Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Kết nối tri thức - Đề số 2.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 2.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi và đáp án chi tiết, giúp các em tự học hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
    Câu 1 :

    Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

    • A.
      \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)).
    • B.
      \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)).
    • C.
      \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)).
    • D.
      \(6{x^2} - 5x + 7\).
    Câu 2 :

    Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) là:

    • A.
      \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).
    • B.
      \(x \ne \frac{1}{2}\).
    • C.
      \(x \ne 0\).
    • D.
      \(x \ne \frac{5}{3}\).
    Câu 3 :

    Tính giá trị của phân thức \(A\left( x \right) = \frac{3}{{x - 1}}\) với \(x \ne 1\) tại x = 2

    • A.
      \(\frac{1}{3}\).
    • B.
      \( - 3\).
    • C.
      \(\frac{{ - 1}}{3}\).
    • D.
      \(3\).
    Câu 4 :

    Thực hiện phép tính sau: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7}\), ta được kết quả là:

    • A.
      \(x\).
    • B.
      \(\frac{{ - 3x}}{7}\).
    • C.
      \(\frac{x}{7}\).
    • D.
      \(\frac{{3x}}{7}\).
    Câu 5 :

    Kết quả phép tính \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\) là

    • A.
      \(\frac{{ - 1}}{{10xy}}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 2}}{{5x{y^2}}}\).
    • C.
      \(\frac{{ - 2}}{{5xy}}\).
    • D.
      \(\frac{2}{{5xy}}\).
    Câu 6 :

    Cho hình vẽ sau, biết \(DE//BC\), số đo \(\widehat {AED}\) là:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      \({80^0}\).
    • B.
      \({60^0}\).
    • C.
      \({50^0}\).
    • D.
      \({40^0}\).
    Câu 7 :

    Đâu là độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông:

    • A.
      4cm, 7cm, 6cm.
    • B.
      6cm, 10cm, 8cm.
    • C.
      20cm, 12cm, 25cm.
    • D.
      6cm, 11cm, 9cm.
    Câu 8 :

    Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.
      \(AB = 3m\).
    • B.
      \(AB = 0,75m\).
    • C.
      \(AB = 2,4m\).
    • D.
      \(AB = 2,25m\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Cho \(A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\) với \(x \ne \pm 1\).

    a) Rút gọn biểu thức A.

    b) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 2.

    c) Với giá trị nguyên nào của x thì A nhận giá trị nguyên.

    Câu 2 :

    Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B dài 45 km. Khi ngược dòng từ bến B về bến A, ca nô gặp một ca nô khác tại vị trí C cách bến A 27 km. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Gọi x (km/h) là tốc độ của ca nô ( x > 3).

    a) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B.

    b) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí C.

    c) Viết phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C.

    Tính tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C nếu vận tốc của ca nô là 12km/h.

    Câu 3 :

    Hai cây B và C được trồng dọc trên đường, cách nhau 18m và cách đều cột đèn D. Ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc với đường (xem hình vẽ). Tính khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 0 3

    Câu 4 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH (H thuộc BC).

    a) Chứng minh $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$, suy ra \(A{B^2} = BH.BC\).

    b) Vẽ \(HE \bot AB\) tại E, \(HF \bot AC\) tại F. Chứng minh \(AB.AE = AC.AF\).

    c) Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$.

    d) Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng HF tại I. Vẽ \(IN \bot BC\) tại N. Chứng minh $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

    Câu 5 :

    Cho \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\). Chứng minh rằng:

    \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
      Câu 1 :

      Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức đại số?

      • A.
        \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)).
      • B.
        \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)).
      • C.
        \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)).
      • D.
        \(6{x^2} - 5x + 7\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{5x - 6}}{{3x}}\) (với \(x \ne 0\)) là phân thức đại số vì 5x – 6; 3x là đa thức, 3x khác 0.

      \(\frac{{\frac{1}{{2x}}}}{{x + 1}}\) (với \(x \ne 0;x \ne - 1\)) không phải phân thức đại số vì \(\frac{1}{{2x}}\) không phải là đa thức.

      \(\frac{{2x - 3y}}{{xyz}}\) (với \(xyz \ne 0\)) là phân thức đại số vì 2x – 3y, xyz là đa thức và xyz khác 0.

      \(6{x^2} - 5x + 7 = \frac{{6{x^2} - 5x + 7}}{1}\) là phân thức đại số.

      Câu 2 :

      Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) là:

      • A.
        \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).
      • B.
        \(x \ne \frac{1}{2}\).
      • C.
        \(x \ne 0\).
      • D.
        \(x \ne \frac{5}{3}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Để phân thức xác định thì mẫu thức khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức \(\frac{{3x - 5}}{{2x + 1}}\) xác định khi \(2x + 1 \ne 0\) hay \(x \ne \frac{{ - 1}}{2}\).

      Câu 3 :

      Tính giá trị của phân thức \(A\left( x \right) = \frac{3}{{x - 1}}\) với \(x \ne 1\) tại x = 2

      • A.
        \(\frac{1}{3}\).
      • B.
        \( - 3\).
      • C.
        \(\frac{{ - 1}}{3}\).
      • D.
        \(3\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra giá trị của x.

      Thay giá trị của x vào phân thức để tính giá trị của A.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(x = 2 \ne 1\) thỏa mãn điều kiện xác định của A.

      Thay x = 2 vào A, ta được:

      \(A\left( 2 \right) = \frac{3}{{2 - 1}} = 3\).

      Câu 4 :

      Thực hiện phép tính sau: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7}\), ta được kết quả là:

      • A.
        \(x\).
      • B.
        \(\frac{{ - 3x}}{7}\).
      • C.
        \(\frac{x}{7}\).
      • D.
        \(\frac{{3x}}{7}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Để cộng hai phân thức cùng mẫu, ta cộng tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{2x - 3}}{7} + \frac{{5x + 3}}{7} = \frac{{2x - 3 + 5x + 3}}{7} = \frac{{7x}}{7} = x\)

      Câu 5 :

      Kết quả phép tính \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\) là

      • A.
        \(\frac{{ - 1}}{{10xy}}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 2}}{{5x{y^2}}}\).
      • C.
        \(\frac{{ - 2}}{{5xy}}\).
      • D.
        \(\frac{2}{{5xy}}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia hai phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{8x}}{{15{y^3}}}:\left( { - \frac{{4{x^2}}}{{3{y^2}}}} \right)\)\( = \frac{{8x}}{{15{y^3}}}.\frac{{ - 3{y^2}}}{{4{x^2}}}\)\( = \frac{{2.4.\left( { - 3} \right)x{y^2}}}{{3.5.4{x^2}{y^3}}}\)\( = \frac{{ - 2}}{{5xy}}\).

      Câu 6 :

      Cho hình vẽ sau, biết \(DE//BC\), số đo \(\widehat {AED}\) là:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 1

      • A.
        \({80^0}\).
      • B.
        \({60^0}\).
      • C.
        \({50^0}\).
      • D.
        \({40^0}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào định lí hai tam giác đồng dạng.

      Định lí tổng ba góc trong một tam giác bằng \({180^0}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: DE // BC nên $\Delta ADE\backsim \Delta ABC$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      \( \Rightarrow \widehat D = \widehat B = {80^0}\), \(\widehat E = \widehat C\)\( = {180^0} - \widehat A - \widehat B\)\( = {180^0} - {60^0} - {80^0}\)\( = {40^0}\)

      Câu 7 :

      Đâu là độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông:

      • A.
        4cm, 7cm, 6cm.
      • B.
        6cm, 10cm, 8cm.
      • C.
        20cm, 12cm, 25cm.
      • D.
        6cm, 11cm, 9cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Pythagore đảo trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \({4^2} + {6^2} = 52 \ne 49 = {7^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      \({6^2} + {8^2} = 100 = {10^2}\) nên tam giác này là tam giác vuông.

      \({12^2} + {20^2} = 544 \ne 625 = {25^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      \({6^2} + {9^2} = 117 \ne 121 = {11^2}\) nên tam giác này không phải là tam giác vuông.

      Câu 8 :

      Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        \(AB = 3m\).
      • B.
        \(AB = 0,75m\).
      • C.
        \(AB = 2,4m\).
      • D.
        \(AB = 2,25m\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Vì cùng thời điểm nên ta có \(\widehat F = \widehat C\).

      Xét \(\Delta DEF\) và \(\Delta ABC\) có:

      \(\widehat D = \widehat A\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      \(\widehat F = \widehat C\)

      nên $\Delta DEF\backsim \Delta ABC\left( g.g \right)$

      suy ra \(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{DF}}{{AC}}\)

      \(\frac{{1,5}}{{2,1}} = \frac{{AB}}{{4,2}} \)

      Do đó \(AB = 4,2.\frac{{1,5}}{{2,1}} = 3\left( m \right)\).

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Cho \(A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\) với \(x \ne \pm 1\).

      a) Rút gọn biểu thức A.

      b) Tính giá trị của biểu thức A tại x = 2.

      c) Với giá trị nguyên nào của x thì A nhận giá trị nguyên.

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các phép tính với phân thức để rút gọn A.

      b) Kiểm tra điều kiện của x. Thay x = 2 vào A để tính A.

      c) Để A nhận giá trị nguyên thì tử thức chia hết cho mẫu thức. Từ đó tìm giá trị của x.

      Lời giải chi tiết :

      a) Với \(x \ne \pm 1\), ta có:

      \(\begin{array}{l}A = \left( {\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}} \right).\frac{{3x - 3}}{2}\\ = \frac{{\left( {x + 1} \right) - \left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{{x + 1 - x + 1}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{2}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{3\left( {x - 1} \right)}}{2}\\ = \frac{3}{{x + 1}}\end{array}\)

      b) Ta có: \(x = 2\) (tmđk) nên thay \(x = 2\) vào biểu thức A, ta được:

      \(A = \frac{3}{{2 + 1}} = \frac{3}{3} = 1\).

      Vậy A = 1 khi x = 2.

      c) Để A nhận giá trị nguyên thì \(3 \vdots \left( {x + 1} \right)\) hay \(x + 1 \in U\left( 3 \right)\). \(U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\). Ta có bảng giá trị sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 3

      Vậy \(x \in \left\{ { - 4; - 2;0;2} \right\}\) thì biểu thức A nhận giá trị nguyên.

      Câu 2 :

      Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B dài 45 km. Khi ngược dòng từ bến B về bến A, ca nô gặp một ca nô khác tại vị trí C cách bến A 27 km. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Gọi x (km/h) là tốc độ của ca nô ( x > 3).

      a) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B.

      b) Viết phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí C.

      c) Viết phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C.

      Tính tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C nếu vận tốc của ca nô là 12km/h.

      Phương pháp giải :

      a,b Thời gian ca nô đi = quãng đường : vận tốc.

      Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực + vận tốc dòng nước.

      Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực – vận tốc dòng nước.

      c) Thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C = tổng thời gian đi hai đoạn đó.

      Kiểm tra điều kiện của x, thỏa mãn thì thay vận tốc bằng 12 vào phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Vì vận tốc của ca nô là x nên vận tốc xuôi dòng của ca nô là x + 3 (km/h)

      Vận tốc ngược dòng của ca nô là x -3 (km/h)

      Vì ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B nên phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B là: \(\frac{{45}}{{x + 3}}\).

      b) Vì ca nô ngược dòng từ bến B đến vị trí A nên phân thức biểu thị theo x thời gian ca nô đi từ bến B đến vị trí A là: \(\frac{{45 - 27}}{{x - 3}} = \frac{{18}}{{x - 3}}\).

      c) Phân thức biểu thị theo x tổng thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là: \(\frac{{45}}{{x + 3}} + \frac{{18}}{{x - 3}}\).

      Vì x > 3 nên x = 12 thỏa mãn điều kiện.

      Nếu vận tốc của ca nô là 12km/h thì thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là:

      \(\frac{{45}}{{12 + 3}} + \frac{{18}}{{12 - 3}} = 5\left( h \right)\)Vậy nếu vận tốc của ca nô là 12km/h thì thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B và từ bến B đến vị trí C là 5h.

      Câu 3 :

      Hai cây B và C được trồng dọc trên đường, cách nhau 18m và cách đều cột đèn D. Ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc với đường (xem hình vẽ). Tính khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 4

      Phương pháp giải :

      Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta ACD\) suy ra AB = AC.

      Áp dụng định lí Pythagore để tính khoảng cách.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai cây B và C được trồng cách đều cột đèn D nên BD = CD = \(\frac{1}{2}\)BC = \(\frac{1}{2}\).18 = 9(m)

      Vì ngôi trường A cách cột đèn D 12m theo hướng vuông góc nên \(\widehat {ADC} = {90^o}\).

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACD\) có:

      \(AD\) chung

      \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      BD = DC (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta ACD\) (hai cạnh góc vuông)

      \( \Rightarrow AB = AC\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ADC, ta có:

      \(\begin{array}{l}A{C^2} = A{D^2} + D{C^2} = {12^2} + {9^2} = 225\\ \Rightarrow AC = \sqrt {225} = 15\left( m \right)\end{array}\)

      Vậy khoảng cách từ mỗi cây đến ngôi trường là 15m.

      Câu 4 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH (H thuộc BC).

      a) Chứng minh $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$, suy ra \(A{B^2} = BH.BC\).

      b) Vẽ \(HE \bot AB\) tại E, \(HF \bot AC\) tại F. Chứng minh \(AB.AE = AC.AF\).

      c) Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$.

      d) Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng HF tại I. Vẽ \(IN \bot BC\) tại N. Chứng minh $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

      Phương pháp giải :

      a) $\Delta ABH\backsim \Delta CBA$ (g.g) suy ra tỉ số các cạnh tương ứng của hai tam giác.

      b) Chứng minh \(AB.AE = AC.AF = A{H^2}\) thông qua chứng minh $\Delta AHE\backsim \Delta ABH$, $\Delta AHF\backsim \Delta ACH$.

      c) Dựa vào b ta có tỉ số bằng nhau. Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$ (c.g.c)

      d) Chứng minh $\Delta HNI\backsim \Delta HFC\Rightarrow \frac{HN}{HI}=\frac{HF}{HC}$ suy ra $\Delta HFN\backsim \Delta HCI$.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức 1 5

      a) Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta CBA\) có:

      \(\widehat B\) chung

      \(\widehat H = \widehat A = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta ABH\backsim \Delta CBA\left( g.g \right)$ (đpcm)

      \( \Rightarrow \frac{{AB}}{{BH}} = \frac{{BC}}{{AB}} \Rightarrow A{B^2} = BH.BC\) (đpcm)

      b) Xét \(\Delta AHE\) và \(\Delta ABH\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\widehat E = \widehat H\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta AHE\backsim \Delta ABH\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{AE}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AB}} \Rightarrow AE.AB = A{H^2}\) (1)

      Xét \(\Delta AHF\) và \(\Delta ACH\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\widehat F = \widehat H\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      $\Delta AHF\backsim \Delta ACH\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{AF}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AC}} \Rightarrow AF.AC = A{H^2}\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra AE.AB = AF.AC (đpcm)

      c) Theo ý b, ta có \(AE.AB = AF.AC \Rightarrow \frac{{AE}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).

      Xét \(\Delta AEF\) và \(\Delta ACB\) có:

      \(\widehat A\) chung

      \(\frac{{AE}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\) (cmt)

      $\Rightarrow \Delta AEF\backsim \Delta ACB$ (c.g.c) (đpcm)

      d) Xét \(\Delta HNI\) và \(\Delta HFC\) có:

      \(\widehat H\) chung

      \(\widehat N = \widehat F = \left( {{{90}^0}} \right)\)

      $\Rightarrow \Delta HNI\backsim \Delta HFC\left( g.g \right)$

      \( \Rightarrow \frac{{HN}}{{HI}} = \frac{{HF}}{{HC}}\)

      Xét \(\Delta HFN\) và \(\Delta HCI\) có:

      \(\widehat H\) chung

      \(\frac{{HN}}{{HI}} = \frac{{HF}}{{HC}}\) (cmt)

      $\Rightarrow \Delta HFN\backsim \Delta HCI\left( c.g.c \right)$ (đpcm)

      Câu 5 :

      Cho \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\). Chứng minh rằng:

      \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\).

      Phương pháp giải :

      Từ \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\), sử dụng quy tắc tính với phân thức, đa thức để rút gọn tìm ra a, b, c.

      Lời giải chi tiết :

      Theo đề bài ta có:

      \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{{a + b + c}}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{{bc + ac + ab}}{{abc}} = \frac{1}{{a + b + c}}\\\left( {bc + ac + ab} \right)\left( {a + b + c} \right) = abc\\bc\left( {a + b} \right) + b{c^2} + ac\left( {a + b} \right) + a{c^2} + ab\left( {a + b} \right) + abc - abc = 0\\bc\left( {a + b} \right) + ac\left( {a + b} \right) + ab\left( {a + b} \right) + \left( {b{c^2} + a{c^2}} \right) = 0\\bc\left( {a + b} \right) + ac\left( {a + b} \right) + ab\left( {a + b} \right) + {c^2}\left( {a + b} \right) = 0\\\left( {bc + ac + ab + {c^2}} \right)\left( {a + b} \right) = 0\\\left[ {\left( {bc + ab} \right) + \left( {ac + {c^2}} \right)} \right]\left( {a + b} \right) = 0\\\left[ {b\left( {a + c} \right) + c\left( {a + c} \right)} \right]\left( {a + b} \right) = 0\\\left( {b + c} \right)\left( {a + c} \right)\left( {a + b} \right) = 0\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}b + c = 0\\a + c = 0\\a + b = 0\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}b = - c\\a = - c\\a = - b\end{array} \right.\end{array}\)

      Trường hợp 1. Với \(b = - c\), ta có:

      \(\begin{array}{l}VT = \frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{{\left( { - c} \right)}^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}} - \frac{1}{{{c^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}}\end{array}\)

      \(\begin{array}{l}VP = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}} + {{\left( { - c} \right)}^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}} - {c^{2023}} + {c^{2023}}}}\\ = \frac{1}{{{a^{2023}}}}\end{array}\)

      \( \Rightarrow VT = VP\) hay \(\frac{1}{{{a^{2023}}}} + \frac{1}{{{b^{2023}}}} + \frac{1}{{{c^{2023}}}} = \frac{1}{{{a^{2023}} + {b^{2023}} + {c^{2023}}}}\)

      Học sinh tự chứng minh tương tự cho trường hợp \(a = - c\)\(a = - b\).

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức đặc sắc thuộc chuyên mục vở bài tập toán 8 trên toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 chương trình Kết nối tri thức đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một nửa học kì. Đề số 2 thường tập trung vào các kiến thức trọng tâm như đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn và ứng dụng thực tế của các kiến thức này.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức sẽ bao gồm các dạng bài sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng các khái niệm, định nghĩa, tính chất.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải, áp dụng các phương pháp giải toán đã học để giải quyết các bài toán cụ thể.

      Nội dung chi tiết Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      1. Đa thức và Phân thức đại số

      Phần này thường yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán với đa thức như cộng, trừ, nhân, chia đa thức. Bên cạnh đó, học sinh cần hiểu rõ khái niệm phân thức đại số, điều kiện xác định của phân thức và thực hiện các phép toán với phân thức.

      2. Phương trình bậc nhất một ẩn

      Học sinh cần nắm vững phương pháp giải phương trình bậc nhất một ẩn, biết cách kiểm tra nghiệm của phương trình và ứng dụng phương trình bậc nhất một ẩn để giải quyết các bài toán thực tế.

      3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

      Phần này yêu cầu học sinh nắm vững các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn như phương pháp thế, phương pháp cộng đại số. Học sinh cũng cần biết cách kiểm tra nghiệm của hệ phương trình và ứng dụng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải quyết các bài toán thực tế.

      4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

      Học sinh cần nắm vững phương pháp giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, biết cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số và ứng dụng bất phương trình bậc nhất một ẩn để giải quyết các bài toán thực tế.

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa, tính chất và các phương pháp giải toán đã học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài thi.
      3. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      4. Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc: Viết đầy đủ các bước giải, sử dụng các ký hiệu toán học chính xác.
      5. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Tài liệu ôn thi và Luyện đề giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

      Giaitoan.edu.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn thi và luyện đề giữa kì 2 Toán 8 chương trình Kết nối tri thức, bao gồm:

      • Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 2 - Kết nối tri thức (có đáp án): Cập nhật liên tục các đề thi mới nhất.
      • Bài tập trắc nghiệm Toán 8: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
      • Bài tập tự luận Toán 8: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải.
      • Video bài giảng Toán 8: Giải thích chi tiết các kiến thức và phương pháp giải toán.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức một cách hệ thống và luyện tập thường xuyên để tự tin bước vào kỳ thi giữa kì 2 Toán 8. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8