Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm trực tuyến về Bài 3: Phép nhân, phép chia phân thức đại số thuộc chương trình Toán 8 Cánh diều. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Giaitoan.edu.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm đa dạng, bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em tự đánh giá năng lực của mình.
Kết quả của phép nhân \(\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D}\) là:
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\):
Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\) với \(x \ne - \frac{1}{2};\,x \ne - 2\) là:
Thực hiện phép tính \(\frac{{3x + 12}}{{4x - 16}} \cdot \frac{{8 - 2x}}{{x + 4}}\)
Kết quả của phép chia \(\frac{{4x + 12}}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}:\frac{{3\left( {x + 3} \right)}}{{x + 4}}\) là:
Chọn câu sai:
Kết quả của phép chia \(\frac{{{x^3} + 1}}{{{x^2} + 2x + 1}}:\frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 1}}\) có tử thức gọn nhất là:
Tìm \(A\) biết \(A:\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} - 1}}\)
Tìm biểu thức \(A\) thỏa mãn biểu thức \(\frac{{x + 3y}}{{4x + 8y}} \cdot A = \frac{{{x^2} - 9{y^2}}}{{x + 2y}}\).
Cho biểu thức \(A = \frac{{5x + 10}}{{x - 6}}:\frac{{x - 2}}{{2x + 12}} \cdot \frac{{2x - 4}}{{{x^2} - 36}}\). Bạn An rút gọn được \(A = \frac{{10{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}{{x - 6}}\), bạn Chi rút gọn được \(A = \frac{{10\left( {x + 2} \right)}}{{{{\left( {x - 6} \right)}^2}}}\). Chọn khẳng định đúng:
Tìm mối liên hệ giữa \(x\) và \(y\) biết \(\frac{{x + y}}{{{x^3} + {x^2}y + x{y^2} + {y^3}}}:\frac{{{x^2} + xy - 2{y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}} = 2\).
Tìm \(x\) thỏa mãn \(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = 1\,\left( {x \ne \pm 2;\,x \ne - 5} \right)\).
Tìm \(x\) nguyên để \(\frac{{{x^2} + 10x + 25}}{{x + 6}}:\left( {x + 5} \right)\) nguyên.
Cho \(x + y + z \ne 0\) và \(x = y + z\). Chọn đáp án đúng.
Cho \(A = \frac{{{x^2} + {y^2} + xy}}{{{x^2} - {y^2}}}:\frac{{{x^3} - {y^3}}}{{{x^2} + {y^2} - 2xy}}\) và \(B = \frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}}\). Khi \(x + y = 5\) hãy so sánh \(A\) và \(B\).
Rút gọn biểu thức \(A = \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 36}} + \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3x}}{{{x^2} - 36}}\) sau đó tính giá trị biểu thức \(A\) khi \(x = 994\).
Giá trị biểu thức \(A = \frac{{{5^2} - 1}}{{{3^2} - 1}}:\frac{{{9^2} - 1}}{{{7^2} - 1}}:\frac{{{{13}^2} - 1}}{{{{11}^2} - 1}} :...:\frac{{{{55}^2} - 1}}{{{{53}^2} - 1}}\) là:
Với \(x = 4,\,y = 1,\,z = - 2\) hãy tính giá trị biểu thức \(A = \frac{{2{x^3}{y^2}}}{{{x^2}{y^5}{z^2}}}:\frac{{5{x^2}y}}{{4{x^2}{y^5}}}:\frac{{ - 8{x^3}{y^2}{z^3}}}{{15{x^5}{y^2}}}\).
Cho \(a + b + c = 0\). Tính \(A = \frac{{4bc - {a^2}}}{{bc + 2{a^2}}} \cdot \frac{{4ca - {b^2}}}{{ca + 2{b^2}}} \cdot \frac{{4ab - {c^2}}}{{ab + 2{c^2}}}\).
Rút gọn biểu thức sau: \(A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} \right)\).
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{{x^2} + 6x}} - \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{x - 4}} = 0\).
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(A = \frac{{27 - {x^3}}}{{5x + 5}}:\frac{{2x - 6}}{{3x + 3}}\).
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = \left( {4{x^2} - 16} \right) \cdot \frac{{7x - 2}}{{3x + 6}}\).
Tính giá trị của biểu thức \(A = \left[ {\frac{{{x^2} + \left( {a - b} \right)x - ab}}{{{x^2} - \left( {a - b} \right)x - ab}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {a + b} \right)x + ab}}{{{x^2} + \left( {a + b} \right)x + ab}}} \right]:\left[ {\frac{{{x^2} - \left( {b - 1} \right)x - b}}{{{x^2} + \left( {b + 1} \right)x + b}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {b + 1} \right)x + b}}{{{x^2} - \left( {1 - b} \right)x - b}}} \right]\)
Tính \(A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left( {1 - \frac{1}{{{{2010}^2}}}} \right)\).
Với mọi số tự nhiên \(n \ge 2\) ta luôn có:
Khẳng định nào sau đây là dúng?
Lời giải và đáp án
Kết quả của phép nhân \(\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D}\) là:
Đáp án : A
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} = \frac{{A.C}}{{B.D}}\)
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\):
Đáp án : C
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\) khác 0, ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức \(\frac{D}{C}\):
\(\frac{A}{B}:\frac{C}{D} = \frac{A}{B} \cdot \frac{D}{C}\) (với \(\frac{C}{D} \ne 0\)).
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\) với \(x \ne - \frac{1}{2};\,x \ne - 2\) là:
Đáp án : B
\(\frac{C}{D} \cdot \frac{D}{C} = 1\). Ta nói \(\frac{D}{C}\) là phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
Phân thức nghịch đảo của phân thức \(\frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\) là \(\frac{{x + 2}}{{2x + 1}}\).
Thực hiện phép tính \(\frac{{3x + 12}}{{4x - 16}} \cdot \frac{{8 - 2x}}{{x + 4}}\)
Đáp án : D
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(\frac{{3x + 12}}{{4x - 16}} \cdot \frac{{8 - 2x}}{{x + 4}} = \frac{{3\left( {x + 4} \right)}}{{4\left( {x - 4} \right)}} \cdot \frac{{2\left( {4 - x} \right)}}{{x + 4}} = \frac{{3\left( {x + 4} \right)}}{{4\left( {x - 4} \right)}} \cdot \frac{{ - 2\left( {x - 4} \right)}}{{x + 4}} = \frac{{ - 3}}{2}\)
Kết quả của phép chia \(\frac{{4x + 12}}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}:\frac{{3\left( {x + 3} \right)}}{{x + 4}}\) là:
Đáp án : C
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\frac{{4x + 12}}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}:\frac{{3\left( {x + 3} \right)}}{{x + 4}} = \frac{{4\left( {x + 3} \right)}}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}:\frac{{3\left( {x + 3} \right)}}{{x + 4}} = \frac{{4\left( {x + 3} \right)}}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}} \cdot \frac{{x + 4}}{{3\left( {x + 3} \right)}} = \frac{4}{{3\left( {x + 4} \right)}}\)
Chọn câu sai:
Đáp án : D
Sử dụng tính chất của phép nhân phân thức:
- Giao hoán: \(\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} = \frac{C}{D} \cdot \frac{A}{B}\);
- Kết hợp: \(\left( {\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D}} \right)\frac{E}{F} = \frac{A}{B}\left( {\frac{C}{D} \cdot \frac{E}{F}} \right)\)
- Phân phối với phép cộng: \(\frac{A}{B}\left( {\frac{C}{D} + \frac{E}{F}} \right) = \frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} + \frac{A}{B} \cdot \frac{E}{F}\)
\(\frac{A}{B} \cdot \frac{B}{A} = \frac{{A.B}}{{B.A}} = 1\) nên A đúng.
\(\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} = \frac{C}{D} \cdot \frac{A}{B}\) nên B đúng.
\(\frac{A}{B}\left( {\frac{C}{D} \cdot \frac{E}{F}} \right) = \left( {\frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D}} \right)\frac{E}{F} = \left( {\frac{C}{D} \cdot \frac{A}{B}} \right)\frac{E}{F} = \frac{E}{F}\left( {\frac{C}{D} \cdot \frac{A}{B}} \right)\) nên C đúng.
\(\frac{A}{B}\left( {\frac{C}{D} + \frac{E}{F}} \right) = \frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} + \frac{A}{B} \cdot \frac{E}{F} \ne \frac{A}{B} \cdot \frac{C}{D} + \frac{E}{F}\) nên D sai.
Kết quả của phép chia \(\frac{{{x^3} + 1}}{{{x^2} + 2x + 1}}:\frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 1}}\) có tử thức gọn nhất là:
Đáp án : A
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}\frac{{{x^3} + 1}}{{{x^2} + 2x + 1}}:\frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 1}} = \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}:\frac{{3\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} \cdot \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{3\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {{x^2} - x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}}{{3{{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} = \frac{{x - 1}}{3}\end{array}\)
Vậy kết quả của phép chia \(\frac{{{x^3} + 1}}{{{x^2} + 2x + 1}}:\frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 1}}\) có tử thức là \(x - 1\).
Tìm \(A\) biết \(A:\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} - 1}}\)
Đáp án : B
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(A:\frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} - 1}}\)
\(A = \frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} - 1}} \cdot \frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = 1\)
Tìm biểu thức \(A\) thỏa mãn biểu thức \(\frac{{x + 3y}}{{4x + 8y}} \cdot A = \frac{{{x^2} - 9{y^2}}}{{x + 2y}}\).
Đáp án : D
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}\frac{{x + 3y}}{{4x + 8y}} \cdot A = \frac{{{x^2} - 9{y^2}}}{{x + 2y}}\\A = \frac{{{x^2} - 9{y^2}}}{{x + 2y}}:\frac{{x + 3y}}{{4x + 8y}} = \frac{{\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right)}}{{x + 2y}}:\frac{{x + 3y}}{{4\left( {x + 2y} \right)}}\\ = \frac{{\left( {x - 3y} \right)\left( {x + 3y} \right)}}{{x + 2y}} \cdot \frac{{4\left( {x + 2y} \right)}}{{x + 3y}} = 4\left( {x - 3y} \right)\end{array}\)
Cho biểu thức \(A = \frac{{5x + 10}}{{x - 6}}:\frac{{x - 2}}{{2x + 12}} \cdot \frac{{2x - 4}}{{{x^2} - 36}}\). Bạn An rút gọn được \(A = \frac{{10{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}{{x - 6}}\), bạn Chi rút gọn được \(A = \frac{{10\left( {x + 2} \right)}}{{{{\left( {x - 6} \right)}^2}}}\). Chọn khẳng định đúng:
Đáp án : B
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}A = \frac{{5x + 10}}{{x - 6}}:\frac{{x - 2}}{{x + 6}} \cdot \frac{{2x - 4}}{{{x^2} - 36}} = \frac{{5\left( {x + 2} \right)}}{{x - 6}}:\frac{{x - 2}}{{x + 6}} \cdot \frac{{2\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 6} \right)\left( {x + 6} \right)}}\\ = \frac{{5\left( {x + 2} \right)}}{{x - 6}} \cdot \frac{{x + 6}}{{x - 2}} \cdot \frac{{2\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 6} \right)\left( {x + 6} \right)}} = \frac{{10\left( {x + 2} \right)}}{{{{\left( {x - 6} \right)}^2}}}\end{array}\)
Vậy bạn An sai, bạn Chi đúng.
Tìm mối liên hệ giữa \(x\) và \(y\) biết \(\frac{{x + y}}{{{x^3} + {x^2}y + x{y^2} + {y^3}}}:\frac{{{x^2} + xy - 2{y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}} = 2\).
Đáp án : D
Rút gọn vế trái sau đó tìm mối liên hệ giữa \(x\) và \(y\).
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}\frac{{x + y}}{{{x^3} + {x^2}y + x{y^2} + {y^3}}}:\frac{{{x^2} + xy - 2{y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}} = \frac{{x + y}}{{{x^2}\left( {x + y} \right) + {y^2}\left( {x + y} \right)}}:\frac{{{x^2} + 2xy - xy - 2{y^2}}}{{\left( {{x^2} - {y^2}} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}}\\ = \frac{{x + y}}{{\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {x + y} \right)}}:\frac{{x\left( {x + 2y} \right) - y\left( {x + 2y} \right)}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}} = \frac{1}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{\left( {x - y} \right)\left( {x + 2y} \right)}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}}\\ = \frac{1}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{x + 2y}}{{\left( {x + y} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}} = \frac{1}{{{x^2} + {y^2}}} \cdot \frac{{\left( {x + y} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}}{{x + 2y}} = \frac{{x + y}}{{x + 2y}}\end{array}\)
Vì \(\frac{{x + y}}{{{x^3} + {x^2}y + x{y^2} + {y^3}}}:\frac{{{x^2} + xy - 2{y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}} = 2\) nên \(\frac{{x + y}}{{x + 2y}} = 2\)
Suy ra \(x + y = 2x + 4y\) hay \(x = - 3y\)
Tìm \(x\) thỏa mãn \(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = 1\,\left( {x \ne \pm 2;\,x \ne - 5} \right)\).
Đáp án : B
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = \frac{{3\left( {x + 5} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = \frac{{3\left( {x + 5} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} \cdot \frac{{x - 2}}{{x + 5}} = \frac{3}{{x + 2}}\)
\(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = 1 \Leftrightarrow \frac{3}{{x + 2}} = 1 \Leftrightarrow x + 2 = 3 \Leftrightarrow x = 3 - 2 \Leftrightarrow x = 1\) (t/m)
Tìm \(x\) nguyên để \(\frac{{{x^2} + 10x + 25}}{{x + 6}}:\left( {x + 5} \right)\) nguyên.
Đáp án : C
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
Điều kiện: \(x \ne - 6;\,x \ne - 5\,\)
\(\frac{{{x^2} + 10x + 25}}{{x + 6}}:\left( {x + 5} \right) = \frac{{{{\left( {x + 5} \right)}^2}}}{{x + 6}}:\frac{{x + 5}}{1} = \frac{{{{\left( {x + 5} \right)}^2}}}{{x + 6}} \cdot \frac{1}{{x + 5}} = \frac{{x + 5}}{{x + 6}} = 1 - \frac{1}{{x + 6}}\)
Để \(\frac{{{x^2} + 10x + 25}}{{x + 6}}:\left( {x + 5} \right)\) nguyên thì \(\left( {x + 6} \right) \in U\left( 1 \right) = \left\{ { \pm 1} \right\}\)
\(\begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x + 6 = - 1\\x + 6 = 1\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = - 7\,\left( {{\rm{t/m}}} \right)\\x = - 5\,\left( {{\rm{ko}}\,{\rm{t/m}}} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy để \(\frac{{{x^2} + 10x + 25}}{{x + 6}}:\left( {x + 5} \right)\) thì \(x = - 7\).
Cho \(x + y + z \ne 0\) và \(x = y + z\). Chọn đáp án đúng.
Đáp án : B
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}\frac{{{{\left( {xy + yz + x{\rm{z}}} \right)}^2} - \left( {{x^2}{y^2} + {y^2}{z^2} + {z^2}{x^2}} \right)}}{{{x^2} + {y^2} + {z^2}}}:\frac{{{{\left( {x + y + z} \right)}^2}}}{{{x^2} + {y^2} + {z^2}}}\\ = \frac{{\left( {{x^2}{y^2} + {y^2}{z^2} + {z^2}{x^2} + 2x{y^2}z + 2xy{z^2} + 2{x^2}yz} \right) - \left( {{x^2}{y^2} + {y^2}{z^2} + {z^2}{x^2}} \right)}}{{{x^2} + {y^2} + {z^2}}} \cdot \frac{{{x^2} + {y^2} + {z^2}}}{{{{\left( {x + y + z} \right)}^2}}}\\ = \frac{{2x{y^2}z + 2xy{z^2} + 2{x^2}yz}}{{{{\left( {x + y + z} \right)}^2}}} = \frac{{2xyz\left( {x + y + z} \right)}}{{{{\left( {x + y + z} \right)}^2}}} = \frac{{2xyz}}{{x + y + z}} = \frac{{2xyz}}{{2x}} = yz\end{array}\)
Cho \(A = \frac{{{x^2} + {y^2} + xy}}{{{x^2} - {y^2}}}:\frac{{{x^3} - {y^3}}}{{{x^2} + {y^2} - 2xy}}\) và \(B = \frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}}\). Khi \(x + y = 5\) hãy so sánh \(A\) và \(B\).
Đáp án : D
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}A = \frac{{{x^2} + {y^2} + xy}}{{{x^2} - {y^2}}}:\frac{{{x^3} - {y^3}}}{{{x^2} + {y^2} - 2xy}} = \frac{{{x^2} + {y^2} + xy}}{{\left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right)}}:\frac{{\left( {x - y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right)}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}}\\ = \frac{{{x^2} + {y^2} + xy}}{{\left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right)}} \cdot \frac{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{{\left( {x - y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right)}} = \frac{1}{{x + y}}\end{array}\)
Với \(x + y = 5\) ta có \(A = \frac{1}{5}\).
\(\begin{array}{l}B = \frac{{{x^2} - {y^2}}}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{{x^2} - 2xy + {y^2}}}{{{x^4} - {y^4}}} = \frac{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{{x^2} + {y^2}}}:\frac{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{{\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}\\ = \frac{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{{x^2} + {y^2}}} \cdot \frac{{\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}} = {\left( {x + y} \right)^2}\end{array}\)
Với \(x + y = 5\) ta có \(B = {5^2} = 25\).
Rút gọn biểu thức \(A = \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 36}} + \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3x}}{{{x^2} - 36}}\) sau đó tính giá trị biểu thức \(A\) khi \(x = 994\).
Đáp án : C
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(\begin{array}{l}A = \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3{x^2} - 3x + 3}}{{{x^2} - 36}} + \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3x}}{{{x^2} - 36}}\\ = \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}{{\left( {x - 6} \right)\left( {x + 6} \right)}} + \frac{{x - 6}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{3x}}{{\left( {x - 6} \right)\left( {x + 6} \right)}}\\ = \frac{{3\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 6} \right)}} + \frac{{3x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 6} \right)}} = \frac{{3\left( {{x^2} - x + 1 + x} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 6} \right)}}\\ = \frac{{3\left( {{x^2} + 1} \right)}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 6} \right)}} = \frac{3}{{x + 6}}\end{array}\)
Khi \(x = 994\), ta có \(A = \frac{3}{{994 + 6}} = \frac{3}{{1000}}\).
Giá trị biểu thức \(A = \frac{{{5^2} - 1}}{{{3^2} - 1}}:\frac{{{9^2} - 1}}{{{7^2} - 1}}:\frac{{{{13}^2} - 1}}{{{{11}^2} - 1}} :...:\frac{{{{55}^2} - 1}}{{{{53}^2} - 1}}\) là:
Đáp án : A
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{*{20}{c}}{A = \frac{{{5^2} - 1}}{{{3^2} - 1}}:\frac{{{9^2} - 1}}{{{7^2} - 1}} :\frac{{{{13}^2} - 1}}{{{{11}^2} - 1}}:...:\frac{{{{55}^2} - 1}}{{{{53}^2} - 1}}}\\\begin{array}{l} = \frac{{{5^2} - 1}}{{{3^2} - 1}} \cdot \frac{{{7^2} - 1}}{{{9^2} - 1}} \cdot \frac{{{{11}^2} - 1}}{{{{13}^2} - 1}}...\frac{{{{53}^2} - 1}}{{{{55}^2} - 1}}\\ = \frac{{4.6}}{{2.4}} \cdot \frac{{6.8}}{{8.10}} \cdot \frac{{10.12}}{{12.14}}...\frac{{52.54}}{{54.56}}\\ = \frac{6}{2} \cdot \frac{6}{{10}} \cdot \frac{{10}}{{14}}...\frac{{52}}{{56}}\\ = 3 \cdot \frac{6}{{56}} = \frac{9}{{28}}\end{array}\end{array}\)
Với \(x = 4,\,y = 1,\,z = - 2\) hãy tính giá trị biểu thức \(A = \frac{{2{x^3}{y^2}}}{{{x^2}{y^5}{z^2}}}:\frac{{5{x^2}y}}{{4{x^2}{y^5}}}:\frac{{ - 8{x^3}{y^2}{z^3}}}{{15{x^5}{y^2}}}\).
Đáp án : B
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(A = \frac{{2{x^3}{y^2}}}{{{x^2}{y^5}{z^2}}}:\frac{{5{x^2}y}}{{4{x^2}{y^5}}}:\frac{{ - 8{x^3}{y^2}{z^3}}}{{15{x^5}{y^2}}} = \frac{{2{x^3}{y^2}}}{{{x^2}{y^5}{z^2}}} \cdot \frac{{4{x^2}{y^5}}}{{5{x^2}y}} \cdot \frac{{15{x^5}{y^2}}}{{ - 8{x^3}{y^2}{z^3}}} = \frac{{120{x^{10}}{y^9}}}{{ - 40{x^7}{y^8}{z^5}}} = - \frac{{3{x^3}y}}{{{z^5}}}\)
Với \(x = 4,\,y = 1,\,z = - 2\) ta có: \(A = \frac{{ - {{3.4}^3}.1}}{{{{\left( { - 2} \right)}^5}}} = 6\)
Cho \(a + b + c = 0\). Tính \(A = \frac{{4bc - {a^2}}}{{bc + 2{a^2}}} \cdot \frac{{4ca - {b^2}}}{{ca + 2{b^2}}} \cdot \frac{{4ab - {c^2}}}{{ab + 2{c^2}}}\).
Đáp án : A
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
Do \(a + b + c = 0 \Rightarrow a = - \left( {b + c} \right)\)
\(\begin{array}{l}4bc - {a^2} = 4bc - {\left[ { - \left( {b + c} \right)} \right]^2} = 4bc - \left( {{b^2} + 2bc + {c^2}} \right) = 2bc - {b^2} - {c^2} = - {\left( {b - c} \right)^2}\\bc + 2{a^2} = {a^2} + bc + {a^2} = {a^2} + bc + a\left[ { - \left( {b + c} \right)} \right] = {a^2} + bc - ab - ac\\ = \left( {{a^2} - ab} \right) - \left( {ac - bc} \right) = a\left( {a - b} \right) - c\left( {a - b} \right) = \left( {a - c} \right)\left( {a - b} \right)\\ \Rightarrow \frac{{4bc - {a^2}}}{{bc + 2{a^2}}} = \frac{{ - {{\left( {b - c} \right)}^2}}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - b} \right)}}\end{array}\)
Tương tự, ta có: \(\frac{{4ca - {b^2}}}{{ca + 2{b^2}}} = \frac{{ - {{\left( {c - a} \right)}^2}}}{{\left( {b - a} \right)\left( {b - c} \right)}};\,\frac{{4ab - {c^2}}}{{ab + 2{c^2}}} = \frac{{ - {{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{\left( {c - a} \right)\left( {c - b} \right)}}\)
\(A = \frac{{4bc - {a^2}}}{{bc + 2{a^2}}} \cdot \frac{{4ca - {b^2}}}{{ca + 2{b^2}}} \cdot \frac{{4ab - {c^2}}}{{ab + 2{c^2}}} = \frac{{ - {{\left( {b - c} \right)}^2}}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - b} \right)}} \cdot \frac{{ - {{\left( {c - a} \right)}^2}}}{{\left( {b - a} \right)\left( {b - c} \right)}} \cdot \frac{{ - {{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{\left( {c - a} \right)\left( {c - b} \right)}} = 1\)
Rút gọn biểu thức sau: \(A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} \right)\).
Đáp án : A
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(\begin{array}{l}A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{4^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{5^2}}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left( {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} \right)\\ = \frac{{{2^2} - 1}}{{{2^2}}} \cdot \frac{{{3^2} - 1}}{{{3^2}}} \cdot \frac{{{4^2} - 1}}{{{4^2}}} \cdot \frac{{{5^2} - 1}}{{{5^2}}} \cdot \cdot \cdot \frac{{{n^2} - 1}}{{{n^2}}}\\ = \frac{{1.3}}{{{2^2}}} \cdot \frac{{2.4}}{{{3^2}}} \cdot \frac{{3.5}}{{{4^2}}} \cdot \frac{{4.6}}{{{5^2}}} \cdot \cdot \cdot \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}}\\ = \frac{{1.2.3.4...\left( {n - 1} \right)}}{{2.3.4.5...n}} \cdot \frac{{3.4.5.6...\left( {n + 1} \right)}}{{2.3.4.5...n}}\\ = \frac{1}{n} \cdot \frac{{n + 1}}{2} = \frac{{n + 1}}{{2n}}\end{array}\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{{x^2} + 6x}} - \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{x - 4}} = 0\).
Đáp án : B
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
Muốn trừ hai phân thức có cùng mẫu thức, ta trừ các tử thức và giữ nguyên mẫu thức.
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 1 \ne 0\\x + 4 \ne 0\\{x^2} + 6x \ne 0\\x - 4 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) \ne 0\\x + 4 \ne 0\\x\left( {x + 6} \right) \ne 0\\x - 4 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \pm 1\\x \ne \pm 4\\x \ne 0\\x \ne - 6\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{{x^2} + 6x}} - \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{x - 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}} \cdot \frac{{{x^2} + 6x}}{{x + 4}} - \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}} \cdot \frac{{x - 4}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}\left( {\frac{{{x^2} + 6x}}{{x + 4}} - \frac{{x - 4}}{{x + 4}}} \right) = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{\left( {{x^2} + 6x} \right) - \left( {x - 4} \right)}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{{x^2} + 6x - x + 4}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{{x^2} + 5x + 4}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{{x^2} + 4x + x + 4}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{x\left( {x + 4} \right) + \left( {x + 4} \right)}}{{x + 4}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right)}}{{\left( {x + 4} \right)}} = 0\\\frac{{x + 3}}{{x - 1}} = 0\\x + 3 = 0\\x = - 3\,\left( {{\rm{t/m}}} \right)\end{array}\)
Vậy có 1 giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{{x^2} + 6x}} - \frac{{x + 3}}{{{x^2} - 1}}:\frac{{x + 4}}{{x - 4}} = 0\).
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(A = \frac{{27 - {x^3}}}{{5x + 5}}:\frac{{2x - 6}}{{3x + 3}}\).
Đáp án : C
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(A = \frac{{27 - {x^3}}}{{5x + 5}}:\frac{{2x - 6}}{{3x + 3}} = \frac{{\left( {3 - x} \right)\left( {{x^2} + 3x + 9} \right)}}{{5\left( {x + 1} \right)}} :\frac{{2\left( {x - 3} \right)}}{{3\left( {x + 1} \right)}}\)
\( = \frac{{\left( {3 - x} \right)\left( {{x^2} + 3x + 9} \right)}}{{5\left( {x + 1} \right)}} \cdot \frac{{3\left( {x + 1} \right)}}{{2\left( {x - 3} \right)}} = - \frac{{3\left( {{x^2} + 3x + 9} \right)}}{{10}}\)
\( = - \frac{3}{{10}}\left[ {\left( {{x^2} + 3x + \frac{9}{4}} \right) + \frac{{27}}{4}} \right] = - \frac{3}{{10}}\left[ {{{\left( {x + \frac{3}{2}} \right)}^2} + \frac{{27}}{4}} \right]\)
Ta có \({\left( {x + \frac{3}{2}} \right)^2} \ge 0\forall x \Rightarrow {\left( {x + \frac{3}{2}} \right)^2} + \frac{{27}}{4} \ge \frac{{27}}{4}\forall x\)
\( \Rightarrow \left( { - \frac{3}{{10}}} \right)\left[ {{{\left( {x + \frac{3}{2}} \right)}^2} + \frac{{27}}{4}} \right] \le \left( { - \frac{3}{{10}}} \right)\frac{{27}}{4} = - \frac{{81}}{{40}}\) hay \(A \le - \frac{{81}}{{40}}\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {\left( {x + \frac{3}{2}} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x + \frac{3}{2} = 0 \Leftrightarrow x = - \frac{3}{2}\)
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức \(A = \frac{{27 - {x^3}}}{{5x + 5}}:\frac{{2x - 6}}{{3x + 3}}\) là \( - \frac{{81}}{{40}}\) khi \(x = - \frac{3}{2}\).
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = \left( {4{x^2} - 16} \right) \cdot \frac{{7x - 2}}{{3x + 6}}\).
Đáp án : C
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
\(\begin{array}{l}A = \left( {4{x^2} - 16} \right) \cdot \frac{{7x - 2}}{{3x + 6}} = \frac{{\left( {4{x^2} - 16} \right)\left( {7x - 2} \right)}}{{3x + 6}} = \frac{{4\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {7x - 2} \right)}}{{3\left( {x + 2} \right)}}\\ = \frac{{4\left( {x - 2} \right)\left( {7x - 2} \right)}}{3} = \frac{4}{3}\left( {7{x^2} - 2x - 14x + 4} \right) = \frac{4}{3}\left( {7{x^2} - 16x + 4} \right)\\ = \frac{4}{3}\left[ {{{\left( {\sqrt 7 x} \right)}^2} - 2 \cdot \sqrt 7 x \cdot \frac{8}{{\sqrt 7 }} + {{\left( {\frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)}^2} + 4 - {{\left( {\frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)}^2}} \right]\\ = \frac{4}{3}\left[ {{{\left( {\sqrt 7 x - \frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)}^2} - \frac{{36}}{7}} \right]\end{array}\)
Ta có: \({\left( {\sqrt 7 x - \frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)^2} \ge 0\forall x \Rightarrow {\left( {\sqrt 7 x - \frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)^2} - \frac{{36}}{7} \ge - \frac{{36}}{7}\forall x\)
\(\frac{4}{3}\left[ {{{\left( {\sqrt 7 x - \frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)}^2} - \frac{{36}}{7}} \right] \ge \frac{4}{3} \cdot \left( { - \frac{{36}}{7}} \right) = - \frac{{48}}{7}\) hay \(A \ge - \frac{{48}}{7}\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 7 x - \frac{8}{{\sqrt 7 }}} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x = \frac{8}{7}\).
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(A = \left( {4{x^2} - 16} \right) \cdot \frac{{7x - 2}}{{3x + 6}}\) là \( - \frac{{48}}{7}\) khi \(x = \frac{8}{7}\).
Tính giá trị của biểu thức \(A = \left[ {\frac{{{x^2} + \left( {a - b} \right)x - ab}}{{{x^2} - \left( {a - b} \right)x - ab}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {a + b} \right)x + ab}}{{{x^2} + \left( {a + b} \right)x + ab}}} \right]:\left[ {\frac{{{x^2} - \left( {b - 1} \right)x - b}}{{{x^2} + \left( {b + 1} \right)x + b}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {b + 1} \right)x + b}}{{{x^2} - \left( {1 - b} \right)x - b}}} \right]\)
Đáp án : A
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\,\left( {\frac{C}{D} \ne 0} \right)\) ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\).
\(\begin{array}{l}{x^2} + \left( {a - b} \right)x - ab = {x^2} + ax - bx - ab = x\left( {x + a} \right) - b\left( {x + a} \right) = \left( {x - b} \right)\left( {x + a} \right)\\{x^2} - \left( {a - b} \right)x - ab = {x^2} - ax + bx - ab = x\left( {x - a} \right) + b\left( {x - a} \right) = \left( {x + b} \right)\left( {x - a} \right)\\{x^2} - \left( {a + b} \right)x + ab = {x^2} - ax - bx + ab = x\left( {x - a} \right) - b\left( {x - a} \right) = \left( {x - b} \right)\left( {x - a} \right)\\{x^2} + \left( {a + b} \right)x + ab = {x^2} + ax + bx + ab = x\left( {x + a} \right) + b\left( {x + a} \right) = \left( {x + b} \right)\left( {x + a} \right)\\{x^2} - \left( {b - 1} \right)x - b = {x^2} - bx + x - b = x\left( {x - b} \right) + \left( {x - b} \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {x - b} \right)\\{x^2} + \left( {b + 1} \right)x + b = {x^2} + bx + x + b = x\left( {x + b} \right) + \left( {x + b} \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {x + b} \right)\\{x^2} - \left( {b + 1} \right)x + b = {x^2} - bx - x + b = x\left( {x - b} \right) - \left( {x - b} \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {x - b} \right)\\{x^2} - \left( {1 - b} \right)x - b = {x^2} - x + bx - b = x\left( {x - 1} \right) + b\left( {x - 1} \right) = \left( {x + b} \right)\left( {x - 1} \right)\end{array}\)
\(\begin{array}{l}A = \left[ {\frac{{{x^2} + \left( {a - b} \right)x - ab}}{{{x^2} - \left( {a - b} \right)x - ab}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {a + b} \right)x + ab}}{{{x^2} + \left( {a + b} \right)x + ab}}} \right]:\left[ {\frac{{{x^2} - \left( {b - 1} \right)x - b}}{{{x^2} + \left( {b + 1} \right)x + b}} \cdot \frac{{{x^2} - \left( {b + 1} \right)x + b}}{{{x^2} - \left( {1 - b} \right)x - b}}} \right]\\ = \left[ {\frac{{\left( {x - b} \right)\left( {x + a} \right)}}{{\left( {x + b} \right)\left( {x - a} \right)}} \cdot \frac{{\left( {x - b} \right)\left( {x - a} \right)}}{{\left( {x + b} \right)\left( {x + a} \right)}}} \right]:\left[ {\frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - b} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + b} \right)}} \cdot \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - b} \right)}}{{\left( {x + b} \right)\left( {x - 1} \right)}}} \right]\\ = \frac{{{{\left( {x - b} \right)}^2}}}{{{{\left( {x + b} \right)}^2}}}:\frac{{{{\left( {x - b} \right)}^2}}}{{{{\left( {x + b} \right)}^2}}} = \frac{{{{\left( {x - b} \right)}^2}}}{{{{\left( {x + b} \right)}^2}}} \cdot \frac{{{{\left( {x + b} \right)}^2}}}{{{{\left( {x - b} \right)}^2}}} = 1\end{array}\)
Tính \(A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left( {1 - \frac{1}{{{{2010}^2}}}} \right)\).
Đáp án : C
Sử dụng công thức \(\left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} \right) = \frac{{n + 1}}{{2n}}\).
\(\begin{array}{l}\left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{4^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{5^2}}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left( {1 - \frac{1}{{{n^2}}}} \right) = \frac{{{2^2} - 1}}{{{2^2}}} \cdot \frac{{{3^2} - 1}}{{{3^2}}} \cdot \frac{{{4^2} - 1}}{{{4^2}}} \cdot \frac{{{5^2} - 1}}{{{5^2}}} \cdot \cdot \cdot \frac{{{n^2} - 1}}{{{n^2}}}\\ = \frac{{1.3}}{{{2^2}}} \cdot \frac{{2.4}}{{{3^2}}} \cdot \frac{{3.5}}{{{4^2}}} \cdot \frac{{4.6}}{{{5^2}}} \cdot \cdot \cdot \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}} = \frac{{1.2.3.4...\left( {n - 1} \right)}}{{2.3.4.5...n}} \cdot \frac{{3.4.5.6...\left( {n + 1} \right)}}{{2.3.4.5...n}} = \frac{1}{n} \cdot \frac{{n + 1}}{2} = \frac{{n + 1}}{{2n}}\end{array}\)Áp dụng với \(n = 2010\) ta có:
\(A = \left( {1 - \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{{3^2}}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left( {1 - \frac{1}{{{{2010}^2}}}} \right) = \frac{{2010 + 1}}{{2.2010}} = \frac{{2011}}{{4020}}\)
Với mọi số tự nhiên \(n \ge 2\) ta luôn có:
Đáp án : C
Sử dụng công thức: \(1 - \frac{2}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{{n\left( {n + 1} \right)}}\)
Ta có: \(1 - \frac{2}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{{n^2} + n - 2}}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{{n^2} + 2n - n - 2}}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{n\left( {n + 2} \right) - \left( {n + 2} \right)}}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{{n\left( {n + 1} \right)}}\)\(\begin{array}{l}\left( {1 - \frac{2}{6}} \right)\left( {1 - \frac{2}{{12}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left[ {1 - \frac{2}{{n\left( {n + 1} \right)}}} \right] = \frac{{1.4}}{{2.3}} \cdot \frac{{2.5}}{{3.4}} \cdot \frac{{3.6}}{{4.5}} \cdot \cdot \cdot \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{{n\left( {n + 1} \right)}}\\ = \frac{{1.2.3...\left( {n - 1} \right)}}{{2.3.4...n}} \cdot \frac{{4.5.6...\left( {n + 2} \right)}}{{3.4.5...\left( {n + 1} \right)}} = \frac{1}{n} \cdot \frac{{n + 2}}{3} = \frac{{n + 2}}{{3n}}\\ = \frac{1}{3}\left( {\frac{{n + 2}}{n}} \right) = \frac{1}{3}\left( {1 + \frac{2}{n}} \right) > \frac{1}{3}\left( {1 + 0} \right) = \frac{1}{3}\left( {0 < \frac{2}{n} \le 1\forall n \ge 2} \right)\end{array}\)
Khẳng định nào sau đây là dúng?
Đáp án : B
Sử dụng công thức \(1 + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}}{{n\left( {n + 2} \right)}}\).
\(1 + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{{n^2} + 2n + 1}}{{n\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}}{{n\left( {n + 2} \right)}}\)
\(\begin{array}{l}\left( {1 + \frac{1}{{1.3}}} \right)\left( {1 + \frac{1}{{2.4}}} \right)\left( {1 + \frac{1}{{3.5}}} \right) \cdot \cdot \cdot \left[ {1 + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}}} \right]\\ = \frac{{{2^2}}}{{1.3}} \cdot \frac{{{3^2}}}{{2.4}} \cdot \frac{{{4^2}}}{{3.5}} \cdot \cdot \cdot \frac{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}}{{n\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{2.3.4...\left( {n + 1} \right)}}{{1.2.3...n}} \cdot \frac{{2.3.4...\left( {n + 1} \right)}}{{3.4.5...\left( {n + 2} \right)}}\\ = \frac{{n + 1}}{1} \cdot \frac{2}{{n + 2}} = 2 \cdot \frac{{n + 1}}{{n + 2}} = 2\left( {1 - \frac{1}{{n + 2}}} \right) < 2\left( {1 - 0} \right) = 2\left( {\frac{1}{{n + 2}} > 0\forall n \ge 1} \right)\end{array}\)
Bài 3 trong chương trình Toán 8 Cánh diều tập trung vào các phép toán với phân thức đại số, cụ thể là phép nhân và phép chia. Đây là một phần kiến thức quan trọng, nền tảng cho các chương trình học toán ở các lớp trên. Việc nắm vững các quy tắc, tính chất và kỹ năng giải bài tập liên quan đến phân thức đại số là điều cần thiết để đạt kết quả tốt trong môn Toán.
Trước khi bắt đầu với phần trắc nghiệm, chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức lý thuyết quan trọng:
Các bài tập trắc nghiệm về phép nhân, phép chia phân thức đại số thường xoay quanh các dạng sau:
Dạng 1: Tính giá trị của phân thức
Để tính giá trị của phân thức tại một giá trị của biến, ta thay giá trị đó vào phân thức và thực hiện các phép tính. Lưu ý kiểm tra điều kiện xác định của phân thức trước khi thay giá trị.
Dạng 2: Thực hiện phép nhân phân thức
Áp dụng quy tắc (A/B) * (C/D) = (A*C) / (B*D). Sau khi nhân, ta có thể rút gọn phân thức nếu có thể.
Dạng 3: Thực hiện phép chia phân thức
Áp dụng quy tắc (A/B) : (C/D) = (A/B) * (D/C) = (A*D) / (B*C). Sau khi chia, ta có thể rút gọn phân thức nếu có thể.
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm mẫu để các em luyện tập:
Việc luyện tập thường xuyên với các bài tập trắc nghiệm là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức và kỹ năng về phép nhân, phép chia phân thức đại số. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong môn Toán!
Hãy truy cập giaitoan.edu.vn để luyện tập thêm nhiều bài tập trắc nghiệm và học toán online hiệu quả.