Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 2: Đa thức Toán 8 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 2: Đa thức Toán 8 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 2: Đa thức Toán 8 Kết nối tri thức

Chào mừng bạn đến với bài kiểm tra trắc nghiệm Bài 2: Đa thức thuộc chương trình Toán 8 Kết nối tri thức trên giaitoan.edu.vn. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp bạn củng cố kiến thức đã học về đa thức, các phép toán trên đa thức và ứng dụng của chúng.

Với hình thức trắc nghiệm, bạn sẽ có cơ hội ôn luyện nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời đánh giá được mức độ hiểu bài của mình.

Đề bài

    Câu 1 :

    Sắp xếp các hạng tử của \(P(x) = 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} + {x^4} - 7\) theo lũy thừa giảm dần của biến.

    • A.
      \(P(x) = {x^4} + 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} - 7\)
    • B.
      \(P(x) = 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} + {x^4} - 7\)
    • C.
      \(P(x) = - 7 - 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} + {x^4}\)
    • D.

      \(P(x) = - 7 - 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} - {x^4}\)

    Câu 2 :

    Bậc của đa thức \({x^2}{y^5} - {x^2}{y^4} + {y^6} + 1\) là:

    • A.
      4.
    • B.
      5.
    • C.
      6.
    • D.
      7.
    Câu 3 :

    Cho đa thức: \(Q(x) = 8{{{x}}^5} + 2{{{x}}^3} - 7{{x}} + 1\). Các hệ số khác 0 của đa thức Q(x):

    • A.
      5; 3; 1.
    • B.
      8; 2; -7.
    • C.
      13; 4; -6; 1.
    • D.
      8; 2; -7; 1.
    Câu 4 :

    Hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức: \(P(x) = - {x^4} + 3{{{x}}^2} + 2{{{x}}^4} - {x^2} + {x^3} - 3{{{x}}^3}\) lần lượt là:

    • A.

      -1 và 2

    • B.

      -1 và 0

    • C.
      1 và 0
    • D.

      2 và 0

    Câu 5 :

    Giá trị của biểu thức \(2{{{x}}^3}{y^2} - 7{{{x}}^3}{y^2} + 5{{{x}}^3}{y^2} + 8{{{x}}^3}{y^2}\) tại x = -1; y = 1 bằng:

    • A.
      8
    • B.
      -8
    • C.
      -13
    • D.
      10
    Câu 6 :

    Thu gọn đa thức \(M = - 3{{{x}}^2}y - 7{{x}}{y^2} + 3{{{x}}^2}y + 5{{x}}{y^2}\) được kết quả là:

    • A.
      \(M = 6{{{x}}^2}y - 12{{x}}{y^2}\)
    • B.
      \(M = 12{{x}}{y^2}\)
    • C.
      \(M = - 2{{x}}{y^2}\)
    • D.
      \(M = - 6{{{x}}^2}y - 2{{x}}{y^2}\)
    Câu 7 :

    Tính: \(\left( {5{{{x}}^2} - 3{{x}} + 9} \right) - \left( {2{{{x}}^2} - 3{{x}} + 7} \right)\)

    • A.
      \(7{{{x}}^2} - 6{{x}} + 16\)
    • B.
      \(3{{{x}}^2} + 2\)
    • C.
      \(3{{{x}}^2} + 6{{x}} + 16\)
    • D.
      \(7{{{x}}^2} + 2\)
    Câu 8 :

    Tính giá trị của đa thức: \(Q = 3{{{x}}^4} + 2{y^4} - 3{{{z}}^2} + 4\) theo x biết \(y = x{;^{}}z = {x^2}\) được kết quả là:

    • A.
      \(Q = 3{{{x}}^4}\)
    • B.
      \(Q = 3{{{x}}^4} - 4\)
    • C.
      \(Q = - 3{{{x}}^4} - 4\)
    • D.
      \(Q = 2{{{x}}^4} + 4\)
    Câu 9 :

    \({x^3} - 3{{x}} + 1\) tại x thỏa mãn \(\left( {2{{{x}}^2} + 7} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) bằng:

    • A.
      10
    • B.
      1
    • C.
      -1
    • D.
      11
    Câu 10 :

    Giá trị của đa thức \(3{{{x}}^4}{y^5} - 5{{{x}}^3} - 3{{{x}}^4}{y^5}\) tại x = -1; y = 20092008

    • A.
      \({20092008^4}\)
    • B.
      \({20082009^4}\)
    • C.
      -5
    • D.
      5
    Câu 11 :

    Tìm đa thức P, biết: \(P + \left( {2{{{x}}^2} + 6{{x}}y - 5{y^2}} \right) = 3{{{x}}^2} - 6{{x}}y - 5{y^2}\)

    • A.
      \(P = {x^2} - 12{{x}}y\)
    • B.
      \(P = {x^2} + 10{y^2}\)
    • C.
      \(P = - {x^2} - 12{{x}}y + 10{y^2}\)
    • D.
      \(P = 12{{x}}y + 10{y^2}\)
    Câu 12 :

    Tìm giá trị của x để Q = 0 biết \(Q = 5{{{x}}^{n + 2}} + 3{{{x}}^n} + 2{{{x}}^{n + 2}} + 4{{{x}}^n} + {x^{n + 2}} + {x^n}\left( {n \in N} \right)\)

    • A.
      0
    • B.
      1
    • C.
      -1
    • D.
      0 và 1
    Câu 13 :

    Bậc của đa thức \(\left( {{x^2} + {y^2} - 2{{x}}y} \right) - \left( {{x^2} + {y^2} + 2{{x}}y} \right) + \left( {4{{x}}y - 1} \right)\) là:

    • A.
      2
    • B.
      1
    • C.
      3
    • D.
      0
    Câu 14 :

    Giá trị của đa thức \(Q = {x^2}{y^3} + 2{{{x}}^2} + 4\) như thế nào khi x < 0, y > 0:

    • A.
      Q = 0
    • B.
      Q > 0
    • C.
      Q < 0
    • D.
      Không xác định được
    Câu 15 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = {{a}}{{{x}}^3}{y^3} + b{{{x}}^2}y + c{{x}}y\) với a, b, c là các hằng số tại

    x = y = -2.

    • A.
      64a + 8b + 4c
    • B.
      -64a – 8b – 4c
    • C.
      64a – 8b + 8c
    • D.
      64a – 8b + 4c
    Câu 16 :

    Cho đa thức \(4{{{x}}^5}{y^2} - 5{{{x}}^3}y + 7{{{x}}^3}y + 2{{a}}{{{x}}^5}{y^2}\). Tìm a để bậc đa thức bằng 4.

    • A.
      a = 2
    • B.
      a = 0
    • C.
      a = -2
    • D.
      a = 1
    Câu 17 :

    Tính giá trị của đa thức \(3{{{x}}^4} + 5{{{x}}^2}{y^2} + 2{y^4} + 2{y^2}\) biết rằng \({x^2} + {y^2} = 2\)

    • A.
      6
    • B.
      8
    • C.
      12
    • D.
      0

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Sắp xếp các hạng tử của \(P(x) = 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} + {x^4} - 7\) theo lũy thừa giảm dần của biến.

    • A.
      \(P(x) = {x^4} + 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} - 7\)
    • B.
      \(P(x) = 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} + {x^4} - 7\)
    • C.
      \(P(x) = - 7 - 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} + {x^4}\)
    • D.

      \(P(x) = - 7 - 5{{{x}}^2} + 2{{{x}}^3} - {x^4}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Sắp xếp các số mũ của biến theo lũy thừa giảm dần
    Lời giải chi tiết :
    Ta có: \(P(x) = 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} + {x^4} - 7 = {x^4} + 2{{{x}}^3} - 5{{{x}}^2} - 7\)
    Câu 2 :

    Bậc của đa thức \({x^2}{y^5} - {x^2}{y^4} + {y^6} + 1\) là:

    • A.
      4.
    • B.
      5.
    • C.
      6.
    • D.
      7.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \({x^2}{y^5}\) có bậc là 7.

    \({x^2}{y^4}\) có bậc là 6

    \({y^6}\) có bậc là 6

    1 có bậc là 0

    Vậy đa thức \({x^2}{y^5} - {x^2}{y^4} + {y^6} + 1\) có bậc là 7

    Câu 3 :

    Cho đa thức: \(Q(x) = 8{{{x}}^5} + 2{{{x}}^3} - 7{{x}} + 1\). Các hệ số khác 0 của đa thức Q(x):

    • A.
      5; 3; 1.
    • B.
      8; 2; -7.
    • C.
      13; 4; -6; 1.
    • D.
      8; 2; -7; 1.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Các số gắn với biến khác 0 là các hệ số.
    Lời giải chi tiết :
    Đa thức: \(Q(x) = 8{{{x}}^5} + 2{{{x}}^3} - 7{{x}} + 1\) có các hệ số khác 0 là 8; 2; -7; 1.
    Câu 4 :

    Hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức: \(P(x) = - {x^4} + 3{{{x}}^2} + 2{{{x}}^4} - {x^2} + {x^3} - 3{{{x}}^3}\) lần lượt là:

    • A.

      -1 và 2

    • B.

      -1 và 0

    • C.
      1 và 0
    • D.

      2 và 0

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Thu gọn đa thức rồi xác định hệ số cao nhất và hệ số tự do.

    Hệ số cao nhất là hệ số của hạng tử có bậc cao nhất.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có: \(P(x) = - {x^4} + 3{{{x}}^2} + 2{{{x}}^4} - {x^2} + {x^3} - 3{{{x}}^3} = {x^4} - 2{{{x}}^3} + 2{{{x}}^2}\) có hệ số cao nhất là 1 và hệ số tự do là 0

    Câu 5 :

    Giá trị của biểu thức \(2{{{x}}^3}{y^2} - 7{{{x}}^3}{y^2} + 5{{{x}}^3}{y^2} + 8{{{x}}^3}{y^2}\) tại x = -1; y = 1 bằng:

    • A.
      8
    • B.
      -8
    • C.
      -13
    • D.
      10

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Thu gọn đa thức rồi thay giá trị x = -1; y = 1vào đa thức đã thu gọn.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có: \(2{{{x}}^3}{y^2} - 7{{{x}}^3}{y^2} + 5{{{x}}^3}{y^2} + 8{{{x}}^3}{y^2} = 8{{{x}}^3}{y^2}\)

    Thay x = -1; y = 1 vào biểu thức \(8{{{x}}^3}{y^2}\) ta có: \(-8.{\left( { - 1} \right)^3}{.1^2} = - 8\)

    Câu 6 :

    Thu gọn đa thức \(M = - 3{{{x}}^2}y - 7{{x}}{y^2} + 3{{{x}}^2}y + 5{{x}}{y^2}\) được kết quả là:

    • A.
      \(M = 6{{{x}}^2}y - 12{{x}}{y^2}\)
    • B.
      \(M = 12{{x}}{y^2}\)
    • C.
      \(M = - 2{{x}}{y^2}\)
    • D.
      \(M = - 6{{{x}}^2}y - 2{{x}}{y^2}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau

    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(M = - 3{{{x}}^2}y - 7{{x}}{y^2} + 3{{{x}}^2}y + 5{{x}}{y^2} = \left( { - 3{{{x}}^2}y + 3{{{x}}^2}y} \right) + \left( { - 7{{x}}{y^2} + 5{{x}}{y^2}} \right) = - 2{{x}}{y^2}\)

    Câu 7 :

    Tính: \(\left( {5{{{x}}^2} - 3{{x}} + 9} \right) - \left( {2{{{x}}^2} - 3{{x}} + 7} \right)\)

    • A.
      \(7{{{x}}^2} - 6{{x}} + 16\)
    • B.
      \(3{{{x}}^2} + 2\)
    • C.
      \(3{{{x}}^2} + 6{{x}} + 16\)
    • D.
      \(7{{{x}}^2} + 2\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Áp dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện tính
    Lời giải chi tiết :

    \(\left( {5{{{x}}^2} - 3{{x}} + 9} \right) - \left( {2{{{x}}^2} - 3{{x}} + 7} \right) \)

    \(= 5{{{x}}^2} - 3{{x}} + 9 - 2{{{x}}^2} + 3{{x}} - 7 \)

    \(= \left(5{{{x}}^2} - 2{{{x}}^2} \right) + \left(- 3{{x}} + 3{{x}} \right) + (9 - 7)\)

    \(= 3{{{x}}^2} + 2\)

    Câu 8 :

    Tính giá trị của đa thức: \(Q = 3{{{x}}^4} + 2{y^4} - 3{{{z}}^2} + 4\) theo x biết \(y = x{;^{}}z = {x^2}\) được kết quả là:

    • A.
      \(Q = 3{{{x}}^4}\)
    • B.
      \(Q = 3{{{x}}^4} - 4\)
    • C.
      \(Q = - 3{{{x}}^4} - 4\)
    • D.
      \(Q = 2{{{x}}^4} + 4\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Thay \(y = x{;^{}}z = {x^2}\) vào đa thức Q rồi tính

    Công thức lũy thừa \({\left( {{x^n}} \right)^m} = {x^{n.m}}\)

    Lời giải chi tiết :
    Thay \(y = x{;^{}}z = {x^2}\) vào đa thức Q ta được:

    \(Q = 3{{{x}}^4} + 2{{{x}}^4} - 3{\left( {{x^2}} \right)^2} + 4 = 3{{{x}}^4} + 2{{{x}}^4} - 3{{{x}}^4} + 4 = 2{{{x}}^4} + 4\)

    Câu 9 :

    \({x^3} - 3{{x}} + 1\) tại x thỏa mãn \(\left( {2{{{x}}^2} + 7} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) bằng:

    • A.
      10
    • B.
      1
    • C.
      -1
    • D.
      11

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Ta tìm các giá trị của x thỏa mãn \(\left( {2{{{x}}^2} + 7} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) sau đó thay vào biểu thức.

    Lời giải chi tiết :

    Vì \(2{{{x}}^2} + 7 > 0\) với mọi x nên ta có:

    \(\left( {2{{{x}}^2} + 7} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) khi \( x + 2 = 0 \), do đó \(x = - 2\)

    Thay x = -2 vào biểu thức \({x^3} - 3{{x}} + 1\) ta được:

    \({\left( { - 2} \right)^3} - 3.\left( { - 2} \right) + 1 = - 1\)

    Câu 10 :

    Giá trị của đa thức \(3{{{x}}^4}{y^5} - 5{{{x}}^3} - 3{{{x}}^4}{y^5}\) tại x = -1; y = 20092008

    • A.
      \({20092008^4}\)
    • B.
      \({20082009^4}\)
    • C.
      -5
    • D.
      5

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Rút gọn biểu thức rồi thay giá trị x = 1-; y = 20092008 vào biểu thức
    Lời giải chi tiết :
    Ta có: \(3{{{x}}^4}{y^5} - 5{{{x}}^3} - 3{{{x}}^4}{y^5} = - 5{{{x}}^3}\)

    Thay giá trị x = -1; y = 20092008 vào biểu thức \( - 5{{{x}}^3}\) ta được:

    \( - 5.{\left( { - 1} \right)^3} = 5\)

    Câu 11 :

    Tìm đa thức P, biết: \(P + \left( {2{{{x}}^2} + 6{{x}}y - 5{y^2}} \right) = 3{{{x}}^2} - 6{{x}}y - 5{y^2}\)

    • A.
      \(P = {x^2} - 12{{x}}y\)
    • B.
      \(P = {x^2} + 10{y^2}\)
    • C.
      \(P = - {x^2} - 12{{x}}y + 10{y^2}\)
    • D.
      \(P = 12{{x}}y + 10{y^2}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm đa thức P.
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(\begin{array}{l}P + \left( {2{{{x}}^2} + 6{{x}}y - 5{y^2}} \right) = 3{{{x}}^2} - 6{{x}}y - 5{y^2}\\P = 3{{{x}}^2} - 6{{x}}y - 5{y^2} - 2{{{x}}^2} - 6{{x}}y + 5{y^2}\\P = {x^2} - 12{{x}}y\end{array}\)

    Câu 12 :

    Tìm giá trị của x để Q = 0 biết \(Q = 5{{{x}}^{n + 2}} + 3{{{x}}^n} + 2{{{x}}^{n + 2}} + 4{{{x}}^n} + {x^{n + 2}} + {x^n}\left( {n \in N} \right)\)

    • A.
      0
    • B.
      1
    • C.
      -1
    • D.
      0 và 1

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :
    Rút gọn đa thức Q rồi cho đa thức Q = 0 từ đó tìm các giá trị của x.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}Q = 5{{{x}}^{n + 2}} + 3{{{x}}^n} + 2{{{x}}^{n + 2}} + 4{{{x}}^n} + {x^{n + 2}} + {x^n}\left( {n \in N} \right)\\Q = 8{{{x}}^{n + 2}} + 8{{{x}}^n} = 8{{{x}}^n}\left( {{x^2} + 1} \right)\end{array}\)

    Vì \({x^2} + 1 > 0\) với mọi x nên \(Q = 0 \) khi \(8{{{x}}^n}\left( {{x^2} + 1} \right) = 0 \) hay \(x = 0\)

    Vậy x = 0 thì Q = 0

    Câu 13 :

    Bậc của đa thức \(\left( {{x^2} + {y^2} - 2{{x}}y} \right) - \left( {{x^2} + {y^2} + 2{{x}}y} \right) + \left( {4{{x}}y - 1} \right)\) là:

    • A.
      2
    • B.
      1
    • C.
      3
    • D.
      0

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Rút gọn đa thức rồi tìm bậc của đa thức rút gọn
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}\left( {{x^2} + {y^2} - 2{{x}}y} \right) - \left( {{x^2} + {y^2} + 2{{x}}y} \right) + \left( {4{{x}}y - 1} \right)\\ = {x^2} + {y^2} - 2{{x}}y - {x^2} - {y^2} - 2{{x}}y + 4{{x}}y - 1\\ = \left( {{x^2} - {x^2}} \right) + \left( {{y^2} - {y^2}} \right) + \left( { - 4{{x}}y + 4{{x}}y} \right) - 1 = - 1\end{array}\)

    Bậc của -1 là 0

    Câu 14 :

    Giá trị của đa thức \(Q = {x^2}{y^3} + 2{{{x}}^2} + 4\) như thế nào khi x < 0, y > 0:

    • A.
      Q = 0
    • B.
      Q > 0
    • C.
      Q < 0
    • D.
      Không xác định được

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :
    Xác định dấu của từng hạng tử trong đa thức.
    Lời giải chi tiết :
    Vì x < 0, y > 0 nên:

    \(\begin{array}{l}{x^2}{y^3} > 0\\2{{{x}}^2} > 0\\4 > 0\end{array}\)

    Suy ra \(Q = {x^2}{y^3} + 2{{{x}}^2} + 4 > 0\)

    Câu 15 :

    Tính giá trị của biểu thức \(A = {{a}}{{{x}}^3}{y^3} + b{{{x}}^2}y + c{{x}}y\) với a, b, c là các hằng số tại

    x = y = -2.

    • A.
      64a + 8b + 4c
    • B.
      -64a – 8b – 4c
    • C.
      64a – 8b + 8c
    • D.
      64a – 8b + 4c

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :
    Thay các giá trị x = y = -2 vào biểu thức \(A = {{a}}{{{x}}^3}{y^3} + b{{{x}}^2}y + c{{x}}y\)
    Lời giải chi tiết :
    Thay các giá trị x = y = -2 vào biểu thức \(A = {{a}}{{{x}}^3}{y^3} + b{{{x}}^2}y + c{{x}}y\) ta được:

    \(\begin{array}{l}A = a.{\left( { - 2} \right)^3}.{\left( { - 2} \right)^3} + b.{\left( { - 2} \right)^2}.\left( { - 2} \right) + c.\left( { - 2} \right).\left( { - 2} \right)\\A = a.\left( { - 8} \right).\left( { - 8} \right) + b.4.\left( { - 2} \right) + c.4\\A = 64{{a}} - 8b + 4c\end{array}\)

    Câu 16 :

    Cho đa thức \(4{{{x}}^5}{y^2} - 5{{{x}}^3}y + 7{{{x}}^3}y + 2{{a}}{{{x}}^5}{y^2}\). Tìm a để bậc đa thức bằng 4.

    • A.
      a = 2
    • B.
      a = 0
    • C.
      a = -2
    • D.
      a = 1

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Rút gọn đa thức rồi cho các hệ số của đơn thức có bậc lớn hơn 4 bằng 0.
    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}4{{{x}}^5}{y^2} - 5{{{x}}^3}y + 7{{{x}}^3}y + 2{{a}}{{{x}}^5}{y^2}\\ = \left( {4{{{x}}^5}{y^2} + 2{{a}}{{{x}}^5}{y^2}} \right) + \left( { - 5{{{x}}^3}y + 7{{{x}}^3}y} \right)\\ = \left( {4 + 2{{a}}} \right){x^5}{y^2} + 2{{{x}}^3}y\end{array}\)

    Để bậc của đa thức đã cho bằng 4 thì hệ số của \({x^5}{y^2}\) phải bằng 0 (vì nếu hệ số của \({x^5}{y^2}\) khác 0 thì đa thức có bậc là 5 + 2 = 7.

    Do đó \(4 + 2{{a}} = 0 \) suy ra \( a = - 2\)

    Câu 17 :

    Tính giá trị của đa thức \(3{{{x}}^4} + 5{{{x}}^2}{y^2} + 2{y^4} + 2{y^2}\) biết rằng \({x^2} + {y^2} = 2\)

    • A.
      6
    • B.
      8
    • C.
      12
    • D.
      0

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :
    Biến đổi đa thức Q để có \({x^2} + {y^2}\)
    Lời giải chi tiết :
    Ta có:

    \(3{{{x}}^4} + 5{{{x}}^2}{y^2} + 2{y^4} + 2{y^2} = (3{{{x}}^4} + 3{{{x}}^2}{y^2}) + (2{{{x}}^2}{y^2} + 2{y^4} + 2{y^2}) = 3{{{x}}^2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 2{y^2}\left( {{x^2} + {y^2} + 1} \right)\)

    Mà \({x^2} + {y^2} = 2\) nên ta có: \(3{{{x}}^2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 2{y^2}\left( {{x^2} + {y^2} + 1} \right) = 6{{{x}}^2} + 6{y^2} = 6\left( {{x^2} + {y^2}} \right) = 6.2 = 12\)

    Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Trắc nghiệm Bài 2: Đa thức Toán 8 Kết nối tri thức đặc sắc thuộc chuyên mục vở bài tập toán 8 trên tài liệu toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

    Bài 2: Đa thức - Toán 8 Kết nối tri thức: Tổng quan và hướng dẫn giải

    Bài 2 trong chương trình Toán 8 Kết nối tri thức tập trung vào kiến thức về đa thức, một khái niệm nền tảng quan trọng trong đại số. Để nắm vững bài học này, học sinh cần hiểu rõ định nghĩa, các loại đa thức, các phép toán trên đa thức (cộng, trừ, nhân, chia) và ứng dụng của chúng trong giải toán.

    1. Định nghĩa đa thức

    Đa thức là biểu thức đại số được tạo thành từ các số, các biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia (với số khác 0) và lũy thừa với số mũ nguyên không âm. Ví dụ: 3x2 + 2x - 5 là một đa thức.

    2. Các loại đa thức

    • Đa thức một biến: Đa thức chỉ chứa một biến. Ví dụ: 2x3 - x + 1
    • Đa thức nhiều biến: Đa thức chứa nhiều biến. Ví dụ: x2 + 2xy - y2
    • Bậc của đa thức: Bậc của đa thức là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức.

    3. Các phép toán trên đa thức

    1. Phép cộng đa thức: Cộng các hệ số của các đơn thức đồng dạng.
    2. Phép trừ đa thức: Trừ các hệ số của các đơn thức đồng dạng.
    3. Phép nhân đa thức: Sử dụng quy tắc phân phối để nhân từng hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia.
    4. Phép chia đa thức: Sử dụng phương pháp chia đa thức một biến.

    4. Bài tập trắc nghiệm minh họa

    Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong bài học này:

    Câu 1: Đa thức nào sau đây là đa thức bậc 2?

    • A. 3x + 1
    • B. x2 - 2x + 3
    • C. 2x3 + x - 5
    • D. 5

    Đáp án: B

    Câu 2: Kết quả của phép cộng hai đa thức (2x2 + 3x - 1) + (x2 - x + 2) là:

    • A. 3x2 + 2x + 1
    • B. 3x2 + 4x + 1
    • C. 2x2 + 2x + 1
    • D. 3x4 + 2x2 + 1

    Đáp án: A

    5. Mẹo giải bài tập trắc nghiệm về đa thức

    • Đọc kỹ đề bài: Xác định rõ yêu cầu của câu hỏi.
    • Phân tích đa thức: Xác định bậc, các hệ số và các đơn thức đồng dạng.
    • Áp dụng các quy tắc: Sử dụng các quy tắc về phép toán trên đa thức để giải bài tập.
    • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả của bạn là chính xác.

    6. Ứng dụng của đa thức

    Đa thức có nhiều ứng dụng trong thực tế, chẳng hạn như:

    • Tính diện tích và thể tích: Các công thức tính diện tích và thể tích thường sử dụng đa thức.
    • Mô tả các hiện tượng vật lý: Đa thức có thể được sử dụng để mô tả các hiện tượng vật lý như chuyển động của vật thể.
    • Giải các bài toán kinh tế: Đa thức có thể được sử dụng để mô hình hóa các bài toán kinh tế.

    7. Luyện tập thêm

    Để nắm vững kiến thức về đa thức, bạn nên luyện tập thêm các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu luyện tập trên giaitoan.edu.vn và các trang web học toán khác.

    Chúc bạn học tốt và đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8