Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16

Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16

Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với đề thi học kì 1 môn Toán chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 16.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 1, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) các số tự nhiên khác 0?

    • A.

      \(\left\{ {1; - 1;2; - 2;3; - 3;...} \right\}\).

    • B.

      \(\left\{ {1;2;3;4;...} \right\}\).

    • C.

      \(\left\{ {0;1;2;3;4;...} \right\}\).

    • D.

      \(\left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\).

    Câu 2 :

    Trong các số nguyên sau: -2024; -2025; 0; 11. Số nào là số nguyên dương?

    • A.

      -2024.

    • B.

      -2025.

    • C.

      0.

    • D.

      11.

    Câu 3 :

    Trong các số nguyên sau: -2024; -2025; 0; 11. Số nào là số nguyên lớn nhất?

    • A.

      -2024.

    • B.

      -2025.

    • C.

      0.

    • D.

      11.

    Câu 4 :

    Khẳng định nào sau đây là sai?

    • A.

      Số đối của -11 là 11.

    • B.

      Số đối của 2024 là -2024.

    • C.

      Số đối của 0 là 0.

    • D.

      Số đối của 100 là +100.

    Câu 5 :

    Đặc điểm nào sau đây không phải là của hình chữ nhật?

    • A.

      Bốn cạnh bằng nhau.

    • B.

      Hai đường chéo bằng nhau.

    • C.

      Hai cạnh đối song song.

    • D.

      Bốn góc ở bốn đỉnh là góc vuông.

    Câu 6 :

    Trong các khẳng định sau, khằng định sai là?

    • A.

      (-22) < (-10).

    • B.

      15 < (-4).

    • C.

      (24) > (-25).

    • D.

      (-15) < 0.

    Câu 7 :

    Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên. Số âm biểu thị năm diễn ra Thế vận hội đầu tiên là:

    • A.

      776.

    • B.

      767.

    • C.

      -776.

    • D.

      -767.

    Câu 8 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

    • A.

      Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

    • B.

      Tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

    • C.

      Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

    • D.

      Kết quả phép trừ số nguyên âm cho số nguyên dương là một số nguyên âm.

    Câu 9 :

    Dãy nào sau đây chỉ gồm các số nguyên dương:

    • A.

      0; 1; 2; 3; 4; 5.

    • B.

      -1; -4; -5; 2; 4; 5; 0.

    • C.

      -11; 5; -5; 0; -6.

    • D.

      1; 5; 12; 13; 10.

    Câu 10 :

    Cho biểu đồ tranh về số học sinh lớp 6A đạt điểm 10 môn Toán trong tuần:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 0 1

    Tổ đạt số điểm 10 nhiều nhất trong tuần là:

    • A.

      Tổ 1.

    • B.

      Tổ 2.

    • C.

      Tổ 3.

    • D.

      Tổ 4.

    Câu 11 :

    Nhiệt độ 30 ngày trong tháng 11 tại thành phố Bảo Lộc được ghi lại trong bảng sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 0 2

    Dữ liệu nào không hợp lí trong bảng trên?

    • A.

      26.

    • B.

      27.

    • C.

      68.

    • D.

      30.

    Câu 12 :

    Trong biểu đồ hình cột sau, môn thể thao được nhiều bạn trong lớp 6A yêu thích nhất là:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 0 3

    • A.

      Cầu lông.

    • B.

      Bóng đá.

    • C.

      Đá cầu.

    • D.

      Cờ vua.

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể)

    a) \(\left( { - 2025} \right) + 2024\)

    b) \({5^2}.\left( { - 25} \right) + {5^2}.21\)

    c) \(\left( {52 - 41 + 36} \right) - \left( {36 + 52} \right)\)

    Câu 2 :

    Tìm x, biết:

    a) \(x + 6 = 20\)

    b) \(54 - \left( {2x + {2^6}} \right) = - 4\)

    c) \(x\) là số nguyên và \(29 \vdots x\).

    Câu 3 :

    Lớp trưởng lớp 6A ghi chép nhanh điểm Toán của 40 học sinh trong lớp như sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 0 4

    a) Em hãy lập bảng thống kê tương ứng;b) Em hãy cho biết có bao nhiêu bạn đạt điểm 10 và có bao nhiêu bạn có điểm trên 7.

    Câu 4 :

    a) Vẽ hình thoi ABCD. Tính chu vi của hình thoi có độ dài cạnh là 6cm.

    b) Một bức tường hình chữ nhật dài 6m và cao 4m. Biết giá tiền để sơn \(1{m^2}\) tường là 360 000 đồng. Tính số tiền cần phải trả khi sơn bức tường trên.

    Câu 5 :

    a) Cho 41 số nguyên, trong đó tổng của 5 số bất kì luôn là một số nguyên âm. Chứng tỏ rằng tổng của 41 số đó là một số nguyên âm.

    b) Một hộp giấy đựng bỏng ngô gồm bốn mặt xung quanh và một mặt đáy. Biết mỗi mặt xung quanh của hộp có dạng một hình thang cân với độ dài các cạnh đáy lần lượt là 14cm và 12cm, chiều cao là 20cm; đáy hộp có hình vuông cạnh dài 12cm. Hỏi cần bao nhiêu cen-ti-mét vuông giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô đó? (không tính diện tích các mép dán).

    Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 0 5

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) các số tự nhiên khác 0?

      • A.

        \(\left\{ {1; - 1;2; - 2;3; - 3;...} \right\}\).

      • B.

        \(\left\{ {1;2;3;4;...} \right\}\).

      • C.

        \(\left\{ {0;1;2;3;4;...} \right\}\).

      • D.

        \(\left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) là \(\left\{ {1;2;3;4;...} \right\}\).

      Đáp án B

      Câu 2 :

      Trong các số nguyên sau: -2024; -2025; 0; 11. Số nào là số nguyên dương?

      • A.

        -2024.

      • B.

        -2025.

      • C.

        0.

      • D.

        11.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Số nguyên dương là các số tự nhiên lớn hơn 0.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các số trên, chỉ có 11 là số nguyên dương.

      Đáp án D

      Câu 3 :

      Trong các số nguyên sau: -2024; -2025; 0; 11. Số nào là số nguyên lớn nhất?

      • A.

        -2024.

      • B.

        -2025.

      • C.

        0.

      • D.

        11.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      So sánh các số để xác định số lớn nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Chỉ có số 11 là số nguyên dương nên 11 là số nguyên lớn nhất.

      Đáp án D

      Câu 4 :

      Khẳng định nào sau đây là sai?

      • A.

        Số đối của -11 là 11.

      • B.

        Số đối của 2024 là -2024.

      • C.

        Số đối của 0 là 0.

      • D.

        Số đối của 100 là +100.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Số đối của số a là –a.

      Số đối của 0 là 0.

      Lời giải chi tiết :

      - Số đối của – 11 là 11 nên A đúng.

      - Số đối của 2024 là – 2024 nên B đúng.

      - Số đối của 0 là 0 nên C đúng.

      - Số đối của 100 là – 100 nên D sai.

      Đáp án D

      Câu 5 :

      Đặc điểm nào sau đây không phải là của hình chữ nhật?

      • A.

        Bốn cạnh bằng nhau.

      • B.

        Hai đường chéo bằng nhau.

      • C.

        Hai cạnh đối song song.

      • D.

        Bốn góc ở bốn đỉnh là góc vuông.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra đặc điểm của hình chữ nhật.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 1

      Lời giải chi tiết :

      Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau, hai cạnh đối song song và bốn góc ở bốn đỉnh là góc vuông.

      Bốn cạnh bằng nhau không phải đặc điểm của hình chữ nhật.

      Đáp án A

      Câu 6 :

      Trong các khẳng định sau, khằng định sai là?

      • A.

        (-22) < (-10).

      • B.

        15 < (-4).

      • C.

        (24) > (-25).

      • D.

        (-15) < 0.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      - Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.

      - Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương.

      - Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.

      - Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì − a < − b (Thêm dấu “-” thì đổi dấu “>” thành dấu “<”)

      - Nếu a, b là hai số nguyên dương và a < b thì − a > − b

      Lời giải chi tiết :

      Vì 22 > 10 nên –22 < -10 (A đúng).

      Vì 15 là số nguyên dương, -4 là số nguyên âm nên 15 > -4 (B sai).

      Vì 24 là số nguyên dương, -25 là số nguyên âm nên 24 > -25 (C đúng).

      Vì -15 là số nguyên âm nên -15 < 0 (D đúng).

      Đáp án B

      Câu 7 :

      Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên. Số âm biểu thị năm diễn ra Thế vận hội đầu tiên là:

      • A.

        776.

      • B.

        767.

      • C.

        -776.

      • D.

        -767.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Đối với năm trước Công nguyên, ta thêm dấu “-“ trước số năm.

      Lời giải chi tiết :

      Số âm biểu thị năm diễn ra Thế vận hội đầu tiên là: -776.

      Đáp án C

      Câu 8 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

      • A.

        Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

      • B.

        Tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

      • C.

        Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

      • D.

        Kết quả phép trừ số nguyên âm cho số nguyên dương là một số nguyên âm.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kết quả của phép tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      - Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương nên A đúng.

      - Tich của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm (vì dấu “-”. dấu “+” = “-”) nên B đúng.

      - Tổng của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm là khẳng định sai (ví dụ: -2 + 5 = 3 là số nguyên dương) nên C sai.

      - Kết quả phép trừ số nguyên âm cho số nguyên dương là một số nguyên âm nên D đúng.

      Đáp án C

      Câu 9 :

      Dãy nào sau đây chỉ gồm các số nguyên dương:

      • A.

        0; 1; 2; 3; 4; 5.

      • B.

        -1; -4; -5; 2; 4; 5; 0.

      • C.

        -11; 5; -5; 0; -6.

      • D.

        1; 5; 12; 13; 10.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Các số nguyên dương là các số lớn hơn 0.

      Lời giải chi tiết :

      Dãy bao gồm các số nguyên dương là 1; 5; 12; 13; 10.

      Đáp án D

      Câu 10 :

      Cho biểu đồ tranh về số học sinh lớp 6A đạt điểm 10 môn Toán trong tuần:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 2

      Tổ đạt số điểm 10 nhiều nhất trong tuần là:

      • A.

        Tổ 1.

      • B.

        Tổ 2.

      • C.

        Tổ 3.

      • D.

        Tổ 4.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Xác định số điểm 10 các tổ đạt được.

      Lời giải chi tiết :

      Số điểm 10 các tổ đạt được lần lượt là:

      Tổ 1: 5 học sinh

      Tổ 2: 3 học sinh

      Tổ 3: 6 học sinh

      Tổ 4: 4 học sinh

      Vậy tổ đạt số điểm 10 nhiều nhất là tổ 3.

      Đáp án C

      Câu 11 :

      Nhiệt độ 30 ngày trong tháng 11 tại thành phố Bảo Lộc được ghi lại trong bảng sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 3

      Dữ liệu nào không hợp lí trong bảng trên?

      • A.

        26.

      • B.

        27.

      • C.

        68.

      • D.

        30.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Xem số độ nào là không hợp lí đối với nhiệt độ.

      Lời giải chi tiết :

      Đối với nhiệt độ thời tiết thì 68 độ là dữ liệu không hợp lí.

      Đáp án C

      Câu 12 :

      Trong biểu đồ hình cột sau, môn thể thao được nhiều bạn trong lớp 6A yêu thích nhất là:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 4

      • A.

        Cầu lông.

      • B.

        Bóng đá.

      • C.

        Đá cầu.

      • D.

        Cờ vua.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát xem cột nào cao nhất thì có nhiều học sinh yêu thích nhất.

      Lời giải chi tiết :

      Quan sát biểu đồ, ta thấy Bóng đá có nhiều học sinh yêu thích nhất (18 học sinh).

      Đáp án B

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể)

      a) \(\left( { - 2025} \right) + 2024\)

      b) \({5^2}.\left( { - 25} \right) + {5^2}.21\)

      c) \(\left( {52 - 41 + 36} \right) - \left( {36 + 52} \right)\)

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

      Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

      Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

      Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.

      Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

      b) Tính lũy thừa, áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để tính.

      c) Phá ngoặc sau đó sử dụng tính chất của kết hợp của phép cộng để nhóm.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\left( { - 2025} \right) + 2024\)

      \(\begin{array}{l} = - \left( {2025 - 2024} \right)\\ = - 1\end{array}\)

      b) \({5^2}.\left( { - 25} \right) + {5^2}.21\)

      \(\begin{array}{l} = 25.\left( { - 25} \right) + 25.21\\ = 25.\left( { - 25 + 21} \right)\\ = 25.\left( { - 4} \right)\\ = - 100\end{array}\)

      c) \(\left( {52 - 41 + 36} \right) - \left( {36 + 52} \right)\)

      \(\begin{array}{l} = 52 - 41 + 36 - 36 - 52\\ = \left( {52 - 52} \right) + \left( {36 - 36} \right) - 41\\ = 0 + 0 - 41\\ = - 41\end{array}\)

      Câu 2 :

      Tìm x, biết:

      a) \(x + 6 = 20\)

      b) \(54 - \left( {2x + {2^6}} \right) = - 4\)

      c) \(x\) là số nguyên và \(29 \vdots x\).

      Phương pháp giải :

      a) Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.

      b) Áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x.

      c) \(29 \vdots x\) nên \(x \in \) Ư(29).

      Lời giải chi tiết :

      a) \(x + 6 = 20\)

      \(\begin{array}{l}x = 20 - 6\\x = 14\end{array}\)

      Vậy \(x = 14\).

      b) \(54 - \left( {2x + {2^6}} \right) = - 4\)

      \(\begin{array}{l}54 - \left( {2x + 64} \right) = - 4\\2x + 64 = 54 - \left( { - 4} \right)\\2x + 64 = 58\\2x = 58 - 64\\2x = - 6\\x = \left( { - 6} \right):2\\x = - 3\end{array}\)

      Vậy \(x = - 3\).

      c) \(x\) là số nguyên và \(29 \vdots x\).

      Vì \(29 \vdots x\) nên x là ước của 29.

      Mà x là số nguyên nên \(x \in \left\{ { - 29; - 1;1;29} \right\}\).

      Câu 3 :

      Lớp trưởng lớp 6A ghi chép nhanh điểm Toán của 40 học sinh trong lớp như sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 5

      a) Em hãy lập bảng thống kê tương ứng;b) Em hãy cho biết có bao nhiêu bạn đạt điểm 10 và có bao nhiêu bạn có điểm trên 7.

      Phương pháp giải :

      a) Lập bảng thống kê gồm Điểm kiểm tra môn Toán và Số bạn đạt.

      b) Từ bảng thống kê, xác định số bạn đạt điểm 10; số bạn đạt điểm trên 7 là tổng số bạn đạt 8, 9, 10 điểm.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có bảng thống kê:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 6

      b)

      - Có 5 bạn đạt điểm 10.

      - Số bạn đạt trên 7 điểm là:

      14 + 12 + 5 = 31 (bạn).

      Câu 4 :

      a) Vẽ hình thoi ABCD. Tính chu vi của hình thoi có độ dài cạnh là 6cm.

      b) Một bức tường hình chữ nhật dài 6m và cao 4m. Biết giá tiền để sơn \(1{m^2}\) tường là 360 000 đồng. Tính số tiền cần phải trả khi sơn bức tường trên.

      Phương pháp giải :

      a) - Thực hiện vẽ hình thoi khi biết độ dài cạnh.

      - Sử dụng công thức tính chu vi của hình thoi: 4.cạnh.

      b) Tính diện tích bức tường = chiều dài.chiều cao.

      Số tiền cần phải trả = giá tiền sơn \(1{m^2}\).diện tích bức tường.

      Lời giải chi tiết :

      a) * Ta có thể vẽ hình thoi bằng thước và compa như sau:

      - Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 7

      - Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn bán kính AB. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi D là giao điểm của hai đường tròn này.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 8

      - Bước 3. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn bán kính AD. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai đường tròn này.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 9

      - Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD. Ta được hình thoi ABCD.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 10

      * Chu vi của hình thoi là: 4.6 = 24 (cm).

      b) Diện tích bức tường cần sơn là: 6.4 = 24 (\(c{m^2}\))

      Số tiền phải trả khi sơn bức tường là: \(360\,000.24 = 8\,640\,000\) (đồng).

      Vậy số tiền phải trả khi sơn bức tường là 8 640 000 đồng.

      Câu 5 :

      a) Cho 41 số nguyên, trong đó tổng của 5 số bất kì luôn là một số nguyên âm. Chứng tỏ rằng tổng của 41 số đó là một số nguyên âm.

      b) Một hộp giấy đựng bỏng ngô gồm bốn mặt xung quanh và một mặt đáy. Biết mỗi mặt xung quanh của hộp có dạng một hình thang cân với độ dài các cạnh đáy lần lượt là 14cm và 12cm, chiều cao là 20cm; đáy hộp có hình vuông cạnh dài 12cm. Hỏi cần bao nhiêu cen-ti-mét vuông giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô đó? (không tính diện tích các mép dán).

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 1 11

      Phương pháp giải :

      a) Chỉ ra trong 41 số đã cho có ít nhất 1 số nguyên âm.

      Chia tổng 40 số còn lại thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5 số thì ta được tổng của 8 số nguyên âm là một số nguyên âm. Suy ra tổng của 41 số đã cho là một số nguyên âm.

      b) Tính diện tích hình vuông (mặt đáy) và diện tích hình thang cân (bốn mặt xung quanh).

      Diện tích hình vuông = cạnh . cạnh.

      Diện tích hình thang = \(\frac{1}{2}\) tổng hai đáy . chiều cao.

      Diện tích giấy bìa bằng tổng diện tích 4 mặt xung quanh và mặt đáy.

      Lời giải chi tiết :

      a) Vì trong 41 số nguyên, ta có tổng 5 số nguyên bất kì là một số nguyên âm nên có ít nhất 1 số nguyên âm trong 41 số nguyên.

      Gọi số nguyên âm đó là x (x < 0).

      Chia tổng 40 số còn lại thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 5 số bất kì.

      Mà tổng 5 số nguyên bất kì là một số nguyên âm nên tổng mỗi nhóm đều là số nguyên âm. Do đó tổng 8 nhóm là số nguyên âm.

      Khi đó tổng của 8 nhóm và số x cũng là số nguyên âm.

      Vậy tổng của 41 số nguyên này là số nguyên âm.

      b) Diện tích một mặt bên là: \(\frac{1}{2}.\left( {14 + 12} \right).20 = 260\left( {c{m^2}} \right)\)

      Diện tích mặt đáy là: \(12.12 = 144\left( {c{m^2}} \right)\)

      Diện tích giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô là:

      \(144 + 260.4 = 1184\left( {c{m^2}} \right)\)

      Vậy cần 1184\(c{m^2}\) giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô.

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 – nội dung then chốt trong chuyên mục giải toán 6 trên nền tảng học toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16: Tổng quan và Hướng dẫn Giải chi tiết

      Kỳ thi học kì 1 môn Toán lớp 6 là một bước quan trọng để đánh giá năng lực học tập của học sinh sau một học kỳ. Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức về các khái niệm, định nghĩa mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế. Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 được xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi chính thức, bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, nhằm giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16

      Đề thi này bao gồm các phần chính sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản về các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các phép toán, hình học và đại số.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Các chủ đề chính được đề cập trong đề thi bao gồm:

      • Số tự nhiên: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân số, so sánh phân số, rút gọn phân số.
      • Số thập phân: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, so sánh số thập phân.
      • Hình học: Các khái niệm về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

      Hướng dẫn Giải chi tiết Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16

      Để giúp học sinh giải đề thi một cách hiệu quả, chúng tôi cung cấp hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập. Hướng dẫn giải bao gồm:

      • Phân tích đề bài: Xác định yêu cầu của đề bài, các dữ kiện đã cho và các kiến thức cần sử dụng.
      • Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài toán.
      • Thực hiện giải: Thực hiện các bước giải theo kế hoạch đã lập.
      • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả giải đúng và hợp lý.

      Ví dụ minh họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 12 + 3 x 4 - 5

      Giải:

      1. Thực hiện phép nhân trước: 3 x 4 = 12
      2. Thực hiện phép cộng: 12 + 12 = 24
      3. Thực hiện phép trừ: 24 - 5 = 19
      4. Vậy, giá trị của biểu thức là 19.

      Lời khuyên khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch giải bài trước khi bắt đầu.
      • Viết rõ ràng, mạch lạc, trình bày đầy đủ các bước giải.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.
      • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập

      Luyện tập thường xuyên là yếu tố quan trọng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì. Việc giải các đề thi thử, bài tập trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn khi làm bài thi chính thức.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 là một công cụ hữu ích để giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Hy vọng rằng, với hướng dẫn giải chi tiết và lời khuyên hữu ích, các em sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6