Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 8 đến với đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 chương trình Kết nối tri thức.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 2, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Biểu thức nào dưới đây là phân thức đại số?

    • A.
      \(\frac{{x + y}}{{\sqrt {7z} }}\)
    • B.
      \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 2}}{{xz - y}}\)
    • C.
      \(\frac{{5{x^2}}}{{\frac{1}{z}}}\)
    • D.
      \(\frac{{{x^2} + 2\sqrt x - 9}}{{0.yz}}\)
    Câu 2 :

    Số phát biểu đúng trong các câu sau:

    (i) Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{P}{Q}\) với \(Q\) và \(P\) là những đa thức.

    (ii) Nếu hai phân thức bằng nhau \(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}\) thì \(A \cdot D = B \cdot C\)

    (iii) Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    • A.
      4
    • B.
      3
    • C.
      2
    • D.
      1
    Câu 3 :

    Cho $\Delta ABC\backsim \Delta {A}'{B}'{C}'$, biết \(\widehat A = {60^0},\widehat {B'} = {50^0}\). Khi đó:

    • A.
      \(\widehat {C'} = {60^0}\)
    • B.
      \(\widehat {A'} = {50^0}\)
    • C.
      \(\widehat C = {70^0}\)
    • D.
      \(\widehat B = {60^0}\)
    Câu 4 :

    Cho hình thang \({\rm{ABCD}}\left( {AB\parallel CD} \right)\) có \(\widehat {ABD} = \widehat {BDC},AB = 2{\rm{\;cm}},BD = \sqrt 5 \), ta có:

    • A.
      \(CD = 2\sqrt 5 {\rm{\;cm}}\)
    • B.
      \(CD = \sqrt 5 - 2{\rm{\;cm}}\)
    • C.
      \(CD = \frac{{\sqrt 5 }}{2}{\rm{\;cm}}\)
    • D.
      \(CD = 2,5{\rm{\;cm}}\).
    Câu 5 :

    Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

    • A.
      \(5x + 2y - 9 = 0\).
    • B.
      \(7{\rm{x}} - 9 = 0\).
    • C.
      \({x^2} = 9\).
    • D.
      \({y^2} - 3x + 3 = 0\).
    Câu 6 :

    Cho \(\Delta ABC\) và \(\Delta XYZ\) đồng dạng. \(A\) tương ứng với \(X,B\) tương ứng với \(Y.B\) biết \(AB = 3\), \({\rm{BC}} = 4\) và \({\rm{XY}} = 5\). Tính \({\rm{YZ}}\) ?

    • A.
      \(3\frac{1}{4}\)
    • B.
      6
    • C.
      \(6\frac{1}{4}\)
    • D.
      \(6\frac{2}{3}\)
    Câu 7 :

    Một người đi ô tô từ \(A\) đến \(B\) với tốc độ \(45{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Khi đến \(B\), người đó nghỉ 30 phút rồi quay về \(A\) với tốc độ \(40{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Tính quãng đường \(AB\), biết tổng thời gian đi, thời gian về và thời gian nghỉ là 4 giờ 45 phút.

    • A.
      \(85{\rm{\;km}}\)
    • B.
      \(90{\rm{\;km}}\)
    • C.
      \(92{\rm{\;km}}\)
    • D.
      \(89{\rm{\;km}}\)
    Câu 8 :

    Giải phương trình sau \(\frac{1}{3}x + \frac{1}{2} = x + 2\) ta được:

    • A.
      \(x = - 1\)
    • B.
      \(x = \frac{{ - 9}}{4}\)
    • C.
      \(x = 1\)
    • D.
      \(x = \frac{9}{4}\)
    Câu 9 :

    Tìm phân thức đối của kết quả phép chia \(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}}\) sau khi thu gọn.

    • A.
      \( - \frac{3}{{x + 2}}\)
    • B.
      \(\frac{3}{{x + 2}}\)
    • C.
      \(\frac{{x + 2}}{3}\)
    • D.
      \( - \frac{{x + 2}}{3}\)
    Câu 10 :

    Để đo khoảng cách giữa hai địa điểm \({\rm{D}}\), \({\rm{E}}\) ở hai bên bờ của một con sông, người ta chọn các vị trí \({\rm{A}}, {\rm{B}}, {\rm{C}}\) ở cùng một bên bờ với điểm \(D\) và đo được \(AB = 2{\rm{\;m}},AC = 3{\rm{\;m}},CD = 15{\rm{\;m}}\). Giả sử $\Delta ABC\backsim \Delta DEC$. Tính khoảng cách \(DE\).

    Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      \(10{\rm{\;m}}\)
    • B.
      \(12{\rm{\;m}}\)
    • C.
      \(9{\rm{\;m}}\)
    • D.
      \(15{\rm{\;m}}\)
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Giải các phương trình sau:a) \(7x - 21 = 0\);b) \(5x - x + 20 = 0\);c) \(\frac{2}{3}x + 2 = \frac{1}{3}\)d) \(\frac{3}{2}\left( {x - \frac{5}{4}} \right) - \frac{5}{8} = x\).

    Câu 2 :

    Cho biểu thức \(P = \frac{{{x^2} + 3x}}{{{x^2} + 6x + 9}} + \frac{3}{{x - 3}} + \frac{6x}{{9 - {x^2}}}\)

    a) Rút gọn biểu thức đã cho

    b) Tính giá trị của biểu thức tại \(x = - 2\)

    Câu 3 :

    Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 50 sản phẩm. Khi thực hiện, mỗi ngày tổ sản xuất 57 sản phẩm. Do đó, tổ đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

    Câu 4 :

    Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) với \(AB = 6{\rm{\;cm}},AC = 9{\rm{\;cm}}\).

    a) Lấy các điểm \({\rm{M}},{\rm{N}}\) lần lượt trên các cạnh \({\rm{AB}},{\rm{AC}}\) sao cho \(AM = 4{\rm{\;cm}},AN = 6{\rm{\;cm}}\). Chứng minh rằng $\Delta AMN\backsim \Delta ABC$ và tìm tỉ số đồng dạng.

    b) Lấy điểm \(P\) trên cạnh \({\rm{AC}}\) sao cho \(AP = 4{\rm{\;cm}}\). Chứng minh rằng $\Delta APB\backsim \Delta ABC$.

    Câu 5 :

    Tính \(A = \frac{{yz}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x - z} \right)}} + \frac{{zx}}{{\left( {y - z} \right)\left( {y - x} \right)}} + \frac{{xy}}{{\left( {z - x} \right)\left( {z - y} \right)}}\)

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Biểu thức nào dưới đây là phân thức đại số?

      • A.
        \(\frac{{x + y}}{{\sqrt {7z} }}\)
      • B.
        \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 2}}{{xz - y}}\)
      • C.
        \(\frac{{5{x^2}}}{{\frac{1}{z}}}\)
      • D.
        \(\frac{{{x^2} + 2\sqrt x - 9}}{{0.yz}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng khái niệm về phân thức đại số.

      Nhớ lại định nghĩa về đa thức, đơn thức.

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{x + y}}{{\sqrt {7z} }}\) không là phân thức vì mẫu số không là đa thức

      \(\frac{{{x^3} - 3{x^2} + 2}}{{xz - y}}\) là phân thức vì cả tử và mẫu số là đa thức với mẫu thức khác 0.

      \(\frac{{5{x^2}}}{{\frac{1}{z}}}\) không là phân thức vì mẫu số không là đa thức.

      \(\frac{{{x^2} + 2\sqrt x - 9}}{{0.yz}}\) không là đa thức vì mẫu số bằng 0.

      Đáp án B.

      Câu 2 :

      Số phát biểu đúng trong các câu sau:

      (i) Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{P}{Q}\) với \(Q\) và \(P\) là những đa thức.

      (ii) Nếu hai phân thức bằng nhau \(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}\) thì \(A \cdot D = B \cdot C\)

      (iii) Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

      • A.
        4
      • B.
        3
      • C.
        2
      • D.
        1

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm phân thức, hai phân thức bằng nhau và tính chất cơ bản của phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      Phân thức đại số là biểu thức có dạng \(\frac{P}{Q}\) với \(Q\) và \(P\) là những đa thức, \(Q \ne 0\)

      Nếu hai phân thức bằng nhau \(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}\) thì \(A \cdot D = B \cdot C\)

      Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

      Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

      Đáp án B.

      Câu 3 :

      Cho $\Delta ABC\backsim \Delta {A}'{B}'{C}'$, biết \(\widehat A = {60^0},\widehat {B'} = {50^0}\). Khi đó:

      • A.
        \(\widehat {C'} = {60^0}\)
      • B.
        \(\widehat {A'} = {50^0}\)
      • C.
        \(\widehat C = {70^0}\)
      • D.
        \(\widehat B = {60^0}\)

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hai tam giác đồng dạng thì hai tam giác có tất cả các cặp góc tương ứng bằng nhau và các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.

      Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác bằng \({180^0}\)

      Lời giải chi tiết :

      Vì $\Delta ABC\backsim \Delta {A}'{B}'{C}'$ nên

      $\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \widehat{A}=\widehat{A'}={{60}^{0}} \\ \widehat{B}=\widehat{B'}={{60}^{0}} \\ \widehat{C}=\widehat{C'} \\ \end{array} \right.$

      Suy ra \(\widehat C = \widehat {C'} = {180^0} - \widehat {A'} - \widehat {B'} = {180^0} - {60^0} - {50^0} = {70^0}\)

      Đáp án C.

      Câu 4 :

      Cho hình thang \({\rm{ABCD}}\left( {AB\parallel CD} \right)\) có \(\widehat {ABD} = \widehat {BDC},AB = 2{\rm{\;cm}},BD = \sqrt 5 \), ta có:

      • A.
        \(CD = 2\sqrt 5 {\rm{\;cm}}\)
      • B.
        \(CD = \sqrt 5 - 2{\rm{\;cm}}\)
      • C.
        \(CD = \frac{{\sqrt 5 }}{2}{\rm{\;cm}}\)
      • D.
        \(CD = 2,5{\rm{\;cm}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      TH đồng dạng g-g: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

      Suy ra các cạnh tương ứng tỉ lệ.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức 1 1

      Vì \(AB\parallel CD\) nên: \(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) (cặp góc so le trong)

      Xét \(\Delta ADB\) và \(\Delta BCD\) ta có:

      \(\begin{array}{l}\widehat {ABD} = \widehat {BDC}{\rm{(}}cmt{\rm{)}}\\\widehat {ADB} = \widehat {BCD}{\rm{\;(theo\;gt)}}\end{array}\)

      Suy ra $\Delta ADB\backsim \Delta BCD\left( g-g \right)$

      Do đó \(\frac{{AB}}{{BD}} = \frac{{DB}}{{CD}}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{{\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{{CD}}\\CD = \frac{{\sqrt 5 \cdot \sqrt 5 }}{2} = \frac{5}{2} = 2,5{\rm{\;cm}}\end{array}\)

      Đáp án D.

      Câu 5 :

      Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

      • A.
        \(5x + 2y - 9 = 0\).
      • B.
        \(7{\rm{x}} - 9 = 0\).
      • C.
        \({x^2} = 9\).
      • D.
        \({y^2} - 3x + 3 = 0\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

      Lời giải chi tiết :

      \(7{\rm{x}} - 9 = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn

      Đáp án B.

      Câu 6 :

      Cho \(\Delta ABC\) và \(\Delta XYZ\) đồng dạng. \(A\) tương ứng với \(X,B\) tương ứng với \(Y.B\) biết \(AB = 3\), \({\rm{BC}} = 4\) và \({\rm{XY}} = 5\). Tính \({\rm{YZ}}\) ?

      • A.
        \(3\frac{1}{4}\)
      • B.
        6
      • C.
        \(6\frac{1}{4}\)
      • D.
        \(6\frac{2}{3}\)

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Từ cặp tam giác đồng dạng tìm ra tỉ lệ thức phù hợp, từ đó tìm ra độ dài của \(YZ\).

      Lời giải chi tiết :

      Theo bài ta có: $\Delta ABC\backsim \Delta XYZ$ suy ra

      \(\begin{array}{l}\frac{{AB}}{{XY}} = \frac{{BC}}{{YZ}}\\\frac{3}{5} = \frac{4}{{YZ}}\end{array}\)

      Suy ra \(YZ = \frac{{5.4}}{3} = \frac{{20}}{3} = 6\frac{2}{3}\)

      Đáp án D.

      Câu 7 :

      Một người đi ô tô từ \(A\) đến \(B\) với tốc độ \(45{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Khi đến \(B\), người đó nghỉ 30 phút rồi quay về \(A\) với tốc độ \(40{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Tính quãng đường \(AB\), biết tổng thời gian đi, thời gian về và thời gian nghỉ là 4 giờ 45 phút.

      • A.
        \(85{\rm{\;km}}\)
      • B.
        \(90{\rm{\;km}}\)
      • C.
        \(92{\rm{\;km}}\)
      • D.
        \(89{\rm{\;km}}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Bước 1. Lập phương trình.

      • Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
      • Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết.
      • Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
      Bước 2. Giải phương trình.

      Bước 3. Trả lời.

      Lời giải chi tiết :

      Đổi: 4 giờ 45 phút \( = \frac{{19}}{4}\) giờ; 30 phút \( = \frac{1}{2}\) giờ.

      Gọi quãng đường \({\rm{AB}}\) là \({\rm{x}}\left( {{\rm{km}}} \right)\). Điều kiện: \({\rm{x}} > 0\).

      Thời gian ô tô đi từ \(A\) đến \(B\) là: \(\frac{x}{{45}}\) (giờ).

      Thời gian ô tô đi từ \({\rm{B}}\) về \({\rm{A}}\) là: \(\frac{{\rm{x}}}{{40}}\) (giờ).

      Vi tổng thời gian đi, thời gian về và thời gian nghỉ là 4 giờ 45 phút nên ta có \({\rm{PT}}\):

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{{45}} + \frac{x}{{40}} + \frac{1}{2} = \frac{{19}}{4}\\\frac{{8x}}{{360}} + \frac{{9x}}{{360}} = \frac{{19}}{4} - \frac{1}{2}\\\frac{{17x}}{{360}} = \frac{{17}}{4}\\x = 90\left( {TM} \right)\end{array}\)

      Vậy quãng đường \({\rm{AB}}\) dài \(90{\rm{\;km}}\).

      Đáp án B.

      Câu 8 :

      Giải phương trình sau \(\frac{1}{3}x + \frac{1}{2} = x + 2\) ta được:

      • A.
        \(x = - 1\)
      • B.
        \(x = \frac{{ - 9}}{4}\)
      • C.
        \(x = 1\)
      • D.
        \(x = \frac{9}{4}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      - Chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó (Quy tắc chuyển vế);

      - Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số);

      - Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số).

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{1}{3}x + \frac{1}{2} = x + 2\)

      \(\frac{1}{3}x - x = 2 - \frac{1}{2}\)

      \(\frac{{ - 2}}{3}x = \frac{3}{2}\)

      \(x = \frac{3}{2} \cdot \frac{{ - 3}}{2}\)

      \(x = \frac{{ - 9}}{4}\)

      Đáp án B.

      Câu 9 :

      Tìm phân thức đối của kết quả phép chia \(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}}\) sau khi thu gọn.

      • A.
        \( - \frac{3}{{x + 2}}\)
      • B.
        \(\frac{3}{{x + 2}}\)
      • C.
        \(\frac{{x + 2}}{3}\)
      • D.
        \( - \frac{{x + 2}}{3}\)

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\) khác 0 , ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\)

      \(\frac{A}{B}:\frac{C}{D} = \frac{A}{B} \cdot \frac{D}{C}\)

      Phân thức đối của phân thức \(\frac{A}{B}\) kí hiệu là \( - \frac{A}{B}\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}}:\frac{{x + 5}}{{x - 2}} = \frac{{3x + 15}}{{{x^2} - 4}} \cdot \frac{{x - 2}}{{x + 5}} = \frac{{3\left( {x + 5} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} \cdot \frac{{x - 2}}{{x + 5}} = \frac{3}{{x + 2}}\)

      Phân thức đối của \(\frac{3}{{x + 2}}\) là \( - \frac{3}{{x + 2}}\)

      Đáp án B.

      Câu 10 :

      Để đo khoảng cách giữa hai địa điểm \({\rm{D}}\), \({\rm{E}}\) ở hai bên bờ của một con sông, người ta chọn các vị trí \({\rm{A}}, {\rm{B}}, {\rm{C}}\) ở cùng một bên bờ với điểm \(D\) và đo được \(AB = 2{\rm{\;m}},AC = 3{\rm{\;m}},CD = 15{\rm{\;m}}\). Giả sử $\Delta ABC\backsim \Delta DEC$. Tính khoảng cách \(DE\).

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        \(10{\rm{\;m}}\)
      • B.
        \(12{\rm{\;m}}\)
      • C.
        \(9{\rm{\;m}}\)
      • D.
        \(15{\rm{\;m}}\)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nếu $\Delta ABC\backsim \Delta {A}'{B}'{C}'$, ta có tỉ số các cạnh tương ứng \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{B'C'}}{{BC}} = \frac{{C'A'}}{{CA}} = k\) gọi là tỉ số đồng dạng.

      Lời giải chi tiết :

      Vì $\Delta ABC\backsim \Delta DEC$ suy ra

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{3} = \frac{{DE}}{{15}}\\DE = \frac{2}{3} \cdot 15 = 10{\rm{\;m}}\end{array}\)

      Vậy \(DE = 10{\rm{\;m}}\)

      Đáp án A

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Giải các phương trình sau:a) \(7x - 21 = 0\);b) \(5x - x + 20 = 0\);c) \(\frac{2}{3}x + 2 = \frac{1}{3}\)d) \(\frac{3}{2}\left( {x - \frac{5}{4}} \right) - \frac{5}{8} = x\).

      Phương pháp giải :

      - Chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó (Quy tắc chuyển vế);

      - Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số);

      - Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số).

      Lời giải chi tiết :

      a) \(7x - 21 = 0\)\(7x = 21\)

      \(x = 3\)

      Vậy \(x = 3\)

      b) \(5x - x + 20 = 0\)

      \(4x = - 20\)

      \(x = - 5\)

      Vậy \(x = - 5\)

      c) \(\frac{2}{3}x + 2 = \frac{1}{3}\)

      \(\frac{2}{3}x = \frac{1}{3} - 2\)

      \(\begin{array}{l}\frac{2}{3}x = \frac{{ - 5}}{3}\\x = \frac{{ - 5}}{3} \cdot \frac{3}{2}\end{array}\)

      \(x = \frac{{ - 5}}{2}\)

      Vậy \(x = \frac{{ - 5}}{2}\)

      d) \(\frac{3}{2}\left( {x - \frac{5}{4}} \right) - \frac{5}{8} = x\).

      \(\frac{3}{2}x - \frac{{15}}{8} - \frac{5}{8} = x\)

      \(\frac{3}{2}x - x = \frac{5}{8} + \frac{{15}}{8}\)

      \(\frac{1}{2}x = \frac{5}{2}\)

      \(x = 5\)

      Vậy \(x = 5\)

      Câu 2 :

      Cho biểu thức \(P = \frac{{{x^2} + 3x}}{{{x^2} + 6x + 9}} + \frac{3}{{x - 3}} + \frac{6x}{{9 - {x^2}}}\)

      a) Rút gọn biểu thức đã cho

      b) Tính giá trị của biểu thức tại \(x = - 2\)

      Phương pháp giải :

      Thu gọn biểu thức bằng cách thực hiện phép cộng các phân thức đại số: Muốn cộng hai hay nhiều phân thức có mẫu thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu vừa tìm được.

      Thay giá trị của biến vào biểu thức ta được giá trị của phân thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(P = \frac{{{x^2} + 3x}}{{{x^2} + 6x + 9}} + \frac{3}{{x - 3}} + \frac{6x}{{9 - {x^2}}}\)

      \( = \frac{{x\left( {x + 3} \right)}}{{{{(x + 3)}^2}}} + \frac{3}{{x - 3}} + \frac{{ - 6x}}{{{x^2} - 9}}\)

      \( = \frac{x}{{x + 3}} + \frac{3}{{x - 3}} + \frac{{ - 6x}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \( = \frac{{x\left( {x - 3} \right) + 3\left( {x + 3} \right) - 6x}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \( = \frac{{{x^2} - 3x + 3x + 9 - 6x}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \( = \frac{{{{(x - 3)}^2}}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

      \( = \frac{{x - 3}}{{x + 3}}\)

      b) Tại \(x = - 2\) ta có \(P = \frac{{ - 2 - 3}}{{ - 2 + 3}} = \frac{{ - 5}}{1} = - 5\)

      Câu 3 :

      Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 50 sản phẩm. Khi thực hiện, mỗi ngày tổ sản xuất 57 sản phẩm. Do đó, tổ đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

      Phương pháp giải :

      Bước 1. Lập phương trình.

      - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

      - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết.

      - Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.

      Bước 2. Giải phương trình.

      Bước 3. Trả lời.

      - Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không.

      - Kết luận.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số sản phẩm phải sản xuất theo kế hoạch là \({\rm{x}}\) (sản phẩm). Điều kiện: \({\rm{x}} \in {\mathbb{N}^{\rm{*}}},x > 50\).

      Số sản phẩm thực tế sản xuất được là: \(x + 13\) (sản phẩm).

      Thời gian hoàn thành công việc theo kế hoạch là: \(\frac{x}{{50}}\) (ngày).

      Thời gian hoàn thành công việc thực tế là: \(\frac{{x + 13}}{{57}}\) (ngày).

      Vì thực tế tổ đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày nên ta có PT:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{{50}} - \frac{{x + 13}}{{57}} = 1\\\frac{{57x - 50\left( {x + 13} \right)}}{{50.57}} = 1\\57x - 50x - 650 = 50.57\\7x = 2850 + 650\\7x = 3500\\x = 500\left( {TM} \right)\end{array}\)

      Vậy theo kế hoạch tổ phải sản xuất 500 sản phẩm.

      Câu 4 :

      Cho tam giác \({\rm{ABC}}\) với \(AB = 6{\rm{\;cm}},AC = 9{\rm{\;cm}}\).

      a) Lấy các điểm \({\rm{M}},{\rm{N}}\) lần lượt trên các cạnh \({\rm{AB}},{\rm{AC}}\) sao cho \(AM = 4{\rm{\;cm}},AN = 6{\rm{\;cm}}\). Chứng minh rằng $\Delta AMN\backsim \Delta ABC$ và tìm tỉ số đồng dạng.

      b) Lấy điểm \(P\) trên cạnh \({\rm{AC}}\) sao cho \(AP = 4{\rm{\;cm}}\). Chứng minh rằng $\Delta APB\backsim \Delta ABC$.

      Phương pháp giải :

      a) Áp dụng định lí Thales đảo chứng minh \({\rm{MN}}/\) /BC

      Áp dụng định lí: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.

      b) Chứng minh \(\Delta APB = \Delta AMN\left( {c - g - c} \right)\). Suy ra đpcm.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức 1 3

      a) Xét \(\Delta {\rm{ABC}}\) có: \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}}\left( {\frac{4}{6} = \frac{6}{9} = \frac{2}{3}} \right)\)

      nên MN//BC (định lí Thales đảo)

      Suy ra $\Delta AMN\backsim \Delta ABC$ (định lí) với tỉ số đồng dạng \(\frac{2}{3}\)

      b) Xét \(\Delta APB\) và \(\Delta AMN\) có: \(AP = AM\left( { = 4{\rm{\;cm}}} \right),\widehat A\) chung, \(AB = AN\left( { = 6{\rm{\;cm}}} \right)\)Suy ra \(\Delta APB = \Delta AMN\left( {c - g - c} \right)\left( 2 \right)\)

      Từ (1) và (2) suy ra $\Delta APB\backsim \Delta ABC$

      Câu 5 :

      Tính \(A = \frac{{yz}}{{\left( {x - y} \right)\left( {x - z} \right)}} + \frac{{zx}}{{\left( {y - z} \right)\left( {y - x} \right)}} + \frac{{xy}}{{\left( {z - x} \right)\left( {z - y} \right)}}\)

      Phương pháp giải :

      Biến đổi phân thức đại số.

      Sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

      Lời giải chi tiết :

      $A=\frac{yz}{\left( x-y \right)\left( x-z \right)}+\frac{zx}{\left( y-z \right)\left( y-x \right)}+\frac{xy}{\left( z-x \right)\left( z-y \right)}$

      $=\frac{-yz\left( y-z \right)-zx\left( z-x \right)-xy\left( x-y \right)}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{-{{y}^{2}}z+y{{z}^{2}}-{{z}^{2}}x+{{x}^{2}}z-{{x}^{2}}y+x{{y}^{2}}}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{\left( -{{y}^{2}}z+x{{y}^{2}} \right)+\left( y{{z}^{2}}-{{x}^{2}}y \right)+\left( {{x}^{2}}z-{{z}^{2}}x \right)}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{-{{y}^{2}}\left( z-x \right)+y\left( {{z}^{2}}-{{x}^{2}} \right)-zx\left( z-x \right)}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{\left( z-x \right)\left( -{{y}^{2}}+yz+yx-zx \right)}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{\left( z-x \right)\left[ -y\left( y-z \right)+x\left( y-z \right) \right]}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}$

      $=\frac{\left( z-x \right)\left( y-z \right)\left( x-y \right)}{\left( x-y \right)\left( y-z \right)\left( z-x \right)}=1$

      Vậy A = 1

      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức đặc sắc thuộc chuyên mục giải sgk toán 8 trên tài liệu toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 chương trình Kết nối tri thức là một bài kiểm tra quan trọng, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau nửa học kỳ. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn, và các ứng dụng thực tế của đại số.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 có cấu trúc gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Nội dung chi tiết Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6

      Dưới đây là một số dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6:

      • Bài tập về đa thức: Thu gọn đa thức, cộng trừ đa thức, nhân đa thức, chia đa thức.
      • Bài tập về phân thức đại số: Rút gọn phân thức, quy đồng mẫu số, cộng trừ phân thức, nhân chia phân thức.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải bài toán thực tế.
      • Bài tập về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, phương pháp cộng đại số.
      • Bài tập về bất phương trình bậc nhất một ẩn: Giải bất phương trình, biểu diễn tập nghiệm trên trục số.

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập trong Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6

      Ví dụ 1: Thu gọn đa thức sau: A = 3x2 - 5x + 2 + x2 - 3x - 1

      Giải: A = (3x2 + x2) + (-5x - 3x) + (2 - 1) = 4x2 - 8x + 1

      Ví dụ 2: Giải phương trình: 2x - 3 = 5

      Giải: 2x = 5 + 3 = 8 => x = 8/2 = 4

      Lưu ý khi làm Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Tài liệu ôn tập cho Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6

      Để chuẩn bị tốt nhất cho đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6, các em nên:

      • Học thuộc lý thuyết và công thức toán học.
      • Làm nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Xem lại các bài giải mẫu và học hỏi kinh nghiệm từ các bạn học giỏi.
      • Tham gia các khóa học luyện thi toán 8 online hoặc offline.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 6 - Kết nối tri thức là một cơ hội tốt để các em học sinh kiểm tra và củng cố kiến thức đã học. Chúc các em làm bài thi tốt và đạt kết quả cao!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8