại để lợi nhuận thu được là lớn nhất?

    Câu 3.

    a) Xác định parabol (P) biết \((P):y = a{x^2} + bx + 2\) đi qua A(1;0) và có trục đối xứng \(x = \frac{3}{2}\)

    b) Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên.

    Lời giải chi tiết

       HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN

      I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

      1. C

      2. A

      3. D

      4. C

      5. D

      6. A

      7. D

      8. C

      9. B

      10. C

      11. C

      12. A

      Câu 1:

      Phương pháp:

      Mệnh đề phủ định của mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R}|P(x)\)” là “\(\forall x \in \mathbb{R}|\overline {P(x)} \)”

      Cách giải:

      Mệnh đề phủ định của mệnh đề: “\(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)” là “\(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)”

      Chọn C.

      Câu 2:

      Phương pháp:

      Tập hợp \(A \cap B = \{ x \in A|x \in B\} \)

      Cách giải:

      \(A = \{ 1;2;5;7;8\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{N}|x \le 3\} = \{ 0;1;2;3\} \).

      Tập hợp \(A \cap B = \{ 1;2\} \)

      Chọn A.

      Câu 3:

      Phương pháp:

      Gọi A là tập hợp các học sinh thích môn Toán của lớp 10A.

      B là là tập hợp các học sinh thích môn Tiếng Anh của lớp 10A.

      Cách giải:

      Gọi A là tập hợp các học sinh thích môn Toán của lớp 10A.

      B là là tập hợp các học sinh thích môn Tiếng Anh của lớp 10A.

      Suy ra : \(A \cup B\) là tập hợp các học sinh thích môn Toán và Tiếng Anh (hay là tập hợp HS lớp 10A)

      \(A \cap B\) là tập hợp các học sinh thích cả hai môn Toán và Tiếng Anh

      Ta có : \(n(A) = 30;n(B) = 25;n(A \cap B) = 15\)

      \( \Rightarrow \) Số học sinh lớp 10A là : \(n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A \cap B) = 30 + 25 - 15 = 40\)

      Vậy lớp 10A có 40 học sinh.

      Chọn D.

      Câu 4:

      Phương pháp:

      Số tập hợp con của tập hợp A có n phần tử là : \({2^n}\)

      Cách giải:

      Số tập hợp con của tập hợp A có 5 phần tử là : \({2^5} = 32\)

      Chọn C.

      Câu 5:

      Phương pháp:

      Thay cặp số vào BPT, cặp số nào cho ta mệnh đề đúng thì cặp số đó là nghiệm của BPT đã cho.

      Cách giải:

      Xét bất phương trình :\(3(x - 1) + 4(y - 2) < 5x + 3\)

       \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 3x - 3 + 4y - 8 - 5x - 3 < 0\\ \Leftrightarrow - 2x + 4y - 14 < 0\\ \Leftrightarrow x - 2y + 7 > 0\end{array}\)

      Lần lượt thay các cặp số vào BPT, ta được:

      + \(2 - 2.5 + 7 = - 1 > 0\)sai nên \((2;5)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \( - 2 - 2.3 + 7 = - 1 > 0\) sai nên \(( - 2;3)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \(0 - 2.6 + 7 = - 5 > 0\) sai nên \((0;6)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \(4 - 2.5 + 7 = 1 > 0\) đúng nên \((4;5)\) là nghiệm của bất phương trình

      Chọn D.

      Câu 6:

      Phương pháp:

      Xác định đường thẳng \(x - 2y = 4\) và xét một điểm (không thuộc đường thẳng) xem có thuộc miền nghiệm hay không.

      Cách giải:

      Miền nghiệm của bất phương trình \(x - 2y < 4\) là:

      Đường thẳng \(x - 2y = 4\) đi qua điểm có tọa độ (4;0) và (0; -2) => Loại C, D.

      Xét điểm O(0;0), ta có: \(0 - 2.0 = 0 < 4\) nên O thuộc miền nghiệm.

      Chọn A.

      Câu 7:

      Phương pháp:

      Bước 1: Biểu diễn miền nghiệm, xác định các đỉnh của miền nghiệm

      Bước 2: Thay tọa độ các đỉnh vào \(F(x;y) = x - 3y\), kết luận giá trị nhỏ nhất.

      Cách giải:

      Xét hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\0 \le y \le 5\\x + y - 2 \ge 0\\3x - y \le 6\end{array} \right.\)

      Biểu diễn miền nghiệm của hệ, ta được

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 1

      Miền nghiệm là miền tứ giác ABCD trong đó \(A\left( {0;2} \right),{\rm{ }}B\left( {0;5} \right),{\rm{ }}C\left( {\frac{{11}}{3};5} \right),D(2;0)\)

      Thay tọa độ các điểm A, B, C, D vào \(F(x;y) = x - 3y\) ta được

      \(F(0;2) = 0 - 3.2 = - 6\)

      \(F(0;5) = 0 - 3.5 = - 15\)

      \(F\left( {\frac{{11}}{3};5} \right) = \frac{{11}}{3} - 3.5 = - \frac{{34}}{3}\)

      \(F(2;0) = 2 - 3.0 = 2\)

      Vậy giá trị nhỏ nhất của F bằng -15.

      Chọn D.

      Câu 8:

      Phương pháp:

      \(\frac{{f(x)}}{{g(x)}}\) xác định khi \(g(x) \ne 0\)

      Cách giải:

      Hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}\) xác định khi \({x^2} - 4 \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 2\\x \ne - 2\end{array} \right.\)

      Tập xác định là \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2;2\} \)

      Chọn C.

      Câu 9:

      Phương pháp:

      Số giao điểm của Parabol \((P):y = f(x)\) với trục hoành là số nghiệm của phương trình \(f(x) = 0\).

      Cách giải:

      Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) với trục hoành là:

      \(\begin{array}{l}{x^2} - 6x + 9 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 3} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow x - 3 = 0\\ \Leftrightarrow x = 3\end{array}\)

      PT có nghiệm duy nhất \(x = 3\) nên parabol có đúng 1 điểm chung với trục hoành

      Chọn B.

      Câu 10:

      Cách giải:

      Từ bảng biến thiên ta suy ra

      Hàm số đồng biến trên \(( - \infty ; - 1)\) và \((3; + \infty )\)

      Hàm số nghịch biến trên \(( - 1;3)\)

      + Vì \( - 3, - 2 \in ( - \infty ; - 1)\) và \( - 3 < - 2\) nên \(f( - 3) < f( - 2)\) => A sai.

      + Vì \(2,\sqrt 5 \in ( - 1;3)\) và \(2 < \sqrt 5 \) nên \(f(2) > f(\sqrt 5 )\) => B sai.

      + Vì \(0,1 \in ( - 1;3)\) và \(0 < 1\) nên \(f(0) > f(1)\) => C đúng.

      + Vì \(2000,2022 \in (3; + \infty )\) và \(2000 < 2022\) nên \(f(2020) < f(2022)\) => D sai.

      Chọn C.

      Câu 11:

      Phương pháp:

      Đường thẳng song song với đường thẳng \(y = ax + b\) có dạng \(y = ax + b'\) với \(b \ne b'\)

      Cách giải:

      Đường thẳng song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x + 1\) có dạng \(y = \sqrt 3 x + b'\) với \(b' \ne 1\)

      Chọn C.

      Câu 12:

      Cách giải:

      Xét hàm số \(f(x) = {x^2} - 4x + 10\), có \(a = 1 > 0,b = - 4,c = 10\)

      \( \Rightarrow \frac{{ - b}}{{2a}} = 2;\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - {{( - 4)}^2} + 4.1.10}}{4} = 6\)

      Bảng biến thiên:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 2

      Hàm số đồng biến trên \((2; + \infty )\) và nghịch biến trên \(( - \infty ;2)\).

      Chọn A.

      II. PHẦN TỰ LUẬN

      Câu 1 (TH):

      Phương pháp:

      a) \(A \cap B = \{ x \in A|x \in B\} \)

      b) \(A \cup B = \{ x|x \in A\) hoặc \(x \in B\} \)

      c) \(A{\rm{\backslash }}B = \{ x \in A|x \notin B\} \)

      Cách giải:

      a) Biểu diễn hai tập \(( - \infty ;1)\) và \(( - 2; + \infty )\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 3

      Giao của hai tập hợp: \(( - \infty ;1) \cap ( - 2; + \infty ) = ( - 2;1)\)

      b) Biểu diễn hai tập \((3;7]\) và \(( - 1;5]\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 4

      Hợp của hai tập hợp: \((3;7] \cup ( - 1;5] = ( - 1;7]\)

      c) Biểu diễn hai tập \(( - 4;7]\) và \([2; + \infty )\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 5

      Hiệu của hai tập hợp: \(( - 4;7]{\rm{\backslash }}[2; + \infty ) = ( - 4;2)\)

      Câu 2 (VD):

      Cách giải:

      Gọi số hoa tươi và hoa sáp cần mua lần lượt là x, y (bông). \((x,y \in \mathbb{N})\)

      Mua tối đa 210 bông nên ta có: \(x + y \le 210\)

      Số hoa tươi cần mua ít nhất là 50 bông, số hoa sáp tối đa là 100 bông hay \(x \ge 50;0 \le y \le 100\)

      Số hoa sáp chiếm ít nhất \(\frac{1}{3}\) tổng số hoa nên \(y \ge \frac{1}{3}(x + y)\) hay \(x - 2y \le 0\)

      Lợi nhuận thu được là: \(F(x;y) = 4x + 3y\)

      Ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 50\\0 \le y \le 100\\x + y \le 210\\x - 2y \le 0\end{array} \right.\)

      Biểu diễn miền nghiệm trên hệ trục Oxy, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 6

      Miền nghiệm là miền tứ giác ABCD (kể cả các cạnh) , trong đó \(A(50;25),B(50;100),C(110;100),D(140;70)\)

      Lần lượt thay tọa độ các điểm A, B, C, D vào biểu thức \(F(x;y) = 4x + 3y\) ta được:

      \(\begin{array}{l}F(50;25) = 4.50 + 3.25 = 275\\F(50;100) = 4.50 + 3.100 = 500\\F(110;100) = 4.110 + 3.100 = 740\\F(140;70) = 4.140 + 3.70 = 770\end{array}\)

      Do đó F đạt giá trị lớn nhất bằng 770 tại \(x = 140;y = 70\)

      Vậy cô Lan cần mua 140 bông hoa tươi và 70 bông hoa sáp.

      Câu 3:

      Cách giải:

      a) Parabol \((P):y = a{x^2} + bx + 2\) đi qua A(1;0) nên \(0 = a{.1^2} + b.1 + 2 \Leftrightarrow a + b = - 2\)

      Lại có: (P) có trục đối xứng \(x = - \frac{b}{{2a}} = \frac{3}{2}\)\( \Rightarrow 3a = - b\)

      Từ đây ta tìm được \(a = 1,b = - 3\)

      Vậy parabol đó là \((P):y = {x^2} - 3x + 2\)

      b) Parabol \((P):y = {x^2} - 3x + 2\) có \(a = 1 > 0,b = - 3\)

      Bảng biến thiên

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 7

      Hàm số đồng biến trên \((\frac{3}{2}; + \infty )\) và nghịch biến trên \(( - \infty ;\frac{3}{2})\).

      + Vẽ đồ thị

      Đỉnh \(I(\frac{3}{2};2)\)

      (P) giao Ox tại \(A\left( {1;0} \right)\) và \(B(2;0)\)

      (P) giao Oy tại điểm C(0;2)

      Điểm D(3;2) đối xứng với C(0;2) qua trục đối xứng.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 8

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải chi tiết
      • Tải về

        Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

      I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

      Câu 1. Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề: “\(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)”

      A. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 < 0\)

      B. \(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)

      C. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)

      D. \(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)

      Câu 2. Cho tập hợp \(A = \{ 1;2;5;7;8\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{N}|x \le 3\} \). Tập hợp \(A \cap B\) là:

      A. \(\{ 1;2\} \). B. \(\{ 1\} \). C. \(\{ 2\} \). D. \(\emptyset \)

      Câu 3. Mỗi học sinh của lớp 10A đều thích môn Toán hoặc môn Tiếng Anh, biết rằng có 30 học sinh thích môn Toán, 25 học sinh thích môn Tiếng Anh và 15 em học sinh thích cả hai môn. Hỏi lớp 10A có tất cả bao nhiêu học sinh?

      A. \(70\). B. \(60\). C. \(50\). D. \(40\).

      Câu 4. Số tập hợp con của tập hợp A có 5 phần tử là :

      A. \(20\). B. \(25\). C. \(32\) D. \(35\).

      Câu 5. Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình \(3(x - 1) + 4(y - 2) < 5x + 3\)

      A. \((2;5)\). B. \(( - 2;3)\). C. \((0;6)\). D. \((4;5)\).

      Câu 6. Miền nghiệm của bất phương trình \(x - 2y < 4\) là:

      A.Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 1 B.Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 2

      C. Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 3 D. Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 4

      Câu 7. Giá trị nhỏ nhất của \(F(x;y) = x - 3y\), với điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\0 \le y \le 5\\x + y - 2 \ge 0\\3x - y \le 6\end{array} \right.\) 

      A.\(2\) B. \( - 6\) C.\( - \frac{{34}}{3}\) D. \( - 15\)

      Câu 8. Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}\)

      A.\(\mathbb{R}\). B. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ 2\} \) C. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2;2\} \). D. \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2; - 1;2\} \).

      Câu 9. Parabol \((P):y = {x^2} - 6x + 9\) có số điểm chung với trục hoành là

      A.\(0\) B. \(1\). C. \(2\). D. \(3\).

      Câu 10. Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như sau:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 5

      Khẳng định nào sau đây đúng?

      A. \(f( - 3) > f( - 2)\) B. \(f(2) < f(\sqrt 5 )\) C. \(f(1) < f(0)\) D. \(f(2020) > f(2022)\)

      Câu 11. Đường thẳng nào dưới đây song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x + 1\)

      A. \(y = - \sqrt 3 x + 1\) B\(y = \frac{{\sqrt 3 }}{3}x - 2\) C. \(y = \sqrt 3 x + 5\). D. \(y = \sqrt 3 - 5x\).

      Câu 12. Cho hàm số \(f(x) = {x^2} - 4x + 10\). Khẳng định nào sau đây đúng?

      A.Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ;2)\), đồng biến trên\((2; + \infty )\).

      B. Hàm số nghịch biến trên\(\mathbb{R}\).

      C. Hàm số nghịch biến trên \((2; + \infty )\), đồng biến trên\(( - \infty ;2)\).

      D. Hàm số đồng biến trên\(\mathbb{R}\).

      II. PHẦN TỰ LUẬN

      Câu 1. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.

      a) \(( - \infty ;1) \cap ( - 2; + \infty )\) b) \((3;7] \cup ( - 1;5]\) c) \(( - 4;7]{\rm{\backslash }}[2; + \infty )\)

      Câu 2. Cô Lan dự định mua tối đa 210 bông hoa gồm hoa tươi và hoa sáp về bán ngày lễ. Biết số hoa tươi cần mua ít nhất là 50 bông, số hoa sáp tối đa là 100 bông và số hoa sáp chiếm ít nhất \(\frac{1}{3}\) tổng số hoa. Lợi nhuận trung bình là 4 nghìn với một bông hoa tươi và 3 nghìn cho một bông hoa sáp. Vậy cô Lan cần mua bao nhiêu hoa mỗi loại để lợi nhuận thu được là lớn nhất?

      Câu 3.

      a) Xác định parabol (P) biết \((P):y = a{x^2} + bx + 2\) đi qua A(1;0) và có trục đối xứng \(x = \frac{3}{2}\)

      b) Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên.

       HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN

      I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

      1. C

      2. A

      3. D

      4. C

      5. D

      6. A

      7. D

      8. C

      9. B

      10. C

      11. C

      12. A

      Câu 1:

      Phương pháp:

      Mệnh đề phủ định của mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R}|P(x)\)” là “\(\forall x \in \mathbb{R}|\overline {P(x)} \)”

      Cách giải:

      Mệnh đề phủ định của mệnh đề: “\(\exists x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 > 0\)” là “\(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} - 3x + 2 \le 0\)”

      Chọn C.

      Câu 2:

      Phương pháp:

      Tập hợp \(A \cap B = \{ x \in A|x \in B\} \)

      Cách giải:

      \(A = \{ 1;2;5;7;8\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{N}|x \le 3\} = \{ 0;1;2;3\} \).

      Tập hợp \(A \cap B = \{ 1;2\} \)

      Chọn A.

      Câu 3:

      Phương pháp:

      Gọi A là tập hợp các học sinh thích môn Toán của lớp 10A.

      B là là tập hợp các học sinh thích môn Tiếng Anh của lớp 10A.

      Cách giải:

      Gọi A là tập hợp các học sinh thích môn Toán của lớp 10A.

      B là là tập hợp các học sinh thích môn Tiếng Anh của lớp 10A.

      Suy ra : \(A \cup B\) là tập hợp các học sinh thích môn Toán và Tiếng Anh (hay là tập hợp HS lớp 10A)

      \(A \cap B\) là tập hợp các học sinh thích cả hai môn Toán và Tiếng Anh

      Ta có : \(n(A) = 30;n(B) = 25;n(A \cap B) = 15\)

      \( \Rightarrow \) Số học sinh lớp 10A là : \(n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A \cap B) = 30 + 25 - 15 = 40\)

      Vậy lớp 10A có 40 học sinh.

      Chọn D.

      Câu 4:

      Phương pháp:

      Số tập hợp con của tập hợp A có n phần tử là : \({2^n}\)

      Cách giải:

      Số tập hợp con của tập hợp A có 5 phần tử là : \({2^5} = 32\)

      Chọn C.

      Câu 5:

      Phương pháp:

      Thay cặp số vào BPT, cặp số nào cho ta mệnh đề đúng thì cặp số đó là nghiệm của BPT đã cho.

      Cách giải:

      Xét bất phương trình :\(3(x - 1) + 4(y - 2) < 5x + 3\)

       \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 3x - 3 + 4y - 8 - 5x - 3 < 0\\ \Leftrightarrow - 2x + 4y - 14 < 0\\ \Leftrightarrow x - 2y + 7 > 0\end{array}\)

      Lần lượt thay các cặp số vào BPT, ta được:

      + \(2 - 2.5 + 7 = - 1 > 0\)sai nên \((2;5)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \( - 2 - 2.3 + 7 = - 1 > 0\) sai nên \(( - 2;3)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \(0 - 2.6 + 7 = - 5 > 0\) sai nên \((0;6)\) không là nghiệm của bất phương trình

      + \(4 - 2.5 + 7 = 1 > 0\) đúng nên \((4;5)\) là nghiệm của bất phương trình

      Chọn D.

      Câu 6:

      Phương pháp:

      Xác định đường thẳng \(x - 2y = 4\) và xét một điểm (không thuộc đường thẳng) xem có thuộc miền nghiệm hay không.

      Cách giải:

      Miền nghiệm của bất phương trình \(x - 2y < 4\) là:

      Đường thẳng \(x - 2y = 4\) đi qua điểm có tọa độ (4;0) và (0; -2) => Loại C, D.

      Xét điểm O(0;0), ta có: \(0 - 2.0 = 0 < 4\) nên O thuộc miền nghiệm.

      Chọn A.

      Câu 7:

      Phương pháp:

      Bước 1: Biểu diễn miền nghiệm, xác định các đỉnh của miền nghiệm

      Bước 2: Thay tọa độ các đỉnh vào \(F(x;y) = x - 3y\), kết luận giá trị nhỏ nhất.

      Cách giải:

      Xét hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\0 \le y \le 5\\x + y - 2 \ge 0\\3x - y \le 6\end{array} \right.\)

      Biểu diễn miền nghiệm của hệ, ta được

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 6

      Miền nghiệm là miền tứ giác ABCD trong đó \(A\left( {0;2} \right),{\rm{ }}B\left( {0;5} \right),{\rm{ }}C\left( {\frac{{11}}{3};5} \right),D(2;0)\)

      Thay tọa độ các điểm A, B, C, D vào \(F(x;y) = x - 3y\) ta được

      \(F(0;2) = 0 - 3.2 = - 6\)

      \(F(0;5) = 0 - 3.5 = - 15\)

      \(F\left( {\frac{{11}}{3};5} \right) = \frac{{11}}{3} - 3.5 = - \frac{{34}}{3}\)

      \(F(2;0) = 2 - 3.0 = 2\)

      Vậy giá trị nhỏ nhất của F bằng -15.

      Chọn D.

      Câu 8:

      Phương pháp:

      \(\frac{{f(x)}}{{g(x)}}\) xác định khi \(g(x) \ne 0\)

      Cách giải:

      Hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}\) xác định khi \({x^2} - 4 \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 2\\x \ne - 2\end{array} \right.\)

      Tập xác định là \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\{ - 2;2\} \)

      Chọn C.

      Câu 9:

      Phương pháp:

      Số giao điểm của Parabol \((P):y = f(x)\) với trục hoành là số nghiệm của phương trình \(f(x) = 0\).

      Cách giải:

      Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) với trục hoành là:

      \(\begin{array}{l}{x^2} - 6x + 9 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 3} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow x - 3 = 0\\ \Leftrightarrow x = 3\end{array}\)

      PT có nghiệm duy nhất \(x = 3\) nên parabol có đúng 1 điểm chung với trục hoành

      Chọn B.

      Câu 10:

      Cách giải:

      Từ bảng biến thiên ta suy ra

      Hàm số đồng biến trên \(( - \infty ; - 1)\) và \((3; + \infty )\)

      Hàm số nghịch biến trên \(( - 1;3)\)

      + Vì \( - 3, - 2 \in ( - \infty ; - 1)\) và \( - 3 < - 2\) nên \(f( - 3) < f( - 2)\) => A sai.

      + Vì \(2,\sqrt 5 \in ( - 1;3)\) và \(2 < \sqrt 5 \) nên \(f(2) > f(\sqrt 5 )\) => B sai.

      + Vì \(0,1 \in ( - 1;3)\) và \(0 < 1\) nên \(f(0) > f(1)\) => C đúng.

      + Vì \(2000,2022 \in (3; + \infty )\) và \(2000 < 2022\) nên \(f(2020) < f(2022)\) => D sai.

      Chọn C.

      Câu 11:

      Phương pháp:

      Đường thẳng song song với đường thẳng \(y = ax + b\) có dạng \(y = ax + b'\) với \(b \ne b'\)

      Cách giải:

      Đường thẳng song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x + 1\) có dạng \(y = \sqrt 3 x + b'\) với \(b' \ne 1\)

      Chọn C.

      Câu 12:

      Cách giải:

      Xét hàm số \(f(x) = {x^2} - 4x + 10\), có \(a = 1 > 0,b = - 4,c = 10\)

      \( \Rightarrow \frac{{ - b}}{{2a}} = 2;\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - {{( - 4)}^2} + 4.1.10}}{4} = 6\)

      Bảng biến thiên:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 7

      Hàm số đồng biến trên \((2; + \infty )\) và nghịch biến trên \(( - \infty ;2)\).

      Chọn A.

      II. PHẦN TỰ LUẬN

      Câu 1 (TH):

      Phương pháp:

      a) \(A \cap B = \{ x \in A|x \in B\} \)

      b) \(A \cup B = \{ x|x \in A\) hoặc \(x \in B\} \)

      c) \(A{\rm{\backslash }}B = \{ x \in A|x \notin B\} \)

      Cách giải:

      a) Biểu diễn hai tập \(( - \infty ;1)\) và \(( - 2; + \infty )\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 8

      Giao của hai tập hợp: \(( - \infty ;1) \cap ( - 2; + \infty ) = ( - 2;1)\)

      b) Biểu diễn hai tập \((3;7]\) và \(( - 1;5]\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 9

      Hợp của hai tập hợp: \((3;7] \cup ( - 1;5] = ( - 1;7]\)

      c) Biểu diễn hai tập \(( - 4;7]\) và \([2; + \infty )\) trên trục số, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 10

      Hiệu của hai tập hợp: \(( - 4;7]{\rm{\backslash }}[2; + \infty ) = ( - 4;2)\)

      Câu 2 (VD):

      Cách giải:

      Gọi số hoa tươi và hoa sáp cần mua lần lượt là x, y (bông). \((x,y \in \mathbb{N})\)

      Mua tối đa 210 bông nên ta có: \(x + y \le 210\)

      Số hoa tươi cần mua ít nhất là 50 bông, số hoa sáp tối đa là 100 bông hay \(x \ge 50;0 \le y \le 100\)

      Số hoa sáp chiếm ít nhất \(\frac{1}{3}\) tổng số hoa nên \(y \ge \frac{1}{3}(x + y)\) hay \(x - 2y \le 0\)

      Lợi nhuận thu được là: \(F(x;y) = 4x + 3y\)

      Ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 50\\0 \le y \le 100\\x + y \le 210\\x - 2y \le 0\end{array} \right.\)

      Biểu diễn miền nghiệm trên hệ trục Oxy, ta được:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 11

      Miền nghiệm là miền tứ giác ABCD (kể cả các cạnh) , trong đó \(A(50;25),B(50;100),C(110;100),D(140;70)\)

      Lần lượt thay tọa độ các điểm A, B, C, D vào biểu thức \(F(x;y) = 4x + 3y\) ta được:

      \(\begin{array}{l}F(50;25) = 4.50 + 3.25 = 275\\F(50;100) = 4.50 + 3.100 = 500\\F(110;100) = 4.110 + 3.100 = 740\\F(140;70) = 4.140 + 3.70 = 770\end{array}\)

      Do đó F đạt giá trị lớn nhất bằng 770 tại \(x = 140;y = 70\)

      Vậy cô Lan cần mua 140 bông hoa tươi và 70 bông hoa sáp.

      Câu 3:

      Cách giải:

      a) Parabol \((P):y = a{x^2} + bx + 2\) đi qua A(1;0) nên \(0 = a{.1^2} + b.1 + 2 \Leftrightarrow a + b = - 2\)

      Lại có: (P) có trục đối xứng \(x = - \frac{b}{{2a}} = \frac{3}{2}\)\( \Rightarrow 3a = - b\)

      Từ đây ta tìm được \(a = 1,b = - 3\)

      Vậy parabol đó là \((P):y = {x^2} - 3x + 2\)

      b) Parabol \((P):y = {x^2} - 3x + 2\) có \(a = 1 > 0,b = - 3\)

      Bảng biến thiên

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 12

      Hàm số đồng biến trên \((\frac{3}{2}; + \infty )\) và nghịch biến trên \(( - \infty ;\frac{3}{2})\).

      + Vẽ đồ thị

      Đỉnh \(I(\frac{3}{2};2)\)

      (P) giao Ox tại \(A\left( {1;0} \right)\) và \(B(2;0)\)

      (P) giao Oy tại điểm C(0;2)

      Điểm D(3;2) đối xứng với C(0;2) qua trục đối xứng.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 13

      Xây dựng nền tảng Toán THPT vững vàng từ hôm nay! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 đặc sắc thuộc chuyên mục giải toán 10 trên nền tảng học toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thpt được biên soạn chuyên sâu, bám sát chương trình Toán lớp 10, đây chính là "kim chỉ nam" giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức cốt lõi và chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai. Phương pháp học trực quan, logic sẽ mang lại hiệu quả vượt trội trên lộ trình chinh phục đại học!

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một nửa học kỳ đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như tập hợp, hàm số, phương trình và bất phương trình, hệ phương trình, và các kiến thức về vectơ.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

      Thông thường, đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1 có cấu trúc gồm hai phần chính:

      1. Phần trắc nghiệm: Phần này thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về kiến thức lý thuyết và kỹ năng vận dụng cơ bản.
      2. Phần tự luận: Phần này chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, bao gồm các bài toán tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết.

      Nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1:

      • Bài tập về tập hợp: Xác định các tập hợp, thực hiện các phép toán trên tập hợp (hợp, giao, hiệu, bù).
      • Bài tập về hàm số: Xác định tập xác định, tập giá trị, vẽ đồ thị hàm số, xét tính đơn điệu của hàm số.
      • Bài tập về phương trình và bất phương trình: Giải các phương trình bậc nhất, bậc hai, phương trình chứa ẩn trong dấu căn, giải các bất phương trình bậc nhất, bậc hai.
      • Bài tập về hệ phương trình: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, phương pháp cộng đại số, phương pháp ma trận.
      • Bài tập về vectơ: Thực hiện các phép toán trên vectơ (cộng, trừ, nhân với một số), tính độ dài vectơ, tìm tọa độ vectơ.

      Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức lý thuyết: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, công thức trong chương trình học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải đề.
      • Hiểu rõ cấu trúc đề thi: Làm quen với cấu trúc đề thi để phân bổ thời gian hợp lý.
      • Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc: Viết rõ ràng các bước giải, sử dụng ký hiệu toán học chính xác.

      Tài liệu ôn thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1

      Ngoài việc luyện tập đề thi, học sinh có thể tham khảo các tài liệu ôn thi sau:

      • Sách giáo khoa Toán 10 Cánh diều: Đây là tài liệu cơ bản nhất, cung cấp đầy đủ kiến thức và bài tập.
      • Sách bài tập Toán 10 Cánh diều: Sách bài tập cung cấp nhiều bài tập luyện tập hơn, giúp học sinh củng cố kiến thức.
      • Các đề thi thử giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều: Các đề thi thử giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải đề.
      • Các trang web học toán online: Các trang web học toán online cung cấp nhiều tài liệu học tập, bài giảng và bài tập.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kỹ lưỡng, luyện tập thường xuyên và tự tin vào khả năng của mình. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều - Đề số 1!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 10