Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều - Đề số 8, một công cụ ôn luyện tuyệt vời dành cho học sinh lớp 7. Đề thi được biên soạn theo chương trình Cánh diều, bám sát kiến thức trọng tâm và cấu trúc đề thi chính thức.
Với đề thi này, học sinh có thể tự đánh giá năng lực, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với áp lực phòng thi. Đáp án chi tiết đi kèm sẽ giúp học sinh hiểu rõ phương pháp giải và khắc phục những sai lầm.
Dựa vào bảng số liệu “thời gian tự học ở nhà trong một ngày (trừ ngày Chủ nhật) của một số học sinh lớp 7A”:
Số học sinh tự học ở nhà với thời gian 90 phút là
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh khối 7. Hãy cho biết, đây là dạng biểu diễn nào?
Quan sát biểu đồ trên và chọn khẳng định sai?
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết trong năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là bao nhiêu?
Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 7 lần. Xác suất xuất hiện mặt 5 chấm là
Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A và \(\hat B = {60^0}\). Khi đó:
Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
Cho hình vẽ sau, hỏi cách viết kí hiệu nào đúng?
Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?
Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:
Cho biểu đồ sau:
a) Trong biểu đồ trên, có mấy thể loại phim được thống kê.
b) Loại phim nào được các bạn học sinh khối lớp 7 yêu thích nhất?
c) Phim hoạt hình có bao nhiêu bạn yêu thích?
Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.
a) So sánh BA và BC.
b) Chứng minh DA = DH.
c) So sánh DC và DA.
Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc 1 lần, tính xác suất của mỗi biến cố sau
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”.
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.
Tháp nghiêng Pisa ở Italy nghiêng \(5^\circ \) so với phương thẳng đứng. Tính độ nghiêng của tháp đó so với phương nằm ngang.
Dựa vào bảng số liệu “thời gian tự học ở nhà trong một ngày (trừ ngày Chủ nhật) của một số học sinh lớp 7A”:
Số học sinh tự học ở nhà với thời gian 90 phút là
Đáp án : C
Quan sát bảng thống kê để trả lời.
Số học sinh tự học ở nhà với thời gian 90 phút là 6 học sinh.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh khối 7. Hãy cho biết, đây là dạng biểu diễn nào?
Đáp án : D
Dựa vào đặc điểm của các loại biểu đồ.
Biểu đồ trên là biểu đồ hình quạt tròn.
Quan sát biểu đồ trên và chọn khẳng định sai?
Đáp án : B
Quan sát biểu đồ để trả lời.
Ngày chủ nhật bạn An làm nhiều bài tập toán nhất nên A đúng.
Thứ 3 bạn An làm được 15 bài tập toán nên B sai.
Biểu đồ biểu diễn số lượng bài tập toán bạn An làm trong một tuần nên C đúng.
Số lượng bài tập toán bạn An làm ít nhất trong tuần đó là 10 bài vào thứ 2 nên D đúng.
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết trong năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là bao nhiêu?
Đáp án : C
Quan sát bảng số liệu để trả lời.
Trong năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 38,8.
Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 7 lần. Xác suất xuất hiện mặt 5 chấm là
Đáp án : C
Xác suất bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với tổng số kết quả.
Xác suất xuất hiện mặt 5 chấm là \(\frac{7}{{20}}\).
Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng
Đáp án : A
Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.
Vì 3 + 4 = 7 nên 3cm; 4cm; 7cm không thể là ba cạnh của tam giác ABC hay BC không thể bằng 4cm.
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về biểu thức số và biểu thức đại số.
Biểu thức chứa chữ là biểu thức đại số nên chỉ có biểu thức \(x - 2y + 3z\) là biểu thức chứa chữ.
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A và \(\hat B = {60^0}\). Khi đó:
Đáp án : C
Dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác.
Xét tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat A = {90^0}\) có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\) suy ra \(\widehat C = {180^0} - {90^0} - {60^0} = {30^0}\).
Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
Đáp án : C
Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
\(\Delta MNP\) có MN < MP < NP nên \(\widehat P < \widehat N < \widehat M\).
Cho hình vẽ sau, hỏi cách viết kí hiệu nào đúng?
Đáp án : D
Dựa vào các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Xét tam giác ABE và tam giác CDF có:
\(\begin{array}{l}AB = CD\\\widehat {BAE} = \widehat {DCF}\\AE = CF\end{array}\)
\(\Delta ABE = \Delta CDF\) (c.g.c)
Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?
Đáp án : A
Đoạn thẳng ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ B đến AD là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.
Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.
Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:
Đáp án : C
Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.
Vì AB < AD, C nằm giữa A và D nên AC < AD.
Do đó AB < BC < BD. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
Cho biểu đồ sau:
a) Trong biểu đồ trên, có mấy thể loại phim được thống kê.
b) Loại phim nào được các bạn học sinh khối lớp 7 yêu thích nhất?
c) Phim hoạt hình có bao nhiêu bạn yêu thích?
Quan sát biểu đồ để trả lời.
a) Trong biểu đồ trên, ta thấy có 4 thể loại phim.
b) Loại phim được các bạn học sinh khối lớp 7 yêu thích nhất là phim hài với 36%.
c) Số bạn yêu thích phim hoạt hình là:
\(100.14\% = 14\) (học sinh)
Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.
a) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số đo các góc của tam giác ABC.
b) Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
a) Ta có tam giác ABC có số đo của các góc A, B,C lần lượt tỉ lệ với các số 2; 4; 6 nên ta có:
\(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C}}{{2 + 4 + 6}} = \frac{{{{180}^0}}}{{12}} = {15^0}\)
Suy ra
\(\begin{array}{l}\widehat A = {15^0}.2 = {30^0}\\\widehat B = {15^0}.4 = {60^0}\\\widehat C = {15^0}.6 = {90^0}\end{array}\)
Vậy số đo của góc A, B, C lần lượt là \({30^0};{60^0};{90^0}\).
b) Xét \(\Delta ABC\) có \(\widehat A < \widehat B < \widehat C\left( {{{30}^0} < {{60}^0} < {{90}^0}} \right)\) nên \(BC < AC < AB\).
Vậy các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn là BC, AC, AB.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.
a) So sánh BA và BC.
b) Chứng minh DA = DH.
c) So sánh DC và DA.
a) Dựa vào quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.
b) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta HBD\) nên DA = DH.
c) So sánh DC và DH dựa vào quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, mà DH = DA nên so sánh được DC và DA.
a) Xét tam giác ABC vuông tại A nên BA là đường vuông góc kẻ từ B đến AC, BC là đường xiên kẻ từ B đến AC nên BA < BC. (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).
b) Xét tam giác ABD và HBD, ta có:
\(\widehat {BAD} = \widehat {BHD} = {90^0}\)
\(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (BD là tia phân giác của góc ABC)
BD chung
Suy ra \(\Delta ABD = \Delta HBD\) (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra DA = DH (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
c) Trong tam giác DHC có \(\widehat {DHC} = {90^0}\)
Suy ra DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền)
Mà DA = DH (cmt)
Suy ra DA < DC.
Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc 1 lần, tính xác suất của mỗi biến cố sau
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”.
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.
Xác định các kết quả có thể, các kết quả thuận lợi cho biến cố.
Xác suất của biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi của biến cố với tổng số kết quả.
Có 6 kết quả có thể khi gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc 1 lần đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.
a) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố” là 2, 3, 5.
Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố” là \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).
b) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1” là 1; 5.
Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1” là \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).
Tháp nghiêng Pisa ở Italy nghiêng \(5^\circ \) so với phương thẳng đứng. Tính độ nghiêng của tháp đó so với phương nằm ngang.
Dựa vào định lí tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng \({90^0}\).
Gọi tam giác ABC là hình mô tả tháp nghiêng Pisa.
Góc B là góc nghiêng của tháp với so với phương nằm ngang.
Trong tam giác ABC vuông tại A có: \(\widehat B + \widehat C = {90^0}\) (tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông).
Suy ra \(\widehat B = {90^0} - \widehat C = {90^0} - {5^0} = {85^0}\).
Vậy độ nghiêng của tháp đó so với phương nằm ngang là \({85^0}\).
Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều - Đề số 8 là một bài kiểm tra quan trọng, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau nửa học kỳ 2. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như:
Cấu trúc đề thi thường bao gồm phần trắc nghiệm (5-7 câu) và phần tự luận (3-5 câu). Thời gian làm bài thường là 60-90 phút.
Để giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết nội dung đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều - Đề số 8. Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp:
Các bài tập thuộc dạng này yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa trên số thực. Học sinh cần nắm vững các quy tắc tính toán và sử dụng máy tính bỏ túi một cách hiệu quả.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: (2.5 + 3.7) * 1.2 - 4.8 / 0.6
Đây là một dạng bài tập quan trọng, yêu cầu học sinh nắm vững các bước giải phương trình và kiểm tra nghiệm. Học sinh cần chú ý đến các phép biến đổi tương đương và tránh mắc các lỗi sai thường gặp.
Ví dụ: Giải phương trình: 3x - 5 = 7
Các bài tập thuộc dạng này yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức về tam giác, tứ giác, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc để chứng minh các định lý. Học sinh cần vẽ hình chính xác và trình bày lời giải một cách logic.
Ví dụ: Chứng minh rằng hai đường thẳng song song khi và chỉ khi góc so le trong bằng nhau.
Các bài tập thuộc dạng này yêu cầu học sinh hiểu rõ khái niệm hàm số và sử dụng đồ thị hàm số để giải quyết các bài toán thực tế. Học sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đề bài và lựa chọn phương pháp giải phù hợp.
Ví dụ: Một chiếc xe ô tô đi từ A đến B với vận tốc trung bình là 60 km/h. Hãy viết hàm số biểu thị quãng đường đi được của xe theo thời gian.
Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều, học sinh cần luyện tập thường xuyên và ôn tập kiến thức một cách hệ thống. Dưới đây là một số lời khuyên:
Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều - Đề số 8 là một cơ hội tốt để học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hy vọng rằng với những thông tin và lời khuyên trên, học sinh sẽ đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.