Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi học kì 1 môn Toán - Đề số 4, chương trình Kết nối tri thức.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 1.

Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục môn Toán.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

    • A.
      \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
    • B.
      \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
    • C.
      \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
    • D.
      \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).
    Câu 2 :

    Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

    • A.
      1.
    • B.
      0,75.
    • C.
      2,5.
    • D.
      1,75.
    Câu 3 :

    Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

    a. \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\)

    b. \(10x - 25 - {x^2}\)

    c. \(8{x^3} - \frac{1}{8}\)

    1. \( - {\left( {x - 5} \right)^2}\)

    2. \({x^2} - {y^2}\)

    3. \(\left( {2x - \frac{1}{2}} \right)\left( {4{x^2} + x + \frac{1}{4}} \right)\)

    Câu 4 :

    Hai đường chéo của hình chữ nhật

    • A.
      song song với nhau.
    • B.
      vuông góc với nhau.
    • C.
      bằng nhau.
    • D.
      là các đường phân giác của các góc.
    Câu 5 :

    Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

    • A.
      Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
    • B.
      Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
    • C.
      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
    • D.
      Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.
    Câu 6 :

    Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

    • A.
      Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
    • B.
      Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
    • C.
      Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
    • D.
      Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.
    Câu 7 :

    Cho tam giác ABC có AB = 9cm; \(D \in AB\) sao cho AD = 6cm. Kẻ DE // BC (\(E \in AC\)); EF // CD (\(F \in AB\)). Tính độ dài AF.

    • A.
      6cm.
    • B.
      5cm.
    • C.
      4cm.
    • D.
      7cm.
    Câu 8 :

    Cho tam giác ABC có ba đường trung tuyến AI, BD, CE đồng quy tại G. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của GC và GB. Khi đó, tứ giác MNED là hình gì?

    • A.
      Hình chữ nhật.
    • B.
      Hình bình hành.
    • C.
      Hình thang cân.
    • D.
      Hình thang vuông.
    Câu 9 :

    Cho tam giác ABC, AC = 2AB, AD là tia phân giác của tam giác ABC, khi đó \(\frac{{BD}}{{CD}} =?\)

    • A.
      \(\frac{{BD}}{{CD}} = 1\).
    • B.
      \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{3}\).
    • C.
      \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{4}\).
    • D.
      \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{2}\).
    Câu 10 :

    Bạn Châu vẽ biểu đồ hình quạt tròn như hình bên để biểu diễn tỉ lệ các loại sách trong thư viện: Khoa học (KH), Kĩ thuật và công nghệ (KT & CN), Văn học và Nghệ thuật (VH – NT); Sách khác. Những dữ liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn dữ liệu nào chưa hợp lí?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      Sách khác.
    • B.
      KH.
    • C.
      KT - CN.
    • D.
      VH - NT.

    Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2020.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 2

    Câu 11

    Nêu số kg gạo bán được ở tháng 12?

    • A.
      200kg.
    • B.
      250kg.
    • C.
      225kg.
    • D.
      300kg.
    Câu 12

    Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ tranh ở hình bên?

    • A.
      Biểu đồ hình quạt tròn.
    • B.
      Biểu đồ cột kép.
    • C.
      Biểu đồ cột.
    • D.
      A; B; C đều đúng.
    Câu 13

    So tháng 10 số gạo bán được của tháng 11 tăng bao nhiêu phần trăm?

    • A.
      25%.
    • B.
      20%.
    • C.
      30%.
    • D.
      35%.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

    a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

    b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

    Câu 2 :

    Tìm x biết

    a) \(9{x^2} - 72x = 0\)

    b) \(\left( {16 - 4x} \right)\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 1} \right)\left( {4 - 4x} \right) = 0\)

    Câu 3 :

    Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022.

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 3

     (Nguồn: Eurostat)

    a) Trong 7 tháng đầu năm 2022 thị trường nào cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha là nhiều nhất, ít nhất?

    b) Biết lượng cà phê mà tất cả các thị trường cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 là 222 956 tấn. Lập bảng thống kê lượng cà phê mà các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 theo mẫu sau:

    Thị trường

    Đức

    Brazil

    Bỉ

    Indonesia

    Việt Nam

    Khác

    Lượng cà phê (tấn)

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    Câu 4 :

    1. Để thiết kế mặt tiền cho căn nhà cấp bốn mái thái, sau khi xác định chiều dài mái PQ = 1,5m. Chú thợ nhẩm tính chiều dài mái DE biết Q là trung điểm EC, P là trung điểm của DC. Em hãy tính giúp chú thợ xem chiều dài mái DE bằng bao nhiêu (xem hình vẽ minh họa)?

    Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 0 4

    2. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Gọi M và N theo thứ tự là trung điểm của các đoạn AH và DH.

    a) Chứng minh MN//AD.

    b) Gọi I là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh tứ giác BMNI là hình bình hành.

    c) Chứng minh tam giác ANI vuông tại N.

    Câu 5 :

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Kết quả thương của phép chia \(\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\) là:

      • A.
        \( - \frac{3}{2}{y^2} + xy - \frac{1}{2}{x^2}\).
      • B.
        \(3{y^2} + 2xy + {x^2}\).
      • C.
        \( - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\).
      • D.
        \(6{y^2} - 4xy + {x^2}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\left( {3x{y^2} - 2{x^2}y + {x^3}} \right):\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = 3x{y^2}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) - 2{x^2}y:\left( { - \frac{1}{2}x} \right) + {x^3}:\left( { - \frac{1}{2}x} \right)\\ = - 6{y^2} + 4xy - 2{x^2}\end{array}\)

      Câu 2 :

      Giá trị của đa thức \({x^3}y - 14{y^3} - 6x{y^2} + y + 2\) tại x = -1 ; y = 0,5 là:

      • A.
        1.
      • B.
        0,75.
      • C.
        2,5.
      • D.
        1,75.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức để tính giá trị.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = -1 ; y = 0,5 vào biểu thức, ta được:

      \(\begin{array}{l}{( - 1)^3}.0,5 - 14{(0,5)^3} - 6( - 1){(0,5)^2} + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 14.0,125 + 6.0,25 + 0,5 + 2\\ = - 0,5 - 1,75 + 1,5 + 0,5 + 2\\ = 1,75\end{array}\)

      Câu 3 :

      Ghép mỗi ý ở cộtA với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.

      a. \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\)

      b. \(10x - 25 - {x^2}\)

      c. \(8{x^3} - \frac{1}{8}\)

      1. \( - {\left( {x - 5} \right)^2}\)

      2. \({x^2} - {y^2}\)

      3. \(\left( {2x - \frac{1}{2}} \right)\left( {4{x^2} + x + \frac{1}{4}} \right)\)

      Đáp án

      a. \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\)

      2. \({x^2} - {y^2}\)

      b. \(10x - 25 - {x^2}\)

      1. \( - {\left( {x - 5} \right)^2}\)

      c. \(8{x^3} - \frac{1}{8}\)

      3. \(\left( {2x - \frac{1}{2}} \right)\left( {4{x^2} + x + \frac{1}{4}} \right)\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ.

      Lời giải chi tiết :

      a. \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) = {x^2} - {y^2} \Rightarrow \) a – 2.

      b. \(10x - 25 - {x^2} = - {x^2} + 10x - 25 = - \left( {{x^2} - 10x + 25} \right) = - {\left( {x - 5} \right)^2} \Rightarrow \) b – 1.

      c. \(8{x^3} - \frac{1}{8} = \left( {2x - \frac{1}{2}} \right)\left( {4{x^2} + x + \frac{1}{4}} \right) \Rightarrow \) c – 3.

      Đáp án: a – 2; b – 1; c – 3.

      Câu 4 :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật

      • A.
        song song với nhau.
      • B.
        vuông góc với nhau.
      • C.
        bằng nhau.
      • D.
        là các đường phân giác của các góc.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau nên chọn đáp án C.

      Câu 5 :

      Một tứ giác là hình bình hành nếu nó là:

      • A.
        Tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
      • B.
        Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau.
      • C.
        Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
      • D.
        Tứ giác có hai góc đối bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình bình hành.

      Lời giải chi tiết :

      Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành nên chọn đáp án C.

      Câu 6 :

      Những tứ giác nào sau đây có hai đường chéo bằng nhau?

      • A.
        Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông.
      • B.
        Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
      • C.
        Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
      • D.
        Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Những tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là: hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông nên chọn đáp án B.

      Câu 7 :

      Cho tam giác ABC có AB = 9cm; \(D \in AB\) sao cho AD = 6cm. Kẻ DE // BC (\(E \in AC\)); EF // CD (\(F \in AB\)). Tính độ dài AF.

      • A.
        6cm.
      • B.
        5cm.
      • C.
        4cm.
      • D.
        7cm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng định lí Thales để chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 1

      Ta có: DE // BC nên \(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{6}{9} = \frac{2}{3}\) (định lí Thales)

      EF // CD nên \(\frac{{AF}}{{AD}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{2}{3}\) (định lí Thales)

      \( \Rightarrow AF = \frac{2}{3}AD = \frac{2}{3}.6 = 4(cm)\).

      Câu 8 :

      Cho tam giác ABC có ba đường trung tuyến AI, BD, CE đồng quy tại G. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của GC và GB. Khi đó, tứ giác MNED là hình gì?

      • A.
        Hình chữ nhật.
      • B.
        Hình bình hành.
      • C.
        Hình thang cân.
      • D.
        Hình thang vuông.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất đường trung bình.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 2

      Ta có BD và CE là đường trung tuyến của tam giác ABC nên D là trung điểm của AC; E là trung điểm của AB, khi đó DE là đường trung bình của tam giác ABC nên DE // BC và DE = \(\frac{1}{2}\)BC. (1)

      M và N lần lượt là trung điểm của GC và GB nên MN là đường trung bình của tam giác GBC nên MN // BC và MN = \(\frac{1}{2}\)BC. (2)

      Từ (1) và (2) suy ra DE // MN và DE = MN => MNED là hình bình hành (hai cạnh đối song song và bằng nhau).

      Câu 9 :

      Cho tam giác ABC, AC = 2AB, AD là tia phân giác của tam giác ABC, khi đó \(\frac{{BD}}{{CD}} =?\)

      • A.
        \(\frac{{BD}}{{CD}} = 1\).
      • B.
        \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{3}\).
      • C.
        \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{4}\).
      • D.
        \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{1}{2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 3

      Ta có AD là tia phân giác của tam giác ABC nên \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{2AB}} = \frac{1}{2}\) (tính chất của tia phân giác trong tam giác).

      Câu 10 :

      Bạn Châu vẽ biểu đồ hình quạt tròn như hình bên để biểu diễn tỉ lệ các loại sách trong thư viện: Khoa học (KH), Kĩ thuật và công nghệ (KT & CN), Văn học và Nghệ thuật (VH – NT); Sách khác. Những dữ liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn dữ liệu nào chưa hợp lí?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 4

      • A.
        Sách khác.
      • B.
        KH.
      • C.
        KT - CN.
      • D.
        VH - NT.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để chỉ ra dữ liệu chưa hợp lí.

      Lời giải chi tiết :

      Trong biểu đồ trên, ta thấy tỉ lệ của sách khác (20%) bằng tỉ lệ sách KT – CN (20%) nhưng phần biểu diễn của sách khác lại bằng với phần biểu diễn của sách KN (25%). nên dữ liệu sách khác, sách KT – CN hoặc sách KH chưa hợp lý.

      Vì tổng tỉ lệ các loại sách là 100%, mà tổng số phần trăm trong biểu đồ trên là 30% + 20% + 25% + 20% = 95% < 100%.

      Vậy ta suy ra dữ liệu chưa hợp lí là dữ liệu sách khác. Tỉ lệ của sách khác phải là 25% bằng với tỉ lệ của sách KH.

      Biểu đồ tranh ở hình bên thống kê số gạo bán của một cửa hàng trong ba tháng cuối năm 2020.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 5

      Câu 11

      Nêu số kg gạo bán được ở tháng 12?

      • A.
        200kg.
      • B.
        250kg.
      • C.
        225kg.
      • D.
        300kg.

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số kg gạo bán được ở tháng 12 là: 50.4 + 25 = 225 (kg).

      Câu 12

      Lựa chọn biểu đồ nào để biểu diễn các dữ liệu thống kê có trong biểu đồ tranh ở hình bên?

      • A.
        Biểu đồ hình quạt tròn.
      • B.
        Biểu đồ cột kép.
      • C.
        Biểu đồ cột.
      • D.
        A; B; C đều đúng.

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Với dự liệu trong biểu đồ tranh trên, ta có thể biểu diễn các dữ liệu thống kê bằng biểu đồ cột.

      Câu 13

      So tháng 10 số gạo bán được của tháng 11 tăng bao nhiêu phần trăm?

      • A.
        25%.
      • B.
        20%.
      • C.
        30%.
      • D.
        35%.

      Đáp án: A

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      Số gạo tháng 10 bán được là: 50.4 = 200 (kg).

      Số gạo tháng 11 bán được là: 50.5 = 250 (kg).

      So với tháng 10, số gạo bán được của tháng 11 tăng là: 250 – 200 = 50 (kg).

      Số gạo bán được của tháng 11 tăng so với tháng 10 số phần trăm là: \(\frac{{50}}{{200}}.100 = 25(\% )\)

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Chứng tỏ rằng giá trị của các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính với đa thức để rút gọn biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(A = 2xy + \frac{1}{2}x.\left( {2x - 4y + 4} \right) - x\left( {x + 2} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = 2xy + {x^2} - 2xy + 2x - {x^2} - 2x\\ = 0\end{array}\)

      Vì A = 0 nên biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      b) \(B = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\)

      \(\begin{array}{l} = {\left( {x + 2} \right)^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} - 10x\\ = \left( {x + 2 - x + 3} \right)\left( {x + 2 + x - 3} \right) - 10x\\ = 5\left( {2x - 1} \right) - 10x\\ = 10x - 5 - 10x\\ = - 5\end{array}\)

      Vì B = -5 nên biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến.

      Câu 2 :

      Tìm x biết

      a) \(9{x^2} - 72x = 0\)

      b) \(\left( {16 - 4x} \right)\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 1} \right)\left( {4 - 4x} \right) = 0\)

      Phương pháp giải :

      Nhóm nhân tử chung để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(9{x^2} - 72x = 0\)

      \(9x\left( {x - 8} \right) = 0\)

      \(x = 0\) hoặc \(x - 8 = 0\)

      \(x = 0\) hoặc \(x = 8\)

      Vậy x = 0 hoặc x = 8.

      b) \(\left( {16 - 4x} \right)\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 1} \right)\left( {4 - 4x} \right) = 0\)

      \(\begin{array}{l}4\left( {4 - x} \right)\left( {x + 3} \right) - 4\left( {x + 1} \right)\left( {1 - x} \right) = 0\\(4 - x)(x + 3) - (1 - {x^2}) = 0\\4x - {x^2} + 12 - 3x - 1 + {x^2} = 0\\x + 11 = 0\\x = - 11\end{array}\)

      Vậy x = -11.

      Câu 3 :

      Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 6

       (Nguồn: Eurostat)

      a) Trong 7 tháng đầu năm 2022 thị trường nào cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha là nhiều nhất, ít nhất?

      b) Biết lượng cà phê mà tất cả các thị trường cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 là 222 956 tấn. Lập bảng thống kê lượng cà phê mà các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 theo mẫu sau:

      Thị trường

      Đức

      Brazil

      Bỉ

      Indonesia

      Việt Nam

      Khác

      Lượng cà phê (tấn)

      ?

      ?

      ?

      ?

      ?

      ?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Trong 7 tháng đầu năm 2022, thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha nhiều nhất là Việt Nam với 30,1%; thị trường cung cấp ít nhất là Indonesia với 5,5%.

      b) Lượng cà phê Đức cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.12,6% = 28 092,456 (tấn)

      Lượng cà phê Brazil cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.19,1% = 42 584,596 (tấn)

      Lượng cà phê Bỉ cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.6,6% = 14 715,096 (tấn)

      Lượng cà phê Indonesia cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.5,5% = 12 262,58 (tấn)

      Lượng cà phê Việt Nam cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.30,1% = 67 109,756 (tấn)

      Lượng cà phê thị trường khác cung cấp cho Tây Ban Nha là: 222 956.26,1% = 58 191,516 (tấn)

      Ta có bảng giá trị:

      Thị trường

      Đức

      Brazil

      Bỉ

      Indonesia

      Việt Nam

      Khác

      Lượng cà phê (tấn)

      28092,456

      42584,596

      14715,096

      12262,58

      67109,756

      58191,516

      Câu 4 :

      1. Để thiết kế mặt tiền cho căn nhà cấp bốn mái thái, sau khi xác định chiều dài mái PQ = 1,5m. Chú thợ nhẩm tính chiều dài mái DE biết Q là trung điểm EC, P là trung điểm của DC. Em hãy tính giúp chú thợ xem chiều dài mái DE bằng bao nhiêu (xem hình vẽ minh họa)?

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 7

      2. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Gọi M và N theo thứ tự là trung điểm của các đoạn AH và DH.

      a) Chứng minh MN//AD.

      b) Gọi I là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh tứ giác BMNI là hình bình hành.

      c) Chứng minh tam giác ANI vuông tại N.

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào tính chất của đường trung bình để tính.

      2. 

      a) Dựa vào tính chất của đường trung bình để chứng minh.

      b) Chứng mình BMNI có hai cạnh đối song song và bằng nhau.

      c) Chứng minh M là trực tâm của tam giác ABN nên BM \( \bot \) AN, mà BM // NI nên AN \( \bot \) NI hay \(\widehat {ANI} = {90^0}\)=> ANI là tam giác vuông tại N.

      Lời giải chi tiết :

      1.

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 8

      Vì Q là trung điểm EC, P là trung điểm của DC nên PQ là đường trung bình của tam giác CDE.

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow QP = \frac{1}{2}DE\\ \Rightarrow DE = 2QP = 2.1,5 = 3m\end{array}\)

      Vậy chiều dài mái DE bằng 3m.

      2. 

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức 1 9

      a) Ta có M là trung điểm của AH, N là trung điểm của DH nên MN là đường trung bình của tam giác ADH => MN // AD và MN = \(\frac{1}{2}\)

      b) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AD // BC và AD = BC; I là trung điểm của BC nên BI = \(\frac{1}{2}\)

      => MN // BI (cùng song song với AD) và MN = BI (= \(\frac{1}{2}\)BC = \(\frac{1}{2}\)AD). Khi đó BMNI là hình bình hành.

      c) Ta có MN // AD mà AD \( \bot \) AB (ABCD là hình chữ nhật) nên MN \( \bot \) Xét tam giác ABN có AH \( \bot \) BN; MN \( \bot \) AB; AH giao MN tại N nên N là trực tâm của tam giác ABN. Suy ra BM \( \bot \) AN.

      Mà BM // IN (BMNI là hình bình hành) nên AN \( \bot \) IN hay \(\widehat {ANI} = {90^0}\)=> ANI là tam giác vuông tại N.

      Câu 5 :

      Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:\(A = 4{x^2} - 12x + 15\).

      Phương pháp giải :

      Biến đổi biểu thức bằng cách sử dụng hằng đẳng thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(4{x^2} - 12x + 15 = \left( {4{x^2} - 2.2x.3 + 9} \right) + 6 = {\left( {2x - 3} \right)^2} + 6\).

      Vì \({\left( {2x - 3} \right)^2} \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên \({\left( {2x - 3} \right)^2} + 6 \ge 6,\forall x \in \mathbb{R}\). Dấu “=” xảy ra là giá trị nhỏ nhất của biểu thức A.

      \(\min A = 6 \Leftrightarrow 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{2}\).

      Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 6 khi \(x = \frac{3}{2}\).

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức đặc sắc thuộc chuyên mục giải sgk toán 8 trên học toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 chương trình Kết nối tri thức là một bài kiểm tra quan trọng, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau nửa học kì đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như số hữu tỉ, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, và các ứng dụng thực tế của toán học.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

      Thông thường, đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức sẽ có cấu trúc gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Nội dung chi tiết Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức:

      • Bài tập về số hữu tỉ: Thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ, so sánh số hữu tỉ, tìm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ.
      • Bài tập về biểu thức đại số: Thu gọn biểu thức đại số, tính giá trị của biểu thức đại số tại một giá trị cụ thể của biến.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình bậc nhất một ẩn, ứng dụng phương trình bậc nhất một ẩn để giải các bài toán thực tế.
      • Bài tập về bất đẳng thức: Giải bất đẳng thức bậc nhất một ẩn, ứng dụng bất đẳng thức để giải các bài toán thực tế.
      • Bài tập về hình học: Tính diện tích, chu vi của các hình học cơ bản, chứng minh các tính chất hình học.

      Hướng dẫn Giải Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 1 Toán 8, học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, tính chất, công thức toán học.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, logic: Viết các bước giải một cách chi tiết, dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả cuối cùng là chính xác.

      Tài liệu ôn thi học kì 1 Toán 8 - Kết nối tri thức

      Giaitoan.edu.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn thi học kì 1 Toán 8 - Kết nối tri thức, bao gồm:

      • Đề thi thử: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc và dạng bài của đề thi thật.
      • Bài giảng: Giải thích chi tiết các kiến thức toán học.
      • Bài tập: Cung cấp nhiều bài tập khác nhau để học sinh luyện tập.
      • Đáp án và lời giải chi tiết: Giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

      Lời khuyên khi làm bài thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức

      Trong quá trình làm bài thi, học sinh nên:

      • Phân bổ thời gian hợp lý: Dành thời gian phù hợp cho từng phần của đề thi.
      • Bắt đầu với những câu dễ: Giải các câu dễ trước để tạo sự tự tin và tiết kiệm thời gian.
      • Không bỏ trống câu nào: Cố gắng giải tất cả các câu hỏi, ngay cả khi không chắc chắn về đáp án.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi hoàn thành bài thi, hãy dành thời gian kiểm tra lại để phát hiện và sửa lỗi sai.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 8 - Đề số 4 - Kết nối tri thức là một cơ hội để học sinh thể hiện những kiến thức và kỹ năng đã học trong học kì. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần tự tin, các em sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8