Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8, một công cụ hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chương trình học Toán 8, bao gồm các dạng bài tập thường gặp và có đáp án chi tiết đi kèm.

Với đề thi này, các em có thể tự tin làm bài và kiểm tra kiến thức đã học, đồng thời phát hiện những lỗ hổng để khắc phục kịp thời.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không phải đơn thức?

    • A.

      \(2\).

    • B.

      \({x^3}{y^2}\).

    • C.

      \(5x + 9\).

    • D.

      \(x\).

    Câu 2 :

    Tìm hệ số trong đơn thức \(\frac{1}{3}a{b^2}xy\) với a, b là hằng số

    • A.

      \(\frac{1}{3}\).

    • B.

      \(\frac{1}{3}{a^2}b\).

    • C.

      \(\frac{1}{3}a{b^2}\).

    • D.

      \(xy\).

    Câu 3 :

    Tất cả các hạng tử của đa thức \(B = 3{x^2} - 2x + 1\) là

    • A.

      \(3{x^2}\); \( - 2x\) và 1.

    • B.

      \(3{x^2}\) và \( - 2x\).

    • C.

      \(3\); \( - 2\) và 1.

    • D.

      \( - 2x\) và 1.

    Câu 4 :

    Trong các đơn thức sau, đơn thức nào đồng dạng với đơn thức \( - 3{x^2}yz\)?

    • A.

      \( - 3xyz\).

    • B.

      \(\frac{2}{3}{x^2}yz\).

    • C.

      \(\frac{3}{2}z{x^2}\).

    • D.

      \(4{x^2}y\).

    Câu 5 :

    Bậc của đa thức \({x^2}{y^2}\; + {\rm{ }}x{y^5}\; - {\rm{ }}{x^2}{y^4}\) là

    • A.

      7.

    • B.

      6.

    • C.

      5.

    • D.

      4.

    Câu 6 :

    Điền vào chỗ trống sau: \({\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + ... + 4\)

    • A.

      \(2x\).

    • B.

      \(4x\).

    • C.

      \(2\).

    • D.

      \(4\).

    Câu 7 :

    Biểu thức \({x^3} + 64\) được viết dưới dạng tích là

    • A.

      \(\left( {x - 4} \right)\left( {{x^2} + 4x + 16} \right)\).

    • B.

      \(\left( {x - 4} \right)\left( {{x^2} + 4x - 16} \right)\)

    • C.

      \(\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} + 4x + 16} \right)\).

    • D.

      \(\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} - 4x + 16} \right)\).

    Câu 8 :

    Kết quả của phép tính \(\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right)\) là

    • A.

      \({x^2} - 9{y^2}\).

    • B.

      \({x^2} - 6xy + 9{y^2}\).

    • C.

      \({x^2} + 6xy + 9{y^2}\).

    • D.

      \({x^2} - 9xy + 9{y^2}\).

    Câu 9 :

    Với điều kiện của \(x\) thì phân thức \(\frac{{x - 3}}{{6x + 24}}\) xác định?

    • A.

      \(x \ne 2\).

    • B.

      \(x \ne 3\).

    • C.

      \(x \ne - 4\).

    • D.

      \(x \ne 4\).

    Câu 10 :

    Kết quả của phép tính \(\frac{{2x + 1}}{{x - 3}} + \frac{5}{{3 - x}}\) là:

    • A.

      \(\frac{{2x + 4}}{{x - 3}}\).

    • B.

      \(\frac{{2x - 4}}{{x - 3}}\).

    • C.

      \(\frac{{2x + 4}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\).

    • D.

      \(\frac{{2x + 6}}{{x - 3}}\).

    Câu 11 :

    Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

    • A.

      Tam giác cân.

    • B.

      Tam giác vuông.

    • C.

      Tam giác vuông cân.

    • D.

      Tam giác đều.

    Câu 12 :

    Một chậu cây cảnh mini có hình dạng là hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(24{\rm{ }}cm\), chiều cao bằng \(35{\rm{ }}cm\). Thể tích của hình chóp bằng

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 0 1

    • A.

      \(20\,160\,c{m^3}\).

    • B.

      \(840\,c{m^3}\).

    • C.

      \(3\,360\,c{m^3}\).

    • D.

      \(6\,720\,c{m^3}\).

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính:

    a) \({\left( {2x + 3} \right)^2}\);

    b) \((15{x^4}{y^5} - 30{x^3}{y^4} + 5{x^5}{y^4}):(5{x^3}{y^3})\);

    c) \(\left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} + 3x - 5} \right)\).

    Câu 2 :

    Phân tích đa thức thành nhân tử:

    a) \(4{x^2} - 25\);

    b) \(x(x - 7) - 3x + 21\).

    Câu 3 :

    Cho biểu thức \(A = \frac{{5x - 2}}{{{x^2} - 4}} - \frac{3}{{x + 2}} + \frac{x}{{x - 2}}\).

    a) Tìm điều kiện xác định của biểu thức \(A.\)

    b) Rút gọn biểu thức \(A.\)

    c) Tính giá trị của biểu thức \(A\) với \(x\) thỏa mãn \(\left| {x + 3} \right| = 5.\)

    Câu 4 :

    1. Chiếc hộp (Hình a) được vẽ lại như Hình b có dạng hình chóp tam giác đều S.MNP.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 0 2

    a) Hãy cho biết mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của chiếc hộp đó.

    b) Cho biết SM = 4cm, MN = 3 cm. Tìm độ dài các cạnh còn lại của chiếc hộp.

    2. Người ta làm mô hình một kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 0 3

    a) Cạnh bên của hình chóp là bao nhiêu?

    b) Tính thể tích hình chóp.

    Câu 5 :

    Một viên bi lăn theo đoạn đường từ A đến D như hình vẽ \((AB \bot BC,BC \bot CD)\). Hãy tính khoảng cách AD. Biết rằng AB = 10m, BC = 12m, CD = 6m.

    Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 0 4

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không phải đơn thức?

      • A.

        \(2\).

      • B.

        \({x^3}{y^2}\).

      • C.

        \(5x + 9\).

      • D.

        \(x\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm đơn thức: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu thức \(5x + 9\) không phải là đơn thức.

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Tìm hệ số trong đơn thức \(\frac{1}{3}a{b^2}xy\) với a, b là hằng số

      • A.

        \(\frac{1}{3}\).

      • B.

        \(\frac{1}{3}{a^2}b\).

      • C.

        \(\frac{1}{3}a{b^2}\).

      • D.

        \(xy\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.

      Lời giải chi tiết :

      Vì a, b là hằng số nên hệ số trong đơn thức là \(\frac{1}{3}a{b^2}\).

      Đáp án C.

      Câu 3 :

      Tất cả các hạng tử của đa thức \(B = 3{x^2} - 2x + 1\) là

      • A.

        \(3{x^2}\); \( - 2x\) và 1.

      • B.

        \(3{x^2}\) và \( - 2x\).

      • C.

        \(3\); \( - 2\) và 1.

      • D.

        \( - 2x\) và 1.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

      Lời giải chi tiết :

      Các hạng tử của đa thức là: \(3{x^2}\); \( - 2x\) và 1.

      Đáp án A.

      Câu 4 :

      Trong các đơn thức sau, đơn thức nào đồng dạng với đơn thức \( - 3{x^2}yz\)?

      • A.

        \( - 3xyz\).

      • B.

        \(\frac{2}{3}{x^2}yz\).

      • C.

        \(\frac{3}{2}z{x^2}\).

      • D.

        \(4{x^2}y\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

      Lời giải chi tiết :

      Đơn thức \(\frac{2}{3}{x^2}yz\) có cùng phần biến \({x^2}yz\) với đơn thức \( - 3{x^2}yz\) nên là hai đơn thức đồng dạng.

      Đáp án B.

      Câu 5 :

      Bậc của đa thức \({x^2}{y^2}\; + {\rm{ }}x{y^5}\; - {\rm{ }}{x^2}{y^4}\) là

      • A.

        7.

      • B.

        6.

      • C.

        5.

      • D.

        4.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức.

      Lời giải chi tiết :

      Đa thức \({x^2}{y^2}\; + {\rm{ }}x{y^5}\; - {\rm{ }}{x^2}{y^4}\) gồm 3 đơn thức \({x^2}{y^2};{\rm{ }}x{y^5};\; - {\rm{ }}{x^2}{y^4}\) với bậc lần lượt là \(4;6;6\).

      Do đó bậc của đa thức \({x^2}{y^2}\; + {\rm{ }}x{y^5}\; - {\rm{ }}{x^2}{y^4}\) là 6.

      Đáp án B.

      Câu 6 :

      Điền vào chỗ trống sau: \({\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + ... + 4\)

      • A.

        \(2x\).

      • B.

        \(4x\).

      • C.

        \(2\).

      • D.

        \(4\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hằng đẳng thức bình phương của một tổng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({\left( {x + 2} \right)^2} = {x^2} + 4x + 4\).

      Chỗ trống cần điền là \(4x\).

      Đáp án B.

      Câu 7 :

      Biểu thức \({x^3} + 64\) được viết dưới dạng tích là

      • A.

        \(\left( {x - 4} \right)\left( {{x^2} + 4x + 16} \right)\).

      • B.

        \(\left( {x - 4} \right)\left( {{x^2} + 4x - 16} \right)\)

      • C.

        \(\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} + 4x + 16} \right)\).

      • D.

        \(\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} - 4x + 16} \right)\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hằng đẳng thức tổng hai lập phương.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \({x^3} + 64 = {x^3} + {4^3} = \left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} - 4x + 16} \right)\).

      Đáp án D.

      Câu 8 :

      Kết quả của phép tính \(\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right)\) là

      • A.

        \({x^2} - 9{y^2}\).

      • B.

        \({x^2} - 6xy + 9{y^2}\).

      • C.

        \({x^2} + 6xy + 9{y^2}\).

      • D.

        \({x^2} - 9xy + 9{y^2}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right) = {x^2} - {\left( {3y} \right)^2} = {x^2} - 9{y^2}\).

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Với điều kiện của \(x\) thì phân thức \(\frac{{x - 3}}{{6x + 24}}\) xác định?

      • A.

        \(x \ne 2\).

      • B.

        \(x \ne 3\).

      • C.

        \(x \ne - 4\).

      • D.

        \(x \ne 4\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0 được gọi điều kiện để giá trị của phân thức được xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{{x - 3}}{{6x + 24}}\) xác định khi và chỉ khi \(6x + 24 \ne 0\) tức là \(x \ne - 4\).

      Đáp án C.

      Câu 10 :

      Kết quả của phép tính \(\frac{{2x + 1}}{{x - 3}} + \frac{5}{{3 - x}}\) là:

      • A.

        \(\frac{{2x + 4}}{{x - 3}}\).

      • B.

        \(\frac{{2x - 4}}{{x - 3}}\).

      • C.

        \(\frac{{2x + 4}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\).

      • D.

        \(\frac{{2x + 6}}{{x - 3}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Đưa hai phân thức về cùng mẫu để thực hiện phép cộng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{2x + 1}}{{x - 3}} + \frac{5}{{3 - x}} = \frac{{2x + 1}}{{x - 3}} - \frac{5}{{x - 3}} = \frac{{2x + 1 - 5}}{{x - 3}} = \frac{{2x - 4}}{{x - 3}}\).

      Đáp án B.

      Câu 11 :

      Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

      • A.

        Tam giác cân.

      • B.

        Tam giác vuông.

      • C.

        Tam giác vuông cân.

      • D.

        Tam giác đều.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác đều.

      Lời giải chi tiết :

      Hình chóp tam giác đều có mặt bên là tam giác cân.

      Đáp án A.

      Câu 12 :

      Một chậu cây cảnh mini có hình dạng là hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(24{\rm{ }}cm\), chiều cao bằng \(35{\rm{ }}cm\). Thể tích của hình chóp bằng

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 1

      • A.

        \(20\,160\,c{m^3}\).

      • B.

        \(840\,c{m^3}\).

      • C.

        \(3\,360\,c{m^3}\).

      • D.

        \(6\,720\,c{m^3}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính thể tích hình chóp: \(V = S.h\) (S là diện tích đáy, h là chiều cao)

      Lời giải chi tiết :

      Thể tích của hình chóp là:

      \(V = \frac{1}{3}{.24^2}.35 = 6\,720\,\left( {c{m^3}} \right)\).

      Đáp án D.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính:

      a) \({\left( {2x + 3} \right)^2}\);

      b) \((15{x^4}{y^5} - 30{x^3}{y^4} + 5{x^5}{y^4}):(5{x^3}{y^3})\);

      c) \(\left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} + 3x - 5} \right)\).

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng.

      b) Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

      c) Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) \({\left( {2x + 3} \right)^2}\)

      \( = {\left( {2x} \right)^2} + 2.2x.3 + {3^2}\)

      \( = 4{x^2} + 12x + 9\)

      b) \((15{x^4}{y^5} - 30{x^3}{y^4} + 5{x^5}{y^4}):(5{x^3}{y^3})\)

      \( = 15{x^4}{y^5}:5{x^3}{y^3} - 30{x^3}{y^4}:5{x^3}{y^3} + 5{x^5}{y^4}:5{x^3}{y^3}\)

      \( = 3x{y^2} - 6y + {x^2}y\)

      c) \(\left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} + 3x - 5} \right)\)

      \( = {x^3} + 3{x^2} - 5x + 3{x^2} + 9x - 15\)

      \( = {x^3} + 6{x^2} + 4x - 15\)

      Câu 2 :

      Phân tích đa thức thành nhân tử:

      a) \(4{x^2} - 25\);

      b) \(x(x - 7) - 3x + 21\).

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử phù hợp.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(4{x^2} - 25\)

      \(\begin{array}{l} = {\left( {2x} \right)^2} - {5^2}\\ = \left( {2x - 5} \right)\left( {2x + 5} \right)\end{array}\)

      b) \(x(x - 7) - 3x + 21\)

      \(\begin{array}{l} = x(x - 7) - 3\left( {x - 7} \right)\\ = \left( {x - 7} \right)\left( {x - 3} \right)\end{array}\)

      Câu 3 :

      Cho biểu thức \(A = \frac{{5x - 2}}{{{x^2} - 4}} - \frac{3}{{x + 2}} + \frac{x}{{x - 2}}\).

      a) Tìm điều kiện xác định của biểu thức \(A.\)

      b) Rút gọn biểu thức \(A.\)

      c) Tính giá trị của biểu thức \(A\) với \(x\) thỏa mãn \(\left| {x + 3} \right| = 5.\)

      Phương pháp giải :

      a) Điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0 được gọi điều kiện để giá trị của phân thức được xác định.

      b) Thực hiện phép tính cộng, trừ với phân thức đại số để rút gọn.

      c) Tìm giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\left| {x + 3} \right| = 5.\)

      Kiểm tra điều kiện của \(x\).

      Với giá trị \(x\) thỏa mãn, thay vào A để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      a) Điều kiện xác định của biểu thức \(A\) là:

      \({x^2} - 4 \ne 0\), \(x + 2 \ne 0\) và \(x - 2 \ne 0\). Tức là \(x \ne \pm 2.\)

      b) Với \(x \ne \pm 2,\) ta có:

      \(A = \frac{{5x - 2}}{{{x^2} - 4}} - \frac{3}{{x + 2}} + \frac{x}{{x - 2}}\)

      \( = \frac{{5x - 2 - 3\left( {x - 2} \right) + x\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

      \( = \frac{{5x - 2 - 3x + 6 + {x^2} + 2x}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

      \( = \frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

      \( = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \frac{{x + 2}}{{x - 2}}\).

      c) Ta có: \(\left| {x + 3} \right| = 5\)

      \(x + 3 = 5\) hoặc \(x + 3 = - 5\)

      \(x = 2\) (không thỏa mãn) hoặc \(x = - 8\) (thỏa mãn)

      Thay \(x = - 8\) vào biểu thức \(A = \frac{{x + 2}}{{x - 2}}\) ta được:

      \(A = \frac{{ - 8 + 2}}{{ - 8 - 2}} = \frac{{ - 6}}{{ - 10}} = \frac{3}{5}.\)

      Câu 4 :

      1. Chiếc hộp (Hình a) được vẽ lại như Hình b có dạng hình chóp tam giác đều S.MNP.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 2

      a) Hãy cho biết mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của chiếc hộp đó.

      b) Cho biết SM = 4cm, MN = 3 cm. Tìm độ dài các cạnh còn lại của chiếc hộp.

      2. Người ta làm mô hình một kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 3

      a) Cạnh bên của hình chóp là bao nhiêu?

      b) Tính thể tích hình chóp.

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác đều để xác định.

      2. a) Sử dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông để tính cạnh bên của hình chóp.

      b) Sử dụng công thức tính thể tích hình chóp tứ giác đều: \(V = S.h\) (S là diện tích đáy, h là chiều cao).

      Lời giải chi tiết :

      1.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 4

      a) Mặt đáy là: (MNP).

      Các mặt bên là: (SMN), (SNP), (SMP).

      Các cạnh bên là: SM, SN, SP.

      b) Độ dài các cạnh còn lại của chiếc hộp là:

      SN = SP = SM = 4cm;

      NP = MP = MN = 3cm.

      2.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 5

      Giả sử kim tự tháp Lu-vrơ (Louvre)là hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

      Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có ABCD là hình vuông nên AC = BD nên AO = OB.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông AOB, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{O^2} + O{B^2} = A{B^2}\\2A{O^2} = {34^2}\\A{O^2} = {34^2}:2 = 1156:2 = 578\end{array}\)

      Vì S.ABCD là hình chóp tứ giác đều nên \(SO \bot AO\), suy ra \(\Delta SAO\) vuông tại O.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông SAO, ta có:

      \(S{A^2} = S{O^2} + A{O^2} = {21^2} + 578 = 1019\).

      Suy ra \(SA = \sqrt {1019} \approx 31,9\left( m \right)\).

      b) Thể tích kim tự tháp là:

      \(V = \frac{1}{3}{.34^2}.21 = 8092\left( {{m^3}} \right)\).

      Câu 5 :

      Một viên bi lăn theo đoạn đường từ A đến D như hình vẽ \((AB \bot BC,BC \bot CD)\). Hãy tính khoảng cách AD. Biết rằng AB = 10m, BC = 12m, CD = 6m.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 6

      Phương pháp giải :

      Từ D vẽ \(Dx \bot CD\) cắt AB tại E.

      Chứng minh BCDE là hình chữ nhật, sử dụng tính chất của hình chữ nhật để tính BE, suy ra độ dài AE.

      Dựa vào định lí Pythagore để tính cạnh AD.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 1 7

      Từ D vẽ \(Dx \bot CD\) cắt AB tại E.

      Mà \(BC \bot CD\) nên \(DE//BC\).

      Vì \(AB \bot BC,BC \bot CD\) nên \(AB//CD\).

      Xét tứ giác BCDE có \(\widehat B = \widehat C = \widehat D = 90^\circ \) nên BCDE là hình chữ nhật.

      Suy ra \(DE = BC = 12m\); \(BE = CD = 6m\); \(\widehat E = 90^\circ \).

      Dẫn đến \(AE = AB + BE = 10 + 6 = 16\left( m \right)\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADE vuông tại E, ta có:

      \(AD = \sqrt {A{E^2} + D{E^2}} = \sqrt {{{16}^2} + {{12}^2}} = 20\left( m \right)\)

      Vậy khoảng cách AD là 20m.

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 đặc sắc thuộc chuyên mục giải sgk toán 8 trên toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Kỳ thi giữa học kỳ 1 Toán 8 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong giai đoạn đầu năm học. Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 được thiết kế để kiểm tra kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh, bao gồm các chủ đề chính như:

      • Đại số: Các phép toán với đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Hình học: Tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, các tính chất và dấu hiệu nhận biết.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8

      Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      1. Trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức lý thuyết và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định lý.
      2. Tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải, áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cụ thể.

      Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về đề thi và cách giải các bài toán, giaitoan.edu.vn cung cấp đáp án chi tiết và lời giải đầy đủ cho từng câu hỏi. Dưới đây là một số ví dụ về cách giải các bài toán thường gặp trong đề thi:

      Ví dụ 1: Giải phương trình 2x + 5 = 11

      Lời giải:

      1. Chuyển 5 sang vế phải: 2x = 11 - 5
      2. Rút gọn: 2x = 6
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 3

      Ví dụ 2: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 8cm và chiều rộng 5cm

      Lời giải:

      Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng = 8cm x 5cm = 40cm2

      Mẹo Học Toán 8 Hiệu Quả

      Để đạt kết quả tốt trong môn Toán 8, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức lý thuyết: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép đầy đủ các định nghĩa, định lý, công thức.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết: Hỏi thầy cô giáo, bạn bè hoặc tham gia các diễn đàn học tập trực tuyến.
      • Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập: Giaitoan.edu.vn cung cấp nhiều tài liệu học tập hữu ích, bao gồm đề thi, bài giảng, video hướng dẫn.

      Tầm Quan Trọng của Việc Luyện Tập Đề Thi

      Việc luyện tập đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em:

      • Kiểm tra kiến thức: Xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn tập.
      • Rèn luyện kỹ năng: Nâng cao khả năng giải toán, tư duy logic và phân tích vấn đề.
      • Tăng cường sự tự tin: Giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

      Giaitoan.edu.vn: Đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục môn Toán

      Giaitoan.edu.vn cam kết cung cấp cho học sinh những tài liệu học tập chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập và ôn luyện của các em. Chúng tôi hy vọng rằng Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 8 sẽ là một công cụ hữu ích giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

      Bảng tổng hợp các chủ đề thường gặp trong đề thi

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Đại sốCao
      Hình họcCao
      Bài tập thực tếTrung bình
      Lưu ý: Mức độ quan trọng có thể thay đổi tùy theo từng trường và từng đề thi.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8