Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10, được biên soạn theo chuẩn chương trình học mới nhất. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình học kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức.

Đề bài

    Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
    Câu 1 :

    Rút gọn biểu thức \(\frac{{5{x^2} - 10xy}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^3}}}\) được kết quả bằng

    • A.

      \(\frac{{5x}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

    • B.

      \(\frac{{5xy}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

    • C.

      \(\frac{{5x}}{{{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

    • D.

      \(\frac{5}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

    Câu 2 :

    Phân thức đối của phân thức \(\frac{{ - 2y}}{{5{x^3}}}\) là:

    • A.

      \( - \frac{{2y}}{{5{x^3}}}\).

    • B.

      \(\frac{{2y}}{{5{x^3}}}\).

    • C.

      \( - \frac{{5{x^3}}}{{2y}}\).

    • D.

      \(\frac{{5{x^3}}}{{2y}}\).

    Câu 3 :

    Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{3}{{2{x^3}{y^4}}}\) và \(\frac{4}{{5{x^4}{y^3}}}\) là

    • A.

      \(10{x^4}{y^4}\).

    • B.

      \(10{x^4}{y^3}\).

    • C.

      \(10{x^3}{y^3}\).

    • D.

      \({x^4}{y^4}\).

    Câu 4 :

    Kết quả rút gọn của biểu thức \(\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{9 - {{\left( {x + 5} \right)}^2}}}\) bằng

    • A.

      \(\frac{{x + 2}}{{8 - x}}\).

    • B.

      \(\frac{{ - x - 2}}{{x + 8}}\).

    • C.

      \(\frac{{x + 2}}{{x - 8}}\).

    • D.

      \(\frac{{x + 2}}{{x + 8}}\).

    Câu 5 :

    Kết quả của phép tính \(\frac{{x{y^2}}}{{xy}} + \frac{{{x^2}y}}{{xy}}\) bằng

    • A.

      \({\left( {xy} \right)^2}\).

    • B.

      \(xy\).

    • C.

      \(2x{y^2}\).

    • D.

      \(x + y\).

    Câu 6 :

    Phân thức \(K\left( x \right)\) thỏa mãn \(K\left( x \right):\frac{x}{{4 - x}} = \frac{{4 - x}}{2}\) là

    • A.

      \(\frac{{4 - x}}{{x - 2}}\).

    • B.

      \(\frac{2}{x}\).

    • C.

      \(\frac{x}{2}\).

    • D.

      \(\frac{{x - 2}}{4}\).

    Câu 7 :

    Cho $\Delta GHI\backsim \Delta FEI$ có các kính thước như hình vẽ, khi đó tỉ số độ dài của \(x\) và \(y\) bằng:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 1

    • A.

      6.

    • B.

      2.

    • C.

      3.

    • D.

      \(\frac{1}{2}\).

    Câu 8 :

    Cho hình thang vuông ABCD (\(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \)) có \(DB \bot BC\), AB = 4cm, CD = 9cm. Độ dài đoạn thẳng BD là:

    • A.

      6cm.

    • B.

      8cm.

    • C.

      9cm.

    • D.

      12cm.

    Câu 9 :

    Ngọn hải đăng Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) cao 45m. Một con tàu đậu cách chân ngọn hải đăng 60m. Khoảng cách từ tàu đến đỉnh ngọn hải đăng là

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 2

    • A.

      75m.

    • B.

      105m.

    • C.

      85m.

    • D.

      55m.

    Câu 10 :

    Cho tam giác \(ABC\), điểm \(M\) thuộc cạnh \(BC\) sao cho \(\frac{{MB}}{{MC}} = \frac{1}{2}\). Đường thẳng đi qua \(M\) và song song với \(AC\) cắt \(AB\) ở \(D\). Đường thẳng đi qua \(M\) và song song với \(AB\) cắt \(AC\) ở \(E\). Tỉ số chu vi hai tam giác \(\Delta DBM\) và \(\Delta EMC\) là

    • A.

      \(\frac{2}{3}\).

    • B.

      \(\frac{1}{2}\).

    • C.

      \(\frac{1}{4}\).

    • D.

      \(\frac{1}{3}\).

    Câu 11 :

    Cho \(\Delta ABC\) và \(\Delta MNP\) có: \(\widehat A = \widehat M = 90^\circ \). Để kết luận $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$ theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông thì cần có thêm điều kiện nào sau đây

    • A.

      \(\widehat B = \widehat N\).

    • B.

      \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{AC}}{{MP}}\).

    • C.

      \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{BC}}{{NP}}\).

    • D.

      \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{BC}}{{MP}}\).

    Câu 12 :

    Trong các hình sau hình nào có 2 hình đồng dạng

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 3

    • A.

      Hình 1.

    • B.

      Hình 2.

    • C.

      Hình 3.

    • D.

      Hình 4.

    Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
    Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
    Câu 1 :

    Cho biểu thức \(A = \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} + x}} + \frac{2}{{x + 1}}} \right):\frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{2x}}\) với \(x \ne 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne - 1\).

    a) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(A = - \frac{2}{{x + 1}}\).

    Đúng
    Sai

    b) Khi \(x = - 1\) thì giá trị biểu thức là 2.

    Đúng
    Sai

    c) Biểu thức \(A = 1\) khi \(x = 1\).

    Đúng
    Sai

    d) Để \(A \in \mathbb{Z}\) thì \(x \in \left\{ { - 3; - 2;1;0} \right\}\).

    Đúng
    Sai
    Câu 2 :

    Cho \(\Delta ABC\) có AB = 2cm, AC = 4cm. Qua B dựng đường thẳng cắt AC tại D sao cho \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB}\). Gọi AH là đường cao của \(\Delta ABC\), AE là đường cao của \(\Delta ABD\).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 4

    a) $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$.

    Đúng
    Sai

    b) \(\widehat {ADB} = \widehat {ABC}\).

    Đúng
    Sai

    c) \(AD = 0,5cm,DC = 3,5cm\).

    Đúng
    Sai

    d) \({S_{\Delta ABH}} = 4{S_{\Delta ADE}}\).

    Đúng
    Sai
    Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
    Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
    Câu 1 :

    Cho phân thức \(H\left( x \right)\) thỏa mãn \(\frac{x}{{3 - x}} - H\left( x \right) = \frac{2}{{3 - x}}\). Giá trị của \(H\left( x \right)\) tại \(x = 2\) là.

    Đáp án:

    Câu 2 :

    Biết cái cây có chiều cao \(CD = 5m\) và khoảng cách \(AC = 32m\), \(EC = 8m\). Chiều cao \(AB\) của ngôi nhà là …m.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 5

    Đáp án:

    Câu 3 :

    Một chiếc ti vi 24 inch có nghĩa là đường chéo màn hình của nó có độ dài là 24 inch (inch: đơn vị đo độ dài sử dụng ở nước Anh và một số nước khác, 1 inch \( \approx \) 2,54cm). Biết một ti vi màn hình phẳng có chiều dài, chiều rộng của màn hình lần lượt là 14,8 inch và 11,8 inch thì tivi đó thuộc loại bao nhiêu inch? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 6

    Đáp án:

    Câu 4 :

    Tổng các giá trị của y để biểu thức \(\frac{{1 + {y^2} + \frac{1}{y}}}{{2 + \frac{1}{y}}}\) bằng 1 là

    Đáp án:

    Phần IV. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{{2\left( {x + 3} \right)}} + \frac{3}{{2x\left( {x + 3} \right)}}\).

    b) Tìm đa thức A thỏa mãn \(\frac{A}{{x - 2}} = \frac{{2{x^3} + 4{x^2}}}{{{x^2} - 4}}\), \(x \ne \pm 2\).

    Câu 2 :

    Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

    a) Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta HBA$.

    b) Tia phân giác của góc AHC cắt AC tại D. Chứng minh \(\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{A{D^2}}}{{D{C^2}}}\).

    Câu 3 :

    Một người tiến hành đo khoảng cách từ điểm A bên này sông đến điểm B bên kia sông như hình vẽ sau. Người đó vạch trên bờ sông một đường thẳng d đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB, sau đó xác định hai điểm C và D sao cho \(\widehat {ACB} = 50^\circ \) và \(\widehat {ADC} = 40^\circ \). Người đó đo được \(AC = 12,25m;AD = 16m\). Tính khoảng cách AB.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 0 7

    Lời giải và đáp án

      Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
      Câu 1 :

      Rút gọn biểu thức \(\frac{{5{x^2} - 10xy}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^3}}}\) được kết quả bằng

      • A.

        \(\frac{{5x}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

      • B.

        \(\frac{{5xy}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

      • C.

        \(\frac{{5x}}{{{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

      • D.

        \(\frac{5}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Chia cả tử và mẫu thức của biểu thức cho nhân tử chung.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{5{x^2} - 10xy}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^3}}} = \frac{{5x\left( {x - 2y} \right)}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^3}}} = \frac{{5x}}{{2{{\left( {x - 2y} \right)}^2}}}\)

      Đáp án A

      Câu 2 :

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{{ - 2y}}{{5{x^3}}}\) là:

      • A.

        \( - \frac{{2y}}{{5{x^3}}}\).

      • B.

        \(\frac{{2y}}{{5{x^3}}}\).

      • C.

        \( - \frac{{5{x^3}}}{{2y}}\).

      • D.

        \(\frac{{5{x^3}}}{{2y}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{A}{B}\) là \( - \frac{A}{B}\).

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{{ - 2y}}{{5{x^3}}}\) là \( - \left( {\frac{{ - 2y}}{{5{x^3}}}} \right) = \frac{{2y}}{{5{x^3}}}\).

      Đáp án B

      Câu 3 :

      Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{3}{{2{x^3}{y^4}}}\) và \(\frac{4}{{5{x^4}{y^3}}}\) là

      • A.

        \(10{x^4}{y^4}\).

      • B.

        \(10{x^4}{y^3}\).

      • C.

        \(10{x^3}{y^3}\).

      • D.

        \({x^4}{y^4}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Phân tích mẫu thức của mỗi phân thức đã cho thành nhân tử

      + Mẫu thức chung cần tìm là một tích mà các nhân tử được chọn như sau:

      * Nhân tử bằng số của mẫu thức chung là tích các nhân tử bằng số của các mẫu dương ở Bước 1 (nếu các nhân tử bằng số của các mẫu thức là các số nguyên dương thì nhân tử bằng số của mẫu thức chung là BCNN của chúng);

      * Với mỗi lũy thừa của cùng một biểu thức có mặt trong các mẫu thức, ta chọn lũy thừa có số mũ cao nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{3}{{2{x^3}{y^4}}}\) và \(\frac{4}{{5{x^4}{y^3}}}\) là: \(10{x^4}{y^4}\).

      Đáp án A

      Câu 4 :

      Kết quả rút gọn của biểu thức \(\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{9 - {{\left( {x + 5} \right)}^2}}}\) bằng

      • A.

        \(\frac{{x + 2}}{{8 - x}}\).

      • B.

        \(\frac{{ - x - 2}}{{x + 8}}\).

      • C.

        \(\frac{{x + 2}}{{x - 8}}\).

      • D.

        \(\frac{{x + 2}}{{x + 8}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phân tích tử thức, mẫu thức thành nhân tử sử dụng hằng đẳng thức sau đó chia cà tử và mẫu cho nhân tử chung.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{9 - {{\left( {x + 5} \right)}^2}}} = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{\left( {3 - x - 5} \right)\left( {3 + x + 5} \right)}}\\ = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{\left( { - x - 2} \right)\left( {x + 8} \right)}} = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}{{ - \left( {x + 2} \right)\left( {x + 8} \right)}} = \frac{{ - x - 2}}{{x + 8}}\end{array}\)

      Đáp án B

      Câu 5 :

      Kết quả của phép tính \(\frac{{x{y^2}}}{{xy}} + \frac{{{x^2}y}}{{xy}}\) bằng

      • A.

        \({\left( {xy} \right)^2}\).

      • B.

        \(xy\).

      • C.

        \(2x{y^2}\).

      • D.

        \(x + y\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu: \(\frac{A}{B} + \frac{C}{B} = \frac{{A + C}}{B}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\frac{{x{y^2}}}{{xy}} + \frac{{{x^2}y}}{{xy}} = \frac{{x{y^2} + {x^2}y}}{{xy}} = \frac{{xy\left( {y + x} \right)}}{{xy}} = x + y\).

      Đáp án D

      Câu 6 :

      Phân thức \(K\left( x \right)\) thỏa mãn \(K\left( x \right):\frac{x}{{4 - x}} = \frac{{4 - x}}{2}\) là

      • A.

        \(\frac{{4 - x}}{{x - 2}}\).

      • B.

        \(\frac{2}{x}\).

      • C.

        \(\frac{x}{2}\).

      • D.

        \(\frac{{x - 2}}{4}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Chuyển vế để tìm K(x).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}K\left( x \right):\frac{x}{{4 - x}} = \frac{{4 - x}}{2}\\K\left( x \right) = \frac{{4 - x}}{2}.\frac{x}{{4 - x}}\\K\left( x \right) = \frac{{\left( {4 - x} \right).x}}{{2\left( {4 - x} \right)}}\\K\left( x \right) = \frac{x}{2}\end{array}\)

      Đáp án C

      Câu 7 :

      Cho $\Delta GHI\backsim \Delta FEI$ có các kính thước như hình vẽ, khi đó tỉ số độ dài của \(x\) và \(y\) bằng:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 1

      • A.

        6.

      • B.

        2.

      • C.

        3.

      • D.

        \(\frac{1}{2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào hai tam giác đồng dạng suy ra tỉ lệ giữa các cạnh tương ứng của hai tam giác đó.

      Lời giải chi tiết :

      $\Delta GHI\backsim \Delta FEI$ nên \(\frac{{HI}}{{IE}} = \frac{{GH}}{{EF}}\)

      Thay số: \(\frac{x}{y} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\).

      Đáp án D

      Câu 8 :

      Cho hình thang vuông ABCD (\(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \)) có \(DB \bot BC\), AB = 4cm, CD = 9cm. Độ dài đoạn thẳng BD là:

      • A.

        6cm.

      • B.

        8cm.

      • C.

        9cm.

      • D.

        12cm.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Chứng minh $\Delta ABD\backsim \Delta BDC$ suy ra tỉ lệ giữa các cặp cạnh tương ứng, biến đổi để tính BD.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 2

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta BDC\) có:

      \(\widehat {BAD} = \widehat {DBC}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) (hai góc so le trong)

      nên $\Delta ABD\backsim \Delta BDC$ (g.g)

      suy ra \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{BD}}{{CD}}\), do đó \(B{D^2} = AB.CD = 4.9 = 36\)

      suy ra \(BD = \sqrt {36} = 6\left( {cm} \right)\).

      Đáp án A

      Câu 9 :

      Ngọn hải đăng Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) cao 45m. Một con tàu đậu cách chân ngọn hải đăng 60m. Khoảng cách từ tàu đến đỉnh ngọn hải đăng là

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 3

      • A.

        75m.

      • B.

        105m.

      • C.

        85m.

      • D.

        55m.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A.

      Lời giải chi tiết :

      Khoảng cách từ tàu đến đỉnh ngọn hải đăng là độ dài đoạn BC trong hình vẽ.

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

      \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {45^2} + {60^2}\)

      Suy ra \(BC = \sqrt {{{45}^2} + {{60}^2}} = 75\left( m \right)\)

      Đáp án A

      Câu 10 :

      Cho tam giác \(ABC\), điểm \(M\) thuộc cạnh \(BC\) sao cho \(\frac{{MB}}{{MC}} = \frac{1}{2}\). Đường thẳng đi qua \(M\) và song song với \(AC\) cắt \(AB\) ở \(D\). Đường thẳng đi qua \(M\) và song song với \(AB\) cắt \(AC\) ở \(E\). Tỉ số chu vi hai tam giác \(\Delta DBM\) và \(\Delta EMC\) là

      • A.

        \(\frac{2}{3}\).

      • B.

        \(\frac{1}{2}\).

      • C.

        \(\frac{1}{4}\).

      • D.

        \(\frac{1}{3}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí hai tam giác đồng dạng để chứng minh $\Delta BDM\backsim \Delta BAC,\Delta CEM\backsim \Delta CAB$, suy ra $\Delta BDM\backsim \Delta MEC$.

      Tỉ số chu vi của hai tam giác đồng dạng bằng tỉ số các cạnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng đó.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 4

      Vì DM // AC nên $\Delta BDM\backsim \Delta BAC$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      Vì ME // AC nên $\Delta CEM\backsim \Delta CAB$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

      Suy ra $\Delta BDM\backsim \Delta MEC$.

      Do đó \(\frac{{BD}}{{ME}} = \frac{{BM}}{{MC}} = \frac{{DM}}{{EC}} = \frac{1}{2}\).

      Do đó \(\frac{{{C_{\Delta BDM}}}}{{{C_{\Delta MEC}}}} = \frac{1}{2}\).

      Đáp án B

      Câu 11 :

      Cho \(\Delta ABC\) và \(\Delta MNP\) có: \(\widehat A = \widehat M = 90^\circ \). Để kết luận $\Delta ABC\backsim \Delta MNP$ theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông thì cần có thêm điều kiện nào sau đây

      • A.

        \(\widehat B = \widehat N\).

      • B.

        \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{AC}}{{MP}}\).

      • C.

        \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{BC}}{{NP}}\).

      • D.

        \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{BC}}{{MP}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông: Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 5

      Để $\Delta ABC\backsim \Delta MNP\left( \widehat{A}=\widehat{M}=90{}^\circ \right)$ theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông thì ta cần thêm điều kiện \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{{BC}}{{NP}}\) hoặc \(\frac{{AC}}{{MP}} = \frac{{BC}}{{NP}}\).

      Vậy đáp án B đúng.

      Đáp án B

      Câu 12 :

      Trong các hình sau hình nào có 2 hình đồng dạng

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 6

      • A.

        Hình 1.

      • B.

        Hình 2.

      • C.

        Hình 3.

      • D.

        Hình 4.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về hai hình đồng dạng:

      + Hai hình H, H’ được gọi là đồng dạng nếu có hình H1 đồng dạng phối cảnh với hình H và bằng hình H’.

      + Hình H đồng dạng với hình H’ nếu hình H’ bằng H hoặc bằng một hình phóng to hoặc thu nhỏ của H.

      Lời giải chi tiết :

      Cặp hình trong hình 1 là hai hình đồng dạng.

      Đáp án A

      Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
      Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
      Câu 1 :

      Cho biểu thức \(A = \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} + x}} + \frac{2}{{x + 1}}} \right):\frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{2x}}\) với \(x \ne 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne - 1\).

      a) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(A = - \frac{2}{{x + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      b) Khi \(x = - 1\) thì giá trị biểu thức là 2.

      Đúng
      Sai

      c) Biểu thức \(A = 1\) khi \(x = 1\).

      Đúng
      Sai

      d) Để \(A \in \mathbb{Z}\) thì \(x \in \left\{ { - 3; - 2;1;0} \right\}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) Rút gọn biểu thức A ta được kết quả \(A = - \frac{2}{{x + 1}}\).

      Đúng
      Sai

      b) Khi \(x = - 1\) thì giá trị biểu thức là 2.

      Đúng
      Sai

      c) Biểu thức \(A = 1\) khi \(x = 1\).

      Đúng
      Sai

      d) Để \(A \in \mathbb{Z}\) thì \(x \in \left\{ { - 3; - 2;1;0} \right\}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng các quy tắc tính toán với phân thức.

      b) Kiểm tra xem \(x = - 1\) có thoả mãn điều kiện không, nếu có, thay \(x = - 1\) vào A.

      c) Từ \(A = 1\) giải để tìm x.

      d) Để A nguyên thì \(\frac{k}{{g\left( x \right)}}\) nguyên, hay \(k \vdots g\left( x \right)\).

      Lập bảng để tìm các giá trị của x.

      Lời giải chi tiết :

      a) Sai

      Ta có:

      \(A = \left( {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} + x}} + \frac{2}{{x + 1}}} \right):\frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{2x}}\) với \(x \ne 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne - 1\)

      \(\begin{array}{l} = \left[ {\frac{{{x^2} + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} + \frac{{2x}}{{x\left( {x + 1} \right)}}} \right].\frac{{2x}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\\ = \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}}.\frac{{2x}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\\ = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}.2x}}{{x{{\left( {x + 1} \right)}^3}}}\\ = \frac{2}{{x + 1}}\end{array}\)

      b) Sai

      Vì \(x = - 1\) không thoả mãn điều kiện xác định nên ta không tính được giá trị của A.

      c) Đúng

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}A = 1\\\frac{2}{{x + 1}} = 1\\x + 1 = 2\\x = 2 - 1\\x = 1\end{array}\)

      Vậy \(x = 1\) thì \(A = 1\).

      d) Sai

      Để \(A \in \mathbb{Z}\) thì \(\frac{2}{{x + 1}}\) nguyên, hay \(\left( {x + 1} \right) \in \) Ư\(\left( 2 \right) = \left\{ { - 2; - 1;1;2} \right\}\).

      Ta có bảng giá trị sau:

      Vậy \(x = \left\{ { - 3; - 2;1} \right\}\) thì A có giá trị nguyên.

      Đáp án: SSĐS

      Câu 2 :

      Cho \(\Delta ABC\) có AB = 2cm, AC = 4cm. Qua B dựng đường thẳng cắt AC tại D sao cho \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB}\). Gọi AH là đường cao của \(\Delta ABC\), AE là đường cao của \(\Delta ABD\).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 7

      a) $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$.

      Đúng
      Sai

      b) \(\widehat {ADB} = \widehat {ABC}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(AD = 0,5cm,DC = 3,5cm\).

      Đúng
      Sai

      d) \({S_{\Delta ABH}} = 4{S_{\Delta ADE}}\).

      Đúng
      Sai
      Đáp án

      a) $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$.

      Đúng
      Sai

      b) \(\widehat {ADB} = \widehat {ABC}\).

      Đúng
      Sai

      c) \(AD = 0,5cm,DC = 3,5cm\).

      Đúng
      Sai

      d) \({S_{\Delta ABH}} = 4{S_{\Delta ADE}}\).

      Đúng
      Sai
      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng trường hợp đồng dạng góc – góc.

      b) Từ hai tam giác đồng dạng suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

      c) Từ hai tam giác đồng dạng tỉ lệ giữa các cạnh tương ứng.

      d) Chứng minh $\Delta ABH\backsim \Delta ADE$ suy ra tỉ số đồng dạng k của hai tam giác.

      Tỉ số đồng dạng của diện tích hai tam giác bằng \({k^2}\).

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 8

      a) Đúng

      Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACB\) có:

      \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB}\) (chung)

      \(\widehat A\) chung

      suy ra $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$ (g.g)

      b) Đúng

      Vì $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$ (ý a) nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ABC}\) (2 góc tương ứng)

      c) Sai

      Vì $\Delta ABD\backsim \Delta ACB$ nên \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{AD}}{{AB}}\)

      Thay số \(\frac{2}{4} = \frac{{AD}}{2}\), suy ra \(AD = \frac{{2.2}}{4} = 1\left( {cm} \right)\).

      Do đó \(DC = AC - AD = 4 - 1 = 3\left( {cm} \right)\).

      d) Đúng

      Ta có: \(\widehat {ADB} = \widehat {ABC}\) (ý b), hay \(\widehat {ADE} = \widehat {ABH}\).

      Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta ADE\) có:

      \(\widehat {AHB} = \widehat {AED}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {ADE} = \widehat {ABH}\) (cmt)

      suy ra $\Delta ABH\backsim \Delta ADE$ (g.g)

      Suy ra \(\frac{{AE}}{{AH}} = \frac{{DE}}{{BH}} = \frac{{AB}}{{AD}} = \frac{2}{1} = 2 = k\).

      Do đó \(\frac{{{S_{\Delta ABH}}}}{{{S_{\Delta ADE}}}} = {k^2} = {2^2} = 4\). Suy ra \({S_{\Delta ABH}} = 4{S_{\Delta ADE}}\).

      Đáp án: ĐĐSĐ

      Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn
      Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
      Câu 1 :

      Cho phân thức \(H\left( x \right)\) thỏa mãn \(\frac{x}{{3 - x}} - H\left( x \right) = \frac{2}{{3 - x}}\). Giá trị của \(H\left( x \right)\) tại \(x = 2\) là.

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chuyển vế và trừ hai phân thức cùng mẫu để tính \(H\left( x \right)\).

      Sau đó thay \(x = 2\) (kiểm tra điều kiện của \(H\left( x \right)\)) vào phân thức \(H\left( x \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{{3 - x}} - H\left( x \right) = \frac{2}{{3 - x}}\\H\left( x \right) = \frac{x}{{3 - x}} - \frac{2}{{3 - x}}\\H\left( x \right) = \frac{{x - 2}}{{3 - x}}\end{array}\)

      ĐKXĐ của \(H\left( x \right)\) là \(x \ne 3\).

      Thay \(x = 2\) (TM) vào \(H\left( x \right)\), ta được:

      \(H\left( 2 \right) = \frac{{2 - 2}}{{3 - 2}} = 0\).

      Đáp án: 0

      Câu 2 :

      Biết cái cây có chiều cao \(CD = 5m\) và khoảng cách \(AC = 32m\), \(EC = 8m\). Chiều cao \(AB\) của ngôi nhà là …m.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 9

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Từ đề bài xác định được độ dài các đoạn thẳng tương ứng.

      Sử dụng định lí hai tam giác đồng dạng để chứng minh $\Delta CDE\backsim \Delta ABE$.

      Từ đó biểu diễn tỉ lệ giữa các cạnh tương ứng để tính AB.

      Lời giải chi tiết :

      Vì cái cây và ngôi nhà cùng vuông góc với mặt đất nên chúng song song với nhau nên CD // AB.

      Do đó $\Delta CDE\backsim \Delta ABE$ (định lí hai tam giác bằng nhau)

      Suy ra \(\frac{{CE}}{{AE}} = \frac{{CD}}{{AB}}\) hay \(\frac{{CE}}{{AC + CE}} = \frac{{CD}}{{AB}}\)

      Thay số: \(\frac{8}{{32 + 8}} = \frac{5}{{AB}}\), suy ra \(AB = 5:\frac{8}{{32 + 8}} = 25\left( m \right)\)

      Vậy chiều cao \(AB\) của ngôi nhà là 25m.

      Đáp án: 25

      Câu 3 :

      Một chiếc ti vi 24 inch có nghĩa là đường chéo màn hình của nó có độ dài là 24 inch (inch: đơn vị đo độ dài sử dụng ở nước Anh và một số nước khác, 1 inch \( \approx \) 2,54cm). Biết một ti vi màn hình phẳng có chiều dài, chiều rộng của màn hình lần lượt là 14,8 inch và 11,8 inch thì tivi đó thuộc loại bao nhiêu inch? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 10

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông để tính được đường chéo của tam giác vuông.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 11

      Giả sử ta có tam giác ABC với chiều rộng AB = 11,8 inch, chiều dài AC = 14,8 inch.

      Khi đó đường chéo của tam giác ABC là:

      \(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {11,{8^2} + 14,{8^2}} \approx 19\left( {inch} \right)\)

      Vậy tivi đó thuộc loại 19 inch.

      Đáp án: 19

      Câu 4 :

      Tổng các giá trị của y để biểu thức \(\frac{{1 + {y^2} + \frac{1}{y}}}{{2 + \frac{1}{y}}}\) bằng 1 là

      Đáp án:

      Đáp án

      Đáp án:

      Phương pháp giải :

      Viết biểu thức bằng 1 rồi giải để tìm các giá trị y thoả mãn.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{1 + {y^2} + \frac{1}{y}}}{{2 + \frac{1}{y}}}\) (ĐKXĐ:\(y \ne 0\), \(y \ne - \frac{1}{2}\))

      Ta có: \(\frac{{1 + {y^2} + \frac{1}{y}}}{{2 + \frac{1}{y}}} = 1\)

      \(\begin{array}{l}1 + {y^2} + \frac{1}{y} = 2 + \frac{1}{y}\\1 + {y^2} + \frac{1}{y} - 2 - \frac{1}{y} = 0\\{y^2} - 1 = 0\\{y^2} = 1\\y = \pm 1\end{array}\)

      Vậy tổng các giá trị của y để biểu thức \(\frac{{1 + {y^2} + \frac{1}{y}}}{{2 + \frac{1}{y}}}\) bằng 1 là: \( - 1 + 1 = 0\)

      Đáp án: 0

      Phần IV. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{{2\left( {x + 3} \right)}} + \frac{3}{{2x\left( {x + 3} \right)}}\).

      b) Tìm đa thức A thỏa mãn \(\frac{A}{{x - 2}} = \frac{{2{x^3} + 4{x^2}}}{{{x^2} - 4}}\), \(x \ne \pm 2\).

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng quy tắc cộng hai phân thức khác mẫu:

      - Quy đồng mẫu thức

      - Cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức

      - Rút gọn phân thức (nếu cần).

      b) Rút gọn biểu thức ở vế trái, khi đó ta sẽ tìm được đa thức A.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{1}{{2\left( {x + 3} \right)}} + \frac{3}{{2x\left( {x + 3} \right)}}\\ = \frac{x}{{2x\left( {x + 3} \right)}} + \frac{3}{{2x\left( {x + 3} \right)}}\\ = \frac{{x + 3}}{{2x\left( {x + 3} \right)}}\\ = \frac{1}{{2x}}\end{array}\)

      b) Ta có:

      \(\frac{A}{{x - 2}} = \frac{{2{x^3} + 4{x^2}}}{{{x^2} - 4}}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{A}{{x - 2}} = \frac{{2{x^2}\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)}}\\\frac{A}{{x - 2}} = \frac{{2{x^2}}}{{x - 2}}\end{array}\)

      suy ra \(A = 2{x^2}\).

      Câu 2 :

      Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

      a) Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta HBA$.

      b) Tia phân giác của góc AHC cắt AC tại D. Chứng minh \(\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{A{D^2}}}{{D{C^2}}}\).

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta HBA$ theo trường hợp góc – góc.

      b) Chứng minh $\Delta AHC\backsim \Delta BHA\left( g.g \right)$, suy ra tỉ lệ giữa các cạnh tương ứng, từ đó ta có: \(A{H^2} = HB.HC\)

      Nhân cả hai vế với HC và biểu diễn tỉ lệ thức tạo thành: \(\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{A{H^2}}}{{H{C^2}}}\).

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác, ta có: \(\frac{{AH}}{{HC}} = \frac{{AD}}{{DC}}\) (HD là đường phân giác của tam giác AHC)

      Kết hợp ta được điều phải chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 12

      a) Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta HBA\), ta có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A = \widehat H\left( { = 90^\circ } \right)\\\widehat B\,{\rm{chung}}\end{array}\)

      Suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta HBA\left( g.g \right)$.

      c) Xét \(\Delta AHC\) và \(\Delta BHA\) có:

      \(\widehat {AHC} = \widehat {BHA}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat {CAH} = \widehat {ABH}\) (cùng phụ với \(\widehat C\))

      Suy ra $\Delta AHC\backsim \Delta BHA\left( g.g \right)$

      Do đó \(\frac{{AH}}{{HC}} = \frac{{HB}}{{AH}}\)

      suy ra \(A{H^2} = HB.HC\)

      Nhân cả hai vế với HC, ta được:

      \(A{H^2}.HC = HB.H{C^2}\)

      Do đó \(\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{A{H^2}}}{{H{C^2}}}\)

      Mà HD là đường phân giác của tam giác AHC nên \(\frac{{AH}}{{HC}} = \frac{{AD}}{{DC}}\)

      Do đó \(\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{A{D^2}}}{{D{C^2}}}\) (đpcm).

      Câu 3 :

      Một người tiến hành đo khoảng cách từ điểm A bên này sông đến điểm B bên kia sông như hình vẽ sau. Người đó vạch trên bờ sông một đường thẳng d đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB, sau đó xác định hai điểm C và D sao cho \(\widehat {ACB} = 50^\circ \) và \(\widehat {ADC} = 40^\circ \). Người đó đo được \(AC = 12,25m;AD = 16m\). Tính khoảng cách AB.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 1 13

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí tổng 3 góc trong một tam giác bằng \(180^\circ \) suy ra \(\widehat B = 90^\circ \).

      Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta ADB\left( g.g \right)$, suy ra tỉ lệ đồng dạng giữa các cạnh tương ứng, từ đó tính AB.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có \(\widehat B = 180^\circ - \left( {\widehat C + \widehat D} \right) = 180^\circ - \left( {50^\circ + 40^\circ } \right) = 90^\circ \)

      Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta ADB\) có:

      \(\widehat {CAB} = \widehat {BAD}\left( { = 90^\circ } \right)\)

      \(\widehat C = \widehat {ABD}\) (cùng phụ với \(\widehat D\))

      nên $\Delta ABC\backsim \Delta ADB\left( g.g \right)$

      suy ra \(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AB}}\)

      Do đó \(A{B^2} = AD.AC\)

      Suy ra \(AB = \sqrt {AD.AC} = \sqrt {16.12,25} = 14\)

      Vậy khoảng cách AB là 14m.

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 đặc sắc thuộc chuyên mục giải sách giáo khoa toán 8 trên toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10: Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một nửa học kì. Đề thi này không chỉ kiểm tra kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn giải chi tiết để giúp học sinh ôn tập hiệu quả.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10 có cấu trúc bao gồm hai phần chính:

      1. Phần trắc nghiệm: Phần này thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm và bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn về các kiến thức cơ bản như số hữu tỉ, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, hàm số bậc nhất, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, và các kiến thức về hình học (tứ giác, tam giác đồng dạng, định lý Thales).
      2. Phần tự luận: Phần này chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm và bao gồm các bài toán tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết. Các bài toán tự luận thường tập trung vào việc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, suy luận logic và trình bày bài giải một cách rõ ràng, mạch lạc.

      Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10:

      • Bài tập về số hữu tỉ: Các bài tập về phép cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ, tìm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, so sánh số hữu tỉ.
      • Bài tập về biểu thức đại số: Các bài tập về thu gọn biểu thức đại số, tìm giá trị của biểu thức đại số, chứng minh đẳng thức đại số.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Các bài tập về giải phương trình bậc nhất một ẩn, tìm nghiệm của phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về bất đẳng thức: Các bài tập về giải bất đẳng thức bậc nhất một ẩn, tìm tập nghiệm của bất đẳng thức.
      • Bài tập về hàm số bậc nhất: Các bài tập về xác định hàm số bậc nhất, vẽ đồ thị hàm số, tìm giao điểm của đồ thị hàm số.
      • Bài tập về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Các bài tập về giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ứng dụng hệ phương trình vào giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về hình học: Các bài tập về chứng minh các tính chất của tứ giác, tam giác đồng dạng, áp dụng định lý Thales để tính độ dài đoạn thẳng.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập mẫu

      Để giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập thường gặp, chúng ta sẽ cùng nhau giải chi tiết một số bài tập mẫu:

      Bài tập 1: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Lời giải:

      1. Chuyển 3 sang vế phải: 2x = 7 - 3
      2. Rút gọn: 2x = 4
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 2

      Vậy nghiệm của phương trình là x = 2.

      Bài tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính độ dài cạnh BC.

      Lời giải:

      Áp dụng định lý Pitago vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

      BC2 = AB2 + AC2

      BC2 = 32 + 42 = 9 + 16 = 25

      BC = √25 = 5cm

      Vậy độ dài cạnh BC là 5cm.

      Lời khuyên để ôn thi hiệu quả

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Đảm bảo bạn hiểu rõ các định nghĩa, định lý, công thức và các quy tắc cơ bản của chương trình học kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      • Xem lại các bài đã làm sai: Phân tích kỹ các lỗi sai và tìm cách khắc phục để tránh lặp lại trong các bài thi sau.
      • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu gặp khó khăn trong quá trình ôn tập, đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo, bạn bè hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn tài liệu học tập trực tuyến.
      • Giữ tinh thần thoải mái: Đừng quá căng thẳng trước kỳ thi. Hãy giữ tinh thần thoải mái và tự tin để đạt được kết quả tốt nhất.

      Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 10!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8