Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8, một công cụ ôn tập hiệu quả dành cho học sinh lớp 6. Đề thi được biên soạn theo chương trình Cánh diều, bao gồm các dạng bài tập thường gặp trong đề thi thực tế.

Với đề thi này, học sinh có thể tự đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với cấu trúc đề thi. Đồng thời, đề thi còn đi kèm với đáp án chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ phương pháp giải và khắc phục những sai lầm.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Trong các cách viết sau, cách viết nào không phải là phân số?

    • A.
      \(\frac{1}{7}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 5}}{3}\).
    • C.
      \(\frac{7}{{1,5}}\).
    • D.
      \(\frac{0}{{ - 3}}\).
    Câu 2 :

    Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là

    • A.
      \(\frac{{ - 3}}{7}\).
    • B.
      \(\frac{3}{7}\).
    • C.
      \(\frac{7}{3}\).
    • D.
      \(\frac{7}{{ - 3}}\).
    Câu 3 :

    Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi

    • A.
      \(a.c = b.d\).
    • B.
      \(a.d = b.c\).
    • C.
      \(a + d = b + c\).
    • D.
      \(a - d = b - c\).
    Câu 4 :

    Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

    • A.
      \(\frac{{ - 5}}{{11}} < \frac{{ - 14}}{{11}}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\).
    • C.
      \(\frac{2}{{13}} < \frac{2}{{15}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 5}}{{21}} > \frac{8}{{21}}\).
    Câu 5 :

    Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5}\) bằng

    • A.
      \(\frac{{19}}{{20}}\).
    • B.
      \(\frac{3}{5}\).
    • C.
      \(\frac{{33}}{{15}}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 3}}{5}\).
    Câu 6 :

    An liệt kê năm sinh một số thành viên trong gia đình để làm bài tập môn Toán 6, được dãy dữ liệu như sau: 1971; 2021; 1999; 2050.

    Giá trị không hợp lý trong dãy dữ liệu về năm sinh của các thành viên trong gia đình An là:

    • A.
      2050.
    • B.
      1999.
    • C.
      2021.
    • D.
      1971.
    Câu 7 :

    Khi tung đồng xu 1 lần. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là:

    • A.
      \(\left\{ S \right\}\).
    • B.
      \(\left\{ {S;N} \right\}\).
    • C.
      \(\left\{ N \right\}\).
    • D.
      S; N.
    Câu 8 :

    Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ 1 hộp 30 thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Tính xác suất để thẻ được lấy ghi số 6.

    • A.
      \(\frac{1}{{30}}\).
    • B.
      \(\frac{1}{5}\).
    • C.
      \(6\).
    • D.
      \(\frac{1}{6}\).
    Câu 9 :

    Quan sát hình và cho biết đâu là khẳng định đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 0 1

    • A.
      Điểm \(A\) thuộc đường thẳng \(d\).
    • B.
      Điểm \(C\) thuộc đường thẳng \(d\).
    • C.
      Đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(C\).
    • D.
      Ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng.
    Câu 10 :

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

    • A.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
    • B.
      Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • C.
      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
    • D.
      Cả ba đáp án trên đều sai.
    Câu 11 :

    Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 0 2

    • A.
      Điểm \(J\) chỉ nằm giữa hai điểm \(K\) và \(L\).
    • B.
      Chỉ có điểm \(L\) nằm giữa hai điểm \(K,N\).
    • C.
      Hai điểm \(L\) và \(N\) nằm cùng phía so với điểm \(K\).\(\)
    • D.
      Trong hình, không có hiện tượng điểm nằm giữa hai điểm.
    Câu 12 :

    Cho đoạn \(AB = 6\)cm. \(M\) là điểm thuộc đoạn \(AB\) sao cho \(MB = 5\)cm

    Khi đó độ dài đoạn \(MA\) bằng

    • A.
      \(1\,{\rm{cm}}\).
    • B.
      \(11\,{\rm{cm}}\).
    • C.
      \(2\,{\rm{cm}}\).
    • D.
      \(3\,{\rm{cm}}\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).

    a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7}\)

    b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\)

    c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)

    d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)

    Câu 2 :

    Tìm \(x\), biết:

    a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

    b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

    c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

    Câu 3 :

    1. Cho biểu đồ cột kép thống kê về học lực của học sinh lớp 6A và 6B của một trường THCS. Dựa vào biểu đồ em hãy:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 0 3

    a) Vẽ bảng số liệu vào giấy và điền các dữ liệu còn thiếu vào bảng số liệu sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 0 4

    b) Hãy cho biết lớp 6B có bao nhiêu học sinh? So sánh số học sinh có học lực tốt của hai lớp?

    2. Nếu tung đồng xu 22 lần liên tiếp, có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

    Câu 4 :

    Cho điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) sao cho \(OA = 5\,cm\). Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = {\rm{ }}3\,cm\)

    a) Trong ba điểm \(A,\,\,O,\,\,B\) điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\)

    b) Lấy điểm \(C\) trên tia \(Ox\) sao cho A nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)và \(AC = 1\,cm\). Điểm \(B\) có là trung điểm của \(OC\) không? Vì sao?

    Câu 5 :

    Tìm các giá trị của \(n\) để phân số \(M = \frac{{n - 5}}{{n - 2}}\) (n\( \in \mathbb{Z}\); n\( \ne \)2) tối giản.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Trong các cách viết sau, cách viết nào không phải là phân số?

      • A.
        \(\frac{1}{7}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 5}}{3}\).
      • C.
        \(\frac{7}{{1,5}}\).
      • D.
        \(\frac{0}{{ - 3}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm về phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{1}{7};\frac{{ - 5}}{3};\frac{0}{{ - 3}}\) là phân số vì có tử số, mẫu số là số nguyên và mẫu số khác 0.

      \(\frac{7}{{1,5}}\) không phải phân số vì \(1,5 \notin \mathbb{Z}\).

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là

      • A.
        \(\frac{{ - 3}}{7}\).
      • B.
        \(\frac{3}{7}\).
      • C.
        \(\frac{7}{3}\).
      • D.
        \(\frac{7}{{ - 3}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nghịch đảo của phân số \(\frac{a}{b}\) là \(\frac{b}{a}\) \(\left( {\frac{a}{b}.\frac{b}{a} = 1} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{{ - 7}}{3}\) là\(\frac{{ - 3}}{7}\).

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi

      • A.
        \(a.c = b.d\).
      • B.
        \(a.d = b.c\).
      • C.
        \(a + d = b + c\).
      • D.
        \(a - d = b - c\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) nếu \(ad = bc\).

      Lời giải chi tiết :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi \(a.d = b.c\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

      • A.
        \(\frac{{ - 5}}{{11}} < \frac{{ - 14}}{{11}}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\).
      • C.
        \(\frac{2}{{13}} < \frac{2}{{15}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 5}}{{21}} > \frac{8}{{21}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào cách so sánh hai phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \( - 5 > - 14\) nên \(\frac{{ - 5}}{{11}} > \frac{{ - 14}}{{11}}\) nên A sai.

      \(\frac{{ - 5}}{3} < 0\) nên B đúng.

      \(13 < 15\) nên \(\frac{2}{{13}} > \frac{2}{{15}}\) nên C sai.

      \( - 5 < 8\) nên \(\frac{{ - 5}}{{21}} < \frac{8}{{21}}\) nên D sai.

      Đáp án B.

      Câu 5 :

      Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5}\) bằng

      • A.
        \(\frac{{19}}{{20}}\).
      • B.
        \(\frac{3}{5}\).
      • C.
        \(\frac{{33}}{{15}}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 3}}{5}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{7}{5} = \frac{{ - 12}}{{15}} + \frac{{21}}{{15}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}\).

      Đáp án B.

      Câu 6 :

      An liệt kê năm sinh một số thành viên trong gia đình để làm bài tập môn Toán 6, được dãy dữ liệu như sau: 1971; 2021; 1999; 2050.

      Giá trị không hợp lý trong dãy dữ liệu về năm sinh của các thành viên trong gia đình An là:

      • A.
        2050.
      • B.
        1999.
      • C.
        2021.
      • D.
        1971.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các năm sinh được liệt kê để xác định năm chưa hợp lí.

      Lời giải chi tiết :

      Năm 2050 chưa xảy ra nên An liệt kê năm sinh của một thành viên là năm 2050 không hợp lý.

      Đáp án A.

      Câu 7 :

      Khi tung đồng xu 1 lần. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là:

      • A.
        \(\left\{ S \right\}\).
      • B.
        \(\left\{ {S;N} \right\}\).
      • C.
        \(\left\{ N \right\}\).
      • D.
        S; N.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Khi tung đồng xu một lần có hai kết quả có thể xảy ra với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S; mặt N.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là: \(\left\{ {S;N} \right\}\).

      Đáp án B.

      Câu 8 :

      Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ 1 hộp 30 thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Tính xác suất để thẻ được lấy ghi số 6.

      • A.
        \(\frac{1}{{30}}\).
      • B.
        \(\frac{1}{5}\).
      • C.
        \(6\).
      • D.
        \(\frac{1}{6}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính xác suất.

      Lời giải chi tiết :

      Xác suất để thẻ được lấy ghi số 6 là \(\frac{1}{{30}}\).

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Quan sát hình và cho biết đâu là khẳng định đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 1

      • A.
        Điểm \(A\) thuộc đường thẳng \(d\).
      • B.
        Điểm \(C\) thuộc đường thẳng \(d\).
      • C.
        Đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(C\).
      • D.
        Ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để trả lời

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát hình vẽ ta thấy A, B thuộc đường thẳng d và C không thuộc đường thẳng d nên A đúng.

      Do đó A, B, C không thẳng hàng và AB không đi qua điểm C.

      Đáp án A.

      Câu 10 :

      Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

      • A.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng.
      • B.
        Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • C.
        Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
      • D.
        Cả ba đáp án trên đều sai.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về ba điểm thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng nên C đúng.

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 2

      • A.
        Điểm \(J\) chỉ nằm giữa hai điểm \(K\) và \(L\).
      • B.
        Chỉ có điểm \(L\) nằm giữa hai điểm \(K,N\).
      • C.
        Hai điểm \(L\) và \(N\) nằm cùng phía so với điểm \(K\).\(\)
      • D.
        Trong hình, không có hiện tượng điểm nằm giữa hai điểm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về điểm.

      Lời giải chi tiết :

      J nằm giữa K và L nhưng không nằm chính giữa nên A sai.

      Ngoài điểm L còn có điểm J nằm giữa hai điểm K và N nên B sai.

      Quan sát hình vẽ ta thấy hai điểm L và N nằm cùng phía so với điểm K nên C đúng.

      Khẳng định D sai.

      Đáp án C.

      Câu 12 :

      Cho đoạn \(AB = 6\)cm. \(M\) là điểm thuộc đoạn \(AB\) sao cho \(MB = 5\)cm

      Khi đó độ dài đoạn \(MA\) bằng

      • A.
        \(1\,{\rm{cm}}\).
      • B.
        \(11\,{\rm{cm}}\).
      • C.
        \(2\,{\rm{cm}}\).
      • D.
        \(3\,{\rm{cm}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về điểm thuộc đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Vì M thuộc đoạn AB nên AB = AM + MB

      Suy ra AM = AB – MB = 6 – 5 = 1(cm)

      Đáp án A.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).

      a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7}\)

      b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\)

      c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)

      d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{{ - 4}}{7} + \frac{{ - 3}}{7} = \frac{{ - 7}}{7} = - 1\)

      b)\(\frac{3}{5} + \frac{{ - 4}}{9}\) \( = \frac{{27}}{{45}} + \frac{{ - 20}}{{45}} = \frac{7}{{45}}\)

      c) \(\frac{3}{5} + \frac{2}{5}.\frac{{15}}{8}\)\( = \frac{3}{5} + \frac{3}{4} = \frac{{12}}{{20}} + \frac{{15}}{{20}} = \frac{{27}}{{20}}\)

      d) \(\frac{7}{2}.\frac{8}{{13}} + \frac{8}{{13}}.\frac{{ - 5}}{2} + \frac{8}{{13}}\)\( = \frac{8}{{13}}.\left( {\frac{7}{2} + \frac{{ - 5}}{2} + 1} \right) = \frac{8}{{13}}.2 = \frac{{16}}{{13}}\)

      Câu 2 :

      Tìm \(x\), biết:

      a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

      b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

      c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(x + \frac{{11}}{{12}} = \frac{{23}}{{24}}\)

      \(\begin{array}{l}x = \frac{{23}}{{24}} - \frac{{11}}{{12}}\\x = \frac{{23}}{{24}} - \frac{{22}}{{24}}\\x = \frac{1}{{24}}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{1}{{24}}\)

      b) \(\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{11}}{8} - \frac{3}{8} \cdot x = \frac{1}{8}\\\frac{3}{8}x = \frac{{11}}{8} - \frac{1}{8}\\\frac{3}{8}x = \frac{5}{4}\\x = \frac{5}{4}:\frac{3}{8}\\x = \frac{{10}}{3}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{{10}}{3}\)

      c) \({\left( {{\rm{x}} - \frac{1}{2}} \right)^{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{4}\)

      \(\begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} - \frac{1}{2}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{2}\\{\rm{x}} - \frac{1}{2}{\rm{ = }}\frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = \frac{{\rm{1}}}{2} + \frac{1}{2}\\x = \frac{{ - 1}}{2} + \frac{1}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 0\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy \(x = 1;x = 0\).

      Câu 3 :

      1. Cho biểu đồ cột kép thống kê về học lực của học sinh lớp 6A và 6B của một trường THCS. Dựa vào biểu đồ em hãy:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 3

      a) Vẽ bảng số liệu vào giấy và điền các dữ liệu còn thiếu vào bảng số liệu sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 4

      b) Hãy cho biết lớp 6B có bao nhiêu học sinh? So sánh số học sinh có học lực tốt của hai lớp?

      2. Nếu tung đồng xu 22 lần liên tiếp, có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      1. Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      2. Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần mặt N xuất hiện với tổng số lần tung đồng xu.

      Lời giải chi tiết :

      1.

      a) Ta có biểu đồ:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 5

      b) Số học sinh lớp 6B là \(9 + 18 + 10 + 4 = 41\)

      Số học sinh đạt loại Tốt của lớp 6A nhiều hơn số học sinh đạt loại Tốt của lớp 6B là 12 – 9 = 3 học sinh.

      2. Nếu tung đồng xu 22 lần liên tiếp, có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng \(\frac{{13}}{{22}}\).

      Câu 4 :

      Cho điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\) sao cho \(OA = 5\,cm\). Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = {\rm{ }}3\,cm\)

      a) Trong ba điểm \(A,\,\,O,\,\,B\) điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\)

      b) Lấy điểm \(C\) trên tia \(Ox\) sao cho A nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)và \(AC = 1\,cm\). Điểm \(B\) có là trung điểm của \(OC\) không? Vì sao?

      Phương pháp giải :

      Vẽ hình theo yêu cầu.

      a) Quan sát hình vẽ để xác định điểm nào nằm giữa. Từ đó tính độ dài đoạn thẳng AB theo OA và OB.

      b) So sánh OB và BC để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 1 6

      a) Điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(O\)

      Suy ra \(OB + AB = OA\).

      Thay \(OA = 5\,cm\); \(OB = 3\,cm\), ta có: \(3 + AB = 5\) suy ra \(AB = 5 - 3\) suy ra \(AB = 2\left( {cm} \right)\)

      b) Vì điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C\) nên \(AB + CA = BC\).

      Thay \(CA = {\rm{ }}1\,cm\); \(AB = 2\,cm\), ta có: \(2 + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}BC\) suy ra\({\rm{ }}BC = 3\left( {cm} \right)\)

      Vì điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(C\) và \(O\) và \(BC = OB = 3\left( {cm} \right)\)

      Vậy \(B\)là trung điểm của \(OC\).

      Câu 5 :

      Tìm các giá trị của \(n\) để phân số \(M = \frac{{n - 5}}{{n - 2}}\) (n\( \in \mathbb{Z}\); n\( \ne \)2) tối giản.

      Phương pháp giải :

      Để \(M\) là phân số tối giản thì ƯCLN của \(n - 5\) và \(n - 2\) là 1.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi d là ƯCLN của \(n - 5\) và \(n - 2\).

      Khi đó \(\left( {n - 5} \right) \vdots d\)và \(\left( {n - 2} \right) \vdots d\).

      Suy ra\(\left[ {n - 5 - \left( {n - 2} \right)} \right] \vdots d\) suy ra \( - 3 \vdots d\).

      Mà d = 1 hoặc d = -1 nên M là phân số tối giản thì \(n - 5\) và \(n - 2\) không chia hết cho 3.

      Do đó \(n \ne 3k + 5\)và \(n \ne 3k + 2\)

      Hay \(n \ne 3k + 2\)\(\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 – nội dung then chốt trong chuyên mục giải bài tập toán lớp 6 trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8: Tổng quan và Hướng dẫn

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau nửa học kỳ 2. Đề thi bao gồm các chủ đề chính như số nguyên, phân số, tỉ số, phần trăm, hình học cơ bản và biểu đồ.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 có cấu trúc sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, tập trung vào các khái niệm cơ bản và công thức.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết. Các dạng bài tập tự luận thường gặp bao gồm giải phương trình, chứng minh đẳng thức, tính toán diện tích, chu vi và giải bài toán thực tế.

      Nội dung chi tiết đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8:

      1. Số nguyên

      Các bài tập về số nguyên thường yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số nguyên, so sánh số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối của số nguyên và giải các bài toán liên quan đến số nguyên âm, số nguyên dương.

      2. Phân số

      Các bài tập về phân số thường yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân số, so sánh phân số, rút gọn phân số và giải các bài toán liên quan đến phân số tối giản.

      3. Tỉ số và phần trăm

      Các bài tập về tỉ số và phần trăm thường yêu cầu học sinh tính tỉ số của hai đại lượng, tính phần trăm của một đại lượng, giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ và phần trăm.

      4. Hình học cơ bản

      Các bài tập về hình học cơ bản thường yêu cầu học sinh tính diện tích, chu vi của các hình phẳng như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. Ngoài ra, các bài tập còn yêu cầu học sinh nhận biết các loại góc, đường thẳng, đoạn thẳng và các tính chất của chúng.

      5. Biểu đồ

      Các bài tập về biểu đồ thường yêu cầu học sinh đọc và phân tích các loại biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn. Sau đó, học sinh cần trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin được thể hiện trên biểu đồ.

      Làm thế nào để ôn thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 hiệu quả?

      Để ôn thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 hiệu quả, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức cơ bản: Học sinh cần hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa, công thức và tính chất của các chủ đề đã học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Học sinh cần giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      3. Sử dụng các tài liệu ôn tập: Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, đề thi thử và các tài liệu ôn tập trực tuyến để chuẩn bị cho kỳ thi.
      4. Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu gặp khó khăn trong quá trình ôn tập, học sinh nên tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè hoặc gia sư.

      Giaitoan.edu.vn: Nguồn tài liệu ôn thi Toán 6 uy tín

      Giaitoan.edu.vn là một website học toán online uy tín, cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn tập Toán 6, bao gồm đề thi, bài giảng, bài tập và đáp án chi tiết. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiện đại, Giaitoan.edu.vn sẽ giúp học sinh ôn thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 một cách hiệu quả nhất.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 8 là một cơ hội để học sinh đánh giá năng lực và rèn luyện kỹ năng giải toán. Bằng cách nắm vững kiến thức cơ bản, luyện tập thường xuyên và sử dụng các tài liệu ôn tập hiệu quả, học sinh có thể tự tin đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6