Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 là tài liệu ôn tập quan trọng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, bao gồm các dạng bài tập thường gặp trong kì thi giữa học kì 2.
Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp đề thi này kèm theo đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện.
Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là:
Phân số \(\frac{{ - 6}}{{15}}\) bằng:
Chọn kết quả đúng:
Mỗi đồng xu có 2 mặt (mặt S và mặt N). Tung đồng xu một lần. Mặt xuất hiện của đồng xu là?
Nếu tung đồng xu 5 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số quyển vở của cửa hàng sách - thiết bị trong tuần (cửa hàng nghỉ bán thứ bảy và chủ nhật).
Ngày bán được nhiều quyển vở nhất là?
Một hộp có 7 quả bóng có 1 quả bóng xanh lá cây, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng, 1 quả màu tím, 1 quả màu nâu, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời, các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào trong hộp. Nếu Hà lấy 25 lần liên tiếp có 5 lần xuất hiện màu tím thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím bằng bao nhiêu?
Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:
Chọn câu đúng
Cho hình vẽ bên. Hình biểu diễn điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB là:
Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng
1. Sắp xếp dãy phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{6};\;\frac{1}{5}\;\) theo thứ tự từ tăng dần.
2. Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)
b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)
c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)
Thực hiện phép tính (Tính hợp lí nếu có thể)
a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)
b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)
c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)
Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Ngữ văn của các lớp 6A, 6B, 6C, 6D và 6E
a) Số học sinh giỏi Toán của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?
b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?
1. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sau:
a) Kể tên các điểm thuộc đường thẳng a;
b) Điểm nào thuộc cả hai đường thẳng a và b.
2. Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.
So sánh hai phân số sau \({\rm{A}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}};{\rm{B}} = \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\).
Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
Đáp án : C
Dựa vào khái niệm về phân số.
\(\frac{{0,25}}{{ - 3}}\) không phải phân số vì \(0,25 \notin \mathbb{Z}\).
\(\frac{5}{0}\) không phải phân số vì 0 nằm ở mẫu.
\(\frac{5}{{4,3}}\) không phải phân số vì \(4,3 \notin \mathbb{Z}\).
\(\frac{{25}}{{ - 3}}\) là phân số vì \(25; - 3 \in \mathbb{Z}; - 3 \ne 0\).
Đáp án C.
Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là:
Đáp án : A
Số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) là phân số \( - \frac{a}{b}\).
Số đối của phân số \(\frac{5}{{ - 3}}\) là\(\frac{5}{3}\).
Đáp án A.
Phân số \(\frac{{ - 6}}{{15}}\) bằng:
Đáp án : B
Sử dụng quy tắc rút gọn phân số.
Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu sau khi đã bỏ dấu – (nếu có)
Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ước chung lớn nhất vừa tìm được, ta có phân số tối giản cần tìm
Ta có: \(\frac{{ - 6}}{{15}} = \frac{{ - 6:3}}{{15:3}} = \frac{{ - 2}}{5}\).
Đáp án B.
Chọn kết quả đúng:
Đáp án : A
Dựa vào quy tắc so sánh phân số
So sánh \(\frac{3}{{10}}\) với \(\frac{3}{7}\): \(\frac{3}{{10}} = \frac{{3.7}}{{10.7}} = \frac{{21}}{{70}}\); \(\frac{3}{7} = \frac{{3.10}}{{7.10}} = \frac{{30}}{{70}}\). Vì \(21 < 30\) nên \(\frac{{21}}{{70}} < \frac{{30}}{{70}}\). Do đó \(\frac{3}{{10}} < \frac{3}{7}\).
Nên A đúng, B sai.
\(\frac{8}{{15}} < \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}\) nên C sai.
\(\frac{{ - 8}}{{10}} < 0 < \frac{3}{{74}}\) nên D sai.
Đáp án A.
Mỗi đồng xu có 2 mặt (mặt S và mặt N). Tung đồng xu một lần. Mặt xuất hiện của đồng xu là?
Đáp án : B
Khi tung đồng xu một lần có hai kết quả có thể xảy ra với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S; mặt N.
Mặt xuất hiện của đồng xu có thể là mặt S hoặc mặt N.
Đáp án B.
Nếu tung đồng xu 5 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?
Đáp án : A
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần mặt N xuất hiện với tổng số lần tung đồng xu.
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là: \(\frac{3}{5}\).
Đáp án A.
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số quyển vở của cửa hàng sách - thiết bị trong tuần (cửa hàng nghỉ bán thứ bảy và chủ nhật).
Ngày bán được nhiều quyển vở nhất là?
Đáp án : C
Quan sát biểu đồ để xác định.
Ngày thứ hai là ngày bán được nhiều quyển vở nhất (9.10 + 5 = 95 quyển)
Đáp án C.
Một hộp có 7 quả bóng có 1 quả bóng xanh lá cây, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng, 1 quả màu tím, 1 quả màu nâu, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời, các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào trong hộp. Nếu Hà lấy 25 lần liên tiếp có 5 lần xuất hiện màu tím thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím bằng bao nhiêu?
Đáp án : A
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy bóng nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần màu A xuất hiện với tổng số lần lấy bóng.
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu tím là: \(\frac{5}{{25}} = \frac{1}{5}\).
Đáp án A.
Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:
Đáp án : B
Quan sát hình vẽ để xác định.
Quan sát hình vẽ ta thấy điểm A không thuộc m, điểm B, C thuộc m nên ta có:
\(A \notin m;b \in m;c \in m\). Vậy đáp án đúng là B.
Đáp án B.
Chọn câu đúng
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về ba điểm thẳng hàng.
Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng nên C đúng.
Đáp án C.
Cho hình vẽ bên. Hình biểu diễn điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB là:
Đáp án : D
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.
Hình 1 và hình 3 biểu diễn điểm M là trung điểm của AB.
Đáp án D.
Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về đoạn thẳng.
Hình vẽ có 3 đoạn thẳng, đó là: AO, OB, AB.
Đáp án D.
1. Sắp xếp dãy phân số \(\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{6};\;\frac{1}{5}\;\) theo thứ tự từ tăng dần.
2. Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)
b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)
c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)
1. Dựa vào quy tắc so sánh các phân số cùng tử số.
2. Sử dụng quy tắc tính với số thập phân để tìm x.
1. Vì 2 < 4 < 5 < 6 nên \(\frac{1}{2} > \frac{1}{4} > \frac{1}{5} > \;\frac{1}{6}\)
2.
a) \(x - \frac{3}{4} = \frac{{ - 2}}{3}\)
\(\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{3}{4}\\x = \frac{1}{{12}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{1}{{12}}\).
b) \(\frac{{ - 3}}{4}:x + 1 = \frac{{ - 2}}{3}\)
\(\begin{array}{l}\frac{{ - 3}}{4}:x = \frac{{ - 2}}{3} - 1\\\frac{{ - 3}}{4}:x = \frac{{ - 5}}{3}\\x = \frac{{ - 3}}{4}:\frac{{ - 5}}{3}\\x = \frac{9}{{20}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{9}{{20}}\).
c) \(\frac{{x - 3}}{{12}} = \frac{{ - 5}}{4}\)
\(\begin{array}{l}\left( {x - 3} \right).4 = - 5.12\\4\left( {x - 3} \right) = - 60\\x - 3 = - 60:4\\x - 3 = - 15\\x = - 15 + 3\\x = - 12\end{array}\)
Vậy \(x = - 12\).
Thực hiện phép tính (Tính hợp lí nếu có thể)
a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)
b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)
c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)
Dựa vào quy tắc tính với phân số.
a) \(\frac{{10}}{{11}} + \frac{3}{{11}}:3 - \frac{1}{7}\)\( = \frac{{10}}{{11}} + \frac{1}{{11}} - \frac{1}{7}\)\( = \frac{{11}}{{11}} - \frac{1}{7}\)\( = 1 - \frac{1}{7}\)\( = \frac{6}{7}\)
b) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{13}} + \frac{3}{7}\)\( = \left( {\frac{{ - 3}}{7} + \frac{3}{7}} \right) + \frac{5}{{13}}\)\( = 0 + \frac{5}{{13}}\)\( = \frac{5}{{13}}\)
c) \(\frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}} + \frac{5}{3} \cdot \frac{{21}}{{25}} - \frac{5}{3} \cdot \frac{7}{{25}}\)\( = \frac{5}{3}.\left( {\frac{7}{{25}} + \frac{{21}}{{25}} - \frac{7}{{25}}} \right)\)\( = \frac{5}{3}.\frac{{21}}{{25}}\)\( = \frac{7}{5}\)
Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Ngữ văn của các lớp 6A, 6B, 6C, 6D và 6E
a) Số học sinh giỏi Toán của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?
b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp nào nhiều nhất? lớp nào ít nhất?
Quan sát biểu đồ để xác định.
a) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6E nhiều nhất (20 học sinh)
Số học sinh giỏi Toán của lớp 6A ít nhất (9 học sinh)
b) Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6D nhiều nhất (17 học sinh)
Số học sinh giỏi Ngữ văn của lớp 6A ít nhất (7 học sinh)
1. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sau:
a) Kể tên các điểm thuộc đường thẳng a;
b) Điểm nào thuộc cả hai đường thẳng a và b.
2. Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.
1. Quan sát hình vẽ để trả lời.
2. Sử dụng kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng.
1.
a) Điểm C, O thuộc đường thẳng a.
b) Điểm O thuộc đường thẳng a và b.
2.
Ta có \(C\) nằm giữa \(A\) và \(B\) nên \(AC + BC = AB\)
Hay \(BC = AB - AC = 7 - 3 = 4cm\).
Vì \(M\) là trung điểm \(BC\) nên \(BM = \frac{{BC}}{2} = \frac{4}{2} = 2(cm)\).
Vậy BM = 2cm.
So sánh hai phân số sau \({\rm{A}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}};{\rm{B}} = \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\).
Lấy 1 – A; 1 – B.
So sánh 1 – A và 1 – B từ đó ta so sánh được A và B.
+) \(1 - A = 1 - \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2023}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} - \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2023}} - {{10}^{2022}}}}{{{{10}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}}.9}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\)
+) \(1 - B = 1 - \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} - \frac{{{{10}^{2021}} + 1}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2022}} - {{10}^{2021}}}}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{{{10}^{2021}}.9}}{{{{10}^{2022}} + 1}}\)
+) Để so sánh \(1 - A\) và \(1 - B\) ta so sánh \(\frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\) và \(\frac{1}{{{{10}^{2022}} + 1}}\)
\(\frac{1}{{{{10}^{2022}} + 1}} = \frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 10}} < \frac{{10}}{{{{10}^{2023}} + 1}}\)
Suy ra \(1 - B < 1 - A\)
Suy ra \(A < B\).
Vậy A < B.
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau nửa học kì. Đề thi này thường bao gồm các chủ đề chính như số tự nhiên, phân số, số thập phân, tỉ số, phần trăm và hình học cơ bản. Việc làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào phòng thi.
Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6 sẽ có cấu trúc gồm các phần sau:
Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi:
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức: (1/2 + 1/3) x 6
Giải:
Ví dụ 2: Một cửa hàng có 120kg gạo. Sau khi bán đi 30kg, cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
Giải:
Số gạo còn lại là: 120kg - 30kg = 90kg.
Vậy, cửa hàng còn lại 90kg gạo.
Ngoài Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 6, giaitoan.edu.vn còn cung cấp nhiều tài liệu ôn tập Toán 6 hữu ích khác, bao gồm:
Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2!