Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 8.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 2.

Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục môn Toán.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Chọn khẳng định sai.

    • A.
      \(y = 6x + 8\) có hệ số của \(x\) là 6 ; hệ số tự do là 8 .
    • B.
      \(y = - x - 5\) có hệ số của \(x\) là -1 ; hệ số tự do là -5 .
    • C.
      \(y = \frac{x}{3}\) có hệ số của \(x\) là \(\frac{1}{3}\); hệ số tự do là 1 .
    • D.
      \(y = 2 - 2x\) có hệ số của \(x\) là -2 , hệ số tự do là 2.
    Câu 2 :

    Tuổi bố hiện nay gấp 2,4 lần tuổi con. 5 năm trước đây, tuổi bố gấp \(\frac{{11}}{4}\) lần tuổi con. Tính tuổi con hiện nay.

    • A.
      25 tuổi
    • B.
      60 tuổi
    • C.
      35 tuổi
    • D.
      10 tuổi
    Câu 3 :

    Với \(x = 7\) là nghiệm của phương trình nào dưới đây?

    • A.
      \(11 - 2x = x - 1\)
    • B.
      \(5x + 14 = - 2x\)
    • C.
      \(x - 9 = 5 - x\)
    • D.
      \(3x + 1 = 7x - 11\)
    Câu 4 :

    Hai đường thẳng \(y = - 5x\) và \(y = - 5x + 2\)

    • A.
      trùng nhau
    • B.
      song song
    • C.
      vuông góc
    • D.
      cắt nhau
    Câu 5 :

    Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A\) và có đường phân giác \(BD\left( {D \in AC} \right)\). Biết \(AD = 3{\rm{\;cm}},DC = 5{\rm{\;cm}}\). Tính độ dài các đoạn thẳng \({\rm{BC}}\).

    • A.
      \(8{\rm{\;cm}}\)
    • B.
      \(13{\rm{\;cm}}\)
    • C.
      \(15{\rm{\;cm}}\)
    • D.
      \(10{\rm{\;cm}}\)
    Câu 6 :

    Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = 5{\rm{\;cm}}\) và \(BC = 13{\rm{\;cm}}\). Qua trung điểm \(M\) của \({\rm{AB}}\), vẽ một đường thẳng song song với \({\rm{AC}}\) cắt \({\rm{BC}}\) tại \({\rm{N}}\). Tính độ dài \({\rm{MN}}\).

    • A.
      \(6\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
    • B.
      \(7,5\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
    • C.
      \(2,5\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
    • D.
      \(10\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
    Câu 7 :

    Trong hình dưới đây, độ dài đoạn thẳng \({\rm{A'C'}}\) mô tả chiều cao của một cái cây, đoạn thẳng \({\rm{AC}}\) mô tả chiều cao của một cái cọc (cây và cọc cùng vuông góc với đường thẳng đi qua ba điểm \(\left. {A',A,B} \right)\). Giả sử \(AC = 2{\rm{\;m}},AB = 1,5{\rm{\;m}},A'B = 4,5{\rm{\;m}}\). Tính chiều cao của cây.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 0 1

    • A.
      \(6{\rm{\;m}}\)
    • B.
      \(1,5{\rm{\;m}}\)
    • C.
      \(7{\rm{\;m}}\)
    • D.
      \(5{\rm{\;m}}\)
    Câu 8 :

    Một toà nhà cao \(24{\rm{\;m}}\), đổ bóng nắng dài \(36{\rm{\;m}}\) trên đường như hình sau. Một người cao 1,6 m muốn đứng trong bóng râm của toà nhà. Hỏi người đó có thể đứng cách toà nhà xa nhất bao nhiêu mét?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 0 2

    • A.
      \(36,3{\rm{\;m}}\)
    • B.
      \(33,6{\rm{\;m}}\)
    • C.
      \(36{\rm{\;m}}\)
    • D.
      \(36,6{\rm{\;m}}\)
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Tìm hệ số góc của mỗi đường thẳng sau:a) \(y = - 1,7x - 1,7\);b) \(y = - \sqrt 5 x + 1\);c) \(y = \frac{9}{{ - 11}}x + \frac{{15}}{8}\)d) \(y = \frac{1}{{\sqrt 3 }}x - \sqrt {11} \).

    Câu 2 :

    Giải các phương trình:a) \(\frac{{2x}}{{15}} - \frac{{15 - 2x}}{{10}} = \frac{7}{6}\);b) \(\frac{x}{{20}} - \frac{{x + 10}}{{25}} = 2\);c) \(\frac{{2x - 37}}{3} = - 4x + 5\);d) \(\frac{{3\left( {3x + 1} \right) + 2}}{2} - 3 = \frac{{2\left( {5x + 1} \right)}}{3} - \frac{{3x + 1}}{6}\)

    Câu 3 :

    Giá niêm yết của một máy lọc nước và một nồi cơm điện có tổng là 6,5 triệu đồng. Bác Bình mua hàng vào đúng dịp tri ân khách hàng nên so với giá niêm yết máy lọc nước được giảm giá \(15{\rm{\% }}\) và nồi cơm điện được giảm giá \(10{\rm{\% }}\). Do đó, tổng số tiền bác phải trả là 5,65 triệu đồng. Tính giá tiền niêm yết của mỗi sản phẩm đã nêu.

    Câu 4 :

    Hiện tại, cô Hạnh đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Để thực hiện dự định mua một căn chung cư có giá trị 2,6 tỉ đồng, cô Hạnh đã lên kế hoạch hằng tháng tiết kiệm 15 triệu đồng. Gọi y (triệu đồng) là số tiền cô Hạnh tiết kiệm được sau \(x\) (tháng) kể từ hiện tại.

    a) Viết công thức tính \(y\) theo \(x\). Hỏi \(y\) có phải là hàm số bậc nhất của \(x\) hay không?

    b) Hỏi sau bao lâu kể từ hiện tại thì cô Hạnh có thể mua được căn hộ chung cư đó bằng tiền tiết kiệm?

    Câu 5 :

    Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A(AB < AC)\), kẻ đường cao \({\rm{AH}}\), đường trung tuyến \({\rm{AM}}\). Đường thẳng vuông góc với \({\rm{AM}}\) tại \(A\) cắt đường thẳng \({\rm{BC}}\) tại \(D\). Chứng minh rằng:a) \({\rm{AB}}\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).b) \(BH.CD = BD.CH\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Chọn khẳng định sai.

      • A.
        \(y = 6x + 8\) có hệ số của \(x\) là 6 ; hệ số tự do là 8 .
      • B.
        \(y = - x - 5\) có hệ số của \(x\) là -1 ; hệ số tự do là -5 .
      • C.
        \(y = \frac{x}{3}\) có hệ số của \(x\) là \(\frac{1}{3}\); hệ số tự do là 1 .
      • D.
        \(y = 2 - 2x\) có hệ số của \(x\) là -2 , hệ số tự do là 2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) với a là hệ số của \(x\), b là hệ số tự do

      Lời giải chi tiết :

      \(y = 6x + 8\) có hệ số của \(x\) là 6 ; hệ số tự do là 8

      \(y = - x - 5\) có hệ số của \(x\) là -1 ; hệ số tự do là -5

      \(y = \frac{x}{3}\) có hệ số của \(x\) là \(\frac{1}{3}\); hệ số tự do là 0

      \(y = 2 - 2x\) có hệ số của \(x\) là -2 , hệ số tự do là 2

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Tuổi bố hiện nay gấp 2,4 lần tuổi con. 5 năm trước đây, tuổi bố gấp \(\frac{{11}}{4}\) lần tuổi con. Tính tuổi con hiện nay.

      • A.
        25 tuổi
      • B.
        60 tuổi
      • C.
        35 tuổi
      • D.
        10 tuổi

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 1

      PT: 5 năm trước tuổi bố gấp \(\frac{{11}}{4}\) lần tuổi con

      Lời giải chi tiết :

      Gọi tuổi con hiện nay là \(x(x \in N,x > 5)\).

      Tuổi bố hiện nay là 2,4x.

      Do đó, 5 năm trước tuổi con là \(x - 5\), tuổi bố là \(2,4x - 5\).

      Ta có phương trình:

      \(2,4x - 5 = \frac{{11}}{4}\left( {x - 5} \right)\)

      \(2,4x - 5 = 2,75x - 13,75\)

      \(2,75x - 2,4x = 13,75 - 5\)

      \(0,35x = 8,75\)

      \(x = 25\left( {TM} \right)\)

      Vậy hiện nay tuổi con là 25 tuổi.

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Với \(x = 7\) là nghiệm của phương trình nào dưới đây?

      • A.
        \(11 - 2x = x - 1\)
      • B.
        \(5x + 14 = - 2x\)
      • C.
        \(x - 9 = 5 - x\)
      • D.
        \(3x + 1 = 7x - 11\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nếu hai vế của phương trình (ẩn \(x\) ) nhận cùng một giá trị khi \(x = a\) thì số \(a\) gọi là một nghiệm của phương trình đó.

      Lời giải chi tiết :

      Với \(x = 7\):

      Xét \(11 - 2x = x - 1\) có: \(VT = 11 - 2.7 = 11 - 14 = - 3;VP = 7 - 1 = 6\)

      \( \Rightarrow VT \ne VP \Rightarrow x = 7\) không là nghiệm của phương trình.

      Xét \(5x + 14 = - 2x\) có: \(VT = 5.7 + 14 = 28;VP = - 2.7 = - 14\)

      \( \Rightarrow VT \ne VP \Rightarrow x = 7\) không là nghiệm của phương trình.

      Xét \(x - 9 = 5 - x\) có: \(VT = 7 - 9 = - 2;VP = 5 - 7 = - 2\)

      \( \Rightarrow VT = VP \Rightarrow x = 7\) là nghiệm của phương trình.

      Xét \(3x + 1 = 7x - 11\) có: \(VT = 3.7 + 1 = 22;VP = 7.7 - 11 = 38\)

      \( \Rightarrow VT \ne VP \Rightarrow x = 7\) không là nghiệm của phương trình.

      Đáp án A.

      Câu 4 :

      Hai đường thẳng \(y = - 5x\) và \(y = - 5x + 2\)

      • A.
        trùng nhau
      • B.
        song song
      • C.
        vuông góc
      • D.
        cắt nhau

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Cho hai đường thẳng \(d:y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(d':y = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) nếu \(a = a';b \ne b'\) thì \({\rm{d}}\parallel {\rm{d'}}\)

      Lời giải chi tiết :

      Xét \(y = - 5x + 0\) và \(y = - 5x + 2\) có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 5 = - 5}\\{0 \ne 2}\end{array}} \right.\) suy ra \(d\parallel d'\)

      Đáp án B.

      Câu 5 :

      Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A\) và có đường phân giác \(BD\left( {D \in AC} \right)\). Biết \(AD = 3{\rm{\;cm}},DC = 5{\rm{\;cm}}\). Tính độ dài các đoạn thẳng \({\rm{BC}}\).

      • A.
        \(8{\rm{\;cm}}\)
      • B.
        \(13{\rm{\;cm}}\)
      • C.
        \(15{\rm{\;cm}}\)
      • D.
        \(10{\rm{\;cm}}\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.

      Áp dụng Pythagore trong \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 2

      \(\Delta ABC\) có \(BD\) là tia phân giác của góc B suy ra \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{AD}}{{DC}} = \frac{3}{5}\) hay \(\frac{{AB}}{3} = \frac{{BC}}{5} = k(k \in \mathbb{R},k > 0)\).

      Suy ra: \(AB = 3k,BC = 5k\).

      Áp dụng định lí Pythagore trong \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) ta có:

      \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) hay \({(5k)^2} = {(3k)^2} + {(5 + 3)^2}\), suy ra \(k = 2\)

      Từ đó ta có: \(BC = 10{\rm{\;cm}}\).

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB = 5{\rm{\;cm}}\) và \(BC = 13{\rm{\;cm}}\). Qua trung điểm \(M\) của \({\rm{AB}}\), vẽ một đường thẳng song song với \({\rm{AC}}\) cắt \({\rm{BC}}\) tại \({\rm{N}}\). Tính độ dài \({\rm{MN}}\).

      • A.
        \(6\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
      • B.
        \(7,5\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
      • C.
        \(2,5\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)
      • D.
        \(10\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Pythagore vào \(\Delta {\rm{ABC}}\) vuông tại \({\rm{A}}\) để tính cạnh \({\rm{AC}}\).

      Áp dụng định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

      Từ đó suy ra \({\rm{MN}}\) là đường trung bình.

      Đường trung bình của tam giác thì song song vơi cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 3

      Áp dụng định lí Pythagore vào \(\Delta {\rm{ABC}}\) vuông tại \({\rm{A}}\) có: \({\rm{B}}{{\rm{C}}^2} = {\rm{A}}{{\rm{B}}^2} + {\rm{A}}{{\rm{C}}^2}\) hay \({\rm{A}}{{\rm{C}}^2} = {\rm{B}}{{\rm{C}}^2} - {\rm{A}}{{\rm{B}}^2} = {13^2} - {5^2} = 144\) suy ra \({\rm{AC}} = 12{\rm{\;cm}}\)

      Xét \(\Delta {\rm{ABC}}\) có \({\rm{MA}} = {\rm{MB}}\) (theo gt); \({\rm{MN}}//{\rm{AC}}\) (theo gt) nên \({\rm{NB}} = {\rm{NC}}\)

      Do đó \({\rm{MN}}\) là đường trung bình của \(\Delta {\rm{ABC}}\) suy ra \({\rm{MN}} = \frac{1}{2}{\rm{AC}}\) hay \({\rm{MN}} = \frac{1}{2} \cdot 12 = 6\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\).

      Đáp án A.

      Câu 7 :

      Trong hình dưới đây, độ dài đoạn thẳng \({\rm{A'C'}}\) mô tả chiều cao của một cái cây, đoạn thẳng \({\rm{AC}}\) mô tả chiều cao của một cái cọc (cây và cọc cùng vuông góc với đường thẳng đi qua ba điểm \(\left. {A',A,B} \right)\). Giả sử \(AC = 2{\rm{\;m}},AB = 1,5{\rm{\;m}},A'B = 4,5{\rm{\;m}}\). Tính chiều cao của cây.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 4

      • A.
        \(6{\rm{\;m}}\)
      • B.
        \(1,5{\rm{\;m}}\)
      • C.
        \(7{\rm{\;m}}\)
      • D.
        \(5{\rm{\;m}}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng hệ quả định lí Thales: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 5

      Ta có \(\left. {\begin{array}{*{20}{c}}{AC \bot A'B}\\{A'C' \bot A'B}\end{array}} \right\}\) nên \(AC\parallel A'C'\)

      Xét \(\Delta ABA'\) với \(AC\parallel A'C'\) có: \(\frac{{AC}}{{A'C'}} = \frac{{BA}}{{BA'}}\) (Hệ quả của định lí Thales) hay \(\frac{2}{{A'C'}} = \frac{{1,5}}{{4,5}}\) suy ra \(A'C' = \frac{{2.4,5}}{{1,5}} = 6\left( {{\rm{\;m}}} \right)\)

      Vậy cây cao 6m.

      Đáp án A.

      Câu 8 :

      Một toà nhà cao \(24{\rm{\;m}}\), đổ bóng nắng dài \(36{\rm{\;m}}\) trên đường như hình sau. Một người cao 1,6 m muốn đứng trong bóng râm của toà nhà. Hỏi người đó có thể đứng cách toà nhà xa nhất bao nhiêu mét?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 6

      • A.
        \(36,3{\rm{\;m}}\)
      • B.
        \(33,6{\rm{\;m}}\)
      • C.
        \(36{\rm{\;m}}\)
      • D.
        \(36,6{\rm{\;m}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựng các điểm lên hình vẽ.

      Áp dụng hệ quả định lí Thales: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh thứ ba thì tạo ra một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ vơi ba cạnh của tam giác đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 7

      Xét \(\Delta ABC\) có \(DE//BC\) nên theo hệ quả của định lí Thales ta có:

      \(\frac{{DE}}{{BC}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AC - CE}}{{AC}}\) hay \(\frac{{1,6}}{{24}} = \frac{{36 - x}}{{36}}\)

      Suy ra \(36 - x = \frac{{1,6.36}}{{24}}\) hay \(x = 36 - \frac{{1,6.36}}{{24}} = 33,6\)

      Vậy người đó có thể đứng xa tòa nhà nhất là \(33,6{\rm{\;m}}\).

      Đáp án B.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Tìm hệ số góc của mỗi đường thẳng sau:a) \(y = - 1,7x - 1,7\);b) \(y = - \sqrt 5 x + 1\);c) \(y = \frac{9}{{ - 11}}x + \frac{{15}}{8}\)d) \(y = \frac{1}{{\sqrt 3 }}x - \sqrt {11} \).

      Phương pháp giải :

      Hệ số \(a\) gọi là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Hệ số góc của các đường thẳng \(y = - 1,7x - 1,7\) là: \( - 1,7\);

      Hệ số góc của các đường thẳng \(y = - \sqrt 5 x + 1\) là: \( - \sqrt 5 \);

      Hệ số góc của các đường thẳng \(y = \frac{9}{{ - 11}}x + \frac{{15}}{8}\) là: \(\frac{9}{{ - 11}}\);

      Hệ số góc của các đường thẳng \(y = \frac{1}{{\sqrt 3 }}x - \sqrt {11} \) là: \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)

      Câu 2 :

      Giải các phương trình:a) \(\frac{{2x}}{{15}} - \frac{{15 - 2x}}{{10}} = \frac{7}{6}\);b) \(\frac{x}{{20}} - \frac{{x + 10}}{{25}} = 2\);c) \(\frac{{2x - 37}}{3} = - 4x + 5\);d) \(\frac{{3\left( {3x + 1} \right) + 2}}{2} - 3 = \frac{{2\left( {5x + 1} \right)}}{3} - \frac{{3x + 1}}{6}\)

      Phương pháp giải :

      Chuyển các số hạng chứa ẩn sang một vế.

      Chuyển các hằng số sang vế còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{{2x}}{{15}} - \frac{{15 - 2x}}{{10}} = \frac{7}{6}\)

      \(\frac{{4x}}{{30}} - \frac{{45 - 6x}}{{30}} = \frac{{35}}{{30}}\)

      \(4x - 45 + 6x = 35\)

      \(4x + 6x = 35 + 45\)

      \(10x = 80\)

      \(x = 8\)

      Vậy \(x = 8\)

      b) \(\frac{x}{{20}} - \frac{{x + 10}}{{25}} = 2\)

      \(\frac{{5x}}{{100}} - \frac{{4x + 40}}{{100}} = \frac{{200}}{{100}}\)

      \(5x - 4x - 40 = 200\)

      \(x = 200 + 40\)

      \(x = 240\)

      Vậy \(x = 240\)

      c) \(\frac{{2x - 37}}{3} = - 4x + 5\)

      \(2x - 37 = 3\left( { - 4x + 5} \right)\)

      \(2x - 37 = - 12x + 15\)

      \(2x + 12x = 15 + 37\)

      \(14x = 52\)

      \(x = \frac{{26}}{7}\)

      Vậy \(x = \frac{{26}}{7}\)

      d) \(\frac{{3\left( {3x + 1} \right) + 2}}{2} - 3 = \frac{{2\left( {5x + 1} \right)}}{3} - \frac{{3x + 1}}{6}\)

      \(\frac{{9\left( {3x + 1} \right) + 6}}{6} - \frac{{18}}{6} = \frac{{4\left( {5x + 1} \right)}}{6} - \frac{{3x + 1}}{6}\)

      \(27x + 9 + 6 - 18 = 20x + 4 - 3x - 1\)

      \(27x - 20x + 3x = 4 - 1 + 18 - 9\)

      \(10x = 12\)

      \(x = \frac{6}{5}\)

      Vậy \(x = \frac{6}{5}\)

      Câu 3 :

      Giá niêm yết của một máy lọc nước và một nồi cơm điện có tổng là 6,5 triệu đồng. Bác Bình mua hàng vào đúng dịp tri ân khách hàng nên so với giá niêm yết máy lọc nước được giảm giá \(15{\rm{\% }}\) và nồi cơm điện được giảm giá \(10{\rm{\% }}\). Do đó, tổng số tiền bác phải trả là 5,65 triệu đồng. Tính giá tiền niêm yết của mỗi sản phẩm đã nêu.

      Phương pháp giải :

      Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 8

      PT: tổng giá tiền lúc sau là 6,5 triệu đồng.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi giá niêm yết của máy lọc nước là \(x\) (triệu đồng). Điều kiện \(x < 6,5\)

      Giá niêm yết của nồi cơm điện là \(6,5 - x\) (triệu đồng)

      Giá sau khi giảm của máy lọc nước là \(\left( {100{\rm{\% }} - 15{\rm{\% }}} \right) \cdot x = 0,85x\) (triệu đồng)

      Giá sau khi giảm của nồi cơm điện là \(\left( {100{\rm{\% }} - 10{\rm{\% }}} \right).\left( {6,5 - x} \right) = 0,9.\left( {6,5 - x} \right)\)

      Theo giả thiết, ta có phương trình:

      \(0,85x + 0,9 \cdot \left( {6,5 - x} \right) = 5,65\)

      \(0,85x + 5,85 - 0,9x = 5,65\)

      \( - 0,05x + 5,85 = 5,65\)

      \( - 0,05x = 5,65 - 5,85\)

      \( - 0,05x = - 0,2\)

      \(x = \left( { - 0,2} \right):\left( { - 0,05} \right)\)

      \(x = 4\left( {TM} \right)\)

      Vậy giá niêm yết của mày lọc nước là 4 triệu đồng và giá niêm yết của nồi cơm điện là 2,5 triệu đồng.

      Câu 4 :

      Hiện tại, cô Hạnh đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Để thực hiện dự định mua một căn chung cư có giá trị 2,6 tỉ đồng, cô Hạnh đã lên kế hoạch hằng tháng tiết kiệm 15 triệu đồng. Gọi y (triệu đồng) là số tiền cô Hạnh tiết kiệm được sau \(x\) (tháng) kể từ hiện tại.

      a) Viết công thức tính \(y\) theo \(x\). Hỏi \(y\) có phải là hàm số bậc nhất của \(x\) hay không?

      b) Hỏi sau bao lâu kể từ hiện tại thì cô Hạnh có thể mua được căn hộ chung cư đó bằng tiền tiết kiệm?

      Phương pháp giải :

      a) Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\), trong đó \({\rm{a}},{\rm{b}}\) là các số cho trước và a khác 0 .

      b) Dựa vào dữ kiện đề bài cho để thay giá trị cho đúng.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(y = 15x + 500\).

      Vậy \(y\) là hàm số bậc nhất của \(x\).

      b) Ta có: \(15x + 500 = 2600\) suy ra \(x = 140\).

      Mà 140 tháng \( = 11\) năm +8 tháng, suy ra sau 11 năm 8 tháng kể từ hiện tại thì cô Hạnh có thể mua được căn hộ chung cư đó bằng tiền tiết kiệm.

      Câu 5 :

      Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông tại \(A(AB < AC)\), kẻ đường cao \({\rm{AH}}\), đường trung tuyến \({\rm{AM}}\). Đường thẳng vuông góc với \({\rm{AM}}\) tại \(A\) cắt đường thẳng \({\rm{BC}}\) tại \(D\). Chứng minh rằng:a) \({\rm{AB}}\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).b) \(BH.CD = BD.CH\).

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh bắc cầu: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\widehat {DAB} + \widehat {BAM} = \widehat {DAM} = {{90}^0}\left( {do\,AM \bot AD} \right)}\\{\widehat {BAH} + \widehat {ABH} = \widehat {AHB} = {{90}^0}\left( {do\,AH \bot BC} \right)}\end{array}} \right.\)

      Chứng minh được: \(\widehat {MBA} = \widehat {MAB}\)

      suy ra \(\widehat {DAB} = \widehat {BAH}\) (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

      b) Sử dụng tính chất đường phân giác trong \({\rm{AB}}\) của tam giác \({\rm{ADH}}\)

      Sử dụng tính chất đường phân giác ngoài \({\rm{AC}}\) tại đỉnh \({\rm{A}}\) của tam giác \({\rm{ADH}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo 1 9

      a) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\), đường trung tuyến \(AM\) nên \(AM = MB\) suy ra \(\Delta AMB\) cân tại \(M\)

      suy ra \(\widehat {MBA} = \widehat {MAB}\) hay \(\widehat {BAM} = \widehat {ABH}\)

      Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\widehat {DAB} + \widehat {BAM} = \widehat {DAM} = {{90}^0}\left( {do\,AM \bot AD} \right)}\\{\widehat {BAH} + \widehat {ABH} = \widehat {AHB} = {{90}^0}\left( {do\,AH \bot BC} \right)}\end{array}} \right.\)

      suy ra \(\widehat {DAB} = \widehat {BAH}\) (cùng phụ với hai góc bằng nhau)

      suy ra \(AB\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\).

      b) Vì \(AB\) là tia phân giác của \(\widehat {DAH}\) nên \(\frac{{BH}}{{BD}} = \frac{{AH}}{{AD}}\) (tính chất đường phân giác)

      Vì \(AC \bot AB,\widehat {DAH}\) kề bù với \(\widehat {HAx}\) nên \(AC\) là tia phân giác \(\widehat {HAx}\) suy ra \(\frac{{CH}}{{CD}} = \frac{{AH}}{{AD}}\)

      Suy ra \(\frac{{BH}}{{BD}} = \frac{{AH}}{{AD}} = \frac{{CH}}{{CD}}\). Do đó \(BH \cdot CD = CH \cdot BD\).

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo đặc sắc thuộc chuyên mục giải toán 8 trên môn toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 chương trình Chân trời sáng tạo là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong học kì. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hệ phương trình, hàm số bậc nhất, và các ứng dụng thực tế của Toán học.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 có cấu trúc như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, tập trung vào các kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết và rõ ràng. Các câu tự luận thường bao gồm các bài toán về:

        • Giải phương trình và bất phương trình
        • Chứng minh đẳng thức và bất đẳng thức
        • Giải bài toán ứng dụng
        • Vận dụng kiến thức về hàm số

      Các Chủ đề Quan trọng trong Đề thi

      Để đạt kết quả tốt trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8, học sinh cần nắm vững các chủ đề sau:

      1. Biểu thức đại số: Thu gọn biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử, quy đồng mẫu thức.
      2. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải bài toán thực tế.
      3. Bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức, so sánh các số thực.
      4. Hệ phương trình: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.
      5. Hàm số bậc nhất: Xác định hàm số, vẽ đồ thị hàm số, tìm giá trị của hàm số.

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8

      Để giải đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 hiệu quả, học sinh nên:

      • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu giải.
      • Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải quyết từng bài toán.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Viết các bước giải một cách logic và dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo rằng kết quả cuối cùng là chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài toán: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. Chuyển 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Kết luận: Phương trình có nghiệm x = 2

      Tài liệu Ôn tập và Luyện thi

      Để chuẩn bị tốt nhất cho đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8, học sinh có thể tham khảo các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 8 chương trình Chân trời sáng tạo
      • Sách bài tập Toán 8
      • Các đề thi thử giữa kì 2 Toán 8
      • Các trang web học Toán online như giaitoan.edu.vn

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức một cách hệ thống và luyện tập thường xuyên để tự tin bước vào kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất!

      Bảng tổng hợp các dạng bài tập thường gặp

      Dạng bài tậpVí dụ
      Giải phương trình3x - 5 = 10
      Giải bất phương trình2x + 1 > 7
      Chứng minh đẳng thức(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8