Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử Toán 8 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử Toán 8 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử Toán 8 Chân trời sáng tạo

Bài viết này cung cấp bộ đề trắc nghiệm phong phú và đa dạng về chủ đề Phân tích đa thức thành nhân tử, thuộc Bài 4 chương trình Toán 8 Chân trời sáng tạo.

Mục tiêu chính là giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập, củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra, thi học kỳ.

Đề bài

    Câu 1 :

    Phân tích đa thức \(15{x^3} - 5{x^2} + 10x\) thành nhân tử.

    • A.
      \(5({x^3} - {x^2} + 2x)\).
    • B.

      \(5x({{x^2} - x + 1}) \).

    • C.

      \(5x({3{x^2} - x + 1}) \).

    • D.

      \(5x({3{x^2} - x + 2}) \).

    Câu 2 :

    Kết quả phân tích đa thức \({x^2}\;-xy + x-y\) thành nhân tử là:

    • A.

      \(({x + 1}) ({x - y}) \).

    • B.

      \(({x - y}) ({x - 1}) \).

    • C.

      \(({x - y}) ({x + y}) \).

    • D.

      \(x({x - y}) \).

    Câu 3 :

    Phân tích đa thức thành nhân tử: \({x^2} + 6x + 9\;\)

    • A.
      \((x + 3)(x - 3)\).
    • B.
      \((x - 1)(x + 9)\).
    • C.
      \({(x + 3)^2}\).
    • D.
      \((x + 6)(x - 3)\).
    Câu 4 :

    Tìm x, biết \(2 - 25{x^2} = 0\)

    • A.
      \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\).
    • B.
      \(x = \frac{{ - \sqrt 2 }}{5}\).
    • C.
      \(\frac{2}{{25}}\).
    • D.
      \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\) hoặc \(x = \frac{{ - \sqrt 2 }}{5}\).
    Câu 5 :

    Chọn câu sai.

    • A.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = {({x-1}) ^2}({x + 1}) \).

    • B.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2({x-1}) = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2]\).

    • C.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2x-2]\).

    • D.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) ({x + 3}) \).

    Câu 6 :

    Tính nhanh biểu thức \({37^2} - {13^2}\)

    • A.
      \(1200\).
    • B.
      \(800\).
    • C.
      \(1500\).
    • D.
      \(1800\).
    Câu 7 :

    Phân tích đa thức \({x^2} - 2xy + {y^2}{{ - }}81\) thành nhân tử:

    • A.
      \((x - y - 3)(x - y + 3)\).
    • B.

      \(\left( {x - y - 9} \right)\left( {x - y + 9} \right)\).

    • C.
      \((x + y - 3)(x + y + 3)\).
    • D.
      \((x + y - 9)(x + y - 9)\).
    Câu 8 :

    Tính nhanh giá trị của biểu thức \({x^2} + 2x + 1 - {y^2}\) tại x = 94,5 và y = 4,5.

    • A.
      \(8900\).
    • B.
      \(9000\).
    • C.
      \(9050\).
    • D.
      \(9100\).
    Câu 9 :

    Nhân tử chung của biểu thức \(30{\left( {4-2x} \right)^2}\; + 3x-6\) có thể là

    • A.
      \(x + 2\).
    • B.
      \(3(x - 2)\).
    • C.
      \({(x - 2)^2}\).
    • D.
      \({(x + 2)^2}\).
    Câu 10 :

    Thực hiện phép chia: \(\left( {{x^5} + {x^3} + {x^2} + 1} \right):\left( {{x^3} + 1} \right)\)

    • A.
      \({x^2} + 1\).
    • B.
      \({(x + 1)^2}\).
    • C.
      \({x^2} - 1\).
    • D.
      \({x^2} + x + 1\).
    Câu 11 :

    Cho\({x_1}\) và\({x_2}\) là hai giá trị thỏa mãn \(4\left( {x - 5} \right) - {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} - x} \right) = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\;\)bằng

    • A.
      5.
    • B.
      7.
    • C.
      3.
    • D.
      -2.
    Câu 12 :

    Chọn câu sai.

    • A.
      \({x^2} - 6x + 9 = {(x - 3)^2}\).
    • B.
      \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{4} + 2y} \right)^2}\).
    • C.
      \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\).
    • D.
      \(4{x^2} - 4xy + {y^2} = {(2x - y)^2}\).
    Câu 13 :

    Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \({x^3}\; + 2{x^2}\;-9x-18 = 0\)

    • A.
      \(0\).
    • B.
      \(1\).
    • C.
      \(2\).
    • D.
      \(3\).
    Câu 14 :

    Phân tích đa thức \(3{x^3} - 8{x^2} - 41x + 30\) thành nhân tử

    • A.
      \((3x - 2)(x + 3)(x - 5)\).
    • B.
      \(3(x - 2)(x + 3)(x - 5)\).
    • C.
      \((3x - 2)(x - 3)(x + 5)\).
    • D.
      \((x - 2)(3x + 3)(x - 5)\).
    Câu 15 :

    Cho \({\left( {3{x^2} + 3x - 5} \right)^2} - {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2} = mx(x + 1)\) với \(m \in \mathbb{R}\). Chọn câu đúng

    • A.
      \(m > - 59\).
    • B.
      \(m < 0\).
    • C.
      \(m \vdots 9\).
    • D.
      \(m\) là số nguyên tố.
    Câu 16 :

    Cho \(\left| x \right| < 3\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(A = {x^4} + 3{x^3} - 27x - 81\)

    • A.
      \(A > 1\).
    • B.
      \(A > 0\).
    • C.
      \(A < 0\).
    • D.
      \(A \ge 1\).
    Câu 17 :

    Tính nhanh \(B = 5.101,5 - 50.0,15\)

    • A.
      \(100\).
    • B.
      \(50\).
    • C.
      \(500\).
    • D.
      \(1000\).
    Câu 18 :

    Cho \({(3{x^2} + 6x - 18)^2} - {(3{x^2} + 6x)^2} = m(x + n)(x - 1)\). Khi đó \(\frac{m}{n}\) bằng:

    • A.
      \(\frac{m}{n} = 36\).
    • B.
      \(\frac{m}{n} = - 36\).
    • C.
      \(\frac{m}{n} = 18\).
    • D.
      \(\frac{m}{n} = - 18\).
    Câu 19 :

    Cho \(x = 20-y\). Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}\)

    • A.
      \(B < 8300\).
    • B.
      \(B > 8500\).
    • C.
      \(B < 0\).
    • D.
      \(B > 8300\).
    Câu 20 :

    Hiệu bình phương các số lẻ liên tiếp thì luôn chia hết cho

    • A.
      7.
    • B.
      8.
    • C.
      9.
    • D.
      10.
    Câu 21 :

    Giá trị của x thỏa mãn \(5{x^2} - 10x + 5 = 0\) là

    • A.
      \(x = 1\).
    • B.
      \(x = - 1\).
    • C.
      \(x = 2\).
    • D.
      \(x = 5\).
    Câu 22 :

    Cho \({x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y = \left( {x + my} \right)\left( {x-2y + n} \right)\) với \(m,n \in \mathbb{R}\). Tìm m và n.

    • A.
      \(m = 2,n = 2\)
    • B.
      \(m = - 2,n = 2\)
    • C.
      \(m = 2,n = - 2\)
    • D.
      \(m = - 2,n = - 2\)
    Câu 23 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\) tại \(x = 5\).

    • A.
      \(A = 20\;\).
    • B.
      \(A = {\rm{ 4}}0\;\).
    • C.
      \(A = {\rm{ 16}}\;\).
    • D.
      \(A = 28\).
    Câu 24 :

    Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn\({\left( {2x-5} \right)^2}\;-4{\left( {x-2} \right)^2}\; = 0\)?

    • A.
      \(2\).
    • B.
      \(1\).
    • C.
      \(0\).
    • D.
      \(4\).
    Câu 25 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = {x^6} - {x^4} - x({x^3} - x)\) biết \({x^3} - x = 9\)

    • A.
      \(A = 0\).
    • B.
      \(A = 9\).
    • C.
      \(A = 27\).
    • D.
      \(A = 81\).
    Câu 26 :

    Cho biểu thức \(A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\). Khẳng định nào đúng cho biểu thức A.

    • A.
      A không chia hết cho 7.
    • B.
      A chia hết cho 2.
    • C.
      A chia hết cho 57.
    • D.
      A chia hết cho 114.
    Câu 27 :

    Gọi \({x_1};{x_2};{x_3}\) là các giá trị thỏa mãn \(4{\left( {2x-5} \right)^2}\;-9{(4{x^2}\;-25)^2}\; = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\; + {x_3}\) bằng

    • A.
      \( - 3\).
    • B.
      \( - 1\).
    • C.
      \(\frac{{ - 5}}{3}\).
    • D.

      \(\frac{-5}{2}\).

    Câu 28 :

    Với a3 + b3 + c3 = 3abc thì

    • A.
      \(a = b = c\).
    • B.
      \(a + b + c = 1\).
    • C.
      \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).
    • D.
      \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 1\).

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Phân tích đa thức \(15{x^3} - 5{x^2} + 10x\) thành nhân tử.

    • A.
      \(5({x^3} - {x^2} + 2x)\).
    • B.

      \(5x({{x^2} - x + 1}) \).

    • C.

      \(5x({3{x^2} - x + 1}) \).

    • D.

      \(5x({3{x^2} - x + 2}) \).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}15{x^3} - 5{x^2} + 10x\\ = \;5x.3{x^2} - \;5x.x + \;5x.2\\ = \;5x({3{x^2} - x + 2}) \end{array}\)

    Câu 2 :

    Kết quả phân tích đa thức \({x^2}\;-xy + x-y\) thành nhân tử là:

    • A.

      \(({x + 1}) ({x - y}) \).

    • B.

      \(({x - y}) ({x - 1}) \).

    • C.

      \(({x - y}) ({x + y}) \).

    • D.

      \(x({x - y}) \).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}{x^2}\;-xy + x-y\\ = x(x - y) + (x - y)\\ = (x + 1)(x - y)\end{array}\)

    Câu 3 :

    Phân tích đa thức thành nhân tử: \({x^2} + 6x + 9\;\)

    • A.
      \((x + 3)(x - 3)\).
    • B.
      \((x - 1)(x + 9)\).
    • C.
      \({(x + 3)^2}\).
    • D.
      \((x + 6)(x - 3)\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
    Lời giải chi tiết :

    Ta dễ dàng nhận thấy \({x^2} + 2x.3 + {3^2}\)

    \({x^2} + 6x + 9 = {({x + 3}) ^2}\)

    Câu 4 :

    Tìm x, biết \(2 - 25{x^2} = 0\)

    • A.
      \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\).
    • B.
      \(x = \frac{{ - \sqrt 2 }}{5}\).
    • C.
      \(\frac{2}{{25}}\).
    • D.
      \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\) hoặc \(x = \frac{{ - \sqrt 2 }}{5}\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử, dựa vào hằng đẳng thức \({A^2} - {B^2} = {A - B} {A + B} \); sau đó giải phương trình để tìm x.
    Lời giải chi tiết :

    \({2 - 25{x^2} = 0\;}\)\((\sqrt 2 - 5x)(\sqrt 2 + 5x) = 0\)\(\sqrt 2 - 5x = 0\) hoặc \(\sqrt 2 + 5x = 0\)\(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\) hoặc \(x = \frac{{ - \sqrt 2 }}{5}\)

    Câu 5 :

    Chọn câu sai.

    • A.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = {({x-1}) ^2}({x + 1}) \).

    • B.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2({x-1}) = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2]\).

    • C.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2x-2]\).

    • D.

      \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) ({x + 3}) \).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có

    +) \({\left( {x-1} \right)^3} + 2{\left( {x-1} \right)^2}\)

    \(= {\left( {x-1} \right)^2}\left( {x-1} \right) + 2{\left( {x-1} \right)^2}\\ = {\left( {x-1} \right)^2}(x-1 + 2\\ = {\left( {x-1} \right)^2}\left( {x + 1} \right)\)

    nên A đúng

    +) \( {{{\left( {x-1} \right)}^3} + 2\left( {x-1} \right)}\)

    \({ = \left( {x-1} \right).{{\left( {x-1} \right)}^2} + 2\left( {x-1} \right)}\\ = \left( {x-1} \right)[{\left( {x-1} \right)^2} + 2]\)

     nên B đúng

    +) \({{{\left( {x-1} \right)}^3} + 2{{\left( {x-1} \right)}^2}}\)

    \({ = \left( {x-1} \right){{\left( {x-1} \right)}^2} + 2\left( {x-1} \right)\left( {x-1} \right)}\\{ = \left( {x-1} \right)[{{\left( {x-1} \right)}^2} + 2\left( {x-1} \right)]}\\ = \left( {x-1} \right)[{\left( {x-1} \right)^2} + 2x-2]\)

     nên C đúng

    +) \({{{\left( {x-1} \right)}^3} + 2{{\left( {x-1} \right)}^2}}\)

    \({ = {{\left( {x-1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}\\ \ne \left( {x-1} \right)\left( {x + 3} \right)\)

    nên D sai

    Câu 6 :

    Tính nhanh biểu thức \({37^2} - {13^2}\)

    • A.
      \(1200\).
    • B.
      \(800\).
    • C.
      \(1500\).
    • D.
      \(1800\).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng hằng đẳng thức \({A^2} - {B^2} = ({A - B}) ({A + B}) \) để thực hiện phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{l}{37^2} - {13^2}\\ = ({37 - 13}) ({37 + 13}) \\ = 24.50\\ = 1200\end{array}\)

    Câu 7 :

    Phân tích đa thức \({x^2} - 2xy + {y^2}{{ - }}81\) thành nhân tử:

    • A.
      \((x - y - 3)(x - y + 3)\).
    • B.

      \(\left( {x - y - 9} \right)\left( {x - y + 9} \right)\).

    • C.
      \((x + y - 3)(x + y + 3)\).
    • D.
      \((x + y - 9)(x + y - 9)\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Sử dụng kết hợp phương pháp nhóm hạng tử và dùng hằng đẳng thức đáng nhớ.
    Lời giải chi tiết :

    \({x^2} - 2xy + {y^2}{\rm{ - }}81\; = \;\left( {{x^2} - 2xy + {y^2}} \right) - 81\) (nhóm 3 hạng tử đầu để xuất hiện bình phương một hiệu)

    \( = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}y} \right)^2}{\rm{ }} - {\rm{ }}{9^2}\) (áp dụng hằng đẳng thức \({A^2} - {\rm{ }}{B^2} = {\rm{ }}\left( {A{\rm{ }} - {\rm{ }}B} \right)\left( {A{\rm{ }} + {\rm{ }}B} \right)\))

    \( = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}y{\rm{ }} - {\rm{ }}9} \right)\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}y{\rm{ }} + {\rm{ }}9} \right)\).

    Câu 8 :

    Tính nhanh giá trị của biểu thức \({x^2} + 2x + 1 - {y^2}\) tại x = 94,5 và y = 4,5.

    • A.
      \(8900\).
    • B.
      \(9000\).
    • C.
      \(9050\).
    • D.
      \(9100\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử rồi mới thay số vào tính.
    Lời giải chi tiết :

    \({x^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} - {\rm{ }}{y^2}{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {{x^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right){\rm{ }} - {\rm{ }}{y^2}\;\) (nhóm hạng tử)

    \( = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)^2}{\rm{ }} - {\rm{ }}{y^2}\) (áp dụng hằng đẳng thức)

    \( = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} - {\rm{ }}y} \right)\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ }}y} \right)\)

    Thay x = 94,5 và y = 4,5 vào biểu thức, ta được:

    \(\begin{array}{l}\left( {{\rm{94,5 }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} - 4,5} \right)\left( {{\rm{94,5 }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ 4,5}}} \right)\\ = 91.100\\ = 9100\end{array}\)

    Câu 9 :

    Nhân tử chung của biểu thức \(30{\left( {4-2x} \right)^2}\; + 3x-6\) có thể là

    • A.
      \(x + 2\).
    • B.
      \(3(x - 2)\).
    • C.
      \({(x - 2)^2}\).
    • D.
      \({(x + 2)^2}\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm nhân tử chung của biểu thức.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{30{{\left( {4-2x} \right)}^2}\; + 3x-6 = 30{{\left( {2x-4} \right)}^2}\; + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = {{30.2}^2}\left( {x-2} \right) + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = 120{{\left( {x-2} \right)}^2}\; + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = 3\left( {x-2} \right)\left( {40\left( {x-2} \right) + 1} \right) = 3\left( {x-2} \right)\left( {40x-79} \right)}\end{array}\)

    Nhân tử chung có thể là \(3(x - 2)\).

    Câu 10 :

    Thực hiện phép chia: \(\left( {{x^5} + {x^3} + {x^2} + 1} \right):\left( {{x^3} + 1} \right)\)

    • A.
      \({x^2} + 1\).
    • B.
      \({(x + 1)^2}\).
    • C.
      \({x^2} - 1\).
    • D.
      \({x^2} + x + 1\).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức \({x^5} + {x^3} + {x^2} + 1\) thành nhân tử rồi sau đó thực hiện phép chia.
    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{{x^5} + {x^3} + {x^2}\; + 1}\\{ = {x^3}\left( {{x^2}\; + 1} \right) + {x^2}\; + 1}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\end{array}\)

    nên

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {{x^5}\; + {x^3}\; + {x^2}\; + 1} \right):\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)\left( {{x^3}\; + 1} \right):\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)}\end{array}\)

    Câu 11 :

    Cho\({x_1}\) và\({x_2}\) là hai giá trị thỏa mãn \(4\left( {x - 5} \right) - {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} - x} \right) = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\;\)bằng

    • A.
      5.
    • B.
      7.
    • C.
      3.
    • D.
      -2.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung; sau đó giải phương trình để tìm x.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}4\left( {x - 5} \right) - {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} - x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 4\left( {x - {\rm{ 5}}} \right)\; + \;2x\left( {x - {\rm{ 5}}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - {\rm{ 5}}} \right)\left( {{\rm{4}} + 2x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 5 = 0\\4 + 2x = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 5\\x = - 2\end{array} \right.\\ \Rightarrow {x_1} + {x_2} = 5 - 2 = 3\end{array}\)

    Câu 12 :

    Chọn câu sai.

    • A.
      \({x^2} - 6x + 9 = {(x - 3)^2}\).
    • B.
      \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{4} + 2y} \right)^2}\).
    • C.
      \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\).
    • D.
      \(4{x^2} - 4xy + {y^2} = {(2x - y)^2}\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Áp dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    +) \({x^2} - 6x + 9 = {x^2} - 2.3x + {3^2} = {(x - 3)^2}\) nên A đúng.

    +) \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2}.2.\frac{x}{2}.2y + {\left( {2y} \right)^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\) nên B sai, C đúng.

    +) \(4{x^2} - 4xy + {y^2} = {\left( {2x} \right)^2} - 2.2x.y + {y^2} = {(2x - y)^2}\) nên D đúng.

    Câu 13 :

    Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \({x^3}\; + 2{x^2}\;-9x-18 = 0\)

    • A.
      \(0\).
    • B.
      \(1\).
    • C.
      \(2\).
    • D.
      \(3\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}{x^3} + 2{x^2} - 9x - 18 = 0\\ \Leftrightarrow ({x^3} + 2{x^2}) - (9x - 18) = 0\\ \Leftrightarrow {x^2}(x + 2) - 9(x - 2) = 0\\ \Leftrightarrow ({x^2} - 9)(x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow (x - 3)(x + 3)(x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 3 = 0\\x + 3 = 0\\x - 2 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = - 3\\x = - 2\end{array} \right.\end{array}\)

    Câu 14 :

    Phân tích đa thức \(3{x^3} - 8{x^2} - 41x + 30\) thành nhân tử

    • A.
      \((3x - 2)(x + 3)(x - 5)\).
    • B.
      \(3(x - 2)(x + 3)(x - 5)\).
    • C.
      \((3x - 2)(x - 3)(x + 5)\).
    • D.
      \((x - 2)(3x + 3)(x - 5)\).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
    Lời giải chi tiết :
    Theo đề ra ta có:

    \(\begin{array}{l}3{x^3} - 8{x^2} - 41x + 30\\ = 3{x^3} - 2{x^2} - 6{x^2} + 4x - 45x + 30\\ = \left( {3{x^3} - 2{x^2}} \right) - \left( {6{x^2} - 4x} \right) - \left( {45x - 30} \right)\\ = {x^2}(3x - 2) - 2x(3x - 2) - 15(3x - 2)\\ = ({x^2} - 2x - 15)(3x - 2)\\ = ({x^2} + 3x - 5x - 15)(3x - 2)\\ = \left[ {\left( {{x^2} + 3x} \right) - \left( {5x + 15} \right)} \right](3x - 2)\\ = \left[ {x(x + 3) - 5(x + 3)} \right](3x - 2)\\ = (3x - 2)(x - 5)(x + 3)\end{array}\)

    Câu 15 :

    Cho \({\left( {3{x^2} + 3x - 5} \right)^2} - {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2} = mx(x + 1)\) với \(m \in \mathbb{R}\). Chọn câu đúng

    • A.
      \(m > - 59\).
    • B.
      \(m < 0\).
    • C.
      \(m \vdots 9\).
    • D.
      \(m\) là số nguyên tố.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^2} - {B^2} = (A - B)(A + B)\)
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}{\left( {3{x^2} + 3x - 5} \right)^2} - {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2}\\ = (3{x^2} + 3x - 5 - 3{x^2} - 3x - 5)(3{x^2} + 3x - 5 + 3{x^2} + 3x + 5)\\ = - 10(6{x^2} + 6x)\\ = - 10.6x(x + 1)\\ = - 60x(x + 1)\\ = mx(x + 1)\\ \Rightarrow m = - 60 < 0\end{array}\)

    Câu 16 :

    Cho \(\left| x \right| < 3\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(A = {x^4} + 3{x^3} - 27x - 81\)

    • A.
      \(A > 1\).
    • B.
      \(A > 0\).
    • C.
      \(A < 0\).
    • D.
      \(A \ge 1\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tửvà sử dụng hằng đẳng thức.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}A = {x^4} + 3{x^3} - 27x - 81\\ = ({x^4} - 81) + (3{x^3} - 27x)\\ = ({x^2} - 9)({x^2} + 9) + 3x({x^2} - 9)\\ = ({x^2} - 9)({x^2} + 3x + 9)\end{array}\)

    Ta có: \({x^2} + 3x + 9 = {x^2} + 2.\frac{3}{2}x + \frac{9}{4} + \frac{{27}}{4} \ge \frac{{27}}{4} > 0,\forall x\)

    Mà \(\left| x \right| < 3 \Leftrightarrow {x^2} < 9 \Leftrightarrow {x^2} - 9 < 0\)

    \( \Rightarrow A = ({x^2} - 9)({x^2} + 3x + 9) < 0\) khi \(\left| x \right| < 3\).

    Câu 17 :

    Tính nhanh \(B = 5.101,5 - 50.0,15\)

    • A.
      \(100\).
    • B.
      \(50\).
    • C.
      \(500\).
    • D.
      \(1000\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Biến đổi để phân tích đa thức thành nhân tử bằng đặt nhân tử chung.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}B = 5.101,5 - 50.0,15\\ = 5.101,5 - 5.1,5\\ = 5(101,5 - 1,5)\\ = 5.100\\ = 500\end{array}\)

    Câu 18 :

    Cho \({(3{x^2} + 6x - 18)^2} - {(3{x^2} + 6x)^2} = m(x + n)(x - 1)\). Khi đó \(\frac{m}{n}\) bằng:

    • A.
      \(\frac{m}{n} = 36\).
    • B.
      \(\frac{m}{n} = - 36\).
    • C.
      \(\frac{m}{n} = 18\).
    • D.
      \(\frac{m}{n} = - 18\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}{(3{x^2} + 6x - 18)^2} - {(3{x^2} + 6x)^2}\\ = (3{x^2} + 6x - 18 - 3{x^2} - 6x)(3{x^2} + 6x - 18 + 3{x^2} + 6x)\\ = - 18(6{x^2} + 12x - 18)\\ = - 18.6({x^2} + 2x - 3)\\ = - 108({x^2} + 2x - 3)\\ = - 108({x^2} - x + 3x - 3)\\ = - 108\left[ {x(x - 1) + 3(x - 1)} \right]\\ = - 108(x + 3)(x - 1)\end{array}\)

    Khi đó, m = -108; n = 3 \( \Rightarrow \frac{m}{n} = \frac{{ - 108}}{3} = - 36\)

    Câu 19 :

    Cho \(x = 20-y\). Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}\)

    • A.
      \(B < 8300\).
    • B.
      \(B > 8500\).
    • C.
      \(B < 0\).
    • D.
      \(B > 8300\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.

    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}}\\{ = \left( {{x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}} \right) + \left( {{x^2}\; + 2xy + {y^2}} \right)}\\{ = {{\left( {x + y} \right)}^3}\; + {{\left( {x + y} \right)}^2}\; = {{\left( {x + y} \right)}^2}\left( {x + y + 1} \right)}\end{array}\)

    Vì \(x = 20-y\) nên \(x + y = 20\). Thay \(x + y = 20\) vào \(B = {\left( {x + y} \right)^2}\left( {x + y + 1} \right)\) ta được:

    \(B = {\left( {20} \right)^2}\left( {{\rm{20 }} + 1} \right) = 400.21 = 8400\).

    Vậy \(B > 8300\) khi \(x = 20-y\).

    Câu 20 :

    Hiệu bình phương các số lẻ liên tiếp thì luôn chia hết cho

    • A.
      7.
    • B.
      8.
    • C.
      9.
    • D.
      10.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức \({A^2} - {B^2} = (A - B)(A + B)\).
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    Gọi hai số lẻ liên tiếp là \(2k-1;2k + 1(k \in N*)\)

    Theo bài ra ta có:

    \({\left( {2k + 1} \right)^{2}}-{\left( {2k-1} \right)^{2}} = 4{k^2} + 4k + 1-4{k^2} + 4k-1 = 8k \vdots 8,\forall k \in \mathbb{N}*\)

    Câu 21 :

    Giá trị của x thỏa mãn \(5{x^2} - 10x + 5 = 0\) là

    • A.
      \(x = 1\).
    • B.
      \(x = - 1\).
    • C.
      \(x = 2\).
    • D.
      \(x = 5\).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}5{x^2} - 10x + 5 = 0\\ \Leftrightarrow 5({x^2} - 2x + 1) = 0\\ \Leftrightarrow {(x - 1)^2} = 0\\ \Leftrightarrow x - 1 = 0\\ \Leftrightarrow x = 1\end{array}\)

    Câu 22 :

    Cho \({x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y = \left( {x + my} \right)\left( {x-2y + n} \right)\) với \(m,n \in \mathbb{R}\). Tìm m và n.

    • A.
      \(m = 2,n = 2\)
    • B.
      \(m = - 2,n = 2\)
    • C.
      \(m = 2,n = - 2\)
    • D.
      \(m = - 2,n = - 2\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{{x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y}\\{ = \left( {{x^2}\;-4{y^2}} \right)-\left( {2x + 4y} \right)}\\{ = \left( {x-2y} \right)\left( {x + 2y} \right)-2\left( {x + 2y} \right)}\\{ = \left( {x + 2y} \right)\left( {x-2y-2} \right)}\end{array}\)

    Suy ra m = 2, n = -2

    Câu 23 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\) tại \(x = 5\).

    • A.
      \(A = 20\;\).
    • B.
      \(A = {\rm{ 4}}0\;\).
    • C.
      \(A = {\rm{ 16}}\;\).
    • D.
      \(A = 28\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\\\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + \left( {x-1} \right)}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-2} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-3 + 1} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-2} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)[{{\left( {x-2} \right)}^2}\; + 1]}\end{array}\end{array}\)

    Tại x = 5, ta có:

    \(A = \left( {5-1} \right)[{\left( {5-2} \right)^2}\; + 1] = 4.({3^2}\; + 1) = 4.\left( {9 + 1} \right) = 4.10 = 40\)

    Câu 24 :

    Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn\({\left( {2x-5} \right)^2}\;-4{\left( {x-2} \right)^2}\; = 0\)?

    • A.
      \(2\).
    • B.
      \(1\).
    • C.
      \(0\).
    • D.
      \(4\).

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-4{{\left( {x-2} \right)}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-{{\left[ {2\left( {x-2} \right)} \right]}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-{{\left( {2x-4} \right)}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow \left( {2x-5 + 2x-4} \right)\left( {2x-5-2x + 4} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow \left( {4x-9} \right).\left( { - 1} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow - 4x + 9 = 0}\\{ \Leftrightarrow 4x = 9}\\{ \Leftrightarrow x = \;\frac{9}{4}}\end{array}\)

    Câu 25 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = {x^6} - {x^4} - x({x^3} - x)\) biết \({x^3} - x = 9\)

    • A.
      \(A = 0\).
    • B.
      \(A = 9\).
    • C.
      \(A = 27\).
    • D.
      \(A = 81\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}A = {x^6} - {x^4} - x({x^3} - x)\\ = {x^3}.{x^3} - {x^3}.x - x\left( {{x^3} - x} \right)\\ = {x^3}({x^3} - x) - x({x^3} - x)\\ = \left( {{x^3} - x} \right)\left( {{x^3} - x} \right)\\ = {\left( {{x^3} - x} \right)^2}\end{array}\)

    Với \({x^3} - x = 9\), giá trị của biểu thức \(A = {9^2} = 81\)

    Câu 26 :

    Cho biểu thức \(A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\). Khẳng định nào đúng cho biểu thức A.

    • A.
      A không chia hết cho 7.
    • B.
      A chia hết cho 2.
    • C.
      A chia hết cho 57.
    • D.
      A chia hết cho 114.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Phân tích biểu thức A thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{l}A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\\ = {7^{19}} + {7^{19}}.7 + {7^{19}}{.7^2}\\ = {7^{19}}.(1 + 7 + {7^2})\\ = {7^{19}}.57\end{array}\)

    Do \({7^{19}} \vdots 7 \Rightarrow {7^{19}}.57 \vdots 7\) (A sai)

    Ta có \({7^{19}}\) là số lẻ, 57 là số lẻ nên tích \({7^{19}}.57\) là số lẻ \( \Rightarrow {7^{19}}.57\) không chia hết cho 2. (B sai)

    A chia hết cho 57. (C đúng)

    A chia hết cho 57 nhưng A không chia hết cho 2 nên A không chia hết cho 57.2 = 114 (D sai)

    Câu 27 :

    Gọi \({x_1};{x_2};{x_3}\) là các giá trị thỏa mãn \(4{\left( {2x-5} \right)^2}\;-9{(4{x^2}\;-25)^2}\; = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\; + {x_3}\) bằng

    • A.
      \( - 3\).
    • B.
      \( - 1\).
    • C.
      \(\frac{{ - 5}}{3}\).
    • D.

      \(\frac{-5}{2}\).

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng hằng đẳng thức \(a^2 - b^2 = (a-b)(a+b)\) để phân tích đa thức thành nhân tử.

    Lời giải chi tiết :

    \(\left( {2x-5} \right)^2-9{(4{x^2}-25)^2}= 0\)\(4{{\left( {2x-5} \right)}^2}-9{{[{{\left( {2x} \right)}^2}-{5^2}]}^2}= 0\)\(4{{\left( {2x-5} \right)}^2}-9{{\left[ {\left( {2x-5} \right)\left( {2x + 5} \right)} \right]}^2}= 0\)\(4{{\left( {2x-5} \right)}^2}-9{{\left( {{{2x }}-5} \right)}^2}{{\left( {2x + 5} \right)}^2}= 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2[4-9{{\left( {2x + 5} \right)}^2}] = 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2[4-{{\left( {3\left( {2x + 5} \right)} \right)}^2}] = 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2({2^2}-{{\left( {6x + 15} \right)}^2}) = 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2({2^2}-{{\left( {6x + 15} \right)}^2}) = 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2\left( {2 + {{ 6}}x + 15} \right)\left( {2-{{ 6}}x-15} \right) = 0\)\(\left( {2x-5} \right)^2\left( {6x + 17} \right)\left( { - 6x-13} \right) = 0\)Suy ra \(x = \frac{5}{2}\) hoặc \(x = \frac{{ - 17}}{6}\) hoặc \(x = \frac{{-13}}{6}\)Suy ra \({x_1} + {x_2} + {x_3} = \frac{5}{2} - \frac{{17}}{6} + \frac{{-13}}{6} = \frac{{15 - 17 - 13}}{6} = \frac{-5}{2}\)

    Câu 28 :

    Với a3 + b3 + c3 = 3abc thì

    • A.
      \(a = b = c\).
    • B.
      \(a + b + c = 1\).
    • C.
      \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).
    • D.
      \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 1\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Sử dụng đẳng thức đặc biệt \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; - 3abc = \;\left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; - ab - bc - ac} \right)\);
    Lời giải chi tiết :

    Từ đẳng thức đã cho suy ra \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; - 3abc = 0\)

    \({b^3}\; + {c^3}\; = \left( {b + c} \right)\left( {{b^2}\; + {c^2}\; - bc} \right)\)\( = \left( {b + c} \right)\left[ {{{\left( {b + c} \right)}^2}\; - 3bc} \right]\)\( = {\left( {b + c} \right)^3}\; - 3bc\left( {b + c} \right)\)\( \Rightarrow {a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; - 3abc = {a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) - 3abc\)\( = {a^3}\; + {\left( {b + c} \right)^3} - 3bc\left( {b + c} \right) - 3abc\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; - a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}} \right) - \left[ {3bc\left( {b + c} \right) + 3abc} \right]\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; - a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}} \right) - 3bc\left( {a + b + c} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; - a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}\; - 3bc} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; - ab\; - ac + {b^2}\; + 2bc + {c^2}\; - 3bc} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; - ab - ac - bc} \right)\)

    Do đó nếu \({a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) - 3abc = 0\) thì \(a + b + c\; = 0\) hoặc \({a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; - ab - ac - bc = 0\)

    Mà \({a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; - ab - ac - bc = \left[ {{{\left( {a - b} \right)}^2}\; + {{\left( {a - c} \right)}^2}\; + {{\left( {b - c} \right)}^2}} \right]\)

    Nếu \({\left( {a - b} \right)^2}\; + {\left( {a - c} \right)^2}\; + {\left( {b - c} \right)^2}\; = 0 \Leftrightarrow \;\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a - b = 0}\\{b - c = 0}\\{a - c = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow a = b = c\)

    Vậy \({a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) = 3abc\) thì \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).

    Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Trắc nghiệm Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử Toán 8 Chân trời sáng tạo đặc sắc thuộc chuyên mục bài tập sách giáo khoa toán 8 trên soạn toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

    Trắc nghiệm Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử Toán 8 Chân trời sáng tạo - Tổng hợp và Giải chi tiết

    Bài 4 trong chương trình Toán 8 Chân trời sáng tạo tập trung vào phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Đây là một kỹ năng quan trọng, nền tảng cho việc giải các bài toán đại số ở các lớp trên. Việc nắm vững các phương pháp phân tích đa thức không chỉ giúp học sinh giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa mà còn ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác của toán học.

    I. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử thường gặp

    Để giải quyết các bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử, học sinh cần nắm vững các phương pháp sau:

    • Đặt nhân tử chung: Đây là phương pháp cơ bản nhất, áp dụng khi tất cả các hạng tử của đa thức đều có chung một nhân tử.
    • Sử dụng hằng đẳng thức: Các hằng đẳng thức đáng nhớ như bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu, tổng và hiệu hai lập phương là công cụ hữu ích để phân tích đa thức.
    • Tách hạng tử: Phương pháp này được sử dụng khi đa thức không có nhân tử chung và không thể áp dụng trực tiếp các hằng đẳng thức.
    • Nhóm hạng tử: Sử dụng khi đa thức có từ bốn hạng tử trở lên, ta có thể nhóm các hạng tử lại để xuất hiện nhân tử chung.

    II. Dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

    Các bài tập trắc nghiệm về phân tích đa thức thành nhân tử thường xoay quanh các dạng sau:

    1. Chọn đáp án đúng: Đề bài đưa ra một đa thức và yêu cầu chọn đáp án đúng sau khi đã phân tích đa thức thành nhân tử.
    2. Tìm hệ số chưa biết: Đề bài đưa ra một đa thức đã phân tích thành nhân tử, nhưng có chứa hệ số chưa biết. Học sinh cần tìm giá trị của hệ số đó.
    3. Xác định nhân tử chung: Đề bài yêu cầu xác định nhân tử chung của một đa thức.
    4. Áp dụng hằng đẳng thức: Đề bài yêu cầu sử dụng hằng đẳng thức để phân tích đa thức.

    III. Ví dụ minh họa và giải chi tiết

    Ví dụ 1: Phân tích đa thức 3x2 + 6x thành nhân tử.

    Giải: Ta thấy cả hai hạng tử đều có chung nhân tử là 3x. Do đó, ta có:

    3x2 + 6x = 3x(x + 2)

    Ví dụ 2: Phân tích đa thức x2 - 4 thành nhân tử.

    Giải: Đây là hiệu hai bình phương, ta có:

    x2 - 4 = (x - 2)(x + 2)

    IV. Luyện tập với các bài tập trắc nghiệm

    Dưới đây là một số bài tập trắc nghiệm để bạn luyện tập:

    1. Phân tích đa thức 5x2 - 10x thành nhân tử.
    2. Phân tích đa thức x2 - 9 thành nhân tử.
    3. Tìm hệ số a sao cho đa thức x2 + ax + 16 là bình phương của một tổng.
    4. Chọn đáp án đúng: (x + 3)(x - 3) bằng biểu thức nào sau đây?

    V. Mẹo giải nhanh và kinh nghiệm làm bài

    • Luôn kiểm tra xem có thể đặt nhân tử chung hay không trước khi áp dụng các phương pháp khác.
    • Nắm vững các hằng đẳng thức đáng nhớ và biết cách vận dụng chúng một cách linh hoạt.
    • Khi gặp các đa thức phức tạp, hãy thử tách hạng tử hoặc nhóm hạng tử để tìm ra nhân tử chung.
    • Thực hành thường xuyên với nhiều dạng bài tập khác nhau để nâng cao kỹ năng giải toán.

    VI. Kết luận

    Phân tích đa thức thành nhân tử là một kỹ năng quan trọng trong chương trình Toán 8. Việc luyện tập thường xuyên và nắm vững các phương pháp giải bài tập sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi đối mặt với các bài kiểm tra và thi cử. Chúc các em học tốt!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8