Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6

Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6

Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6, một công cụ ôn luyện tuyệt vời giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi. Đề thi được biên soạn theo chương trình học mới, bám sát nội dung sách giáo khoa Cánh diều.

Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài toán thực tế. Hãy cùng Giaitoan.edu.vn chinh phục Đề số 6 này nhé!

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Ta có biểu đồ về diện tích các châu lục trên thế giới.

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 1

    Châu Mỹ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích của cả sáu châu lục dó?

    • A.

      20%.

    • B.

      30%.

    • C.

      28%.

    • D.

      7%.

    Câu 2 :

    Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một quốc gia được biểu diễn trong bảng sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 2

    Biểu đồ thích hợp để biểu diễn dữ liệu trong bảng trên là

    • A.

      Biểu đồ hình quạt tròn.

    • B.

      Biểu đồ đoạn thẳng.

    • C.

      Biểu đồ tranh.

    • D.

      Biểu đồ cột kép.

    Câu 3 :

    Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

    • A.

      \(0x + 5 = 0\).

    • B.

      \(2{x^2} - 3 = 0\).

    • C.

      \(\frac{3}{x} - 2 = 0\).

    • D.

      \(2x + 1 = 0\).

    Câu 4 :

    Phương trình \(3 - 2x = 0\) có nghiệm là:

    • A.

      \(x = 3\).

    • B.

      \(x = \frac{2}{3}\).

    • C.

      \(x = \frac{3}{2}\).

    • D.

      \(x = \frac{{ - 3}}{2}\).

    Câu 5 :

    Cho hình vẽ sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 3

    Hệ thức theo Định lí Thalès của hình trên là:

    • A.

      \(\frac{{CE}}{{CB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\).

    • B.

      \(\frac{{BE}}{{CB}} = \frac{{CA}}{{AD}}\).

    • C.

      \(\frac{{CE}}{{BE}} = \frac{{AD}}{{CD}}\).

    • D.

      \(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{AC}}{{AD}}\).

    Câu 6 :

    Cho các hình sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 4

    Đoạn thẳng MN là đường trung bình của tam giác ABC trong hình vẽ nào?

    • A.

      Hình 1.

    • B.

      Hình 2.

    • C.

      Hình 3.

    • D.

      Hình 4.

    Câu 7 :

    Cho tam giác ABC, AD là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\left( {D \in BC} \right)\). Tỉ lệ thức nào sau đây đúng?

    • A.

      \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{BC}}\).

    • B.

      \(\frac{{AD}}{{AC}} = \frac{{BD}}{{DC}}\).

    • C.

      \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).

    • D.

      \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{BC}}{{AC}}\).

    Câu 8 :

    Cho $\Delta ABC\backsim \Delta DEF$, biết \(\widehat A = 75^\circ ,\widehat B = 50^\circ \). Khi đó \(\widehat F\) bằng

    • A.

      \(65^\circ \).

    • B.

      \(85^\circ \).

    • C.

      \(55^\circ \).

    • D.

      \(75^\circ \).

    Câu 9 :

    Cho \(\Delta MNP\) và \(\Delta DEF\) có \(\widehat M = \widehat D\). Điều kiện để $\Delta MNP\backsim \Delta DEF$ theo trường hợp góc – góc là

    • A.

      \(\widehat N = \widehat F\).

    • B.

      \(\widehat P = \widehat F\).

    • C.

      \(\widehat M = \widehat E\).

    • D.

      \(\widehat P = \widehat E\).

    Câu 10 :

    Cho $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ theo tỉ số đồng dạng $k=1$ thì $\Delta A'B'C'\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng là

    • A.

      2.

    • B.

      $\frac{1}{2}$.

    • C.

      $1$.

    • D.

      $3$.

    Câu 11 :

    Một hộp có 30 quả bóng được đánh số từ 1 đến 30, đồng thời các quả bóng từ 1 đến 10 được sơn màu cam và các quả bóng còn lại được sơn màu xanh. Các quả bóng có kích cỡ và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Số kết quả thuận lợi của biến cố: “Quả bóng được lấy ra được sơn màu cam” là

    • A.

      10.

    • B.

      20.

    • C.

      15.

    • D.

      30.

    Câu 12 :

    Một hộp chứa 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số thứ tự 4 đến 13. An lấy ra ngẫu nhiên một thẻ từ hộp. Xác suất để chọn ra thẻ ghi số chẵn là

    • A.

      0,2.

    • B.

      0,3.

    • C.

      0,4.

    • D.

      0,5.

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của BC. Kẻ Mx // AC cắt AB tại E, kẻ My //AB cắt AC tại F.

    a) E, F là trung điểm của AB, AC.

    Đúng
    Sai

    b) \(EF = \frac{1}{2}AC\).

    Đúng
    Sai

    c) ME = MF.

    Đúng
    Sai

    d) AE = AF.

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Bạn An gieo một con xúc xắc nhiều lần và thống kê kết quả các lần gieo vào bảng sau:

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 5

    a) Bạn An đã gieo xúc xắc 50 lần.

    Đúng
    Sai

    b) Số kết quả thuận lợi của biến cố “Xuất hiện mặt 4 chấm” là 4.

    Đúng
    Sai

    c) Xác suất của biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm chẵn” là 0,6.

    Đúng
    Sai

    d) Xác suất của biến cố xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3” là \(\frac{{14}}{{25}}\).

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Biểu đồ cột biểu diễn sản lượng khoai lang ở Phú Thọ qua các năm 2015; 2018; 2019; 2020 (đơn vị: nghìn tấn).

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 6

    Năm 2019 sản lượng khoai lang ở Phú Thọ giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2015? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Tính giá trị của \(x\), biết: \(x{\left( {x + 3} \right)^2} - 3x = {\left( {x + 2} \right)^3} + 1\).

    (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một chiếc thuyền xuất phát từ vị trí \(I\) chở hàng cho hai hòn đảo \(A\) và \(B\) theo phương thẳng (được minh họa như trong hình vẽ). Một người đứng ở vị trí \(K\) trên bờ quan sát ba điểm thẳng hàng \(I,{\mkern 1mu} A,{\mkern 1mu} B\). Người đó nhận thấy \(\widehat {IKA} = \widehat {AKB}\). Biết rằng thuyền đi từ vị trí \(I\) đến hòn đảo \(A\) là \(500{\mkern 1mu} m\); từ hòn đảo \(A\) đến hòn đảo \(B\) là \(6{\mkern 1mu} km\) và khoảng cách từ người đó đến vị trí \(I\) là \(1{\mkern 1mu} km\). Tính khoảng cách từ người đó (vị trí \(K\)) đến hòn đảo \(B\) theo km?

    Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 0 7

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Bạn An vào cửa hàng Lotteria và dự định mua một suất gà rán. Khi đọc menu, bạn An thấy cửa hàng đang có các món như sau: combo gà rán (ưu đãi) có giá 97 000 đồng, combo gà viên (ưu đãi) có giá 84 000 đồng, gà rán – 1 miếng có giá 35 000 đồng, gà rán – 2 miếng có giá 68 000 đồng, gà rán – 3 miếng có giá 101 000 đồng, cánh gà chiên – 3 miếng có giá 48 000 nghìn đồng. Bạn An cảm thấy món nào cũng ngon và dự định sẽ nhắm mắt chỉ tay chọn ngẫu nhiên một món. Tính xác suất “Món gà được bạn An chọn có giá dưới 70 000 đồng”. (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    Có hai loại dung dịch muối I và II. Người ta hoà 200 gam dung dịch muối I với 300 gam dung dịch muối II thì được một dung dịch có nồng độ muối là 33%. Tính nồng độ muối trong dung dịch I và II, biết rằng nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20%.

    Câu 2 :

    Cho tam giác ABC (AB < AC) vuông tại A có đường cao AH.

    a) Chứng minh rằng $\Delta ABC\backsim \Delta HAC$.

    b) Lấy điểm I thuộc đoạn AH (I không trùng với A, H). Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với CI tại K. Chứng minh rằng \(CH.CB = CI.CK\).

    c) Tia BK cắt tia HA tại điểm D. Chứng minh \(CH.CB + DK.DB = C{D^2}\).

    Câu 3 :

    Giải phương trình \(2x{\left( {8x - 1} \right)^2}\left( {4x - 1} \right) = 9\).

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Ta có biểu đồ về diện tích các châu lục trên thế giới.

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 1

      Châu Mỹ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích của cả sáu châu lục dó?

      • A.

        20%.

      • B.

        30%.

      • C.

        28%.

      • D.

        7%.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Từ biểu đồ ta thấy châu Mỹ chiếm 28% tổng diện tích của cả sáu châu lục.

      Đáp án C

      Câu 2 :

      Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một quốc gia được biểu diễn trong bảng sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 2

      Biểu đồ thích hợp để biểu diễn dữ liệu trong bảng trên là

      • A.

        Biểu đồ hình quạt tròn.

      • B.

        Biểu đồ đoạn thẳng.

      • C.

        Biểu đồ tranh.

      • D.

        Biểu đồ cột kép.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào mục đích biểu diễn của các loại biểu đồ.

      Lời giải chi tiết :

      Biểu đồ thích hợp để biểu diễn dữ liệu trong bảng trên là biểu đồ đoạn thẳng.

      Đáp án B

      Câu 3 :

      Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

      • A.

        \(0x + 5 = 0\).

      • B.

        \(2{x^2} - 3 = 0\).

      • C.

        \(\frac{3}{x} - 2 = 0\).

      • D.

        \(2x + 1 = 0\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\).

      Do đó \(2x + 1 = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn.

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Phương trình \(3 - 2x = 0\) có nghiệm là:

      • A.

        \(x = 3\).

      • B.

        \(x = \frac{2}{3}\).

      • C.

        \(x = \frac{3}{2}\).

      • D.

        \(x = \frac{{ - 3}}{2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Giải phương trình bậc nhất một ẩn:

      \(\begin{array}{l}ax + b = 0\\ax = - b\\x = - \frac{b}{a}\end{array}\)

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}3 - 2x = 0\\ - 2x = - 3\\x = \frac{3}{2}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{3}{2}\)

      Đáp án C

      Câu 5 :

      Cho hình vẽ sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 3

      Hệ thức theo Định lí Thalès của hình trên là:

      • A.

        \(\frac{{CE}}{{CB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\).

      • B.

        \(\frac{{BE}}{{CB}} = \frac{{CA}}{{AD}}\).

      • C.

        \(\frac{{CE}}{{BE}} = \frac{{AD}}{{CD}}\).

      • D.

        \(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{AC}}{{AD}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Chứng minh DE // AB.

      Sử dụng định lí Thalès để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\widehat {ABC} = \widehat {DEC}\) mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên \(DE//BC\).

      Áp dụng định lí Thalès ta có: \(\frac{{CE}}{{CB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\) nên A đúng.

      Đáp án A

      Câu 6 :

      Cho các hình sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 4

      Đoạn thẳng MN là đường trung bình của tam giác ABC trong hình vẽ nào?

      • A.

        Hình 1.

      • B.

        Hình 2.

      • C.

        Hình 3.

      • D.

        Hình 4.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh của tam giác đó.

      Lời giải chi tiết :

      Trong Hình 3, xét tam giác ABC ta có: M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC.

      Đáp án C

      Câu 7 :

      Cho tam giác ABC, AD là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\left( {D \in BC} \right)\). Tỉ lệ thức nào sau đây đúng?

      • A.

        \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{BC}}\).

      • B.

        \(\frac{{AD}}{{AC}} = \frac{{BD}}{{DC}}\).

      • C.

        \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).

      • D.

        \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{BC}}{{AC}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác.

      Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 5

      Xét tam giác ABC có AD là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\) nên \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{DC}}\) hay \(\frac{{DB}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}}\).

      Đáp án C

      Câu 8 :

      Cho $\Delta ABC\backsim \Delta DEF$, biết \(\widehat A = 75^\circ ,\widehat B = 50^\circ \). Khi đó \(\widehat F\) bằng

      • A.

        \(65^\circ \).

      • B.

        \(85^\circ \).

      • C.

        \(55^\circ \).

      • D.

        \(75^\circ \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Từ hai tam giác đồng dạng suy ra góc tương ứng bằng \(\widehat F\).

      Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác bằng \(180^\circ \) suy ra số đo \(\widehat F\).

      Lời giải chi tiết :

      Vì $\Delta ABC\backsim \Delta DEF$ nên \(\widehat F = \widehat C\) (hai góc tương ứng)

      Xét tam giác ABC ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) nên \(\widehat C = 180^\circ - \widehat A - \widehat B = 180^\circ - 75^\circ - 50^\circ = 55^\circ \).

      Do đó \(\widehat F = 55^\circ \).

      Đáp án C

      Câu 9 :

      Cho \(\Delta MNP\) và \(\Delta DEF\) có \(\widehat M = \widehat D\). Điều kiện để $\Delta MNP\backsim \Delta DEF$ theo trường hợp góc – góc là

      • A.

        \(\widehat N = \widehat F\).

      • B.

        \(\widehat P = \widehat F\).

      • C.

        \(\widehat M = \widehat E\).

      • D.

        \(\widehat P = \widehat E\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai tam giác đồng dạng với nhau theo trường hợp góc – góc nếu chúng có hai cặp góc bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Để $\Delta MNP\backsim \Delta DEF\left( g.g \right)$ có \(\widehat M = \widehat D\) thì ta cần thêm \(\widehat P = \widehat F\) hoặc \(\widehat N = \widehat E\) nên ta chọn B.

      Đáp án B

      Câu 10 :

      Cho $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ theo tỉ số đồng dạng $k=1$ thì $\Delta A'B'C'\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng là

      • A.

        2.

      • B.

        $\frac{1}{2}$.

      • C.

        $1$.

      • D.

        $3$.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'$ theo tỉ số đồng dạng $k$ thì $\Delta A'B'C'\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng $\frac{1}{k}$.

      Lời giải chi tiết :

      Để $\Delta MNP\backsim \Delta A'B'C'$ theo tỉ số đồng dạng $k=1$ thì $\Delta A'B'C'\backsim \Delta ABC$ theo tỉ số đồng dạng $k'=\frac{1}{k}=\frac{1}{1}=1$.

      Đáp án C

      Câu 11 :

      Một hộp có 30 quả bóng được đánh số từ 1 đến 30, đồng thời các quả bóng từ 1 đến 10 được sơn màu cam và các quả bóng còn lại được sơn màu xanh. Các quả bóng có kích cỡ và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Số kết quả thuận lợi của biến cố: “Quả bóng được lấy ra được sơn màu cam” là

      • A.

        10.

      • B.

        20.

      • C.

        15.

      • D.

        30.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Xác định các số thoả mãn quả bóng được sơn màu cam.

      Lời giải chi tiết :

      Số kết quả thuận lợi của biến cố “Quả bóng được lấy ra có màu cam” là 10, đó là các quả bóng từ 1 đến 10.

      Đáp án A

      Câu 12 :

      Một hộp chứa 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số thứ tự 4 đến 13. An lấy ra ngẫu nhiên một thẻ từ hộp. Xác suất để chọn ra thẻ ghi số chẵn là

      • A.

        0,2.

      • B.

        0,3.

      • C.

        0,4.

      • D.

        0,5.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Xác định các thẻ ghi số chẵn, ta được số các kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với tổng số kết quả có thể (tổng số thẻ).

      Lời giải chi tiết :

      Các kết quả thuận lợi cho biến cố “lấy được thẻ ghi số chẵn” là: 4; 6; 8; 10; 12.

      Do đó có 5 kết quả thuận lợi.

      Có 10 kết quả có thể khi lấy ngẫu nhiên một thẻ từ hộp.

      Xác suất để chọn được thẻ ghi số chẵn là: \(\frac{5}{{10}} = 0,5\).

      Đáp án D

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời câu 1, 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của BC. Kẻ Mx // AC cắt AB tại E, kẻ My //AB cắt AC tại F.

      a) E, F là trung điểm của AB, AC.

      Đúng
      Sai

      b) \(EF = \frac{1}{2}AC\).

      Đúng
      Sai

      c) ME = MF.

      Đúng
      Sai

      d) AE = AF.

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) E, F là trung điểm của AB, AC.

      Đúng
      Sai

      b) \(EF = \frac{1}{2}AC\).

      Đúng
      Sai

      c) ME = MF.

      Đúng
      Sai

      d) AE = AF.

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh ME là đường trung bình của tam giác ABC nên E là trung điểm của AB.

      Chứng minh MF là đường trung bình của tam giác АВС nên F là trung điểm của AC.

      b) Sử dụng tính chất của đường trung bình.

      c) Sử dụng tính chất của đường trung bình và tính chất của tam giác cân.

      d) Sử dụng tính chất của trung điểm.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 6

      a) Đúng

      Ta có M là trung điểm của BC và ME // AC nên ME là đường trung bình của tam giác ABC.

      Do đó E là trung điểm của AB.

      Ta có M là trung điểm của BC và MF // AB nên MF là đường trung bình của tam giác АВС.

      Do đó F là trung điểm của AC.

      Vậy E, F là trung điểm của AB, AC.

      b) Sai

      Vì E, F là trung điểm của cạnh AB, AC (câu a) nên EF là đường trung bình của tam giác ABC.

      Do đó \(EF = \frac{1}{2}BC\).

      Mà AC và BC không bằng nhau nên b sai.

      c) Đúng

      Ta có: ME, MF là các đường trung bình của tam giác ABC.

      Do đó \(ME = \frac{1}{2}AC,MF = \frac{1}{2}AB\).

      Mà tam giác ABC cân nên AB = AC.

      Suy ra ME = MF.

      d) Đúng

      Ta có E, F là trung điểm của cạnh AB, AC.

      Do đó \(AE = \frac{1}{2}AB,AF = \frac{1}{2}AC\).

      Suy ra AE = AF.

      Đáp án: ĐSĐĐ

      Câu 2 :

      Bạn An gieo một con xúc xắc nhiều lần và thống kê kết quả các lần gieo vào bảng sau:

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 7

      a) Bạn An đã gieo xúc xắc 50 lần.

      Đúng
      Sai

      b) Số kết quả thuận lợi của biến cố “Xuất hiện mặt 4 chấm” là 4.

      Đúng
      Sai

      c) Xác suất của biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm chẵn” là 0,6.

      Đúng
      Sai

      d) Xác suất của biến cố xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3” là \(\frac{{14}}{{25}}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Bạn An đã gieo xúc xắc 50 lần.

      Đúng
      Sai

      b) Số kết quả thuận lợi của biến cố “Xuất hiện mặt 4 chấm” là 4.

      Đúng
      Sai

      c) Xác suất của biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm chẵn” là 0,6.

      Đúng
      Sai

      d) Xác suất của biến cố xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3” là \(\frac{{14}}{{25}}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào bảng thống kê số lần để tính tổng số lần gieo.

      b) Quan sát bảng xác định số lần xuất hiện mặt 4 chấm.

      c) Xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với số kết quả có thể.

      d) Xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố (số chấm không nhỏ hơn 3 ta tính các kết quả số chấm 3, 4, 5, 6).

      Xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với số kết quả có thể.

      Lời giải chi tiết :

      a) Đúng

      Bạn An đã gieo tổng số lần là:

      10 + 8 + 6 + 12 + 4 + 10 = 50 (lần)

      b) Sai

      Quan sát bảng, ta thấy số kết quả thuận lợi cho biến cố “Xuất hiện mặt 4 chấm” là 12.

      c) Đúng

      Kết quả thuận lợi cho biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm chẵn” là:

      12 + 8 + 10 = 30.

      Xác suất của biến cố “Xuất hiện số mặt có 30 số chấm chẵn” là: \(\frac{{30}}{{50}} = 0,6\).

      d) Sai

      Kết quả thuận lợi của biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3" là:

      6 + 12 + 4 + 10 = 32

      Do đó xác suất của biến cố đó là: \(\frac{{36}}{{50}} = \frac{{16}}{{25}}\).

      Đáp án: ĐSĐS

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Biểu đồ cột biểu diễn sản lượng khoai lang ở Phú Thọ qua các năm 2015; 2018; 2019; 2020 (đơn vị: nghìn tấn).

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 8

      Năm 2019 sản lượng khoai lang ở Phú Thọ giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2015? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Tính tỉ số phần trăm sản lượng khoai lang ở Phú Thọ trong năm 2019 so với năm 2015.

      Nếu được số phần trăm nhỏ hơn 100% thì lấy 100% trừ đi tỉ số phần trăm đó, ta được số phần trăm sản lượng khoai lang năm 2019 giảm so với năm 2015.

      Nếu được số phần trăm lớn hơn 100% thì lấy tỉ số phần trăm đó trừ đi 100%, ta được số phần trăm sản lượng khoai lang năm 2019 tăng so với năm 2015.

      Lời giải chi tiết :

      Tỉ số phần trăm sản lượng khoai lang ở Phú Thọ trong năm 2019 so với năm 2015 là: \(\frac{{10,2}}{{14,5}}.100\% \approx 70,3\% \).

      Vậy năm 2019 sản lượng khoai lang ở Phú Thọ giảm khoảng \(100\% - 70,3\% = 29,7\% \) so với năm 2015.

      Đáp án: 29,7

      Câu 2 :

      Tính giá trị của \(x\), biết: \(x{\left( {x + 3} \right)^2} - 3x = {\left( {x + 2} \right)^3} + 1\).

      (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Đưa phương trình về phương trình bậc nhất một ẩn để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(x{\left( {x + 3} \right)^2} - 3x = {\left( {x + 2} \right)^3} + 1\)

      \(\begin{array}{l}x\left( {{x^2} + 6x + 9} \right) - 3x = {x^3} + 6{x^2} + 12x + 8 + 1\\{x^3} + 6{x^2} + 9x - 3x - {x^3} - 6{x^2} - 12x - 9 = 0\\\left( {{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {6{x^2} - 6{x^2}} \right) + \left( {9x - 3x - 12x} \right) - 9 = 0\\ - 6x = 9\\x = \frac{{ - 3}}{2} = - 1,5\end{array}\)

      Vậy \(x = - 1,5\)

      Đáp án: -1,5

      Câu 3 :

      Một chiếc thuyền xuất phát từ vị trí \(I\) chở hàng cho hai hòn đảo \(A\) và \(B\) theo phương thẳng (được minh họa như trong hình vẽ). Một người đứng ở vị trí \(K\) trên bờ quan sát ba điểm thẳng hàng \(I,{\mkern 1mu} A,{\mkern 1mu} B\). Người đó nhận thấy \(\widehat {IKA} = \widehat {AKB}\). Biết rằng thuyền đi từ vị trí \(I\) đến hòn đảo \(A\) là \(500{\mkern 1mu} m\); từ hòn đảo \(A\) đến hòn đảo \(B\) là \(6{\mkern 1mu} km\) và khoảng cách từ người đó đến vị trí \(I\) là \(1{\mkern 1mu} km\). Tính khoảng cách từ người đó (vị trí \(K\)) đến hòn đảo \(B\) theo km?

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 9

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Đưa về cùng đơn vị.

      Chứng minh AK là đường phân giác của \(\widehat {IKB}\).

      Áp dụng tính chất đường phân giác trong \(\Delta IKB\) có \(\frac{{AB}}{{AI}} = \frac{{BK}}{{IK}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 10

      Theo bài ra ta có: \(IA = 500{\mkern 1mu} m = 0,5{\mkern 1mu} km\), \(AB = 6{\mkern 1mu} km\), \(IK = 1{\mkern 1mu} km\).

      Vì \(\widehat {IKA} = \widehat {AKB}\) nên AK là tia phân giác của \(\widehat {IKB}\), suy ra AK là đường phân giác của tam giác IKB.

      Áp dụng tính chất đường phân giác trong \(\Delta IKB\), ta có:

      \(\frac{{AB}}{{AI}} = \frac{{BK}}{{IK}}\) hay \(\frac{6}{{0,5}} = \frac{{BK}}{1}\)

      Suy ra \(BK = \frac{6}{{0,5}} = 12\left( {km} \right)\)

      Vậy khoảng cách từ người đó (vị trí \(K\)) đến hòn đảo \(B\) là \(BK = 12{\mkern 1mu} km\).

      Đáp án: 12

      Câu 4 :

      Bạn An vào cửa hàng Lotteria và dự định mua một suất gà rán. Khi đọc menu, bạn An thấy cửa hàng đang có các món như sau: combo gà rán (ưu đãi) có giá 97 000 đồng, combo gà viên (ưu đãi) có giá 84 000 đồng, gà rán – 1 miếng có giá 35 000 đồng, gà rán – 2 miếng có giá 68 000 đồng, gà rán – 3 miếng có giá 101 000 đồng, cánh gà chiên – 3 miếng có giá 48 000 nghìn đồng. Bạn An cảm thấy món nào cũng ngon và dự định sẽ nhắm mắt chỉ tay chọn ngẫu nhiên một món. Tính xác suất “Món gà được bạn An chọn có giá dưới 70 000 đồng”. (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Xác định tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với món gà mà bạn An chọn, từ đó suy ra số kết quả có thể xảy ra.

      Xác định các kết quả thuận lợi cho biến cố “Món gà được bạn An chọn có giá dưới 70 000 đồng”, suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Xác suất của biến cố bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với số kết quả có thể.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với món gà mà bạn An chọn là:

      A = {combo gà rán; combo gà viên; gà rán - 1 miếng; gà rán – 2 miếng; gà rán – 3 miếng; cánh gà chiên – 3 miếng}.

      Vậy có 6 kết quả có thể xảy ra.

      Kết quả thuận lợi cho biến cố “Món gà được bạn An chọn có giá dưới 70 000 đồng” là: gà rán – miếng giá 35 000 đồng; gà rán – 2 miếng giá 68 000 và cánh gà chiên – 3 miếng giá 48 000 đồng.

      Do đó, có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố.

      Vậy xác suất của biến cố “Món gà được bạn An chọn có giá dưới 70 000 đồng” là: \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2} = 0,5\).

      Đáp án: 0,5

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      Có hai loại dung dịch muối I và II. Người ta hoà 200 gam dung dịch muối I với 300 gam dung dịch muối II thì được một dung dịch có nồng độ muối là 33%. Tính nồng độ muối trong dung dịch I và II, biết rằng nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20%.

      Phương pháp giải :

      Gọi nồng độ muối trong dung dịch I là \(x\left( \% \right)\) với \(x > 20\).

      Biểu diễn lượng muối có trong dung dịch I, nồng độ muối trong dung dịch II, lượng muối trong dung dịch II, khối lượng muối trong dung dịch sau khi trộn hai dung dịch theo \(x\).

      Tính khối lượng dung dịch muối sau khi trộn hai dung dịch, từ đó lập phương trình biểu diễn nồng độ muối sai khi trộn hai dung dịch I và II.

      Giải phương trình và kiểm tra điều kiện.

      Từ đó tính nồng độ muối trong dung dịch II.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi nồng độ muối trong dung dịch I là \(x\left( \% \right)\) với \(x > 20\).

      Khi đó lượng muối có trong dung dịch I là:

      \(200.\frac{x}{{100}} = 2x\left( g \right)\).

      Do nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20% nên nồng độ muối trong dung dịch II là: \(x - 20\left( \% \right)\)

      Khi đó lượng muối trong dung dịch II là: \(300.\frac{{x - 20}}{{100}} = 3\left( {x - 20} \right)\left( g \right)\)

      Khối lượng muối trong dung dịch sau khi trộn hai dung dịch là: \(2x + 3\left( {x - 20} \right)\left( g \right)\)

      Khối lượng dung dịch muối sau khi trộn hai dung dịch là: \(200 + 300 = 500\left( g \right)\)

      Do sau khi trộn hai dung dịch I và II thì được một dung dịch có nồng độ muối là 33% nên ta có phương trình:

      \(\frac{{2x + 3\left( {x - 20} \right)}}{{500}}.100\% = 33\% \)

      Giải phương trình, ta được:

      \(\frac{{2x + 3\left( {x - 20} \right)}}{{500}}.100\% = 33\% \).

      \(\frac{{2x + 3\left( {x - 20} \right)}}{5} = 33\)

      \(\begin{array}{l}2x + 3x - 60 = 33.5\\5x - 60 = 165\\5x = 165 + 60\\5x = 225\\x = 225:5\\x = 45\left( {TM} \right)\end{array}\)

      Suy ra nồng độ muối trong dung dịch II là: 45 – 20 = 25(%).

      Vậy nồng độ muối của dung dịch I và II lần lượt là 45% và 25%.

      Câu 2 :

      Cho tam giác ABC (AB < AC) vuông tại A có đường cao AH.

      a) Chứng minh rằng $\Delta ABC\backsim \Delta HAC$.

      b) Lấy điểm I thuộc đoạn AH (I không trùng với A, H). Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với CI tại K. Chứng minh rằng \(CH.CB = CI.CK\).

      c) Tia BK cắt tia HA tại điểm D. Chứng minh \(CH.CB + DK.DB = C{D^2}\).

      Phương pháp giải :

      a) Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta HAC\) có:

      \(\widehat {BAC} = \widehat {AHC} = 90^\circ \) (gt)

      \(\widehat {ACB}\) chung

      nên $\Delta ABC\backsim \Delta HAC$ (g.g)

      b) Chứng minh $\Delta CHI\backsim \Delta CKB$ (g.g) suy ra $CH\cdot CB=CI\cdot CK$

      c) Chứng minh \(I\) là trực tâm của \(\Delta BDC\), suy ra \(BI \bot DC\).

      Gọi \(M\) là giao điểm của BI và DC, khi đó \(BM \bot CD\) nên \(\widehat {BMC} = 90^\circ \)

      Chứng minh $\Delta CMI\backsim \Delta CDK$ (g.g) suy ra \(CD \cdot CM = CI \cdot CK\)

      Kết hợp với phần b) ta được \(CH \cdot CB = CD \cdot CM\left( { = CI \cdot CK} \right)\) (1)

      Chứng minh $\Delta MDB \backsim \Delta KDC$ (g.g) suy ra \(DK \cdot DB = DM \cdot DC\) (2)

      Cộng (1) và (2) để được điều phải chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 1 11

      a) Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta HAC\) có:

      \(\widehat {BAC} = \widehat {AHC} = 90^\circ \) (gt)

      \(\widehat {ACB}\) chung

      nên $\Delta ABC\backsim \Delta HAC$ (g.g)

      b) Xét \(\Delta CHI\) và \(\Delta CKB\) có:

      \(\widehat {CHI} = \widehat {CKB} = 90^\circ \) (gt)

      \(\,\widehat {HCI}\) chung

      nên $\Delta CHI\backsim \Delta CKB$ (g.g)

      suy ra \(\frac{{CH}}{{CK}} = \frac{{CI}}{{CB}}\)

      do đó \(CH \cdot CB = CI \cdot CK\)

      c) Vì \(DH \bot BC\) (do \(HA \bot BC\), D thuộc tia HA) nên DH là đường cao của \(\Delta BDC\).

      Vì \(CK \bot BD\) (do \(CI \bot BK\)) nên CK là đường cao của \(\Delta BDC\).

      Mà DH cắt CK tại I nên \(I\) là trực tâm của \(\Delta BDC\), suy ra \(BI \bot DC\).

      Gọi \(M\) là giao điểm của BI và DC, khi đó \(BM \bot CD\) nên \(\widehat {BMC} = 90^\circ \)

      Xét \(\Delta CMI\) và \(\Delta CDK\), ta có:

      \(\widehat {CMI} = \widehat {CKD} = 90^\circ \) (cmt)

      \(\widehat {DCK}\) chung

      nên $\Delta CMI\backsim \Delta CKD$ (g.g)

      suy ra \(\frac{{CM}}{{CK}} = \frac{{CI}}{{CD}}\), do đó \(CD \cdot CM = CI \cdot CK\)

      Mà từ phần b) ta có: \(CH \cdot CB = CI \cdot CK\)

      Suy ra \(CH \cdot CB = CD \cdot CM\left( { = CI \cdot CK} \right)\) (1)

      Xét \(\Delta MDB\) và \(\Delta KDC\), ta có:

      \(\widehat {DMB} = \widehat {DKC} = 90^\circ \) (cmt)

      \(\widehat {BDC}\) chung

      nên $\Delta MDB \backsim \Delta KDC$ (g.g)

      suy ra \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{DM}}{{DK}}\), do đó \(DK \cdot DB = DM \cdot DC\) (2)

      Từ (1) và (2) ta có:

      \(CH \cdot CB + DK \cdot DB = CD \cdot CM + DM \cdot DC\)\( = DC \cdot (MD + MC) = D{C^2}\)

      Câu 3 :

      Giải phương trình \(2x{\left( {8x - 1} \right)^2}\left( {4x - 1} \right) = 9\).

      Phương pháp giải :

      Biến đổi phương trình để xuất hiện dạng \(A\left( {A - 1} \right)\left( {A + 1} \right) = 72\).

      Đặt \(y = A - 1\), đưa phương trình về dạng \(A\left( y \right).B\left( y \right) = 0\).

      Giải phương trình để tìm y, từ đó suy ra giá trị x tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}2x{\left( {8x - 1} \right)^2}\left( {4x - 1} \right) = 9\\x{\left( {8x - 1} \right)^2}\left( {8x - 2} \right) = 9\\8x{\left( {8x - 1} \right)^2}\left( {8x - 2} \right) = 72\end{array}\)

      Đặt \(y = 8x - 1\), phương trình trở thành: \(\left( {y + 1} \right){y^2}\left( {y - 1} \right) = 72\)

      Suy ra \(\left( {y + 1} \right){y^2}\left( {y - 1} \right) = 72\)

      \(\begin{array}{l}\left( {y + 1} \right){y^2}\left( {y - 1} \right) - 72 = 0\\\left( {{y^2} - 1} \right).{y^2} - 72 = 0\\{y^4} - {y^2} - 72 = 0\\{y^4} - 9{y^2} + 8{y^2} - 72 = 0\\{y^2}\left( {{y^2} - 9} \right) + 8\left( {{y^2} - 9} \right) = 0\\\left( {{y^2} + 8} \right)\left( {{y^2} - 9} \right) = 0\end{array}\)

      Mà \({y^2} + 8 > 0\) nên \({y^2} - 9 = 0\), suy ra \(y = 3\) hoặc \(y = - 3\).

      +) Với \(y = 3\) thì \(8x - 1 = 3\) nên \(8x = 4\), suy ra \(x = \frac{4}{8} = \frac{1}{2}\).

      +) Với \(y = - 3\) thì \(8x - 1 = - 3\) nên \(8x = - 2\), suy ra \(x = \frac{{ - 2}}{8} = \frac{{ - 1}}{4}\).

      Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{1}{2};x = \frac{{ - 1}}{4}\).

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 đặc sắc thuộc chuyên mục sgk toán 8 trên toán math. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi học kì 2 Toán 8 là một bước quan trọng trong quá trình học tập của các em học sinh. Để giúp các em đạt kết quả tốt nhất, Giaitoan.edu.vn cung cấp Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 với đầy đủ các dạng bài tập thường gặp và đáp án chi tiết.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6 bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng nhanh chóng.
      • Phần tự luận: Đòi hỏi học sinh trình bày chi tiết các bước giải và chứng minh.

      Nội dung đề thi

      Đề thi tập trung vào các chủ đề chính sau:

      • Đa thức: Các phép toán đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử.
      • Phân thức đại số: Các phép toán phân thức, rút gọn phân thức.
      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán.
      • Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán.
      • Hình học: Các định lý và tính chất về tam giác, tứ giác, đường tròn.

      Hướng dẫn giải chi tiết

      Giaitoan.edu.vn cung cấp đáp án chi tiết và lời giải cho từng câu hỏi trong Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6. Các em có thể tham khảo để hiểu rõ phương pháp giải và tự kiểm tra kiến thức của mình.

      Ví dụ minh họa

      Câu 1: (Trắc nghiệm) Rút gọn biểu thức: (x + 2)(x - 2)

      Đáp án: x2 - 4

      Giải thích: Sử dụng hằng đẳng thức (a + b)(a - b) = a2 - b2

      Mẹo làm bài hiệu quả
      • Đọc kỹ đề bài và xác định đúng yêu cầu của câu hỏi.
      • Sử dụng các công thức và định lý đã học để giải bài toán.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi giải xong.
      • Luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng giải toán.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề

      Luyện đề là một bước không thể thiếu trong quá trình ôn thi. Việc luyện đề giúp các em:

      • Làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp.
      • Rèn luyện kỹ năng giải quyết bài toán trong thời gian quy định.
      • Phát hiện ra những kiến thức còn yếu và tập trung ôn tập.
      • Tăng cường sự tự tin và giảm căng thẳng trước kỳ thi.

      Các đề thi khác

      Ngoài Đề thi học kì 2 Toán 8 Cánh diều - Đề số 6, Giaitoan.edu.vn còn cung cấp nhiều đề thi khác với các mức độ khó khác nhau. Các em có thể truy cập website để lựa chọn đề thi phù hợp với trình độ của mình.

      Lời khuyên từ Giaitoan.edu.vn

      Hãy dành thời gian ôn tập kỹ lưỡng kiến thức đã học và luyện tập thường xuyên với các đề thi. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 2 Toán 8!

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Đa thứcCao
      Phân thức đại sốTrung bình
      Phương trìnhCao
      Hình họcTrung bình
      Nguồn: Giaitoan.edu.vn

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8