Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều, một công cụ hỗ trợ học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực môn Toán. Đề thi được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa Cánh diều, bám sát kiến thức trọng tâm và cấu trúc đề thi thường gặp.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và làm quen với áp lực thời gian trong phòng thi.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Các món ăn yêu thích của học sinh lớp 8A ghi lại trong bảng sau :

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 1

    Dữ liệu định lượng (số liệu) trong bảng là :

    • A.
      Món ăn ưa thích : Gà rán, xúc xích, chân gà, Bánh mì que.
    • B.
      Số bạn yêu thích : 5; 8; 15; 2.
    • C.
      Gà rán, xúc xích, chân gà, bánh mì que , 5, 8, 15, 2.
    • D.
      Cả A, B, C đều đúng.
    Câu 2 :

    Một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng có bốn kho hàng có 50 tấn hàng. Kế toán của công ty lập biểu đồ cột kép ở hình bên biểu diễn số lượng vật liệu đã xuất bán và số lượng vật liệu còn tồn lại trong mỗi kho sau tuần lễ kinh doanh đầu tiên.

    Kế toán đã ghi nhầm số liệu của một kho trong biểu đồ cột kép đó. Theo em, kế toán đã ghi nhầm số liệu ở kho nào ?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 2

    • A.
      Kho 1.
    • B.
      Kho 2 và kho 4.
    • C.
      Kho 1 và kho 3.
    • D.
      Kho 4.
    Câu 3 :

    Số ô tô có được của 4 xã trong một huyện năm 2022 được thống kê trong bảng sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 3

    Xã có nhiều ô tô nhất trong năm 2022 chiếm bao nhiêu % tổng 4 xã?

    • A.
      33,3%.
    • B.
      25%.
    • C.
      16,7%.
    • D.
      43,3%.
    Câu 4 :

    Một hộp có 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt: 2; 3; 4; 5. Chọn ngẫu nhiên một thẻ từ hộp, kết quả thuận lợi cho biến cố “Số ghi trên thẻ chia hết cho 3” là thẻ

    • A.
      ghi số 3.
    • B.
      ghi số 2.
    • C.
      ghi số 4.
    • D.
      ghi số 5.
    Câu 5 :

    Bạn Nam tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 13 lần mặt ngửa, 7 lần mặt sấp. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” là:

    • A.
      \(\frac{{13}}{{20}}\).
    • B.
      \(\frac{7}{{20}}\).
    • C.
      \(\frac{{13}}{7}\).
    • D.
      \(\frac{7}{{13}}\).
    Câu 6 :

    Lớp 8C có 40 học sinh trong đó có 16 nữ. Lớp phó lao động chọn một bạn để trực nhật trong một buổi học. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Một bạn nam trực nhật lớp” là

    • A.
      0,6.
    • B.
      0,4.
    • C.
      0,7.
    • D.
      0,5.
    Câu 7 :

    Cho AB = 16cm. CD = 3dm. Tỉ số \(\frac{{AB}}{{CD}}\) là:

    • A.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{8}{{15}}\).
    • B.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{15}}{8}\).
    • C.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{3}{{16}}\).
    • D.
      \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{16}}{3}\).
    Câu 8 :

    Cho tam giác ABC, \(D \in AB,E \in AC\) (như hình vẽ). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 4

    • A.
      \(\frac{{BD}}{{AB}} = \frac{{AE}}{{AC}} \Rightarrow DE//BC\).
    • B.
      \(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{AE}}{{AC}} \Rightarrow DE//BC\).
    • C.
      \(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AE}} \Rightarrow DE//BC\).
    • D.
      \(\frac{{AD}}{{ED}} = \frac{{AE}}{{DE}} \Rightarrow DE//BC\)
    Câu 9 :

    Trong hình bên, biết MB = 20m, MF = 2m, EF = 1,65m. Tính chiều cao AB của ngọn hải đăng.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 5

    • A.
      16,5 m.
    • B.
      165 m.
    • C.
      16,5 cm.
    • D.
      0,65 m.
    Câu 10 :

    Cho tam giác ABC, vẽ MN//BC sao cho AN =\(\frac{1}{2}\)AB, M \( \in \) AB, N \( \in \) AC. Biết AN = 2cm, AM = 1cm, thì AC bằng:

    • A.
      4cm
    • B.
      6cm
    • C.
      8cm
    • D.
      10cm
    Câu 11 :

    Có bao nhiêu đường trung bình trong một tam giác?

    • A.
      1 đường trung bình
    • B.
      2 đường trung bình
    • C.
      3 đường trung bình
    • D.
      4 đường trung bình
    Câu 12 :

    Cho tam giác ABC. AD là tia phân giác của góc A. Độ dài đoạn thẳng DB bằng

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 6

    • A.
      1,5cm
    • B.
      4.5 cm
    • C.
      6 cm
    • D.
      3 cm
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Trong một hộp có 10 tấm thẻ giống nhau được đánh số 11 ; 12 ; … ; 20. Rútngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:a) A: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nhỏ hơn 15”.b) B: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3”.c) C: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố”.

    Câu 2 :

    Thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm 2018; 2019; 2020; 2021; 2022 lần lượt là 55,02; 62,00; 64,20; 57,14; 67,71. (đơn vi : triệu lượt người). (Nguồn : Niên giám thống kê 2023)

    a) Lập bảng thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm theo mẫu sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 7b) Hãy hoàn thiện biểu đồ ở hình bên để nhận được biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm trên.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 8

    Câu 3 :

    Bạn An đo được khoảng cách từ vị trí mình đứng (điểm K) đến cây D và cây E ở hai bên hồ nước lần lượt là KD = 18m và KE = 20,25m. Để tính độ dài DE, An xác định điểm A nằm giữa K, D và điểm E nằm giữa K, E sao cho KA = 6,4m, KB = 7,2m và khoảng cách giữa A và B là 32m.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 0 9

    a) Chứng minh \(\frac{{KB}}{{KE}} = \frac{{AK}}{{KD}}\).

    b) Chứng minh \(AB//DE\).

    c) Tính khoảng cách giữa D và E.

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC có BC = 20cm. Trên đường cao AH lấy các điểm K, I sao cho AK = KI = IH. Qua I và K kẻ các đường EF và MN song song với BC (E, M \( \in \) AB, F, N \( \in \) AC).

    a) Tính độ dài các đoạn MN và EF.

    b) Tính diện tích tứ giác MNFE biết rằng diện tích tam giác ABC là \(300c{m^2}\).

    Câu 5 :

    Tỉ lệ học sinh nam của lớp 8A là 60%, tổng số bạn lớp 8A là 40. Ngẫu nhiên gặp 1 thành viên nam, xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” là bao nhiêu?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Các món ăn yêu thích của học sinh lớp 8A ghi lại trong bảng sau :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 1

      Dữ liệu định lượng (số liệu) trong bảng là :

      • A.
        Món ăn ưa thích : Gà rán, xúc xích, chân gà, Bánh mì que.
      • B.
        Số bạn yêu thích : 5; 8; 15; 2.
      • C.
        Gà rán, xúc xích, chân gà, bánh mì que , 5, 8, 15, 2.
      • D.
        Cả A, B, C đều đúng.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào phân loại dữ liệu: Dữ liệu được chia thành hai loại: Dữ liệu định tính (dữ liệu không phải số) và dữ liệu định lượng (số liệu).

      Lời giải chi tiết :

      Dữ liệu định lượng (số liệu) trong bảng trên là dữ liệu Số bạn yêu thích : 5; 8; 15; 2.

      Câu 2 :

      Một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng có bốn kho hàng có 50 tấn hàng. Kế toán của công ty lập biểu đồ cột kép ở hình bên biểu diễn số lượng vật liệu đã xuất bán và số lượng vật liệu còn tồn lại trong mỗi kho sau tuần lễ kinh doanh đầu tiên.

      Kế toán đã ghi nhầm số liệu của một kho trong biểu đồ cột kép đó. Theo em, kế toán đã ghi nhầm số liệu ở kho nào ?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 2

      • A.
        Kho 1.
      • B.
        Kho 2 và kho 4.
      • C.
        Kho 1 và kho 3.
      • D.
        Kho 4.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem dữ liệu trong biểu đồ có cột nào chưa chính xác.

      Lời giải chi tiết :

      Vì mỗi kho hàng đều có 50 tấn hàng nên tổng số lượng vật liệu đã xuất bán và số lượng vật liệu còn tồn lại phải bằng 50 tấn. Mà cột kho 4, số lượng vật liệu đã xuất bán và số lượng vật liệu còn tồn lại là: 30 + 15 = 45 (tấn) nên số liệu ở kho 4 không đúng.

      Câu 3 :

      Số ô tô có được của 4 xã trong một huyện năm 2022 được thống kê trong bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 3

      Xã có nhiều ô tô nhất trong năm 2022 chiếm bao nhiêu % tổng 4 xã?

      • A.
        33,3%.
      • B.
        25%.
      • C.
        16,7%.
      • D.
        43,3%.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tính số ô tô của 4 xã, xã có ô tô nhiều nhất.

      Tính số phần trăm số ô tô của xã D so với số ô tô của tổng 4 xã.

      Lời giải chi tiết :

      Xã có nhiều ô tô nhất năm 2022 là xã D (20 ô tô)

      Tổng số ô tô của 4 xã là: 15 + 10 + 15 + 20 = 60 (ô tô)

      Số ô tô của xã D chiếm số phần trăm tổng 4 xã là:

      \(\frac{{20}}{{60}} = \frac{1}{3} \approx 33,3\% \).

      Câu 4 :

      Một hộp có 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt: 2; 3; 4; 5. Chọn ngẫu nhiên một thẻ từ hộp, kết quả thuận lợi cho biến cố “Số ghi trên thẻ chia hết cho 3” là thẻ

      • A.
        ghi số 3.
      • B.
        ghi số 2.
      • C.
        ghi số 4.
      • D.
        ghi số 5.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các thẻ có số ghi trên thẻ chia hết cho 3.

      Lời giải chi tiết :

      Trong 4 tấm thẻ chỉ có thẻ ghi số 3 là kết quả thuận lợi cho biến cố “Số ghi trên thẻ chia hết cho 3”.

      Câu 5 :

      Bạn Nam tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 13 lần mặt ngửa, 7 lần mặt sấp. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” là:

      • A.
        \(\frac{{13}}{{20}}\).
      • B.
        \(\frac{7}{{20}}\).
      • C.
        \(\frac{{13}}{7}\).
      • D.
        \(\frac{7}{{13}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện mặt ngửa với tổng số lần tung.

      Lời giải chi tiết :

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt ngửa xuất hiện” là: \(\frac{{13}}{{20}}\).

      Câu 6 :

      Lớp 8C có 40 học sinh trong đó có 16 nữ. Lớp phó lao động chọn một bạn để trực nhật trong một buổi học. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Một bạn nam trực nhật lớp” là

      • A.
        0,6.
      • B.
        0,4.
      • C.
        0,7.
      • D.
        0,5.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Tính số học sinh nam trong lớp

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Một bạn nam trực nhật lớp” bẳng tỉ số giữa số bạn nam trong lớp với tổng số học sinh.

      Lời giải chi tiết :

      Số học sinh nam trong lớp là: 40 – 16 = 24 (học sinh).

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Một bạn nam trực nhật lớp” là \(\frac{{24}}{{40}} = 0,6\).

      Câu 7 :

      Cho AB = 16cm. CD = 3dm. Tỉ số \(\frac{{AB}}{{CD}}\) là:

      • A.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{8}{{15}}\).
      • B.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{15}}{8}\).
      • C.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{3}{{16}}\).
      • D.
        \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{16}}{3}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tỉ số giữa hai đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Đổi 3dm = 30cm.

      Tỉ số \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{16}}{{30}} = \frac{8}{{15}}\).

      Câu 8 :

      Cho tam giác ABC, \(D \in AB,E \in AC\) (như hình vẽ). Khẳng định nào sau đây là đúng?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 4

      • A.
        \(\frac{{BD}}{{AB}} = \frac{{AE}}{{AC}} \Rightarrow DE//BC\).
      • B.
        \(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{AE}}{{AC}} \Rightarrow DE//BC\).
      • C.
        \(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AE}} \Rightarrow DE//BC\).
      • D.
        \(\frac{{AD}}{{ED}} = \frac{{AE}}{{DE}} \Rightarrow DE//BC\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào định lí Thales đảo trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Theo định lí đảo trong tam giác, nếu \(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AE}} \Rightarrow DE//BC\).

      Câu 9 :

      Trong hình bên, biết MB = 20m, MF = 2m, EF = 1,65m. Tính chiều cao AB của ngọn hải đăng.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 5

      • A.
        16,5 m.
      • B.
        165 m.
      • C.
        16,5 cm.
      • D.
        0,65 m.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hệ quả của định lí Thales để tính AB.

      Lời giải chi tiết :

      Vì EF // AB nên \(\frac{{AB}}{{EF}} = \frac{{BM}}{{MF}}\)\( \Rightarrow AB = \frac{{BM.EF}}{{MF}} = \frac{{20.1,65}}{2} = 16,5\left( m \right)\)

      Câu 10 :

      Cho tam giác ABC, vẽ MN//BC sao cho AN =\(\frac{1}{2}\)AB, M \( \in \) AB, N \( \in \) AC. Biết AN = 2cm, AM = 1cm, thì AC bằng:

      • A.
        4cm
      • B.
        6cm
      • C.
        8cm
      • D.
        10cm

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Thalès để tính BC.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 6

      Vì AN = \(\frac{1}{2}\)AB nên AB = 2.AN = 2.2 = 4(cm).

      Ta có MN // BC. Áp dụng định lí Thales, ta có: \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}} \Leftrightarrow \frac{1}{4} = \frac{2}{{AC}} \Leftrightarrow AC = 4.2 = 8\) (cm).

      Vậy AC = 8cm.

      Câu 11 :

      Có bao nhiêu đường trung bình trong một tam giác?

      • A.
        1 đường trung bình
      • B.
        2 đường trung bình
      • C.
        3 đường trung bình
      • D.
        4 đường trung bình

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng khái niệm đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC bất kì. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 7

      MN là đường trung bình của tam giác ABC.

      NP là đường trung bình của tam giác ABC.

      MP là đường trung bình của tam giác ABC.

      Vậy có 3 đường trung bình trong một tam giác.

      Câu 12 :

      Cho tam giác ABC. AD là tia phân giác của góc A. Độ dài đoạn thẳng DB bằng

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 8

      • A.
        1,5cm
      • B.
        4.5 cm
      • C.
        6 cm
      • D.
        3 cm

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có AD là tia phân giác của góc A nên \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{CD}} \Leftrightarrow \frac{9}{{BD}} = \frac{6}{2} = 3\)

      \( \Rightarrow BD = \frac{9}{3} = 3\)(cm)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Trong một hộp có 10 tấm thẻ giống nhau được đánh số 11 ; 12 ; … ; 20. Rútngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:a) A: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nhỏ hơn 15”.b) B: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3”.c) C: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố”.

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Xác xuất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho tổng số kết quả có thể.

      Lời giải chi tiết :

      Số kết quả có thể xảy ra khi rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp là 10 kết quả.

      a) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nhỏ hơn 15” là 4 kết quả (11; 12; 13; 14)

      Xác suất của biến cố A: “Rút được tấm thẻ ghi số là số nhỏ hơn 15” là: \(P\left( A \right) = \frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}\).

      b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3” là 3 kết quả (12; 15; 18)

      Xác suất của biến cố B: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3” là: \(P\left( B \right) = \frac{3}{{10}}\).

      c) Số kết quả thuận lợi cho biến cố C: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố” là 4 kết quả (11; 13; 17; 19)

      Xác suất của biến cố C: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố” là: \(P\left( C \right) = \frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}\).

      Câu 2 :

      Thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm 2018; 2019; 2020; 2021; 2022 lần lượt là 55,02; 62,00; 64,20; 57,14; 67,71. (đơn vi : triệu lượt người). (Nguồn : Niên giám thống kê 2023)

      a) Lập bảng thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm theo mẫu sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 9b) Hãy hoàn thiện biểu đồ ở hình bên để nhận được biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm trên.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 10

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào dữ liệu đề bài cho để điền vào bảng.

      b) Điền số tương ứng vào biểu đồ.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có bảng thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 11

      b) Biểu đồ cột biểu diễn các dữ liệu thống kê số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ ở Hải Phòng trong các năm trên là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 12

      Câu 3 :

      Bạn An đo được khoảng cách từ vị trí mình đứng (điểm K) đến cây D và cây E ở hai bên hồ nước lần lượt là KD = 18m và KE = 20,25m. Để tính độ dài DE, An xác định điểm A nằm giữa K, D và điểm E nằm giữa K, E sao cho KA = 6,4m, KB = 7,2m và khoảng cách giữa A và B là 32m.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 13

      a) Chứng minh \(\frac{{KB}}{{KE}} = \frac{{AK}}{{KD}}\).

      b) Chứng minh \(AB//DE\).

      c) Tính khoảng cách giữa D và E.

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào tỉ số hai đoạn thẳng để chứng minh.

      b) Dựa vào định lí Thales đảo để chứng minh.

      c) Áp dụng hệ quả của định lí Thales để suy ra tỉ số giữa AB và DE để tính DE.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{KB}}{{KE}} = \frac{{7,2}}{{20,25}} = \frac{{16}}{{45}}\\\frac{{KA}}{{KD}} = \frac{{6,4}}{{18}} = \frac{{16}}{{45}}\end{array}\)

      suy ra \( \frac{{KB}}{{KE}} = \frac{{KA}}{{KD}}\) (đpcm)

      b) Vì \(\frac{{KB}}{{KE}} = \frac{{KA}}{{KD}}\) (cmt) nên AB // DE (Định lí Thales đảo trong tam giác)

      c) Vì AB // DE nên ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{KA}}{{KD}} = \frac{{16}}{{45}}\\\frac{{32}}{{DE}} = \frac{{16}}{{45}}\\ DE = 32:\frac{{16}}{{45}} = 90\left( m \right)\end{array}\)

      Vậy khoảng cách giữa D và E là 90m.

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC có BC = 20cm. Trên đường cao AH lấy các điểm K, I sao cho AK = KI = IH. Qua I và K kẻ các đường EF và MN song song với BC (E, M \( \in \) AB, F, N \( \in \) AC).

      a) Tính độ dài các đoạn MN và EF.

      b) Tính diện tích tứ giác MNFE biết rằng diện tích tam giác ABC là \(300c{m^2}\).

      Phương pháp giải :

      a) Áp dụng hệ quả của định lí Thales để suy ra tỉ số giữa MN, EF với BC.

      b) Tính độ dài AH qua công thức tính diện tích tam giác. Từ đó suy ra AK.

      Chứng minh MNFE là hình thang, KI là đường cao của hình thang MNFE.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình thang.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều 1 14

      a) Theo bài ra ta có \(AK = KI = IH\)\( \Rightarrow \frac{{AK}}{{AH}} = \frac{1}{3};\frac{{AI}}{{AH}} = \frac{2}{3}\).

      Áp dụng hệ quả của định lí Thales vào tam giác ABH có MK // BH và EI // BH

      \( \Rightarrow \frac{{MK}}{{BH}} = \frac{{AK}}{{AH}} = \frac{1}{3}\); \(\frac{{EI}}{{BH}} = \frac{{AI}}{{AH}} = \frac{2}{3}\) (1)

      Áp dụng hệ quả của định lí Thales vào tam giác ACH có NK // CH và FI // CH

      \( \Rightarrow \frac{{NK}}{{CH}} = \frac{{AK}}{{AH}} = \frac{1}{3}\); \(\frac{{FI}}{{CH}} = \frac{{AI}}{{AH}} = \frac{2}{3}\) (2)

      Từ (1) và (2), áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có:

      \(\frac{{MK}}{{BH}} = \frac{{NK}}{{CH}} = \frac{{MK + NK}}{{BH + CH}} = \frac{{MN}}{{BC}} = \frac{1}{3}\)\( \Rightarrow MN = \frac{1}{3}BC = \frac{{20}}{3}\left( {cm} \right)\)

      \(\frac{{EI}}{{BH}} = \frac{{FI}}{{CH}} = \frac{{EI + FI}}{{BH + CH}} = \frac{{EF}}{{BC}} = \frac{2}{3}\)\( \Rightarrow EF = \frac{2}{3}BC = \frac{2}{3}.20 = \frac{{40}}{3}\left( {cm} \right)\)

      b) Diện tích tam giác ABC là \(300c{m^2}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{2}AH.BC = 300\\\frac{1}{2}AH.20 = 300\\ \Rightarrow AH = 300:\frac{{20}}{2} = 30\left( {cm} \right)\end{array}\)

      Ta có: \(\frac{{AK}}{{AH}} = \frac{1}{3} \Rightarrow AK = \frac{1}{3}AH = \frac{1}{3}.30 = 10\left( {cm} \right)\) \( \Rightarrow \) KI = AK = 10 cm.

      Vì MN và EF cùng song song với BC nên MNFE là hình thang. Vì \(AH \bot BC \Rightarrow AH \bot MN\) và \(AH \bot EF\)

      \( \Rightarrow KI\) là đường cao của hình thang MNFE \(\left( {K \in MN;I \in EF} \right)\).

      Diện tích hình thang MNFE là:

      \({S_{MNFE}} = \frac{1}{2}\left( {MN + EF} \right).KI = \frac{1}{2}.\left( {\frac{{20}}{3} + \frac{{40}}{3}} \right).10 = 100\left( {c{m^2}} \right)\)

      Vậy \({S_{MNFE}} = 100c{m^2}\).

      Câu 5 :

      Tỉ lệ học sinh nam của lớp 8A là 60%, tổng số bạn lớp 8A là 40. Ngẫu nhiên gặp 1 thành viên nam, xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” là bao nhiêu?

      Phương pháp giải :

      Tính số học sinh nam.

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” bẳng tỉ số học sinh nam trên tổng số học sinh của lớp.

      Lời giải chi tiết :

      Số học sinh nam của lớp là: \(60\% .40 = 24\) (học sinh).

      Xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” là: \(\frac{{24}}{{40}} = \frac{3}{5}\).

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều đặc sắc thuộc chuyên mục bài tập sách giáo khoa toán 8 trên toán math. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một nửa học kỳ. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, tập trung vào các chủ đề chính như:

      • Đa thức: Các phép toán đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Phân thức đại số: Các phép toán phân thức, rút gọn phân thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán.
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán.
      • Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, ứng dụng bất phương trình vào giải bài toán.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều sẽ có cấu trúc như sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu, chiếm 30-40% tổng điểm. Các câu hỏi trắc nghiệm thường kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng các công thức, định lý.
      2. Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu, chiếm 60-70% tổng điểm. Các câu hỏi tự luận thường yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán phức tạp hơn.

      Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức: Hiểu rõ các khái niệm, định lý, công thức trong chương trình học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Tìm hiểu cấu trúc đề thi thường gặp để có sự chuẩn bị tốt nhất.
      • Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần của đề thi.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong đề thi, hãy kiểm tra lại bài làm để phát hiện và sửa lỗi.

      Ví dụ một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      Dạng 1: Bài tập về đa thức

      Ví dụ: Cho hai đa thức A = 3x2 - 5x + 2 và B = x2 + 2x - 1. Tính A + B và A - B.

      Dạng 2: Bài tập về phân thức đại số

      Ví dụ: Rút gọn phân thức: (x2 - 4) / (x + 2)

      Dạng 3: Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn

      Ví dụ: Giải phương trình: 2x + 3 = 7

      Dạng 4: Bài tập về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

      Ví dụ: Giải hệ phương trình: x + y = 5 x - y = 1

      Tài liệu ôn thi giữa kì 2 Toán 8 - Cánh diều

      Để hỗ trợ học sinh ôn thi giữa kì 2 Toán 8 - Cánh diều, giaitoan.edu.vn cung cấp:

      • Đề thi thử: Các đề thi thử được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức, giúp học sinh làm quen với áp lực thời gian và rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
      • Đáp án chi tiết: Đáp án chi tiết của các đề thi thử, giúp học sinh hiểu rõ cách giải bài tập và tự đánh giá năng lực của mình.
      • Bài giảng trực tuyến: Các bài giảng trực tuyến được trình bày một cách dễ hiểu, giúp học sinh nắm vững kiến thức và giải quyết các bài toán khó.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức một cách nghiêm túc và luyện tập thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 1 - Cánh diều. Chúc các em học sinh thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8