Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh đến với đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 chương trình Chân trời sáng tạo. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp các em tự học và hiểu rõ hơn về các dạng bài tập Toán 8.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
    Câu 1 :

    Kết quả của phép tính (xy + 5)(xy – 1) là:

    • A.
      xy2 + 4xy – 5 .
    • B.
      x2y2 + 4xy – 5 .
    • C.
      x2 – 2xy – 1 .
    • D.
      x2 + 2xy + 5 .
    Câu 2 :

    Giá trị của biểu thức \(5{x^2} - \left[ {4{x^2} - 3x\left( {x - 2} \right)} \right]\) tại x = \(\frac{1}{2}\) là:

    • A.
      – 3
    • B.
      3
    • C.
      – 2
    • D.
      2

    Cho phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\):

    Câu 3

    Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là:

    • A.
      \(x \ne y\).
    • B.
      \(x \ne - y\).
    • C.
      \(x \ne 1\).
    • D.
      \(x \ne 0;y \ne 0\).
    Câu 4

    Phân thức đối của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là:

    • A.
      \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\).
    • B.
      \(\frac{{y + x}}{{x - y}}\).
    • C.
      \(\frac{{x + y}}{{y - x}}\).
    • D.
      \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\).
    Câu 5 :

    Rút gọn biểu thức \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{x - 1}}\) được kết quả nào sau đây?

    • A.
      \({x^2} - 3x - 1\).
    • B.
      \({x^2} + 3x - 1\).
    • C.
      \({x^2} - 2x - 1\).
    • D.
      \({x^2} - 2x + 1\).
    Câu 6 :

    Hình nào sau đây là hình vuông ?

    • A.
      Hình thang cân có một góc vuông.
    • B.
      Hình thoi có một góc vuông.
    • C.
      Tứ giác có 3 góc vuông.
    • D.
      Hình bình hành có một góc vuông.
    Câu 7 :

    AM là trung tuyến của tam giác vuông ABC (\(\widehat A = {90^0};M \in BC\)) thì:

    • A.
      AC = 2.AM
    • B.
      CB = 2.AM
    • C.
      BA = 2.AM
    • D.
      AM = 2.BC
    Câu 8 :

    Hình bình hànhABCD có \(\widehat A = 2\widehat B\). Số đo góc D là:

    • A.
      600.
    • B.
      1200.
    • C.
      300.
    • D.
      450.
    Câu 9 :

    Có bao nhiêu hình có thể gấp lại (theo các nét đứt) để được hình chóp tứ giác đều?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 0 1

    • A.
      1 hình.
    • B.
      2 hình.
    • C.
      3 hình.
    • D.
      4 hình.
    Câu 10 :

    Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là :

    • A.
      \(40c{m^2}\).
    • B.
      \(36c{m^2}\).
    • C.
      \(45c{m^2}\).
    • D.
      \(50c{m^2}\).
    Câu 11 :

    Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các mặt bên là những tam giác đều AB = 8cm, O là trung điểm của AC. Độ dài đoạn SO là:

    • A.
      \(8\sqrt 2 \)cm.
    • B.
      6cm.
    • C.
      \(\sqrt {32} \)cm.
    • D.
      4cm.
    Câu 12 :

    Cho bảng thống kê tỉ lệ các loại mẫu vật trong bảo tàng sinh vật của môi trường đại học về những lớp động vật có xương sống: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 0 2

    Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là:

    • A.
      Dữ liệu về tên các lớp động vật.
    • B.
      Dữ liệu tỉ lệ mẫu vật.
    • C.
      A & B đều đúng.
    • D.
      A & B đều sai.

    Thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong các năm 2015; 2018; 2019; 2020 .(đơn vi: triệu lượt người)

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 0 3

    Câu 13

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2015 là

    • A.
      36,4.
    • B.
      53,7.
    • C.
      58,5.
    • D.
      19,1.
    Câu 14

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2020 là

    • A.
      36,4.
    • B.
      53,7.
    • C.
      58,5
    • D.
      19,1.
    Câu 15

    Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong bảng thống kê trên?

    • A.
      Biểu đồ tranh.
    • B.
      Biểu đồ cột kép.
    • C.
      Biểu đồ đoạn thẳng.
    • D.
      A; B; C đều sai.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho phân thức: \(A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} + \frac{x}{{x + 2}} - \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}} \right):\left( {1 + \frac{1}{{x - 2}}} \right)\)

    a) Tìm điều kiện của x để A có nghĩa.

    b) Rút gọn A.

    c) Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên.

    Câu 2 :

    Tìm x biết

    a) 6x2 – (2x – 3)(3x + 2) = 1

    b) (x + 1)3 – (x – 1)(x2 + x + 1) – 2 = 0

    Câu 3 :

    Biểu đồ cột kép ở hình bên biểu diễn trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 0 4

    a) Lập bảng thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022: đơn vị (tỷ USD) theo mẫu sau:

    Giai đoạn

    Quý I/2020

    Quý I/2021

    Quý I/2022

    Xuất khẩu

    ?

    ?

    ?

    Nhập khẩu

    ?

    ?

    ?

    b) Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022 là bao nhiêu tỷ USD ?

    c) Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022 là bao nhiêu tỷ USD ?

    d) Trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I năm 2020 giảm bao nhiêu phần trăm so với quý I năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

    Câu 4 :

    1. Hình ảnh bên dưới là một thiết kế ngôi nhà hình tam giác cân đang là xu thế mới trên khắp thế giới ở phân khúc nhà nhỏ. Đây là những thiết kế cơ động, có thể thi công lắp dựng nhanh có chi phí rẻ. Trước ngôi nhà có lắp một tấm kính chống vỡ có dạng tam giác cân . Biết cạnh đáy, cạnh bên của miếng kính này lần lượt có độ dài là 8m và 10m. Tính chiều cao của tấm kính tam giác cân này (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 0 5

    2. Cho hình thang ABCD có độ dài đáy lớn bằng 2 lần đáy nhỏ CD . Gọi I là trung điểm của AB. Đường thẳng AD cắt đường thẳng BC tại E .a) Chứng minh: tứ giác AICD và tứ giác BCDI là hình bình hành.

    b) Chứng minh: \(\widehat {DIA} = \widehat {ECD}\) và AD = DE.

    c) Giả sử \(\widehat A = \widehat D = {90^0}\)và AD = CD. Chứng minh \(BC \bot AC\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
      Câu 1 :

      Kết quả của phép tính (xy + 5)(xy – 1) là:

      • A.
        xy2 + 4xy – 5 .
      • B.
        x2y2 + 4xy – 5 .
      • C.
        x2 – 2xy – 1 .
      • D.
        x2 + 2xy + 5 .

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc nhân hai đa thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}(xy + 5)(xy - 1)\\ = {x^2}{y^2} + 5xy - xy - 5\\ = {x^2}{y^2} + 4xy - 5\end{array}\)

      Câu 2 :

      Giá trị của biểu thức \(5{x^2} - \left[ {4{x^2} - 3x\left( {x - 2} \right)} \right]\) tại x = \(\frac{1}{2}\) là:

      • A.
        – 3
      • B.
        3
      • C.
        – 2
      • D.
        2

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Rút gọn biểu thức.

      Thay x = \(\frac{1}{2}\) vào biểu thức để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}5{x^2} - \left[ {4{x^2} - 3x\left( {x - 2} \right)} \right]\\ = 5{x^2} - \left( {4{x^2} - 3{x^2} + 6x} \right)\\ = 5{x^2} - 4{x^2} + 3{x^2} - 6x\\ = 4{x^2} - 6x\end{array}\)

      Thay x = \(\frac{1}{2}\) vào biểu thức, ta được:\(4{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} - 6.\left( {\frac{1}{2}} \right) = 1 - 3 = - 2\).

      Cho phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\):

      Câu 3

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là:

      • A.
        \(x \ne y\).
      • B.
        \(x \ne - y\).
      • C.
        \(x \ne 1\).
      • D.
        \(x \ne 0;y \ne 0\).

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về phân thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là \(x - y \ne 0 \Leftrightarrow x \ne y\).

      Câu 4

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là:

      • A.
        \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\).
      • B.
        \(\frac{{y + x}}{{x - y}}\).
      • C.
        \(\frac{{x + y}}{{y - x}}\).
      • D.
        \(\frac{{x - y}}{{x + y}}\).

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về phân thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{{x + y}}{{x - y}}\) là \( - \left( {\frac{{x + y}}{{x - y}}} \right) = \frac{{x + y}}{{ - \left( {x - y} \right)}} = \frac{{x + y}}{{y - x}}\).

      Câu 5 :

      Rút gọn biểu thức \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{x - 1}}\) được kết quả nào sau đây?

      • A.
        \({x^2} - 3x - 1\).
      • B.
        \({x^2} + 3x - 1\).
      • C.
        \({x^2} - 2x - 1\).
      • D.
        \({x^2} - 2x + 1\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về phân thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{x - 1}} = \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}}{{x - 1}} = {\left( {x - 1} \right)^2} = {x^2} - 2x + 1\)

      Câu 6 :

      Hình nào sau đây là hình vuông ?

      • A.
        Hình thang cân có một góc vuông.
      • B.
        Hình thoi có một góc vuông.
      • C.
        Tứ giác có 3 góc vuông.
      • D.
        Hình bình hành có một góc vuông.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật nên A sai.

      Hình thoi có một góc vuông là hình vuông nên B đúng.

      Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật nên C sai.

      Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật nên D sai.

      Câu 7 :

      AM là trung tuyến của tam giác vuông ABC (\(\widehat A = {90^0};M \in BC\)) thì:

      • A.
        AC = 2.AM
      • B.
        CB = 2.AM
      • C.
        BA = 2.AM
      • D.
        AM = 2.BC

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có tam giác ABC vuông tại A và AM là đường trung tuyến (\(M \in BC\)) nên AM chính là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông ABC. Khi đó: AM = \(\frac{1}{2}\)BC hay BC = 2AM.

      Câu 8 :

      Hình bình hànhABCD có \(\widehat A = 2\widehat B\). Số đo góc D là:

      • A.
        600.
      • B.
        1200.
      • C.
        300.
      • D.
        450.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình bình hành.

      vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\widehat A + \widehat B = {180^0}\) (hai góc kề một cạnh bù nhau). Mà \(\widehat A = 2\widehat B\) nên:

      \(\begin{array}{l}2\widehat B + \widehat B = {180^0}\\3\widehat B = {180^0}\\\widehat B = {180^0}:3 = {60^0}\end{array}\)

      Câu 9 :

      Có bao nhiêu hình có thể gấp lại (theo các nét đứt) để được hình chóp tứ giác đều?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 1

      • A.
        1 hình.
      • B.
        2 hình.
      • C.
        3 hình.
      • D.
        4 hình.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Hình 2 và hình 3 có thể gấp lại thành hình chóp tứ giác đều.

      Câu 10 :

      Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là :

      • A.
        \(40c{m^2}\).
      • B.
        \(36c{m^2}\).
      • C.
        \(45c{m^2}\).
      • D.
        \(50c{m^2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Diện tích xung quanh của hình chóp là:

      \({S_{xq}} = \frac{{5.3}}{2}.6 = 45\left( {c{m^2}} \right)\)

      Câu 11 :

      Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các mặt bên là những tam giác đều AB = 8cm, O là trung điểm của AC. Độ dài đoạn SO là:

      • A.
        \(8\sqrt 2 \)cm.
      • B.
        6cm.
      • C.
        \(\sqrt {32} \)cm.
      • D.
        4cm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính thể tích hình chóp tứ giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 3

      Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông, O là trung điểm của AC nên SO là đường cao của hình chóp S.ABCD.

      Xét tam giác ABC vuông tại B, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {8^2} + {8^2} = 128\\ \Rightarrow AC = \sqrt {128} = 8\sqrt 2 \\ \Rightarrow AO = \frac{{8\sqrt 2 }}{2} = 4\sqrt 2 \end{array}\)

      Vì tam giác SAB đều nên SA = AB = 8cm. Xét tam giác SAO vuông tại O, áp dụng định lí Pythagore, ta có:

      \(\begin{array}{l}S{O^2} = S{A^2} - A{O^2} = {8^2} - {\left( {4\sqrt 2 } \right)^2} = 32\\ \Rightarrow SO = \sqrt {32} \end{array}\)

      Câu 12 :

      Cho bảng thống kê tỉ lệ các loại mẫu vật trong bảo tàng sinh vật của môi trường đại học về những lớp động vật có xương sống: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 4

      Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là:

      • A.
        Dữ liệu về tên các lớp động vật.
      • B.
        Dữ liệu tỉ lệ mẫu vật.
      • C.
        A & B đều đúng.
      • D.
        A & B đều sai.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng thống kê để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Trong bảng thống kê trên, ta thấy tổng tỉ lệ mẫu vật bằng 15% + 10% + 20% + 25% + 30% = 100% nên dữ liệu về tổng tỉ lệ mẫu vật chưa chính xác. Vậy dữ liệu tỉ lệ mẫu vật chưa hợp lí.

      Thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong các năm 2015; 2018; 2019; 2020 .(đơn vi: triệu lượt người)

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 5

      Câu 13

      Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2015 là

      • A.
        36,4.
      • B.
        53,7.
      • C.
        58,5.
      • D.
        19,1.

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng thống kê để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2015 là 36,4 triệu lượt người.

      Câu 14

      Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2020 là

      • A.
        36,4.
      • B.
        53,7.
      • C.
        58,5
      • D.
        19,1.

      Đáp án: D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng thống kê để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Khánh Hòa trong năm 2020 là 19,1 triệu lượt người.

      Câu 15

      Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong bảng thống kê trên?

      • A.
        Biểu đồ tranh.
      • B.
        Biểu đồ cột kép.
      • C.
        Biểu đồ đoạn thẳng.
      • D.
        A; B; C đều sai.

      Đáp án: D

      Phương pháp giải :

      Quan sát bảng thống kê để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Dữ liệu trên nên được biểu diễn bởi biểu đồ cột.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 6

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho phân thức: \(A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} + \frac{x}{{x + 2}} - \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}} \right):\left( {1 + \frac{1}{{x - 2}}} \right)\)

      a) Tìm điều kiện của x để A có nghĩa.

      b) Rút gọn A.

      c) Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Để A có nghĩa thì mẫu thức phải khác 0.

      b) Sử dụng các phép tính với phân thức để rút gọn.

      c) Để A nguyên thì tử thức phải chia hết cho mẫu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Điều kiện để A có nghĩa là: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ne 0\\x + 2 \ne 0\\{x^2} - 4 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 2\\x \ne - 2\end{array} \right.\)

      b) Ta có:

      \(\begin{array}{l}A = \left( {\frac{1}{{x - 2}} + \frac{x}{{x + 2}} - \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4}}} \right):\left( {1 + \frac{1}{{x - 2}}} \right)\\ = \left[ {\frac{{x + 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} + \frac{{x\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} - \frac{{x + 1}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right]:\left( {\frac{{x - 2 + 1}}{{x - 2}}} \right)\\ = \left[ {\frac{{x + 2 + {x^2} - 2x - x - 1}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}} \right]:\left( {\frac{{x - 1}}{{x - 2}}} \right)\\ = \frac{{{x^2} - 2x + 1}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{x - 2}}{{x - 1}}\\ = \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x - 1} \right)}}\\ = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\end{array}\)

      Vậy \(A = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\).

      c) Ta có: \(A = \frac{{x - 1}}{{x + 2}} = \frac{{x + 2 - 3}}{{x + 2}} = 1 - \frac{3}{{x + 2}}\). Để A là số nguyên thì \(\frac{3}{{x + 2}}\) nguyên, hay \(\left( {x + 2} \right) \in U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\).

      Ta có bảng giá trị sau:

      x + 2

      -1

      1

      -3

      3

      x

      -3 (TM)

      -1 (TM)

      -5 (TM)

      1 (TM)

      \(A = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\)

      4

      -2

      2

      0

      Vậy để A nguyên thì \(x \in \left\{ { - 3; - 1; - 5;1} \right\}\)

      Câu 2 :

      Tìm x biết

      a) 6x2 – (2x – 3)(3x + 2) = 1

      b) (x + 1)3 – (x – 1)(x2 + x + 1) – 2 = 0

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính và hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải chi tiết :

      a) 6x2 – (2x – 3)(3x + 2) = 1

      6x2 – (6x2 – 9x + 4x – 6) = 1

      6x2 – 6x2 + 9x – 4x + 6 = 1

      5x + 6 = 1

      5x = -5

      x = -1

      Vậy x = -1.2

      b) (x + 1)3 – (x – 1)(x2 + x + 1) – 2 = 0

      (x3 + 3x2 + 3x + 1) – (x3 – 1) – 2 = 0

      x3 + 3x2 + 3x + 1 – x3 + 1 – 2 = 0

      3x2 + 3x = 0

      3x(x + 1) = 0

      \(\begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x + 1 = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 1\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy x = 0 hoặc x = -1.

      Câu 3 :

      Biểu đồ cột kép ở hình bên biểu diễn trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 7

      a) Lập bảng thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022: đơn vị (tỷ USD) theo mẫu sau:

      Giai đoạn

      Quý I/2020

      Quý I/2021

      Quý I/2022

      Xuất khẩu

      ?

      ?

      ?

      Nhập khẩu

      ?

      ?

      ?

      b) Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022 là bao nhiêu tỷ USD ?

      c) Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022 là bao nhiêu tỷ USD ?

      d) Trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I năm 2020 giảm bao nhiêu phần trăm so với quý I năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào bảng dữ liệu để trả lời.

      Lời giải chi tiết :

      a) Bảng thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022: đơn vị (tỷ USD)

      Giai đoạn

      Quý I/2020

      Quý I/2021

      Quý I/2022

      Xuất khẩu

      63,4

      78,56

      89,1

      Nhập khẩu

      59,59

      76,1

      87,64

      b) Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022 là:

      63,4 + 78,56 + 89,1 = 231,06 (tỷ USD)

      c) Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I của giai đoạn 2020 - 2022

      59,59 + 76,1 + 87,64 = 223,33 (tỷ USD)

      d) Tỉ số phần trăm trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I năm 2020 và quý I năm 2021 là: \(\frac{{63,4}}{{78,56}}.100\% = 80,7\% \)

      Trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý I năm 2020 giảm 100 % - 80,7 % = 19,3 % so với quý I năm 2021.

      Câu 4 :

      1. Hình ảnh bên dưới là một thiết kế ngôi nhà hình tam giác cân đang là xu thế mới trên khắp thế giới ở phân khúc nhà nhỏ. Đây là những thiết kế cơ động, có thể thi công lắp dựng nhanh có chi phí rẻ. Trước ngôi nhà có lắp một tấm kính chống vỡ có dạng tam giác cân . Biết cạnh đáy, cạnh bên của miếng kính này lần lượt có độ dài là 8m và 10m. Tính chiều cao của tấm kính tam giác cân này (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 8

      2. Cho hình thang ABCD có độ dài đáy lớn bằng 2 lần đáy nhỏ CD . Gọi I là trung điểm của AB. Đường thẳng AD cắt đường thẳng BC tại E .a) Chứng minh: tứ giác AICD và tứ giác BCDI là hình bình hành.

      b) Chứng minh: \(\widehat {DIA} = \widehat {ECD}\) và AD = DE.

      c) Giả sử \(\widehat A = \widehat D = {90^0}\)và AD = CD. Chứng minh \(BC \bot AC\).

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào định lí Pythagore để tính chiều cao của tấm kính.

      2. 

      a) Chứng minh tứ giác AICD; BCDI có cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên là hình bình hành.

      b) Dựa vào tính chất hai đường thẳng song song để chứng minh \(\widehat {DIA} = \widehat {ECD}\).

      Dựa vào tính chất hình bình hành để chứng minh AD = DE.

      c) \(\widehat A = \widehat D = {90^0}\) và AD = CD nên hình bình hành AICD trở thành hình vuông. Sử dụng tính chất của hình vuông và hai đường thẳng song song để chứng minh \(BC \bot AC\).

      Lời giải chi tiết :

      1. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 9

      Gọi tam giác ABC là tam giác biểu thị tấm kính tam giác cân.

      Kẻ \(AH \bot BC\) (H \( \in \) BC). Vì tam giác ABC cân tại A nên AH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến của tam giác ABC. Khi đó H là trung điểm của BC suy ra \(BH = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.8 = 4(m)\).

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông AHB, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{H^2} = A{B^2} - B{H^2} = {10^2} - {4^2} = 84\\AH = \sqrt {84} \approx 9,2(m)\end{array}\)

      Vậy chiều cao của tấm kính tam giác cân này xấp xỉ 9,2m.

      2. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo 1 10

      a) Ta có I là trung điểm của AB nên \(AI = IB = \frac{1}{2}AB\). Mà CD = \(\frac{1}{2}\)AB suy ra AI = IB = CD.

      Xét tứ giác AICD có:

      AI // CD (I \( \in \) AB)

      AI = CD (cmt)

      => AICD là hình bình hành. (đpcm)

      Xét tứ giác BCDI có:

      BI // CD (I \( \in \) AB)

      BI = CD (cmt)

      => BCDI là hình bình hành. (đpcm)

      b) BCDI là hình bình hành nên BC // DI => \(\widehat {DIA} = \widehat {CBI}\) (hai góc đồng vị).

      BI // CD nên \(\widehat {CBI} = \widehat {ECD}\) (hai góc đồng vị).

      => \(\widehat {DIA} = \widehat {ECD}\) (đpcm).

      AICD là hình bình hành nên CI // AD và CI = AD. (1)

      Xét tứ giác CEDI có:

      CI // DE (CI // AD)

      DI // CE (DI // BC)

      => CEDI là hình bình hành => CI = DE (hai cạnh tương ứng) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra AD = DE. (đpcm)

      c) Vì \(\widehat A = \widehat D = {90^0}\)và AD = CD nên hình bình hành AICD trở thành hình vuông. Khi đó AC \( \bot \) DI.

      Mà DI // BC nên AC \( \bot \) BC. (đpcm)

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo đặc sắc thuộc chuyên mục giải sách giáo khoa toán 8 trên tài liệu toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn Giải chi tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 chương trình Chân trời sáng tạo là một bài kiểm tra quan trọng, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau nửa học kì đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính đã được học, như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hệ phương trình, hàm số, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi:

      • Bài tập về biểu thức đại số: Tính giá trị của biểu thức, thu gọn biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, tìm nghiệm của phương trình, ứng dụng phương trình để giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, tìm tập nghiệm của bất đẳng thức, ứng dụng bất đẳng thức để giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về hệ phương trình: Giải hệ phương trình, tìm nghiệm của hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình để giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về hàm số: Xác định hàm số, vẽ đồ thị hàm số, tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu

      Bài 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. Chuyển 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Vậy nghiệm của phương trình là x = 2.

      Bài 2: Phân tích đa thức x2 - 4 thành nhân tử

      Lời giải:

      Áp dụng công thức hiệu hai bình phương: a2 - b2 = (a - b)(a + b)

      Ta có: x2 - 4 = x2 - 22 = (x - 2)(x + 2)

      Mẹo ôn thi hiệu quả

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các khái niệm, định lý, và công thức quan trọng.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      • Học nhóm: Trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với bạn bè để hiểu sâu hơn về các khái niệm toán học.
      • Sử dụng các tài liệu ôn thi: Tham khảo các đề thi thử, sách bài tập, và các trang web học toán online để bổ sung kiến thức và kỹ năng.
      • Giữ tâm lý thoải mái: Tránh căng thẳng và áp lực trước khi thi, ngủ đủ giấc, và ăn uống đầy đủ.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo các tài liệu sau:

      • Sách bài tập Toán 8 (Chân trời sáng tạo)
      • Đề thi thử Toán 8 (Chân trời sáng tạo)
      • Trang web giaitoan.edu.vn

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo là một cơ hội để học sinh đánh giá năng lực của bản thân và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi tiếp theo. Hy vọng với những hướng dẫn và lời khuyên trên, các em sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8