Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1

Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1

Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1, được biên soạn theo chuẩn chương trình học mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi thực tế và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình học kì 1 môn Toán 11 Cánh diều. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Nếu một cung tròn có số đo là 20 độ thì số đo radian của nó là:

    • A.
      \(\frac{\pi }{{10}}\).
    • B.
      \(\frac{\pi }{9}\).
    • C.
      \(\frac{\pi }{8}\).
    • D.
      \(\frac{\pi }{{11}}\).
    Câu 2 :

    Chọn đáp án đúng

    • A.
      \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b + \sin a\sin b\).
    • B.
      \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\sin b - \sin a\cos b\).
    • C.
      \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b - \sin a\sin b\).
    • D.
      \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\sin b + \sin a\cos b\).
    Câu 3 :

    Nghiệm của phương trình \(\sin x = \sin \frac{\pi }{3}\) là:

    • A.
      \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
    • B.
      \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
    • C.
      \(x = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
    • D.
      \(x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
    Câu 4 :

    Tập xác định của D của hàm số \(y = \cot x\) là:

    • A.
      \(D = \mathbb{R}\).
    • B.
      \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2}\left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).
    • C.
      \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k2\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).
    • D.
      \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).
    Câu 5 :

    Hàm số \(y = \tan x\)tuần hoàn với chu kì là:

    • A.
      \(\frac{\pi }{2}\).
    • B.
      \(\pi \).
    • C.
      \(\frac{{3\pi }}{2}\).
    • D.
      \(2\pi \).
    Câu 6 :

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tăng?

    • A.
      1; 2; 3; 4; …
    • B.
      4; 3; 2; 5; …
    • C.
      1; 2; 1; 2; …
    • D.
      4; 3; 1; 2; …
    Câu 7 :

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là cấp số cộng?

    • A.
      1; 2; 3; 5; 7; …
    • B.
      1; 3; 5; 7; 9; ….
    • C.
      1; 2; 4; 8; 16; ….
    • D.
      1; 1; 2; 3; 4; ….
    Câu 8 :

    Dãy số nào dưới đây được viết dưới dạng công thức của số hạng tổng quát?

    • A.
      1; 4; 7; 8; 10; ...
    • B.
      Dãy số gồm các số nguyên dương chia hết cho 5.
    • C.
      \({u_1} = 2;\;{u_n} = 3{u_{n - 1}} - 1\) với \(n \ge 2\).
    • D.
      \({u_n} = \frac{1}{n}\left( {n \in \mathbb{N}*} \right)\).
    Câu 9 :

    Biết \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n} = a > 0\). Chọn đáp án đúng

    • A.
      \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = + \infty \).
    • B.
      \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = - \infty \).
    • C.
      \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = 0\).
    • D.
      \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = a\).
    Câu 10 :

    Hàm số nào sau đây liên tục trên \(\mathbb{R}\)?

    • A.
      \(y = \frac{{x + 1}}{x}\).
    • B.
      \(y = \tan x\).
    • C.
      \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2}}}\).
    • D.
      \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} + 1}}\).
    Câu 11 :

    Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{4}{n}\) bằng:

    • A.
      1.
    • B.
      0.
    • C.
      2.
    • D.
      4.
    Câu 12 :

    Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x - 3} \right)\) là:

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      \( - 2\).
    • D.
      \( + \infty \).
    Câu 13 :

    Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.
      (ABC) // (AB’C’).
    • B.
      (B’A’C’) // (B’AC).
    • C.
      (ABC’) // (A’B’C’).
    • D.
      (ABC) // (A’B’C’).
    Câu 14 :

    Cho đường thẳng d và mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) không có điểm chung. Kết luận nào sau đây là đúng?

    • A.
      \(d//\left( \alpha \right)\).
    • B.
      d cắt \(\left( \alpha \right)\).
    • C.
      d nằm trong \(\left( \alpha \right)\).
    • D.
      d cắt a hoặc d nằm trong \(\left( \alpha \right)\).
    Câu 15 :

    Cho hai đường thẳng a và b trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b?

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      4.
    • D.
      3.
    Câu 16 :

    Nếu d là giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) thì:

    • A.
      \(d \subset \left( P \right)\).
    • B.
      \(d \subset \left( Q \right)\).
    • C.
      Cả a và b đều đúng.
    • D.
      Cả a và b đều sai.
    Câu 17 :

    Cho tứ diện ABCD. Chọn đáp án đúng.

    • A.
      AB và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
    • B.
      AB và CD là hai đường thẳng cắt nhau.
    • C.
      AB và CD là hai đường thẳng cùng thuộc một mặt phẳng.
    • D.
      AB và CD là hai đường thẳng chéo nhau.
    Câu 18 :

    Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 2\cos x + 1\) bằng:

    • A.
      \( - 1\).
    • B.
      1.
    • C.
      3.
    • D.
      \(\frac{1}{2}\).
    Câu 19 :

    Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \({\cos ^2}x - {\sin ^2}x - m = 0\) có nghiệm?

    • A.
      \(m \ge 1\).
    • B.
      \( - 1 \le m \le 1\).
    • C.
      \(m \le 1\).
    • D.
      \(m \ge 0\).
    Câu 20 :

    Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(\sin \alpha = \frac{1}{2}\) và \(\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \). Tính \(\cos \alpha \).

    • A.
      \(\cos \alpha = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\).
    • B.
      \(\cos \alpha = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
    • C.
      \(\cos \alpha = \frac{{ \pm \sqrt 3 }}{2}\).
    • D.
      Cả A, B, C đều sai.
    Câu 21 :

    Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được xác định bởi: \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1;{u_2} = 1\\{u_n} = {u_{n - 1}} + 2{u_{n - 2}}\end{array} \right.\left( {n \ge 3,n \in \mathbb{N}} \right)\). Giá trị của \({u_3} + {u_4}\) là:

    • A.
      4.
    • B.
      6.
    • C.
      8.
    • D.
      10.
    Câu 22 :

    Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2,q = 3\). Tính tổng của mười số hạng đầu tiên của cấp số nhân đó.

    • A.
      59048.
    • B.
      59084.
    • C.
      59050.
    • D.
      59080.
    Câu 23 :

    Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2;d = 3\). Khi đó, \({u_4} + {u_6}\) bằng:

    • A.
      24.
    • B.
      30.
    • C.
      26.
    • D.
      28.
    Câu 24 :

    Kết quả của giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x - 16}}{{x - 2}}\) là:

    • A.
      2.
    • B.
      0.
    • C.
      \( - \infty \).
    • D.
      \( + \infty \).
    Câu 25 :

    Biết rằng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 3 } \frac{{{x^2} - 3}}{{x - \sqrt 3 }} = a\sqrt b \) (với a, b là các số nguyên). Chọn đáp án đúng:

    • A.
      \({a^2} + {b^2} = 13\).
    • B.
      \({a^2} + {b^2} = 9\).
    • C.
      \({a^2} + {b^2} = 6\).
    • D.
      \({a^2} + {b^2} = 11\).
    Câu 26 :

    Với giá trị nào của m thì hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 1\;khi\;x \ne -1\\m\;\;\;\;\;\;\,khi\;x = -1\end{array} \right.\) liên tục tại \({x_0} = - 1\)?

    • A.
      \(m = 2\).
    • B.
      \(m = - 2\).
    • C.
      \(m = 1\).
    • D.
      \(m = - 1\).
    Câu 27 :

    Cho tam giác ABC và một điểm S không thuộc mặt phẳng ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SBN) và (SCM) là:

    • A.
      SG với G là giao điểm của BN và MC.
    • B.
      SN.
    • C.
      SM.
    • D.
      AG với G là giao điểm của BN và MC.
    Câu 28 :

    Cho 4 điểm phân biệt A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Xác định được tất cả bao nhiêu từ 3 trong 4 điểm đã cho?

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      3.
    • D.
      4.
    Câu 29 :

    Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là:

    • A.
      Đường thẳng m qua S vuông góc với AB.
    • B.
      Đường thẳng m qua S song song với AB.
    • C.
      SO với O là giao điểm của AC và BD.
    • D.
      Cả A, B, C đều sai.
    Câu 30 :

    Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có AC cắt BD tại O và A’C’ cắt B’D’ tại O’. Khi đó, mặt phẳng (AB’D’) song song với mặt phẳng nào dưới đây?

    • A.
      (A’OC’).
    • B.
      (BDA’).
    • C.
      (BDC’).
    • D.
      (BCD).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Tính giới hạn sau: \(I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2\sqrt {3 + x} - 4x}}{{2x - 2}}\)

    Câu 2 :

    Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. M là điểm nằm trên cạnh BC sao cho \(MB = 2MC\). Chứng minh rằng MG // (ACD).

    Câu 3 :

    Cho hai số thực a và b thỏa mãn điều kiện \(\sin \left( {a + b} \right) - 2\cos \left( {a - b} \right) = 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{1}{{2 - \sin 2a}} + \frac{1}{{2 - \sin 2b}}\).

    Câu 4 :

    Chứng minh rằng dãy số \({u_n} = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \ldots + \frac{1}{{n(n + 1)}}\) tăng và bị chặn trên.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Nếu một cung tròn có số đo là 20 độ thì số đo radian của nó là:

      • A.
        \(\frac{\pi }{{10}}\).
      • B.
        \(\frac{\pi }{9}\).
      • C.
        \(\frac{\pi }{8}\).
      • D.
        \(\frac{\pi }{{11}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức: \({\alpha ^0} = \alpha .\frac{\pi }{{180}}rad\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({20^0} = 20.\frac{\pi }{{180}} = \frac{\pi }{9}\)

      Câu 2 :

      Chọn đáp án đúng

      • A.
        \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b + \sin a\sin b\).
      • B.
        \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\sin b - \sin a\cos b\).
      • C.
        \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b - \sin a\sin b\).
      • D.
        \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\sin b + \sin a\cos b\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức: \(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b - \sin a\sin b\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:\(\cos \left( {a + b} \right) = \cos a\cos b - \sin a\sin b\)

      Câu 3 :

      Nghiệm của phương trình \(\sin x = \sin \frac{\pi }{3}\) là:

      • A.
        \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
      • B.
        \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
      • C.
        \(x = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
      • D.
        \(x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Phương trình \(\sin x = \sin \alpha \)có nghiệm: \(x = \alpha + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x = \pi - \alpha + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\sin x = \sin \frac{\pi }{3} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \pi - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

      Câu 4 :

      Tập xác định của D của hàm số \(y = \cot x\) là:

      • A.
        \(D = \mathbb{R}\).
      • B.
        \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2}\left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).
      • C.
        \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k2\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).
      • D.
        \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về tập xác định của hàm số lượng giác: Hàm số \(y = \cot x\) có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\)

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số \(y = \cot x\) có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\)

      Câu 5 :

      Hàm số \(y = \tan x\)tuần hoàn với chu kì là:

      • A.
        \(\frac{\pi }{2}\).
      • B.
        \(\pi \).
      • C.
        \(\frac{{3\pi }}{2}\).
      • D.
        \(2\pi \).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về đồ thị và tính chất của hàm số \(y = \tan x\): Hàm số \(y = \tan x\) tuần hoàn với chu kì \(\pi \)

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số \(y = \tan x\) tuần hoàn với chu kì \(\pi \)

      Câu 6 :

      Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tăng?

      • A.
        1; 2; 3; 4; …
      • B.
        4; 3; 2; 5; …
      • C.
        1; 2; 1; 2; …
      • D.
        4; 3; 1; 2; …

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về dãy số tăng: Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu ta có: \({u_{n + 1}} > {u_n}\) với mọi \(n \in \mathbb{N}*\)

      Lời giải chi tiết :

      Trong các dãy số trên, chỉ có dãy số 1; 2; 3; 4; … có \(1 < 2 < 3 < 4...\) nên dãy số 1; 2; 3; 4; … là dãy số tăng.

      Câu 7 :

      Trong các dãy số sau, dãy số nào là cấp số cộng?

      • A.
        1; 2; 3; 5; 7; …
      • B.
        1; 3; 5; 7; 9; ….
      • C.
        1; 2; 4; 8; 16; ….
      • D.
        1; 1; 2; 3; 4; ….

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về cấp số cộng: Cấp số cộng là một dãy số (hữu hạn hay vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với một số không đổi d.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các dãy số trên, chỉ có dãy số 1; 3; 5; 7; 9; … có kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với một số không đổi d \(\left( {d = 2} \right)\)

      Câu 8 :

      Dãy số nào dưới đây được viết dưới dạng công thức của số hạng tổng quát?

      • A.
        1; 4; 7; 8; 10; ...
      • B.
        Dãy số gồm các số nguyên dương chia hết cho 5.
      • C.
        \({u_1} = 2;\;{u_n} = 3{u_{n - 1}} - 1\) với \(n \ge 2\).
      • D.
        \({u_n} = \frac{1}{n}\left( {n \in \mathbb{N}*} \right)\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về cách cho một dãy số.

      Lời giải chi tiết :

      Dãy số được viết dưới dạng công thức của số hạng tổng quát là: \({u_n} = \frac{1}{n}\left( {n \in \mathbb{N}*} \right)\)

      Câu 9 :

      Biết \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n} = a > 0\). Chọn đáp án đúng

      • A.
        \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = + \infty \).
      • B.
        \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = - \infty \).
      • C.
        \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = 0\).
      • D.
        \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = a\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc về giới hạn vô cực của dãy số: Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n} = a > 0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = + \infty \).

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n} = a > 0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}{v_n} = + \infty \).

      Câu 10 :

      Hàm số nào sau đây liên tục trên \(\mathbb{R}\)?

      • A.
        \(y = \frac{{x + 1}}{x}\).
      • B.
        \(y = \tan x\).
      • C.
        \(y = \frac{{x + 1}}{{{x^2}}}\).
      • D.
        \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} + 1}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hàm số liên tục trên một khoảng: Hàm số \(y = f\left( x \right)\) được gọi là liên tục trên khoảng (a; b) nếu nó liên tục tại mọi điểm trên khoảng này.

      Lời giải chi tiết :

      Hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} + 1}}\) liên tục trên \(\mathbb{R}\)

      Câu 11 :

      Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{4}{n}\) bằng:

      • A.
        1.
      • B.
        0.
      • C.
        2.
      • D.
        4.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức: \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{n} = 0\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{n} = 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{4}{n} = 0\)

      Câu 12 :

      Giá trị của \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x - 3} \right)\) là:

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        \( - 2\).
      • D.
        \( + \infty \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc tính giới hạn của hàm số tại một điểm: Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L,\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} g\left( x \right) = M\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right] = L - M\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x - 3} \right) = 1 - 3 = - 2\)

      Câu 13 :

      Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Khẳng định nào sau đây là đúng?

      • A.
        (ABC) // (AB’C’).
      • B.
        (B’A’C’) // (B’AC).
      • C.
        (ABC’) // (A’B’C’).
      • D.
        (ABC) // (A’B’C’).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hình lăng trụ tam giác: Hình lăng trụ có hai đáy song song với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’ có (ABC) // (A’B’C’).

      Câu 14 :

      Cho đường thẳng d và mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) không có điểm chung. Kết luận nào sau đây là đúng?

      • A.
        \(d//\left( \alpha \right)\).
      • B.
        d cắt \(\left( \alpha \right)\).
      • C.
        d nằm trong \(\left( \alpha \right)\).
      • D.
        d cắt a hoặc d nằm trong \(\left( \alpha \right)\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng: Nếu d và \(\left( \alpha \right)\) không có điểm chung thì \(d//\left( \alpha \right)\)

      Lời giải chi tiết :

      Nếu d và \(\left( \alpha \right)\) không có điểm chung thì \(d//\left( \alpha \right)\)

      Câu 15 :

      Cho hai đường thẳng a và b trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b?

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        4.
      • D.
        3.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường thẳng: Có bốn vị trí tương đối của hai đường thẳng a và b trong không gian: cắt nhau, trùng nhau, song song và chéo nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường thẳng a và b có thể: cắt nhau, trùng nhau, song song, chéo nhau.

      Câu 16 :

      Nếu d là giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) thì:

      • A.
        \(d \subset \left( P \right)\).
      • B.
        \(d \subset \left( Q \right)\).
      • C.
        Cả a và b đều đúng.
      • D.
        Cả a và b đều sai.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về giao tuyến của hai mặt phẳng: Đường thẳng chung d (nếu có) của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng đó.

      Lời giải chi tiết :

      Vì d là giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) thì \(d \subset \left( P \right)\) và \(d \subset \left( Q \right)\)

      Câu 17 :

      Cho tứ diện ABCD. Chọn đáp án đúng.

      • A.
        AB và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
      • B.
        AB và CD là hai đường thẳng cắt nhau.
      • C.
        AB và CD là hai đường thẳng cùng thuộc một mặt phẳng.
      • D.
        AB và CD là hai đường thẳng chéo nhau.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hai đường thẳng chéo nhau: Nếu hai đường thẳng a và b không cùng nằm trong bất kì một mặt phẳng nào thì ta nó a và b chéo nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai đường thẳng AB và CD không cùng nằm trong một mặt phẳng nào nên AB và CD là hai đường thẳng chéo nhau.

      Câu 18 :

      Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 2\cos x + 1\) bằng:

      • A.
        \( - 1\).
      • B.
        1.
      • C.
        3.
      • D.
        \(\frac{1}{2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hàm số lượng giác: \( - 1 \le \cos x \le 1\) với mọi số thực x.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\cos x \le 1\;\forall x \in \mathbb{R} \Rightarrow 2\cos x \le 2\;\forall x \in \mathbb{R} \Rightarrow 2\cos x + 1 \le 3\;\forall x \in \mathbb{R}\)

      Do đó, giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 2\cos x + 1\) là 3

      Câu 19 :

      Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \({\cos ^2}x - {\sin ^2}x - m = 0\) có nghiệm?

      • A.
        \(m \ge 1\).
      • B.
        \( - 1 \le m \le 1\).
      • C.
        \(m \le 1\).
      • D.
        \(m \ge 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về điều kiện có nghiệm của phương trình \(\cos x = m\): Phương trình \(\cos x = m\) có nghiệm khi và chỉ khi \(\left| m \right| \le 1\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({\cos ^2}x - {\sin ^2}x - m = 0 \Leftrightarrow \cos 2x = m\left( 1 \right)\)

      Để phương trình (1) có nghiệm thì \(\left| m \right| \le 1 \Leftrightarrow - 1 \le m \le 1\)

      Câu 20 :

      Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(\sin \alpha = \frac{1}{2}\) và \(\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \). Tính \(\cos \alpha \).

      • A.
        \(\cos \alpha = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\).
      • B.
        \(\cos \alpha = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
      • C.
        \(\cos \alpha = \frac{{ \pm \sqrt 3 }}{2}\).
      • D.
        Cả A, B, C đều sai.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1 \Leftrightarrow \cos \alpha = \pm \sqrt {1 - {{\sin }^2}\alpha } = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

      Mà \(\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \) nên điểm cuối của \(\alpha\) thuộc góc phần tư thứ II, suy ra \(\cos \alpha < 0\). Do đó, \(\cos \alpha = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\).

      Câu 21 :

      Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được xác định bởi: \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1;{u_2} = 1\\{u_n} = {u_{n - 1}} + 2{u_{n - 2}}\end{array} \right.\left( {n \ge 3,n \in \mathbb{N}} \right)\). Giá trị của \({u_3} + {u_4}\) là:

      • A.
        4.
      • B.
        6.
      • C.
        8.
      • D.
        10.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Tính các giá trị \({u_3}\) và \({u_4}\) rồi tính tổng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({u_3} = {u_2} + 2{u_1} = 1 + 2.1 = 3;{u_4} = {u_3} + 2{u_2} = 3 + 2.1 = 5\). Do đó, \({u_3} + {u_4} = 3 + 5 = 8\).

      Câu 22 :

      Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2,q = 3\). Tính tổng của mười số hạng đầu tiên của cấp số nhân đó.

      • A.
        59048.
      • B.
        59084.
      • C.
        59050.
      • D.
        59080.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về tổng của n số hạng đầu của một cấp số nhân: Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) với công bội \(q \ne 1\). Khi đó, tổng của n số hạng đầu tiên trong cấp số nhân là: \({S_n} = \frac{{{u_1}\left( {1 - {q^n}} \right)}}{{1 - q}}\)

      Lời giải chi tiết :

      Tổng của 10 số hạng đầu tiên của cấp số nhân là: \(S = \frac{{2.\left( {1 - {3^{10}}} \right)}}{{1 - 3}} = 59048\)

      Câu 23 :

      Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 2;d = 3\). Khi đó, \({u_4} + {u_6}\) bằng:

      • A.
        24.
      • B.
        30.
      • C.
        26.
      • D.
        28.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về công thức số hạng tổng quát của cấp số cộng: Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng đầu \({u_1}\) và công sai d thì số hạng tổng quát \({u_n}\) của nó được xác định theo công thức: \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({u_4} = {u_1} + 3d = 2 + 3.3 = 11;{u_6} = {u_1} + 5d = 2 + 5.3 = 17\)

      Do đó, \({u_4} + {u_6} = 11 + 17 = 28\)

      Câu 24 :

      Kết quả của giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x - 16}}{{x - 2}}\) là:

      • A.
        2.
      • B.
        0.
      • C.
        \( - \infty \).
      • D.
        \( + \infty \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức tính giới hạn của thương \(\frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\): Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = L < 0\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } g\left( x \right) = 0\) và \(g\left( x \right) > 0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = - \infty \)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {x - 16} \right) = 2 - 16 = - 14 < 0,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {x - 2} \right) = 0\)

      Với \(x \to {2^ + }\) thì \(x > 2\) nên \(x - 2 > 0\). Do đó, \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x - 16}}{{x - 2}} = - \infty \)

      Câu 25 :

      Biết rằng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 3 } \frac{{{x^2} - 3}}{{x - \sqrt 3 }} = a\sqrt b \) (với a, b là các số nguyên). Chọn đáp án đúng:

      • A.
        \({a^2} + {b^2} = 13\).
      • B.
        \({a^2} + {b^2} = 9\).
      • C.
        \({a^2} + {b^2} = 6\).
      • D.
        \({a^2} + {b^2} = 11\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về giới hạn hàm số để làm: Nhận thấy \(x = \sqrt 3 \) là nghiệm của cả tử thức và mẫu thức nên ta cần rút phân thức trước khi tính giới hạn.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 3 } \frac{{{x^2} - 3}}{{x - \sqrt 3 }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 3 } \frac{{\left( {x - \sqrt 3 } \right)\left( {x + \sqrt 3 } \right)}}{{x - \sqrt 3 }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 3 } \left( {x + \sqrt 3 } \right) = \sqrt 3 + \sqrt 3 = 2\sqrt 3 \).

      Do đó, \(a = 2,b = 3\). Suy ra: \({a^2} + {b^2} = {2^2} + {3^2} = 13\).

      Câu 26 :

      Với giá trị nào của m thì hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 1\;khi\;x \ne -1\\m\;\;\;\;\;\;\,khi\;x = -1\end{array} \right.\) liên tục tại \({x_0} = - 1\)?

      • A.
        \(m = 2\).
      • B.
        \(m = - 2\).
      • C.
        \(m = 1\).
      • D.
        \(m = - 1\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hàm số liên tục: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên khoảng (a; b) chứa điểm \({x_0}\). Hàm số \(f\left( x \right)\) được gọi là liên tục tại điểm \({x_0}\) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Tập xác định của hàm số f(x) là \(D = \mathbb{R}\).

      Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \left( {2x + 1} \right) = - 1\).

      Hàm số đã cho liên tục tại \({x_0} = - 1\) khi \(f\left( { - 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right) \Leftrightarrow m = - 1\).

      Câu 27 :

      Cho tam giác ABC và một điểm S không thuộc mặt phẳng ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SBN) và (SCM) là:

      • A.
        SG với G là giao điểm của BN và MC.
      • B.
        SN.
      • C.
        SM.
      • D.
        AG với G là giao điểm của BN và MC.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về giao tuyến của hai mặt phẳng: Đường thẳng chung d (nếu có) của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng đó.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 1 1

      Xét mặt phẳng (ABC), gọi G là giao điểm của BN và CM.

      Vì \(G \in BN \Rightarrow G \in \left( {SBN} \right);G \in CM \Rightarrow G \in \left( {SCM} \right)\) nên G là điểm chung của hai mặt phẳng (SBN) và (SCM)

      Ta có: \(S \in SB \Rightarrow S \in \left( {SBN} \right),S \in SC \Rightarrow S \in \left( {SCM} \right)\) nên S là điểm chung của hai mặt phẳng (SBN) và (SCM)

      Do đó, SG là giao tuyến của hai mặt phẳng (SBN) và (SCM).

      Câu 28 :

      Cho 4 điểm phân biệt A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Xác định được tất cả bao nhiêu từ 3 trong 4 điểm đã cho?

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        3.
      • D.
        4.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về cách xác định một mặt phẳng: Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định qua ba điểm không thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta xác định được các mặt phẳng (ABC), (ABD), (ACD), (BCD). Do đó, xác định được 4 mặt phẳng.

      Câu 29 :

      Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là:

      • A.
        Đường thẳng m qua S vuông góc với AB.
      • B.
        Đường thẳng m qua S song song với AB.
      • C.
        SO với O là giao điểm của AC và BD.
      • D.
        Cả A, B, C đều sai.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về giao tuyến của hai mặt phẳng: Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song với nhau thì giao tuyến của chúng (nếu có) song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 1 2

      Ta có: Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD. Mà \(AB \subset \left( {SAB} \right),CD \subset \left( {SCD} \right)\)

      Do đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng m qua S song song với AB.

      Câu 30 :

      Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có AC cắt BD tại O và A’C’ cắt B’D’ tại O’. Khi đó, mặt phẳng (AB’D’) song song với mặt phẳng nào dưới đây?

      • A.
        (A’OC’).
      • B.
        (BDA’).
      • C.
        (BDC’).
      • D.
        (BCD).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hai mặt phẳng song song: Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau và hai đường thẳng này song song với mặt phẳng (Q) thì (P) và (Q) song song với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 1 3

      Vì BD // B’D’ nên B’D’ // (BDC’). Vì AD’ // BC’ nên AD’ // (BDC’)

      Lại có hai đường thẳng AD’ và B’D’ cắt nhau và nằm trong mặt phẳng (AB’D’). Do đó, (AB’D’) // (BDC’)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Tính giới hạn sau: \(I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2\sqrt {3 + x} - 4x}}{{2x - 2}}\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về giới hạn của hàm số: Rút gọn biểu thức \(\frac{{2\sqrt {3 + x} - 4x}}{{2x - 2}}\) rồi áp dụng quy tắc về giới hạn để tính.

      Lời giải chi tiết :

      \(I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2\sqrt {3 + x} - 4x}}{{2x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {2\sqrt {3 + x} - 4x} \right)\left( {2\sqrt {3 + x} + 4x} \right)}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {2\sqrt {3 + x} + 4x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{4\left( {x + 3} \right) - 16{x^2}}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {2\sqrt {3 + x} + 4x} \right)}}\)

      \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{ - 16{x^2} + 4x + 12}}{{2\left( {x - 1} \right)\left( {2\sqrt {3 + x} + 4x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{ - 4\left( {x - 1} \right)\left( {4x + 3} \right)}}{{4\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {3 + x} + 2x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{ - \left( {4x + 3} \right)}}{{\sqrt {3 + x} + 2x}} = \frac{{ - 7}}{4}\)

      Câu 2 :

      Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. M là điểm nằm trên cạnh BC sao cho \(MB = 2MC\). Chứng minh rằng MG // (ACD).

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng: Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng nằm trong (P) thì a song song với (P).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 1 4

      Gọi E là trung điểm của BC. Vì G là trọng tâm của tam giác BCD nên \(\frac{{GD}}{{ED}} = \frac{2}{3}\)

      Mà \(MB = 2MC \Rightarrow 3MC = BC\). Lại có: \(EC = BE = \frac{1}{2}BC \Rightarrow \frac{{MC}}{{EC}} = \frac{2}{3}\)

      Tam giác EDC có: \(\frac{{GD}}{{ED}} = \frac{{MC}}{{EC}}\left( { = \frac{2}{3}} \right)\) nên MG // CD (định lý Thalès đảo)

      Mà \(CD \subset \left( {ACD} \right)\) nên MG // (ACD)

      Câu 3 :

      Cho hai số thực a và b thỏa mãn điều kiện \(\sin \left( {a + b} \right) - 2\cos \left( {a - b} \right) = 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{1}{{2 - \sin 2a}} + \frac{1}{{2 - \sin 2b}}\).

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức: \(\sin a + \sin b = 2\sin \frac{{a + b}}{2}\cos \frac{{a - b}}{2};\sin a\sin b = \frac{1}{2}\left[ {\cos \left( {a - b} \right) - \cos \left( {a + b} \right)} \right]\)

      Lời giải chi tiết :

      \(A = \frac{1}{{2 - \sin 2a}} + \frac{1}{{2 - \sin 2b}} = \frac{{4 - \left( {\sin 2a + \sin 2b} \right)}}{{\left( {2 - \sin 2a} \right)\left( {2 - \sin 2b} \right)}} = \frac{{4 - \left( {\sin 2a + \sin 2b} \right)}}{{4 - 2\left( {\sin 2a + \sin 2b} \right) + \sin 2a.\sin 2b}}\)

      Vì \(\sin \left( {a + b} \right) - 2\cos \left( {a - b} \right) = 0 \Rightarrow \sin \left( {a + b} \right) = 2\cos \left( {a - b} \right)\)

      Ta có: \(4 - \left( {\sin 2a + \sin 2b} \right) = 4 - 2\sin \left( {a + b} \right)\cos \left( {a - b} \right) = 4 - 4{\cos ^2}\left( {a - b} \right) = 4{\sin ^2}\left( {a - b} \right)\)

      Lại có: \(4 - 2\left( {\sin 2a + \sin 2b} \right) + \sin 2a.\sin 2b\)

      \( = 4 - 4\sin \left( {a + b} \right)\cos \left( {a - b} \right) + \frac{1}{2}\left[ {\cos \left( {2a - 2b} \right) - \cos \left( {2a + 2b} \right)} \right]\)

      \( = 4 - 8{\cos ^2}\left( {a - b} \right) + \frac{1}{2}\left[ {2{{\cos }^2}\left( {a - b} \right) - 1 - 1 + 2{{\sin }^2}\left( {a + b} \right)} \right]\)

      \( = 3 - 7{\cos ^2}\left( {a - b} \right) + {\sin ^2}\left( {a + b} \right) = 3 - 3{\cos ^2}\left( {a - b} \right) = 3{\sin ^2}\left( {a - b} \right)\)

      Vậy \(A = \frac{{4{{\sin }^2}\left( {a - b} \right)}}{{3{{\sin }^2}\left( {a - b} \right)}} = \frac{4}{3}\)

      Câu 4 :

      Chứng minh rằng dãy số \({u_n} = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \ldots + \frac{1}{{n(n + 1)}}\) tăng và bị chặn trên.

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về dãy số tăng: Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu \({u_{n + 1}} > {u_n}\) với mọi \(n \in \mathbb{N}*\)

      Sử dụng kiến thức về dãy số bị chặn trên: Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho \({u_n} \le M\) với mọi \(n \in \mathbb{N}*\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({u_n} = \frac{{2 - 1}}{{1.2}} + \frac{{3 - 2}}{{2.3}} + \frac{{4 - 3}}{{3.4}} + \ldots + \frac{{(n + 1) - n}}{{n(n + 1)}} = 1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \ldots + \frac{1}{n} - \frac{1}{{n + 1}} = 1 - \frac{1}{{n + 1}}\)

      Xét hiệu: \({u_{n + 1}} - {u_n} = 1 - \frac{1}{{n + 2}} - \left( {1 - \frac{1}{{n + 1}}} \right) = \frac{1}{{n + 1}} - \frac{1}{{n + 2}} > 0 \Rightarrow \left( {{u_n}} \right)\) tăng

      Nhận thấy \({u_n} = 1 - \frac{1}{{n + 1}} < 1 \Rightarrow \left( {{u_n}} \right)\) bị chặn trên.

      Chinh phục Toán 11, mở rộng cánh cửa Đại học trong tầm tay! Khám phá ngay Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 – hành trang không thể thiếu trong chuyên mục Giải bài tập Toán 11 trên nền tảng học toán. Bộ bài tập toán thpt được biên soạn chuyên sâu, bám sát chặt chẽ chương trình Toán lớp 11 và định hướng các kỳ thi quan trọng, cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện. Qua đó, học sinh không chỉ làm chủ kiến thức phức tạp mà còn rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề, sẵn sàng cho các kỳ thi và chương trình đại học, nhờ phương pháp tiếp cận trực quan, logic và hiệu quả học tập vượt trội!

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một học kì. Đề thi này không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế. Việc nắm vững cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp là yếu tố then chốt để đạt kết quả cao.

      Cấu trúc đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1

      Thông thường, đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 sẽ bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản, định nghĩa, tính chất và công thức.
      • Phần tự luận: Chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, bao gồm các bài toán vận dụng, bài toán chứng minh và bài toán giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề chính trong đề thi

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 thường tập trung vào các chủ đề sau:

      1. Hàm số lượng giác: Khảo sát hàm số lượng giác, đồ thị hàm số lượng giác, phương trình lượng giác.
      2. Đạo hàm: Khái niệm đạo hàm, quy tắc tính đạo hàm, ứng dụng đạo hàm trong việc khảo sát hàm số.
      3. Giới hạn: Khái niệm giới hạn, tính giới hạn của hàm số.
      4. Hình học không gian: Vectơ trong không gian, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Giải phương trình lượng giác

      Để giải phương trình lượng giác, cần biến đổi phương trình về dạng cơ bản và sử dụng các công thức lượng giác để tìm nghiệm. Ví dụ:

      sin(x) = 0 => x = kπ, k ∈ Z

      Dạng 2: Tính đạo hàm của hàm số

      Sử dụng các quy tắc tính đạo hàm để tìm đạo hàm của hàm số. Ví dụ:

      (x2)' = 2x

      Dạng 3: Khảo sát hàm số bằng đạo hàm

      Sử dụng đạo hàm để tìm cực trị, khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số. Ví dụ:

      Tìm đạo hàm f'(x), giải phương trình f'(x) = 0 để tìm điểm cực trị.

      Luyện tập với đề thi mẫu

      Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, học sinh nên luyện tập với nhiều đề thi mẫu khác nhau. Việc giải đề thi không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán và quản lý thời gian hiệu quả.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      • Sách giáo khoa Toán 11 Cánh diều
      • Sách bài tập Toán 11 Cánh diều
      • Các trang web học toán online uy tín như giaitoan.edu.vn

      Lời khuyên

      Trước khi làm bài thi, hãy đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của từng câu hỏi và lập kế hoạch giải bài hợp lý. Trong quá trình làm bài, hãy kiểm tra lại kết quả và đảm bảo rằng các câu trả lời của bạn là chính xác và đầy đủ.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 11 Cánh diều - Đề số 1 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi. Bằng cách nắm vững kiến thức, luyện tập thường xuyên và áp dụng các kỹ năng giải toán hiệu quả, học sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 11