Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều

Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều

Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với đề thi học kì 2 môn Toán, đề số 13, chương trình Cánh diều. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi với cấu trúc bám sát chương trình học, độ khó phù hợp, giúp các em làm quen với dạng đề thi thực tế và tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Cách viết nào sau đây không phải phân số?

    • A.
      \(\frac{3}{{ - 4}}\)
    • B.
      \( - \frac{3}{7}\)
    • C.
      \(\frac{{2,5}}{3}\)
    • D.
      \(\frac{{ - 11}}{{ - 17}}\)
    Câu 2 :

    Số đối của phân số \(\frac{{ - 15}}{{16}}\) là

    • A.
      \(\frac{{16}}{{15}}\)
    • B.
      \(\frac{{15}}{{16}}\)
    • C.
      \(\frac{{15}}{{ - 16}}\)
    • D.
      \(\frac{{ - 16}}{{15}}\)
    Câu 3 :

    Số nguyên \(x\) thỏa mãn điều kiện \(\frac{x}{3} = \frac{6}{{ - 9}}\) là

    • A.
      -1
    • B.
      - 2
    • C.
      2
    • D.
      6
    Câu 4 :

    Tỉ số phần trăm của 16 và 20 là

    • A.
      \(0,8\% \)
    • B.
      \(8\% \)
    • C.
      \(16\% \)
    • D.
      \(80\% \)
    Câu 5 :

    Nam mua một quyển sách có giá bìa là 50000 đồng. Khi trả tiền được cửa hàng giảm giá \(10\% \). Hỏi Nam mua quyển sách đó hết bao nhiêu tiền?

    • A.
      400000
    • B.
      55000
    • C.
      5000
    • D.
      45000
    Câu 6 :

    Làm tròn số 131,2956 đến hàng phần trăm được kết quả là

    • A.
      131,30
    • B.
      131,31
    • C.
      131,29
    • D.
      130
    Câu 7 :

    Biết \(\frac{3}{5}\) của một số bằng (-30), số đó là

    • A.
      18
    • B.
      -18
    • C.
      -50
    • D.
      50
    Câu 8 :

    Đổi hỗn số \( - 3\frac{2}{5}\) ra phân số, kết quả là:

    • A.
      \(\frac{{ - 17}}{5}\)
    • B.
      \( - \frac{{10}}{5}\)
    • C.
      \(\frac{{ - 13}}{5}\)
    • D.
      \(\frac{{ - 11}}{5}\)
    Câu 9 :

    Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

    Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 0 1

    • A.
      Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
    • B.
      Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
    • C.
      Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
    • D.
      Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.
    Câu 10 :

    Hai tia đối nhau trong hình vẽ dưới đây là

    Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 0 2

    • A.
      Ay và Bx
    • B.
      Bx và By
    • C.
      Ax và By
    • D.
      AB và BA
    Câu 11 :

    Trên đường thẳng a lấy 10 điểm phân biệt. Số đoạn thẳng trong hình vẽ là:

    • A.
      1
    • B.
      10
    • C.
      45
    • D.
      90
    Câu 12 :

    Lúc 10 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là:

    • A.
      Góc nhọn
    • B.
      Góc vuông
    • C.
      Góc tù
    • D.
      Góc bẹt
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    1) Thực hiện phép tính:

    a) \(\frac{1}{4} + \frac{3}{4} \cdot \left( {\frac{2}{3} - 0,5} \right)\)

    b) \(1\frac{3}{{25}} - \frac{{17}}{{19}} - \frac{3}{{25}} + \frac{{2022}}{{2023}} - \frac{2}{{19}}\)

    2) Tìm \(x\) biết:

    a) \(\frac{2}{3}x - \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\)

    b) \(5,16 - 2x = (5,7 + 2,3) \cdot ( - 0,3)\)

    Câu 2 :

    Lớp 6A có 40 học sinh, học lực cuối học kì II được xếp thành ba loại tốt, khá và đạt. Số học sinh xếp loại tốt chiếm \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp, số học sinh xếp loại khá bằng \(\frac{5}{8}\) số học sinh còn lại.

    a) Tính số học sinh mỗi loại của lớp?

    b) Hỏi số học sinh xếp loại đạt chiếm bao nhiêu phần trăm của lớp?

    Câu 3 :

    Lớp 6A có 40 học sinh, học lực cuối học kì II được xếp thành ba loại tốt, khá và đạt. Số học sinh xếp loại tốt chiếm \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp, số học sinh xếp loại khá bằng \(\frac{5}{8}\) số học sinh còn lại.

    a) Tính số học sinh mỗi loại của lớp?

    b) Hỏi số học sinh xếp loại đạt chiếm bao nhiêu phần trăm của lớp?

    Câu 4 :

    Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).

    a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).

    b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?

    c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.

    Câu 5 :

    So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Cách viết nào sau đây không phải phân số?

      • A.
        \(\frac{3}{{ - 4}}\)
      • B.
        \( - \frac{3}{7}\)
      • C.
        \(\frac{{2,5}}{3}\)
      • D.
        \(\frac{{ - 11}}{{ - 17}}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Phân số có dạng \(\frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{2,5}}{3}\) không phải là phân số vì \(2,5 \notin \mathbb{Z}\).

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Số đối của phân số \(\frac{{ - 15}}{{16}}\) là

      • A.
        \(\frac{{16}}{{15}}\)
      • B.
        \(\frac{{15}}{{16}}\)
      • C.
        \(\frac{{15}}{{ - 16}}\)
      • D.
        \(\frac{{ - 16}}{{15}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai phân số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\frac{{ - 15}}{{16}} + \frac{{15}}{{16}} = 0\) nên \(\frac{{15}}{{16}}\) là số đối của phân số \(\frac{{ - 15}}{{16}}\).

      Đáp án B.

      Câu 3 :

      Số nguyên \(x\) thỏa mãn điều kiện \(\frac{x}{3} = \frac{6}{{ - 9}}\) là

      • A.
        -1
      • B.
        - 2
      • C.
        2
      • D.
        6

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\left( {b,d \ne 0} \right)\) nếu \(a.d = c.b\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{3} = \frac{6}{{ - 9}}\\x.\left( { - 9} \right) = 6.3\\ - 9x = 18\\x = - 2\end{array}\)

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Tỉ số phần trăm của 16 và 20 là

      • A.
        \(0,8\% \)
      • B.
        \(8\% \)
      • C.
        \(16\% \)
      • D.
        \(80\% \)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Tỉ số phần trăm của a và b là \(\frac{a}{b}.100\% \).

      Lời giải chi tiết :

      Tỉ số phần trăm của 16 và 20 là \(\frac{{16}}{{20}}.100\% = 0,8.100\% = 80\% \).

      Đáp án D.

      Câu 5 :

      Nam mua một quyển sách có giá bìa là 50000 đồng. Khi trả tiền được cửa hàng giảm giá \(10\% \). Hỏi Nam mua quyển sách đó hết bao nhiêu tiền?

      • A.
        400000
      • B.
        55000
      • C.
        5000
      • D.
        45000

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      m% của a là \(m\% .a\).

      Lời giải chi tiết :

      Vì cửa hàng giảm giá 10% nên số tiền Nam trả ứng với:

      100% - 10% = 90%.

      Vậy Nam mua quyển sách đó hết:

      \(90\% .50000 = 45000\) (đồng)

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Làm tròn số 131,2956 đến hàng phần trăm được kết quả là

      • A.
        131,30
      • B.
        131,31
      • C.
        131,29
      • D.
        130

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức làm tròn số.

      Lời giải chi tiết :

      Số 131,2956 làm tròn đến hàng phần trăm ta được 131,30.

      Đáp án A.

      Câu 7 :

      Biết \(\frac{3}{5}\) của một số bằng (-30), số đó là

      • A.
        18
      • B.
        -18
      • C.
        -50
      • D.
        50

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Biết \(\frac{m}{n}\) của a là b, ta tính được \(a = b:\frac{m}{n}\)

      Lời giải chi tiết :

      Số cần tìm là: \( - 30:\frac{3}{5} = - 50\).

      Đáp án C.

      Câu 8 :

      Đổi hỗn số \( - 3\frac{2}{5}\) ra phân số, kết quả là:

      • A.
        \(\frac{{ - 17}}{5}\)
      • B.
        \( - \frac{{10}}{5}\)
      • C.
        \(\frac{{ - 13}}{5}\)
      • D.
        \(\frac{{ - 11}}{5}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc đổi hỗn số thành phân số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \( - 3\frac{2}{5} = - \frac{{3.5 + 2}}{5} = - \frac{{17}}{5}\).

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 1 1

      • A.
        Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
      • B.
        Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
      • C.
        Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
      • D.
        Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để trả lời.

      Lời giải chi tiết :

      Hình vẽ trên là hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A, chỉ có 1 điểm chung nên ta chọn đáp án B.

      Đáp án B.

      Câu 10 :

      Hai tia đối nhau trong hình vẽ dưới đây là

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 1 2

      • A.
        Ay và Bx
      • B.
        Bx và By
      • C.
        Ax và By
      • D.
        AB và BA

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Hai tia đối nhau phải là hai tia có chung gốc nên đáp án A, C, D sai.

      Chỉ có Bx và By đúng.

      Đáp án B.

      Câu 11 :

      Trên đường thẳng a lấy 10 điểm phân biệt. Số đoạn thẳng trong hình vẽ là:

      • A.
        1
      • B.
        10
      • C.
        45
      • D.
        90

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đếm số đoạn thẳng

      Lời giải chi tiết :

      Số đoạn thẳng là 45.

      Đáp án C.

      Câu 12 :

      Lúc 10 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là:

      • A.
        Góc nhọn
      • B.
        Góc vuông
      • C.
        Góc tù
      • D.
        Góc bẹt

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Vẽ hình mô tả để xác định

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 1 3

      Lúc 10 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là: góc nhọn.

      Đáp án A.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      1) Thực hiện phép tính:

      a) \(\frac{1}{4} + \frac{3}{4} \cdot \left( {\frac{2}{3} - 0,5} \right)\)

      b) \(1\frac{3}{{25}} - \frac{{17}}{{19}} - \frac{3}{{25}} + \frac{{2022}}{{2023}} - \frac{2}{{19}}\)

      2) Tìm \(x\) biết:

      a) \(\frac{2}{3}x - \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\)

      b) \(5,16 - 2x = (5,7 + 2,3) \cdot ( - 0,3)\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia.

      Lời giải chi tiết :

      1)

      a) \(\frac{1}{4} + \frac{3}{4} \cdot \left( {\frac{2}{3} - 0,5} \right)\)\( = \frac{1}{4} + \frac{3}{4} \cdot \left( {\frac{2}{3} - \frac{1}{2}} \right)\)\( = \frac{1}{4} + \frac{3}{4} \cdot \frac{1}{6}\)\( = \frac{1}{4} + \frac{1}{8}\)\( = \frac{3}{8}\)

      b) \(1\frac{3}{{25}} - \frac{{17}}{{19}} - \frac{3}{{25}} + \frac{{2022}}{{2023}} - \frac{2}{{19}}\)\( = \left( {1\frac{3}{{25}} - \frac{3}{{25}}} \right) + \left( {\frac{{ - 17}}{{19}} + \frac{{ - 2}}{{19}}} \right) + \frac{{2022}}{{2023}}\) \( = 1 + ( - 1) + \frac{{2022}}{{2023}}\) \( = \frac{{2022}}{{2023}}.\)

      2)

      a) \(\frac{2}{3}x - \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\)

      \(\frac{2}{3}x = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{2}\)

      \(\frac{2}{3}x = \frac{3}{5}\)

      \(x = \frac{3}{5}:\frac{2}{3}\)

      \(x = \frac{3}{5}.\frac{3}{2}\)

      \(x = \frac{9}{{10}}\)

      Vậy \(x = \frac{9}{{10}}\).

      b) \(5,16 - 2x = (5,7 + 2,3) \cdot ( - 0,3)\)

      \(5,16 - 2x = - 2,4\)

      \(2x = 5,16 - ( - 2,4)\)

      \(2x = 7,56\)

      \(x = 7,56:2\)

      \(x = 3,78\)

      Vậy \(x = 3,78\)

      Câu 2 :

      Lớp 6A có 40 học sinh, học lực cuối học kì II được xếp thành ba loại tốt, khá và đạt. Số học sinh xếp loại tốt chiếm \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp, số học sinh xếp loại khá bằng \(\frac{5}{8}\) số học sinh còn lại.

      a) Tính số học sinh mỗi loại của lớp?

      b) Hỏi số học sinh xếp loại đạt chiếm bao nhiêu phần trăm của lớp?

      Phương pháp giải :

      a) Tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(\frac{m}{n}.a\).

      b) Số phần trăm của a với b là \(\frac{{a.100}}{b}\% \)

      Lời giải chi tiết :

      a) Số học sinh xếp loại tốt là: \(40 \cdot \frac{2}{5} = 16\) ( học sinh)

      Số học sinh xếp loại khá là: \((40 - 16) \cdot \frac{5}{8} = 15\) (học sinh)

      Số học sinh xếp loại đạt là: \(40 - 16 - 15 = 9\) (học sinh)

      b) Số học sinh xếp loại đạt chiếm số phần trảm của lớp là: \(\frac{{9.100}}{{40}}\% = 22,5\% \)

      Câu 3 :

      Lớp 6A có 40 học sinh, học lực cuối học kì II được xếp thành ba loại tốt, khá và đạt. Số học sinh xếp loại tốt chiếm \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp, số học sinh xếp loại khá bằng \(\frac{5}{8}\) số học sinh còn lại.

      a) Tính số học sinh mỗi loại của lớp?

      b) Hỏi số học sinh xếp loại đạt chiếm bao nhiêu phần trăm của lớp?

      Phương pháp giải :

      a) Tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(\frac{m}{n}.a\).

      b) Số phần trăm của a với b là \(\frac{{a.100}}{b}\% \)

      Lời giải chi tiết :

      a) Số học sinh xếp loại tốt là: \(40 \cdot \frac{2}{5} = 16\) ( học sinh)

      Số học sinh xếp loại khá là: \((40 - 16) \cdot \frac{5}{8} = 15\) (học sinh)

      Số học sinh xếp loại đạt là: \(40 - 16 - 15 = 9\) (học sinh)

      b) Số học sinh xếp loại đạt chiếm số phần trảm của lớp là: \(\frac{{9.100}}{{40}}\% = 22,5\% \)

      Câu 4 :

      Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).

      a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).

      b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?

      c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.

      Phương pháp giải :

      Vẽ hình theo hướng dẫn.

      a) Xác định độ dài đoạn thẳng AB qua OA và OB.

      b) Chứng minh OB = OC và O nằm giữa B và C nên O là trung điểm của BC.

      c) Vẽ tia Oz và kể tên các góc trong hình.

      Lời giải chi tiết :

      Vẽ hình

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 1 4

      a) Theo hình vẽ: \(AB = OA + OB = 4 + 2 = 6\;{\rm{cm}}\)

      Vậy \(AB = 6\;{\rm{cm}}\)

      b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\) nên \(OC = \frac{{OA}}{2} = \frac{4}{2} = 2\;{\rm{cm}}\)

      Suy ra \({\rm{OB}} = {\rm{OC}}\)

      Lại có \({\rm{O}}\) nằm giữa \({\rm{B}}\) và \({\rm{C}}\)

      Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\)

      Vậy \({\rm{O}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\).

      c)

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều 1 5

      Các góc có trong hình vẽ là:

      \(\widehat {{\rm{xOz}}};\widehat {{\rm{yOz}}};\widehat {{\rm{xOy}}},\widehat {xAy},\widehat {xCy},\widehat {xBy}\)

      Câu 5 :

      So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).

      Phương pháp giải :

      Nhân hai vế của S với 2 để rút gọn S.

      Lời giải chi tiết :

      \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(2S = 1 + \frac{2}{2} + \frac{3}{{{2^2}}} + \frac{4}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)

      \(2S - S = \left(1 + \frac{2}{2} + \frac{3}{{{2^2}}} + \frac{4}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\right) - \left(\frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\right)\)

      \(2S - S = 1 + \left(\frac{2}{2} - \frac{1}{2}\right) + \left(\frac{3}{{{2^2}}} - \frac{2}{{{2^2}}}\right) + \left(\frac{4}{{{2^3}}} - \frac{3}{{{2^3}}}\right) + \ldots + \left(\frac{{2023}}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2022}}{{{2^{2022}}}}\right) - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(2S - S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(2S = 2 + 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2021}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)

      \(2S - S = \left(2 + 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2021}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\right) - \left(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\right)\)

      \(2S - S = 2 + \left(1 - 1\right) + \left(\frac{1}{2} - \frac{1}{2}\right) + \left(\frac{1}{{{2^2}}} - \frac{1}{{{2^2}}}\right) + \ldots + \left(- \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}} -\frac{1}{{{2^{2022}}}}\right) - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(2S - S = 2 - \frac{{2024}}{{{2^{2022}}}} + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      \(S = 2 - \frac{{4048 - 2023}}{{{2^{2023}}}}\)

      Vậy \(S < 2\).

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều – nội dung then chốt trong chuyên mục toán 6 trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13 - Cánh diều: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 13, chương trình Cánh diều, là một bài kiểm tra quan trọng đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi này bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và phương pháp giải toán đã học.

      Cấu trúc Đề thi

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng.
      • Phần tự luận: Đòi hỏi học sinh trình bày chi tiết các bước giải, thể hiện khả năng tư duy logic và lập luận toán học.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Số tự nhiên và các phép tính trên số tự nhiên
      • Phân số và các phép tính trên phân số
      • Số thập phân và các phép tính trên số thập phân
      • Tỉ số và tỉ lệ
      • Hình học cơ bản (điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc)

      Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Để giúp học sinh ôn tập và làm bài thi hiệu quả, giaitoan.edu.vn cung cấp hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong đề thi. Các hướng dẫn này được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, giúp học sinh nắm vững phương pháp giải và tự tin hơn khi làm bài.

      Ví dụ về một câu hỏi và cách giải

      Câu hỏi: Tính giá trị của biểu thức: (1/2 + 1/3) x 6

      Giải:

      1. Tìm mẫu số chung của hai phân số 1/2 và 1/3. Mẫu số chung nhỏ nhất là 6.
      2. Đổi phân số 1/2 thành 3/6 và 1/3 thành 2/6.
      3. Thực hiện phép cộng trong ngoặc: 3/6 + 2/6 = 5/6
      4. Thực hiện phép nhân: 5/6 x 6 = 5
      5. Vậy, giá trị của biểu thức là 5.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Bắt đầu với những câu hỏi dễ trước, sau đó đến những câu hỏi khó hơn.
      • Kiểm tra lại bài làm sau khi hoàn thành.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập

      Luyện tập thường xuyên là yếu tố quan trọng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi. Học sinh nên giải nhiều đề thi khác nhau để làm quen với các dạng bài tập và rèn luyện kỹ năng giải toán. Ngoài ra, học sinh cũng nên tham khảo các tài liệu ôn tập và tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên hoặc bạn bè khi gặp khó khăn.

      Giaitoan.edu.vn: Nguồn tài liệu học tập Toán 6 uy tín

      Giaitoan.edu.vn là một website cung cấp các tài liệu học tập Toán 6 uy tín và chất lượng. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dạng bài tập, đề thi, hướng dẫn giải chi tiết và các tài liệu ôn tập khác để giúp học sinh học tập và ôn thi hiệu quả. Hãy truy cập giaitoan.edu.vn để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích khác.

      Bảng tổng hợp các chủ đề chính trong đề thi

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Số tự nhiênCao
      Phân sốTrung bình
      Số thập phânTrung bình
      Tỉ số và tỉ lệThấp
      Hình học cơ bảnTrung bình

      Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6