Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với đề thi học kì 1 môn Toán, đề số 11, chương trình Chân trời sáng tạo.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 1.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi với đáp án chi tiết, giúp các em tự học và nâng cao khả năng giải toán.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

    • A.
      \(\mathbb{N}\).
    • B.
      \(\mathbb{Q}\).
    • C.
      \(\mathbb{Z}\).
    • D.
      \(\mathbb{R}\).
    Câu 2 :

    Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

    • A.
      -99.
    • B.
      -98.
    • C.
      -11.
    • D.
      -10.
    Câu 3 :

    Phát biểu nào sau đây là sai:

    • A.
      -44 < -34.
    • B.
      -3 < 3.
    • C.
      -10 < 0.
    • D.
      -9 > -8.
    Câu 4 :

    Số lượng kem bán được trong một ngày tại một cửa hàng được ghi lại vào bảng thống kê sau.

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 0 1

    Thông tin nào không hợp lí trong bảng dữ liệu ở trên?

    • A.
      Dừa.
    • B.
      -7.
    • C.
      Đậu đỏ.
    • D.
      0.
    Câu 5 :

    Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

    • A.
      13 cm2 .
    • B.
      26 cm2.
    • C.
      40 cm2 .
    • D.
      20 cm2.
    Câu 6 :

    Kết quả của phép tính (-5).4 = …

    • A.
      -20.
    • B.
      20.
    • C.
      10.
    • D.
      -10.
    Câu 7 :

    Số nào là ước của 8:

    • A.
      4.
    • B.
      0.
    • C.
      5.
    • D.
      6.
    Câu 8 :

    Số lượt yêu thích các món ăn nhanh của lớp 6A được cho ở biểu đồ tranh như sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 0 2

    Món ăn nào được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhiều nhất?

    • A.
      Pizza.
    • B.
      Sandwich.
    • C.
      Hamburger.
    • D.
      Hot dog.
    Câu 9 :

    Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

    • A.
      0.
    • B.
      2.
    • C.
      5.
    • D.
      7.
    Câu 10 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

    • A.
      Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
    • B.
      Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
    • C.
      Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
    • D.
      Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
    Câu 11 :

    Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

    • A.
      100.
    • B.
      72.
    • C.
      148.
    • D.
      256.
    Câu 12 :

    Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

    • A.
      -133.
    • B.
      133.
    • C.
      -1000.
    • D.
      1000.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

    b) Viết tập hợp B các ước của 10.

    c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

    d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

    Câu 2 :

    a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

    b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

    c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

    Câu 3 :

    Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 0 3

    a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

    b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

    Câu 4 :

    Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số cây trồng của 2 lớp 6A1 và 6A2 như sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 0 4

    Từ biểu đồ bên, em hãy cho biết:

    a) Có loại cây trồng nào 2 lớp trồng số lượng bằng nhau hay không? Nếu có thì là bao nhiêu cây?

    b) Loại cây trồng nào lớp 6A1 trồng nhiều hơn lớp 6A2? Và mỗi loại trồng nhiều hơn bao nhiêu cây?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

      • A.
        \(\mathbb{N}\).
      • B.
        \(\mathbb{Q}\).
      • C.
        \(\mathbb{Z}\).
      • D.
        \(\mathbb{R}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các tập hợp.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là \(\mathbb{N}\).

      Câu 2 :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

      • A.
        -99.
      • B.
        -98.
      • C.
        -11.
      • D.
        -10.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm.

      Lời giải chi tiết :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là -10.

      Câu 3 :

      Phát biểu nào sau đây là sai:

      • A.
        -44 < -34.
      • B.
        -3 < 3.
      • C.
        -10 < 0.
      • D.
        -9 > -8.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm, số nguyên dương.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      +) 44 > 34 nên – 44 < - 34.

      +) -3 < 0 < 3 nên -3 < 3.

      +) -10 < 0.

      +) 9 > 8 nên -9 < -8.

      Vậy chỉ có D sai.

      Câu 4 :

      Số lượng kem bán được trong một ngày tại một cửa hàng được ghi lại vào bảng thống kê sau.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 1 1

      Thông tin nào không hợp lí trong bảng dữ liệu ở trên?

      • A.
        Dừa.
      • B.
        -7.
      • C.
        Đậu đỏ.
      • D.
        0.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem dữ liệu nào chưa hợp lí.

      Lời giải chi tiết :

      Vì số lượng kem bán được trong ngày phải là số nguyên dương nên -7 không hợp lí.

      Câu 5 :

      Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

      • A.
        13 cm2 .
      • B.
        26 cm2.
      • C.
        40 cm2 .
      • D.
        20 cm2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành: S = cạnh.chiều cao tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích hình bình hành đó là: \(S = 8.5 = 40\left( {c{m^2}} \right)\).

      Câu 6 :

      Kết quả của phép tính (-5).4 = …

      • A.
        -20.
      • B.
        20.
      • C.
        10.
      • D.
        -10.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-5).4 = -(5.4) = -20.

      Câu 7 :

      Số nào là ước của 8:

      • A.
        4.
      • B.
        0.
      • C.
        5.
      • D.
        6.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem 8 chia hết cho số nào có trong đáp án.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(8 \vdots 4;8 \not \vdots 5;8\not \vdots 6\); 0 không phải là ước của số nào nên A đúng.

      Câu 8 :

      Số lượt yêu thích các món ăn nhanh của lớp 6A được cho ở biểu đồ tranh như sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 1 2

      Món ăn nào được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhiều nhất?

      • A.
        Pizza.
      • B.
        Sandwich.
      • C.
        Hamburger.
      • D.
        Hot dog.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ tranh để xác định số lượt yêu thích của từng món ăn.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: Pizza: 5 lượt yêu thích.

      Sandwich: 7 lượt yêu thích.

      Hamburger: 3 lượt yêu thích.

      Hot dog: 2 lượt yêu thích.

      Vậy Sandwich được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhiều nhất.

      Câu 9 :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

      • A.
        0.
      • B.
        2.
      • C.
        5.
      • D.
        7.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

      Lời giải chi tiết :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì 4 + 7 + x chia hết cho 3 hay 11 + x chia hết cho 3.

      x có thể nhận các giá trị: 1; 4; 7. Vậy ta chọn đáp án D.

      Câu 10 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

      • A.
        Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
      • B.
        Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
      • C.
        Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
      • D.
        Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các khẳng định sau, chỉ có khẳng định: “Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau” là khẳng định đúng.

      Câu 11 :

      Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

      • A.
        100.
      • B.
        72.
      • C.
        148.
      • D.
        256.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :

      Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

      Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

      Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọnmỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(24 = {2^3}.3;36 = {2^2}{.3^2}\)

      Nên \(BCNN\left( {24;36} \right) = {2^3}{.3^2} = 72\).

      Câu 12 :

      Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

      • A.
        -133.
      • B.
        133.
      • C.
        -1000.
      • D.
        1000.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc nhân hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-8).(-125) = 8.125 = 1 000.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

      b) Viết tập hợp B các ước của 10.

      c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

      d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

      Phương pháp giải :

      a, b) Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

      c) So sánh các số nguyên để sắp xếp.

      d) Thực hiện phép tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      a) Tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20 là: A = {0; 6; 12; 18}.

      b) Tập hợp B các ước của 10 là: B = Ư(10) = {1; –1; 2; –2; 5; –5; 10; –10}.

      c) Các số nguyên âm là: -5; -10. Vì 5 < 10 nên -5 > -10.

      Các số nguyên dương là 3; 12. Ta có: 3 < 12.

      Vậy các số nguyên theo thứ tự giảm dần là: 12; 3; 0; -5; -10.

      d) Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là: – 50C + (–70C) = –120

      Câu 2 :

      a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

      b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

      c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân và phép cộng số tự nhiên.

      b) Sử dụng quy tắc tính với số nguyên.

      c) Tìm BC(9;10;12). Tìm bội chung của 9; 10 và 12 trong khoảng 350 đến 450.

      Lời giải chi tiết :

      a) 173 + 62.173 + 173 = 173.(37 + 62 + 1) = 173.100 = 17300

      b) - 3x + 15 = 3 \( \cdot \)( - 5).

      - 3x = - 15 – 15

      - 3x = - 30

      x = –30 : (–3)

      x = 10

      Vậy x = 10.

      c) Gọi số học sinh đi tham quan là x (học sinh) (x \( \in N*\))

      Vì số học sinh xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa 3 học sinh nên \(\left( {x - 3} \right) \in BC(9;10;12)\). Mà số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em nên \(350 \le x \le 450\).

      Ta có: \(9 = {3^2};10 = 2.5;12 = {2^2}.3\) nên \(BCNN(9;10;12) = {2^2}{.3^2}.5 = 180\).

      \( \Rightarrow BC\left( {9;10;12} \right) = B\left( {180} \right) = \left\{ {180;360;540;...} \right\}\)

      Vì \(350 \le x \le 450\) nên x – 3 = 360 suy ra x = 363 (TM).

      Vậy số học sinh đi tham quan là 363 học sinh.

      Câu 3 :

      Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 1 3

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

      b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

      Phương pháp giải :

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô bằng công thức tính diện tích hình bình hành.

      b) Diện tích quay đầu xe tính bằng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe = diện tích bốn chỗ đậu xe + diện tích quay đầu xe.

      Lời giải chi tiết :

      a) Chỗ đậu xe là hình bình hành có chiều cao là: 10:2 = 5 (m).

      Diện tích mỗi chỗ đậu xe là: 3.5 = 15 (m2).

      Vậy diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô là: 15m2.

      b) Chiều rộng khu vực dành cho quay đầu xe là: 10:2 = 5(m)

      Diện tích khu vực dành cho quay đầu xe là: 5.14 = 70(m2).

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe là: 70 + 15.4 = 130(m2).

      Vậy diện tích dành cho việc đậu xe và quay đầu xe là 130 m2.

      Câu 4 :

      Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số cây trồng của 2 lớp 6A1 và 6A2 như sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo 1 4

      Từ biểu đồ bên, em hãy cho biết:

      a) Có loại cây trồng nào 2 lớp trồng số lượng bằng nhau hay không? Nếu có thì là bao nhiêu cây?

      b) Loại cây trồng nào lớp 6A1 trồng nhiều hơn lớp 6A2? Và mỗi loại trồng nhiều hơn bao nhiêu cây?

      Phương pháp giải :

      Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Loại cây Húng quế 2 lớp trồng có số lượng bằng nhau và trồng được 10 cây.

      b) Loại cây trồng: Cải bẹ và Tía tô thì lớp 6A1 trồng nhiều hơn lớp 6A2 và nhiều hơn theo thứ tự là: 8 cây và 3 cây.

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo – nội dung then chốt trong chuyên mục bài tập toán lớp 6 trên nền tảng soạn toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11, chương trình Chân trời sáng tạo, là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong nửa học kì đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và giải quyết vấn đề.

      Cấu trúc Đề thi

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức lý thuyết và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng tư duy logic và vận dụng kiến thức đã học.

      Nội dung Đề thi

      Nội dung đề thi thường bao gồm các chủ đề sau:

      • Số tự nhiên: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép toán với phân số.
      • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép toán với số thập phân.
      • Tỉ số và phần trăm: Khái niệm tỉ số, phần trăm, ứng dụng của tỉ số và phần trăm trong thực tế.
      • Hình học: Các khái niệm cơ bản về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

      Hướng dẫn Giải Đề thi

      Để giải đề thi hiệu quả, học sinh cần:

      1. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi trước khi bắt đầu giải.
      2. Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán.
      3. Trình bày lời giải rõ ràng: Viết các bước giải một cách logic và dễ hiểu.
      4. Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả cuối cùng là chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: (12 + 18) : 6

      Giải:

      (12 + 18) : 6 = 30 : 6 = 5

      Luyện tập Thêm

      Để nâng cao khả năng giải toán, học sinh nên luyện tập thêm với các đề thi khác và các bài tập trong sách giáo khoa. Giaitoan.edu.vn cung cấp nhiều đề thi và bài tập khác nhau, giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kì.

      Tầm quan trọng của việc Ôn tập

      Việc ôn tập thường xuyên là rất quan trọng để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán. Học sinh nên dành thời gian ôn tập đều đặn, không nên học vùi đầu vào đêm trước khi thi. Ngoài ra, học sinh cũng nên tìm hiểu các phương pháp học tập hiệu quả để nâng cao hiệu suất học tập.

      Sử dụng Giaitoan.edu.vn để Học Toán Hiệu Quả

      Giaitoan.edu.vn là một nền tảng học toán online uy tín, cung cấp nhiều tài liệu học tập chất lượng, bao gồm đề thi, bài tập, video bài giảng và các công cụ hỗ trợ học tập khác. Học sinh có thể sử dụng Giaitoan.edu.vn để học toán một cách hiệu quả và thú vị.

      Kết luận

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Chân trời sáng tạo là một cơ hội tốt để học sinh đánh giá kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán. Hy vọng rằng với những hướng dẫn và lời khuyên trên, các em sẽ tự tin và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6