Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chương trình học Toán 8, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết đi kèm.

Với đề thi này, các em có thể tự tin làm bài và kiểm tra kiến thức đã học, đồng thời phát hiện những lỗ hổng để khắc phục kịp thời. Chúc các em ôn thi tốt và đạt kết quả cao!

Câu 1: Cho các biểu thức ({x^2} - 2 + 4x{y^2};frac{x}{y} + 2{y^2};2023;x(x - y)). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

Đề bài

    Phần trắc nghiệm (3 điểm)

    Câu 1: Cho các biểu thức \({x^2} - 2 + 4x{y^2};\frac{x}{y} + 2{y^2};2023;x(x - y)\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

    A. 1.

    B. 2.

    C. 3.

    D. 4.

    Câu 2: Thu gọn đa thức \( - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\) ta được

    A. \(P = {x^2}y\).

    B. \(P = - {x^2}y\).

    C. \(P = {x^2}y + 14x{y^2}\).

    D. \( - 5{x^2}y - 14x{y^2}\).

    Câu 3: Bậc của đa thức \(4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\)

    A. 3.

    B. 4.

    C. 5.

    D. 6.

    Câu 4: Biểu thức (4x + y).(4x – y) bằng

    A. \( - 16{x^2} + {y^2}\).

    B. \(16{x^2} - {y^2}\).

    C. \(16{x^2} + 4xy + {y^2}\).

    D. \(16{x^2} - 8xy + {y^2}\).

    Câu 5: Biểu thức \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right)\) bằng

    A. \(64{x^3} + {y^3}\).

    B. \(64{x^3} - {y^3}\).

    C. \(64{x^3} - 9{x^2}y + {y^3}\).

    D. \(64{x^3} - 9x{y^2} + {y^3}\).

    Câu 6: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {(x - 15)^2} + 2023\) là

    A. 15.

    B. 2023.

    C. 2248.

    D. 2006.

    Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên dương m biết đa thức \(A = 8{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2}\) chia hết cho \(B = 2{x^2}{y^m}\)

    A. 0.

    B. 1.

    C. 2.

    D. 3.

    Câu 8: Giữa một cái sân hình vuông cạnh a mét, người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh b mét (a > b). Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 0 1

    A. 4a – 4b.

    B. a2 – b2.

    C. (a – b)2.

    D. b2.

    Câu 9: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt? 

    A. 7.

    B. 6.

    C. 5.

    D. 4.

    Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: Tứ giác có thể có:

    A. 3 góc tù, 1 góc nhọn.

    B. 3 góc vuông, 1 góc nhọn.

    C. 2 góc tù, 2 góc nhọn.

    D. 3 góc nhọn, 1 góc tù

    Câu 11: Chóp inox đặt trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam) có dạng hình chóp tam giác đều với diện tích đáy khoảng 1560 (cm2) và chiều cao khoảng 90(cm). Tính thể tích hình chóp trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 0 2

    A. 21 900 cm3.

    B. 81 200 cm3.

    C. 46 400 cm3.

    D. 46 800 cm3.

    Câu 12: Một túi quà có dạng hình chóp tứ giác đều (như hình bên) có độ dài cạnh đáy là 12 cm và độ dài trung đoạn bằng 8cm. Diện tích xung quanh của túi quà là

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 0 3

    A. 182cm2.

    B. 384cm2.

    C. 192cm2.

    D. 336cm2.

    Phần tự luận (7 điểm)

    Bài 1. (1,5 điểm) Cho đa thức \(M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}.\).

    a) Thu gọn đa thức M.

    b) Tìm bậc của đa thức M.

    c) Tính giá trị của M khi x = 1; y = 3; z = 2023

    Bài 2. (2 điểm)

    1) Tìm x, biết:

    a) \(3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\);

    b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

    2) Bà Khanh dự định mua x hộp sữa (mỗi hộp giá 21 nghìn đồng) và y hộp kẹo (mỗi hộp giá 32 nghìn đồng). Nhưng khi đến cửa hàng, bà Khanh thấy giá sữa đã giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp (giá kẹo như cũ) nên quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo.

    a) Viết biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng.

    b) Nếu bà Khanh dự định mua 6 hộp sữa và 5 hộp kẹo thì thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền?

    Bài 3. (2 điểm) Kim tự tháp Louvre là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp bằng kính tọa lạc ngay lối vào của bảo tàng Louvre, Pari. Kim tự tháp có dạng là hình chóp tứ giác đều với chiều cao 21m và độ dài cạnh đáy là 34m. Các mặt bên của kim tự tháp là các tam giác đều (xem hình ảnh minh họa bên).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 0 4

    a) Tính thể tích của kim tự tháp Louvre.

    b) Tổng diện tích của sàn kim tự tháp là \(1000{m^2}\). Hỏi nếu sử dụng loại gạch hình vuông có cạnh là 60cm để lót sàn thì cần bao nhiêu viên gạch ?

    Bài 4. (1 điểm) Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh (Lăng Bác) tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của đồng bào và bầu bạn Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Ngay từ ngày khánh thành công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/8/1975), trước Lăng Bác đã có một cột cờ rất cao, trên đỉnh cột cờ luôn tung bay lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Vào một thời điểm có tia nắng mặt trời chiếu xuống ta thường nhìn thấy bóng của cột cờ dưới sân Quảng trường Ba Đình, bằng kiến thức hình học người ta đo được chiều dài cái bóng của cột cờ này là đoạn BH = 40m và tính được khoảng cách từ đỉnh cột cờ đến đỉnh cái bóng của nó là đoạn AB = 50m(như hình vẽ bên). Em hãy tính chiều cao của cột cờ trước Lăng Bác (độ dài đoạn AH)? Biết rằng cột cờ được dựng vuông góc với mặt đất.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 0 5

    Bài 5. (0,5 điểm) Cho a; b; c thoả mãn: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

    Tính giá trị của biểu thức \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

    - Hết -

    Lời giải

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      1. C

      2. A

      3. A

      4. B

      5. A

      6. B

      7. C

      8. D

      9. C

      10. B

      11. D

      12. C

      Câu 1: Cho các biểu thức \({x^2} - 2 + 4x{y^2};\frac{x}{y} + 2{y^2};2023;x(x - y)\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 1.

      B. 2.

      C. 3.

      D. 4.

      Phương pháp

      Dựa vào khái niệm đa thức: Đa thức là tổng của những đơn thức; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

      Lời giải

      \({x^2} - 2 + 4x{y^2}\); \(2023;x(x - y)\) là những đa thức vì là tổng của những đơn thức.

      \(\frac{x}{y} + 2{y^2}\) không phải đa thức vì \(\frac{x}{y}\) không phải là đơn thức.

      Đáp án C.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \( - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\) ta được

      A. \(P = {x^2}y\).

      B. \(P = - {x^2}y\).

      C. \(P = {x^2}y + 14x{y^2}\).

      D. \( - 5{x^2}y - 14x{y^2}\).

      Phương pháp

      Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng để rút gọn.

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}P = - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\\ = \left( { - 2{x^2}y + 3{x^2}y} \right) + \left( { - 7x{y^2} + 7x{y^2}} \right)\\ = {x^2}y\end{array}\)

      Đáp án A.

      Câu 3: Bậc của đa thức \(4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\)

      A. 3.

      B. 4.

      C. 5.

      D. 6.

      Phương pháp

      Sử dụng công thức \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\).

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\\ = 4{x^2}y + 5x{y^2} + 3xy + \left( { - {x^4} + {x^4}} \right)\\ = 4{x^2}y + 5x{y^2} + 3xy\end{array}\)

      Đa thức có 3 hạng tử: \(4{x^2}y;5x{y^2};3xy\).

      Hạng tử \(4{x^2}y\) có bậc là 2 + 1 = 3.

      Hạng tử \(5x{y^2}\) có bậc là 1 + 2 = 3.

      Hạng tử \(3xy\) có bậc là 1 + 1 = 2.

      Vì bậc cao nhất của các hạng tử trong đa thức là 3 nên bậc của đa thức là 3.

      Đáp án A.

      Câu 4: Biểu thức (4x + y).(4x – y) bằng

      A. \( - 16{x^2} + {y^2}\).

      B. \(16{x^2} - {y^2}\).

      C. \(16{x^2} + 4xy + {y^2}\).

      D. \(16{x^2} - 8xy + {y^2}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      \(\left( {4x + y} \right)\left( {4x - y} \right) = 16{x^2} - {y^2}\).

      Đáp án B.

      Câu 5: Biểu thức \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right)\) bằng

      A. \(64{x^3} + {y^3}\).

      B. \(64{x^3} - {y^3}\).

      C. \(64{x^3} - 9{x^2}y + {y^3}\).

      D. \(64{x^3} - 9x{y^2} + {y^3}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right) = {\left( {4x} \right)^3} + {y^3} = 64{x^3} + {y^3}\).

      Đáp án A.

      Câu 6: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {(x - 15)^2} + 2023\) là

      A. 15.

      B. 2023.

      C. 2248.

      D. 2006.

      Phương pháp

      Dựa vào đặc điểm của bậc chẵn.

      Lời giải

      Vì \({(x - 15)^2} \ge 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên \(A = {(x - 15)^2} + 2023 \ge 2023\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 2023.

      Đáp án B.

      Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên dương m biết đa thức \(A = 8{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2}\) chia hết cho \(B = 2{x^2}{y^m}\)

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Phương pháp

      Dựa vào quy tắc chia hết của đa thức cho đơn thức.

      Lời giải

      Để đa thức A chia hết cho đơn thức B thì mọi biến của đa thức A phải có bậc lớn hơn hoặc bằng bậc của các biến trong đơn thức B.

      Biến y trong đa thức A có bậc nhỏ nhất là 2, vì vậy bậc của biến y trong B phải nhỏ hơn hoặc bằng 2. Bậc của biến y trong B có thể là hai giá trị: 1 hoặc 2. (0 không phải số nguyên dương).

      Đáp án C.

      Câu 8: Giữa một cái sân hình vuông cạnh a mét, người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh b mét (a > b). Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1 1

      A. 4a – 4b.

      B. b2.

      C. (a – b)2.

      D. a2 – b2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích hình vuông để viết đa thức.

      Lời giải

      Đơn thức biểu diễn diện tích cái sân là: a.a = a2.

      Đơn thức biểu diễn diện tích bồn hoa là: b.b = b2.

      Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là: S = a2 – b2.

      Đáp án D.

      Câu 9: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt?

      A. 7.

      B. 6.

      C. 5.

      D. 4.

      Phương pháp

      Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác.

      Lời giải

      Hình chóp tứ giác có 4 mặt bên và 1 mặt đáy nên có tổng 5 mặt.

      Đáp án C.

      Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: Tứ giác có thể có:

      A. 3 góc tù, 1 góc nhọn.

      B. 3 góc vuông, 1 góc nhọn.

      C. 2 góc tù, 2 góc nhọn.

      D. 3 góc nhọn, 1 góc tù

      Phương pháp

      Dựa vào định lí tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.

      Lời giải

      Nếu tứ giác có 3 góc vuông, 1 góc nhọn thì tổng 3 góc vuông là 3.900 = 270 => Góc còn lại phải bằng 3600 – 2700 = 900 > góc nhọn nên đáp án B sai.

      Đáp án B.

      Câu 11: Chóp inox đặt trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam) có dạng hình chóp tam giác đều với diện tích đáy khoảng 1560 (cm2) và chiều cao khoảng 90(cm). Tính thể tích hình chóp trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1 2

      A. 21 900 cm3.

      B. 81 200 cm3.

      C. 46 400 cm3.

      D. 46 800 cm3.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính thể tích hình chóp tam giác.

      Lời giải

      Thể tích khối chóp inox: \(\frac{1}{3}{\rm{\;x 1560 x 90 = 46800 (\;}}{m^3}{\rm{\;)}}\)

      Đáp án D.

      Câu 12: Một túi quà có dạng hình chóp tứ giác đều (như hình bên) có độ dài cạnh đáy là 12 cm và độ dài trung đoạn bằng 8cm. Diện tích xung quanh của túi quà là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1 3

      A. 182cm2.

      B. 384cm2.

      C. 192cm2.

      D. 336cm2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải

      Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác là: \({S_{xq}} = \frac{{12.4}}{2}.8 = 192\) (cm2)

      Đáp án C.

      Phần tự luận. (7 điểm)

      Bài 1. (1,5 điểm) Cho đa thức \(M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}.\).

      a) Thu gọn đa thức M.

      b) Tìm bậc của đa thức M.

      c) Tính giá trị của M khi x = 1; y = 3; z = 2023

      Phương pháp

      a) Sử dụng các quy tắc tính của đa thức để rút gọn đa thức.

      b) Sử dụng kiến thức bậc của đa thức để tìm bậc của M.

      c) Thay x, y, z vào để tính giá trị.

      Lời giải

      a) Thu gọn:

      \(\begin{array}{l}M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = {x^2}y + 8{x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = ({x^2}y + 8{x^2}y) - \frac{1}{3}y - \left( {\frac{2}{3}{x^2}y{z^5} - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}} \right)\\ = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y - 0\\ = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y\end{array}\)

      Vậy \(M = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y.\)

      b) Đa thức M có hai hạng tử: 9x2y và \( - \frac{1}{3}\)y.

      + Hạng tử 9x2y có bậc là 2 + 1 = 3.

      + Hạng tử \( - \frac{1}{3}\)y có bậc là 1.

      Vì 3 > 1 nên bậc của đa thức M là 3.

      c) Thay x = 1; y = 3; z = 2023 thì \(M = {9.1^2}.3 - \frac{1}{3}.3 = 27 - 1 = 26\).

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\);

      b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

      2) Bà Khanh dự định mua x hộp sữa (mỗi hộp giá 21 nghìn đồng) và y hộp kẹo (mỗi hộp giá 32 nghìn đồng). Nhưng khi đến cửa hàng, bà Khanh thấy giá sữa đã giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp (giá kẹo như cũ) nên quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo.

      a) Viết biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng.

      b) Nếu bà Khanh dự định mua 6 hộp sữa và 5 hộp kẹo thì thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền?

      Phương pháp

      1) Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm x.

      2) Dựa vào kiến thức của đa thức để tính số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng. Thay số hộp sữa và hộp kẹo vào để tính số tiền bà Khanh phải trả.

      Lời giải

      1)

      a)

      \(\begin{array}{l}3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\\36{x^2} - 12x - 36{x^2} + 27x = 30\\ - 12x + 27x = 30\\15x = 30\\x = 2\end{array}\)

      Vậy x = 2.

      b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

      \(\begin{array}{l}3(x + 4) - \left( {{x^2} + 8x + 16} \right) = 0\\3(x + 4) - {\left( {x + 4} \right)^2} = 0\\\left( {x + 4} \right)\left( {3 - x - 4} \right) = 0\\\left( {x + 4} \right)\left( { - 1 - x} \right) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x + 4 = 0\\ - 1 - x = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = - 4\\x = - 1\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy x = -4 hoặc x = -1.

      2) Sữa giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp nên giá mỗi hộp sữa tại cửa hàng là 21 – 2 = 19 (nghìn đồng).

      Giá kẹo như cũ nên giá mỗi hộp kẹo tại cửa hàng vẫn là 32 nghìn đồng.

      Tại cửa hàng, bà Khanh quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo. Vậy bà Khanh đã mua x + 3 hộp sữa và y − 1 hộp kẹo.

      Vậy số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng là (x + 3).19 + (y − 1).32 (nghìn đồng).

      Thu gọn biểu thức trên: \(\left( {x + 3} \right).19 + \left( {y - 1} \right).32\)

      \(\begin{array}{l} = 19x + 3.19 + 32y - 32 = 19x + 57 + 32y - 32\\ = 19x + 32y + 25\end{array}\)

      Vậy biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng là \(19x + 32y + 25\) (nghìn đồng).

      b) Thay x = 6, y = 5 vào biểu thức, ta tính được thực tế bà Khanh phải trả số tiền là:

      \(19.6 + 32.5 + 25 = 299\).

      Vậy thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hành 299 nghìn đồng.

      Bài 3. (2 điểm) Kim tự tháp Louvre là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp bằng kính tọa lạc ngay lối vào của bảo tàng Louvre, Pari. Kim tự tháp có dạng là hình chóp tứ giác đều với chiều cao 21m và độ dài cạnh đáy là 34m. Các mặt bên của kim tự tháp là các tam giác đều (xem hình ảnh minh họa bên).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1 4

      a) Tính thể tích của kim tự tháp Louvre.

      b) Tổng diện tích của sàn kim tự tháp là \(1000{m^2}\). Hỏi nếu sử dụng loại gạch hình vuông có cạnh là 60cm để lót sàn thì cần bao nhiêu viên gạch ?

      Phương pháp

      a) Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều.

      b) Tính diện tích viên gạch hình vuông.

      Số viên gạch cần dùng bằng tổng diện tích sàn kim tự tháp chia cho diện tích một viên gạch hình vuông.

      Lời giải

      a) Thể tích kim tự tháp là : \(V = \frac{1}{3}{.34^2}.21 = 8092({m^3})\)

      b) Diện tích một viên gạch hình vuông : \(S = {\left( {0,6} \right)^2} = 0,36({m^2})\)

      Số viên gạch hình vuông cần dùng là : \(\frac{{1000}}{{0,36}} \approx 2778\) (viên)

      Bài 4. (1 điểm) Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh (Lăng Bác) tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của đồng bào và bầu bạn Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Ngay từ ngày khánh thành công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/8/1975), trước Lăng Bác đã có một cột cờ rất cao, trên đỉnh cột cờ luôn tung bay lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Vào một thời điểm có tia nắng mặt trời chiếu xuống ta thường nhìn thấy bóng của cột cờ dưới sân Quảng trường Ba Đình, bằng kiến thức hình học người ta đo được chiều dài cái bóng của cột cờ này là đoạn BH = 40m và tính được khoảng cách từ đỉnh cột cờ đến đỉnh cái bóng của nó là đoạn AB = 50m(như hình vẽ bên). Em hãy tính chiều cao của cột cờ trước Lăng Bác (độ dài đoạn AH)? Biết rằng cột cờ được dựng vuông góc với mặt đất.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1 5

      Phương pháp

      Áp dụng định lí Pythagore để tính chiều dài cột cờ trước Lăng Bác.

      Lời giải

      Xét \(\Delta ABH\)vuông tại H có :

      \(A{B^2} = A{H^2} + B{H^2}\) (Định lí Pythagore)

      \({50^2} = A{H^2} + {40^2}\)

      \(A{H^2} = 2500 - 1600 = 900\) (m) .

      \( \Rightarrow AH = \sqrt {900} = 30\) (m).

      Vậy chiều cao cột cờ trước Lăng Bác là 30m.

      Bài 5. (0,5 điểm) Cho a; b; c thoả mãn: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

      Tính giá trị của biểu thức \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

      Phương pháp

      Dựa vào hằng đẳng thức \({a^2} - {b^2} = \left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)\) để chứng minh.

      Lời giải

      Ta có: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

      \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

      \(\left( {{a^{2022}} - 2{a^{1011}}{b^{1011}} + {b^{2022}}} \right) + \left( {{b^{2022}} - 2{b^{1011}}{c^{1011}} + {c^{2022}}} \right) + \left( {{c^{2022}} - 2{c^{1011}}{a^{1011}} + {a^{2022}}} \right) = 0\)

      \( \Rightarrow {\left( {{a^{1011}} - {b^{1011}}} \right)^2} + {\left( {{b^{1011}} - {c^{1011}}} \right)^2} + {\left( {{c^{1011}} - {a^{1011}}} \right)^2} = 0\)

      Vì \({x^2} \ge 0\) với \(\forall x\) nên dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi

      \({a^{1011}} - {b^{1011}} = {b^{1011}} - {c^{1011}} = {c^{1011}} - {a^{1011}} = 0 \Leftrightarrow a = b = c\)

      \( \Rightarrow \) \(A = {\left( {a-b} \right)^{2020}} + {\left( {b-c} \right)^{2021}} + {\left( {a - c} \right)^{2022}} = 0\)

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải
      • Tải về

        Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      Câu 1: Cho các biểu thức \({x^2} - 2 + 4x{y^2};\frac{x}{y} + 2{y^2};2023;x(x - y)\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 1.

      B. 2.

      C. 3.

      D. 4.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \( - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\) ta được

      A. \(P = {x^2}y\).

      B. \(P = - {x^2}y\).

      C. \(P = {x^2}y + 14x{y^2}\).

      D. \( - 5{x^2}y - 14x{y^2}\).

      Câu 3: Bậc của đa thức \(4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\)

      A. 3.

      B. 4.

      C. 5.

      D. 6.

      Câu 4: Biểu thức (4x + y).(4x – y) bằng

      A. \( - 16{x^2} + {y^2}\).

      B. \(16{x^2} - {y^2}\).

      C. \(16{x^2} + 4xy + {y^2}\).

      D. \(16{x^2} - 8xy + {y^2}\).

      Câu 5: Biểu thức \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right)\) bằng

      A. \(64{x^3} + {y^3}\).

      B. \(64{x^3} - {y^3}\).

      C. \(64{x^3} - 9{x^2}y + {y^3}\).

      D. \(64{x^3} - 9x{y^2} + {y^3}\).

      Câu 6: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {(x - 15)^2} + 2023\) là

      A. 15.

      B. 2023.

      C. 2248.

      D. 2006.

      Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên dương m biết đa thức \(A = 8{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2}\) chia hết cho \(B = 2{x^2}{y^m}\)

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Câu 8: Giữa một cái sân hình vuông cạnh a mét, người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh b mét (a > b). Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 1

      A. 4a – 4b.

      B. a2 – b2.

      C. (a – b)2.

      D. b2.

      Câu 9: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt? 

      A. 7.

      B. 6.

      C. 5.

      D. 4.

      Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: Tứ giác có thể có:

      A. 3 góc tù, 1 góc nhọn.

      B. 3 góc vuông, 1 góc nhọn.

      C. 2 góc tù, 2 góc nhọn.

      D. 3 góc nhọn, 1 góc tù

      Câu 11: Chóp inox đặt trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam) có dạng hình chóp tam giác đều với diện tích đáy khoảng 1560 (cm2) và chiều cao khoảng 90(cm). Tính thể tích hình chóp trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 2

      A. 21 900 cm3.

      B. 81 200 cm3.

      C. 46 400 cm3.

      D. 46 800 cm3.

      Câu 12: Một túi quà có dạng hình chóp tứ giác đều (như hình bên) có độ dài cạnh đáy là 12 cm và độ dài trung đoạn bằng 8cm. Diện tích xung quanh của túi quà là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 3

      A. 182cm2.

      B. 384cm2.

      C. 192cm2.

      D. 336cm2.

      Phần tự luận (7 điểm)

      Bài 1. (1,5 điểm) Cho đa thức \(M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}.\).

      a) Thu gọn đa thức M.

      b) Tìm bậc của đa thức M.

      c) Tính giá trị của M khi x = 1; y = 3; z = 2023

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\);

      b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

      2) Bà Khanh dự định mua x hộp sữa (mỗi hộp giá 21 nghìn đồng) và y hộp kẹo (mỗi hộp giá 32 nghìn đồng). Nhưng khi đến cửa hàng, bà Khanh thấy giá sữa đã giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp (giá kẹo như cũ) nên quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo.

      a) Viết biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng.

      b) Nếu bà Khanh dự định mua 6 hộp sữa và 5 hộp kẹo thì thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền?

      Bài 3. (2 điểm) Kim tự tháp Louvre là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp bằng kính tọa lạc ngay lối vào của bảo tàng Louvre, Pari. Kim tự tháp có dạng là hình chóp tứ giác đều với chiều cao 21m và độ dài cạnh đáy là 34m. Các mặt bên của kim tự tháp là các tam giác đều (xem hình ảnh minh họa bên).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 4

      a) Tính thể tích của kim tự tháp Louvre.

      b) Tổng diện tích của sàn kim tự tháp là \(1000{m^2}\). Hỏi nếu sử dụng loại gạch hình vuông có cạnh là 60cm để lót sàn thì cần bao nhiêu viên gạch ?

      Bài 4. (1 điểm) Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh (Lăng Bác) tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của đồng bào và bầu bạn Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Ngay từ ngày khánh thành công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/8/1975), trước Lăng Bác đã có một cột cờ rất cao, trên đỉnh cột cờ luôn tung bay lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Vào một thời điểm có tia nắng mặt trời chiếu xuống ta thường nhìn thấy bóng của cột cờ dưới sân Quảng trường Ba Đình, bằng kiến thức hình học người ta đo được chiều dài cái bóng của cột cờ này là đoạn BH = 40m và tính được khoảng cách từ đỉnh cột cờ đến đỉnh cái bóng của nó là đoạn AB = 50m(như hình vẽ bên). Em hãy tính chiều cao của cột cờ trước Lăng Bác (độ dài đoạn AH)? Biết rằng cột cờ được dựng vuông góc với mặt đất.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 5

      Bài 5. (0,5 điểm) Cho a; b; c thoả mãn: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

      Tính giá trị của biểu thức \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

      - Hết -

      Phần trắc nghiệm (3 điểm)

      1. C

      2. A

      3. A

      4. B

      5. A

      6. B

      7. C

      8. D

      9. C

      10. B

      11. D

      12. C

      Câu 1: Cho các biểu thức \({x^2} - 2 + 4x{y^2};\frac{x}{y} + 2{y^2};2023;x(x - y)\). Có bao nhiêu đa thức trong các biểu thức trên?

      A. 1.

      B. 2.

      C. 3.

      D. 4.

      Phương pháp

      Dựa vào khái niệm đa thức: Đa thức là tổng của những đơn thức; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

      Lời giải

      \({x^2} - 2 + 4x{y^2}\); \(2023;x(x - y)\) là những đa thức vì là tổng của những đơn thức.

      \(\frac{x}{y} + 2{y^2}\) không phải đa thức vì \(\frac{x}{y}\) không phải là đơn thức.

      Đáp án C.

      Câu 2: Thu gọn đa thức \( - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\) ta được

      A. \(P = {x^2}y\).

      B. \(P = - {x^2}y\).

      C. \(P = {x^2}y + 14x{y^2}\).

      D. \( - 5{x^2}y - 14x{y^2}\).

      Phương pháp

      Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng để rút gọn.

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}P = - 2{x^2}y - 7x{y^2} + 3{x^2}y + 7x{y^2}\\ = \left( { - 2{x^2}y + 3{x^2}y} \right) + \left( { - 7x{y^2} + 7x{y^2}} \right)\\ = {x^2}y\end{array}\)

      Đáp án A.

      Câu 3: Bậc của đa thức \(4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\)

      A. 3.

      B. 4.

      C. 5.

      D. 6.

      Phương pháp

      Sử dụng công thức \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\).

      Lời giải

      \(\begin{array}{l}4{x^2}y - {x^4} + 5x{y^2} + 3xy + {x^4}\\ = 4{x^2}y + 5x{y^2} + 3xy + \left( { - {x^4} + {x^4}} \right)\\ = 4{x^2}y + 5x{y^2} + 3xy\end{array}\)

      Đa thức có 3 hạng tử: \(4{x^2}y;5x{y^2};3xy\).

      Hạng tử \(4{x^2}y\) có bậc là 2 + 1 = 3.

      Hạng tử \(5x{y^2}\) có bậc là 1 + 2 = 3.

      Hạng tử \(3xy\) có bậc là 1 + 1 = 2.

      Vì bậc cao nhất của các hạng tử trong đa thức là 3 nên bậc của đa thức là 3.

      Đáp án A.

      Câu 4: Biểu thức (4x + y).(4x – y) bằng

      A. \( - 16{x^2} + {y^2}\).

      B. \(16{x^2} - {y^2}\).

      C. \(16{x^2} + 4xy + {y^2}\).

      D. \(16{x^2} - 8xy + {y^2}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      \(\left( {4x + y} \right)\left( {4x - y} \right) = 16{x^2} - {y^2}\).

      Đáp án B.

      Câu 5: Biểu thức \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right)\) bằng

      A. \(64{x^3} + {y^3}\).

      B. \(64{x^3} - {y^3}\).

      C. \(64{x^3} - 9{x^2}y + {y^3}\).

      D. \(64{x^3} - 9x{y^2} + {y^3}\).

      Phương pháp

      Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải

      \((4x + y)\left( {16{x^2} - 4xy + {y^2}} \right) = {\left( {4x} \right)^3} + {y^3} = 64{x^3} + {y^3}\).

      Đáp án A.

      Câu 6: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = {(x - 15)^2} + 2023\) là

      A. 15.

      B. 2023.

      C. 2248.

      D. 2006.

      Phương pháp

      Dựa vào đặc điểm của bậc chẵn.

      Lời giải

      Vì \({(x - 15)^2} \ge 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên \(A = {(x - 15)^2} + 2023 \ge 2023\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 2023.

      Đáp án B.

      Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên dương m biết đa thức \(A = 8{x^2}{y^3} + 6{x^3}{y^2}\) chia hết cho \(B = 2{x^2}{y^m}\)

      A. 0.

      B. 1.

      C. 2.

      D. 3.

      Phương pháp

      Dựa vào quy tắc chia hết của đa thức cho đơn thức.

      Lời giải

      Để đa thức A chia hết cho đơn thức B thì mọi biến của đa thức A phải có bậc lớn hơn hoặc bằng bậc của các biến trong đơn thức B.

      Biến y trong đa thức A có bậc nhỏ nhất là 2, vì vậy bậc của biến y trong B phải nhỏ hơn hoặc bằng 2. Bậc của biến y trong B có thể là hai giá trị: 1 hoặc 2. (0 không phải số nguyên dương).

      Đáp án C.

      Câu 8: Giữa một cái sân hình vuông cạnh a mét, người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh b mét (a > b). Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 6

      A. 4a – 4b.

      B. b2.

      C. (a – b)2.

      D. a2 – b2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích hình vuông để viết đa thức.

      Lời giải

      Đơn thức biểu diễn diện tích cái sân là: a.a = a2.

      Đơn thức biểu diễn diện tích bồn hoa là: b.b = b2.

      Đa thức S biểu thị diện tích còn lại của cái sân là: S = a2 – b2.

      Đáp án D.

      Câu 9: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt?

      A. 7.

      B. 6.

      C. 5.

      D. 4.

      Phương pháp

      Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác.

      Lời giải

      Hình chóp tứ giác có 4 mặt bên và 1 mặt đáy nên có tổng 5 mặt.

      Đáp án C.

      Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: Tứ giác có thể có:

      A. 3 góc tù, 1 góc nhọn.

      B. 3 góc vuông, 1 góc nhọn.

      C. 2 góc tù, 2 góc nhọn.

      D. 3 góc nhọn, 1 góc tù

      Phương pháp

      Dựa vào định lí tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.

      Lời giải

      Nếu tứ giác có 3 góc vuông, 1 góc nhọn thì tổng 3 góc vuông là 3.900 = 270 => Góc còn lại phải bằng 3600 – 2700 = 900 > góc nhọn nên đáp án B sai.

      Đáp án B.

      Câu 11: Chóp inox đặt trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam) có dạng hình chóp tam giác đều với diện tích đáy khoảng 1560 (cm2) và chiều cao khoảng 90(cm). Tính thể tích hình chóp trên đỉnh núi Fansipan (Việt Nam).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 7

      A. 21 900 cm3.

      B. 81 200 cm3.

      C. 46 400 cm3.

      D. 46 800 cm3.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính thể tích hình chóp tam giác.

      Lời giải

      Thể tích khối chóp inox: \(\frac{1}{3}{\rm{\;x 1560 x 90 = 46800 (\;}}{m^3}{\rm{\;)}}\)

      Đáp án D.

      Câu 12: Một túi quà có dạng hình chóp tứ giác đều (như hình bên) có độ dài cạnh đáy là 12 cm và độ dài trung đoạn bằng 8cm. Diện tích xung quanh của túi quà là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 8

      A. 182cm2.

      B. 384cm2.

      C. 192cm2.

      D. 336cm2.

      Phương pháp

      Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải

      Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác là: \({S_{xq}} = \frac{{12.4}}{2}.8 = 192\) (cm2)

      Đáp án C.

      Phần tự luận. (7 điểm)

      Bài 1. (1,5 điểm) Cho đa thức \(M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}.\).

      a) Thu gọn đa thức M.

      b) Tìm bậc của đa thức M.

      c) Tính giá trị của M khi x = 1; y = 3; z = 2023

      Phương pháp

      a) Sử dụng các quy tắc tính của đa thức để rút gọn đa thức.

      b) Sử dụng kiến thức bậc của đa thức để tìm bậc của M.

      c) Thay x, y, z vào để tính giá trị.

      Lời giải

      a) Thu gọn:

      \(\begin{array}{l}M = {x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = {x^2}y + 8{x^2}y - \frac{1}{3}y - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = ({x^2}y + 8{x^2}y) - \frac{1}{3}y - \left( {\frac{2}{3}{x^2}y{z^5} - \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}} \right)\\ = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y - 0\\ = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y\end{array}\)

      Vậy \(M = 9{x^2}y - \frac{1}{3}y.\)

      b) Đa thức M có hai hạng tử: 9x2y và \( - \frac{1}{3}\)y.

      + Hạng tử 9x2y có bậc là 2 + 1 = 3.

      + Hạng tử \( - \frac{1}{3}\)y có bậc là 1.

      Vì 3 > 1 nên bậc của đa thức M là 3.

      c) Thay x = 1; y = 3; z = 2023 thì \(M = {9.1^2}.3 - \frac{1}{3}.3 = 27 - 1 = 26\).

      Bài 2. (2 điểm)

      1) Tìm x, biết:

      a) \(3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\);

      b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

      2) Bà Khanh dự định mua x hộp sữa (mỗi hộp giá 21 nghìn đồng) và y hộp kẹo (mỗi hộp giá 32 nghìn đồng). Nhưng khi đến cửa hàng, bà Khanh thấy giá sữa đã giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp (giá kẹo như cũ) nên quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo.

      a) Viết biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng.

      b) Nếu bà Khanh dự định mua 6 hộp sữa và 5 hộp kẹo thì thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền?

      Phương pháp

      1) Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm x.

      2) Dựa vào kiến thức của đa thức để tính số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng. Thay số hộp sữa và hộp kẹo vào để tính số tiền bà Khanh phải trả.

      Lời giải

      1)

      a)

      \(\begin{array}{l}3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30\\36{x^2} - 12x - 36{x^2} + 27x = 30\\ - 12x + 27x = 30\\15x = 30\\x = 2\end{array}\)

      Vậy x = 2.

      b) \(3(x + 4) - {x^2} - 8x - 16 = 0\)

      \(\begin{array}{l}3(x + 4) - \left( {{x^2} + 8x + 16} \right) = 0\\3(x + 4) - {\left( {x + 4} \right)^2} = 0\\\left( {x + 4} \right)\left( {3 - x - 4} \right) = 0\\\left( {x + 4} \right)\left( { - 1 - x} \right) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x + 4 = 0\\ - 1 - x = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = - 4\\x = - 1\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy x = -4 hoặc x = -1.

      2) Sữa giảm 2 nghìn đồng mỗi hộp nên giá mỗi hộp sữa tại cửa hàng là 21 – 2 = 19 (nghìn đồng).

      Giá kẹo như cũ nên giá mỗi hộp kẹo tại cửa hàng vẫn là 32 nghìn đồng.

      Tại cửa hàng, bà Khanh quyết định mua thêm 3 hộp sữa và bớt đi 1 hộp kẹo. Vậy bà Khanh đã mua x + 3 hộp sữa và y − 1 hộp kẹo.

      Vậy số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng là (x + 3).19 + (y − 1).32 (nghìn đồng).

      Thu gọn biểu thức trên: \(\left( {x + 3} \right).19 + \left( {y - 1} \right).32\)

      \(\begin{array}{l} = 19x + 3.19 + 32y - 32 = 19x + 57 + 32y - 32\\ = 19x + 32y + 25\end{array}\)

      Vậy biểu thức biểu thị số tiền bà Khanh phải trả cho cửa hàng là \(19x + 32y + 25\) (nghìn đồng).

      b) Thay x = 6, y = 5 vào biểu thức, ta tính được thực tế bà Khanh phải trả số tiền là:

      \(19.6 + 32.5 + 25 = 299\).

      Vậy thực tế bà Khanh phải trả cho cửa hành 299 nghìn đồng.

      Bài 3. (2 điểm) Kim tự tháp Louvre là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp bằng kính tọa lạc ngay lối vào của bảo tàng Louvre, Pari. Kim tự tháp có dạng là hình chóp tứ giác đều với chiều cao 21m và độ dài cạnh đáy là 34m. Các mặt bên của kim tự tháp là các tam giác đều (xem hình ảnh minh họa bên).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 9

      a) Tính thể tích của kim tự tháp Louvre.

      b) Tổng diện tích của sàn kim tự tháp là \(1000{m^2}\). Hỏi nếu sử dụng loại gạch hình vuông có cạnh là 60cm để lót sàn thì cần bao nhiêu viên gạch ?

      Phương pháp

      a) Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều.

      b) Tính diện tích viên gạch hình vuông.

      Số viên gạch cần dùng bằng tổng diện tích sàn kim tự tháp chia cho diện tích một viên gạch hình vuông.

      Lời giải

      a) Thể tích kim tự tháp là : \(V = \frac{1}{3}{.34^2}.21 = 8092({m^3})\)

      b) Diện tích một viên gạch hình vuông : \(S = {\left( {0,6} \right)^2} = 0,36({m^2})\)

      Số viên gạch hình vuông cần dùng là : \(\frac{{1000}}{{0,36}} \approx 2778\) (viên)

      Bài 4. (1 điểm) Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh (Lăng Bác) tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của đồng bào và bầu bạn Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Ngay từ ngày khánh thành công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/8/1975), trước Lăng Bác đã có một cột cờ rất cao, trên đỉnh cột cờ luôn tung bay lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Vào một thời điểm có tia nắng mặt trời chiếu xuống ta thường nhìn thấy bóng của cột cờ dưới sân Quảng trường Ba Đình, bằng kiến thức hình học người ta đo được chiều dài cái bóng của cột cờ này là đoạn BH = 40m và tính được khoảng cách từ đỉnh cột cờ đến đỉnh cái bóng của nó là đoạn AB = 50m(như hình vẽ bên). Em hãy tính chiều cao của cột cờ trước Lăng Bác (độ dài đoạn AH)? Biết rằng cột cờ được dựng vuông góc với mặt đất.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 10

      Phương pháp

      Áp dụng định lí Pythagore để tính chiều dài cột cờ trước Lăng Bác.

      Lời giải

      Xét \(\Delta ABH\)vuông tại H có :

      \(A{B^2} = A{H^2} + B{H^2}\) (Định lí Pythagore)

      \({50^2} = A{H^2} + {40^2}\)

      \(A{H^2} = 2500 - 1600 = 900\) (m) .

      \( \Rightarrow AH = \sqrt {900} = 30\) (m).

      Vậy chiều cao cột cờ trước Lăng Bác là 30m.

      Bài 5. (0,5 điểm) Cho a; b; c thoả mãn: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

      Tính giá trị của biểu thức \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

      Phương pháp

      Dựa vào hằng đẳng thức \({a^2} - {b^2} = \left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right)\) để chứng minh.

      Lời giải

      Ta có: \({a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\; = {a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}\)

      \( \Rightarrow 2\left( {{a^{2022}}\; + {\rm{ }}{b^{2022}}\; + {\rm{ }}{c^{2022}}\;} \right) = 2\left( {{a^{1011}}{b^{1011}}{\rm{ + }}{b^{1011}}{c^{1011}}{\rm{ + }}{c^{1011}}{a^{1011}}} \right)\)

      \(\left( {{a^{2022}} - 2{a^{1011}}{b^{1011}} + {b^{2022}}} \right) + \left( {{b^{2022}} - 2{b^{1011}}{c^{1011}} + {c^{2022}}} \right) + \left( {{c^{2022}} - 2{c^{1011}}{a^{1011}} + {a^{2022}}} \right) = 0\)

      \( \Rightarrow {\left( {{a^{1011}} - {b^{1011}}} \right)^2} + {\left( {{b^{1011}} - {c^{1011}}} \right)^2} + {\left( {{c^{1011}} - {a^{1011}}} \right)^2} = 0\)

      Vì \({x^2} \ge 0\) với \(\forall x\) nên dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi

      \({a^{1011}} - {b^{1011}} = {b^{1011}} - {c^{1011}} = {c^{1011}} - {a^{1011}} = 0 \Leftrightarrow a = b = c\)

      \( \Rightarrow \) \(A = {\left( {a-b} \right)^{2020}} + {\left( {b-c} \right)^{2021}} + {\left( {a - c} \right)^{2022}} = 0\)

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 đặc sắc thuộc chuyên mục toán 8 sgk trên môn toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3: Tổng quan và cấu trúc

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 là một bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau một nửa học kỳ đầu tiên của lớp 8. Đề thi thường bao gồm các chủ đề chính như:

      • Số học: Các phép toán với số hữu tỉ, số thực, lũy thừa, căn bậc hai.
      • Đại số: Đơn thức, đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Hình học: Tứ giác, hình thang cân, hình bình hành, các tính chất và định lý liên quan.

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau như trắc nghiệm, tự luận, bài toán chứng minh và bài toán thực tế. Tỷ lệ phân bổ điểm cho từng phần có thể khác nhau tùy theo yêu cầu của từng trường và giáo viên.

      Phân tích chi tiết các dạng bài tập thường gặp

      1. Dạng bài tập trắc nghiệm

      Dạng bài tập trắc nghiệm thường kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm, định nghĩa, tính chất trong chương trình Toán 8. Các câu hỏi trắc nghiệm thường có dạng:

      • Chọn đáp án đúng nhất.
      • Điền vào chỗ trống.
      • Đúng/Sai.

      Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh cần nắm vững kiến thức lý thuyết và luyện tập thường xuyên với các bài tập tương tự.

      2. Dạng bài tập tự luận

      Dạng bài tập tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết và rõ ràng. Các bài tập tự luận thường bao gồm:

      • Giải phương trình, bất phương trình.
      • Chứng minh các đẳng thức, bất đẳng thức.
      • Tính toán các giá trị biểu thức.
      • Giải bài toán hình học.

      Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh cần nắm vững các phương pháp giải toán và rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải một cách logic và khoa học.

      3. Dạng bài tập chứng minh

      Dạng bài tập chứng minh yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức và kỹ năng đã học để chứng minh một mệnh đề, định lý hoặc tính chất nào đó. Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh cần:

      • Hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa và tính chất liên quan.
      • Sử dụng các phương pháp chứng minh phù hợp như chứng minh trực tiếp, chứng minh phản chứng, chứng minh bằng phương pháp quy nạp.
      • Trình bày lời giải một cách chặt chẽ và logic.

      Hướng dẫn giải Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 (Ví dụ)

      (Phần này sẽ trình bày chi tiết lời giải của từng bài tập trong đề thi, kèm theo các bước giải thích rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ:)

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức A = (2x + 3)(x - 1) tại x = -2.

      Lời giải:

      Thay x = -2 vào biểu thức A, ta có:

      A = (2*(-2) + 3)((-2) - 1) = (-4 + 3)(-3) = (-1)(-3) = 3.

      Lời khuyên để đạt kết quả tốt trong kỳ thi

      1. Nắm vững kiến thức lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép bài giảng và làm bài tập đầy đủ.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      3. Ôn tập có hệ thống: Lập kế hoạch ôn tập cụ thể và chia nhỏ kiến thức thành các phần nhỏ để dễ dàng nắm bắt.
      4. Giữ tâm lý thoải mái: Tránh căng thẳng và áp lực trước kỳ thi.
      5. Đọc kỹ đề thi trước khi làm: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của từng bài tập.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách bài tập Toán 8.
      • Các trang web học toán online như giaitoan.edu.vn.
      • Các video bài giảng Toán 8 trên YouTube.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3 là một cơ hội tốt để học sinh đánh giá năng lực bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hy vọng với những thông tin và lời khuyên trên, các em sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8