Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

Chào mừng bạn đến với bài trắc nghiệm trực tuyến Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức trên giaitoan.edu.vn. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm.

Với hình thức trắc nghiệm, các em sẽ được kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả mức độ hiểu bài của mình.

Đề bài

    Câu 1 :

    Trong các biểu thức sau, đâu là biểu thức đại số?

    • A.

      0

    • B.

      \({x^2} - 5x + 1\)

    • C.

      \({x^4} - 7y + 3{z^3} - 21\)

    • D.

      Tất cả các đáp án trên đều đúng

    Câu 2 :

    Cho \(a,b\) là các hằng số. Tìm các biến trong biểu thức đại số \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\)

    • A.

      \(a;b\)

    • B.

      \(a;b;x;y\)

    • C.

      \(x;y\)

    • D.

      \(a;b;x\)

    Câu 3 :

    “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi biểu thức:

    • A.

      \({a^3} + {b^3}\)

    • B.

      \({\left( {a + b} \right)^3}\)

    • C.

      \({a^2} + {b^2}\)

    • D.

      \({\left( {a + b} \right)^2}\)

    Câu 4 :

    Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong \(x\) giờ với vận tốc \(4\) km/giờ và sau đó đi bằng xe đạp trong \(y\) giờ với vận tốc \(18\) km/giờ

    • A.

      \(4\left( {x + y} \right)\)

    • B.

      \(22\left( {x + y} \right)\)

    • C.

      \(4y + 18x\)

    • D.

      \(4x + 18y\)

    Câu 5 :

    Lập biểu thức đại số để tính: Diện tích hình thang có đáy lớn là \(a\) (cm), đáy nhỏ là \(b\) (cm), chiều cao là \(h\) (cm).

    • A.

      \(\dfrac{{(a + h).b}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • B.

      \(\dfrac{{(a - b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • C.

      \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • D.

      \(\dfrac{{a + b}}{{2h}}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Câu 6 :

    Giá trị của biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) tại x = - 2 là

    • A.

      11

    • B.

      -7

    • C.

      -21

    • D.

      -5

    Câu 7 :

    Cho \(A = 4{x^2}y - 5\) và \(B = 3{x^3}y + 6{x^2}{y^2} + 3x{y^2}\). So sánh \(A\) và \(B\) khi \(x = - 1;\,y = 3\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A = B\)

    • C.

      \(A < B\)

    • D.

      \(A \ge B\)

    Câu 8 :

    Một bể đang chứa \(480\) lít nước, có một vòi chảy vào mỗi phút chảy được \(x\) lít. Cùng lúc đó một vòi khác chảy nước từ bể ra. Mỗi phút lượng nước chảy ra bằng \(\dfrac{1}{4}\) lượng nước chảy vào . Hãy biểu thị lượng nước trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên sau \(a\) phút.

    • A.

      \(480 - \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • B.

      \(\dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • C.

      \(480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • D.

      \(480 + ax\) (lít)

    Câu 9 :

    Tính giá trị biểu thức \(B = 5{x^2} - 2x - 18\) tại \(\left| x \right| = 4\)

    • A.

      \(B = 54\)

    • B.

      \(B = 70.\)

    • C.

      \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    • D.

      \(B = 45\) hoặc \(B = 70.\)

    Câu 10 :

    Biểu thức \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1\) đạt giá trị nhỏ nhất là

    • A.

      \(2\)

    • B.

      \(3\)

    • C.

      \(1\)

    • D.

      \( - 1\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Trong các biểu thức sau, đâu là biểu thức đại số?

    • A.

      0

    • B.

      \({x^2} - 5x + 1\)

    • C.

      \({x^4} - 7y + 3{z^3} - 21\)

    • D.

      Tất cả các đáp án trên đều đúng

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng định nghĩa biểu thức đại số: Biểu thức chỉ chứa số hoặc chỉ chứa chữ, hoặc chứa cả số và chữ được gọi chung là biểu thức đại số

    Lời giải chi tiết :

    Các biểu thức ở câu A, B,C đều là các biểu thức đại số

    Câu 2 :

    Cho \(a,b\) là các hằng số. Tìm các biến trong biểu thức đại số \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\)

    • A.

      \(a;b\)

    • B.

      \(a;b;x;y\)

    • C.

      \(x;y\)

    • D.

      \(a;b;x\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Trong biểu thức đại số

    + Những chữ đại diện cho một số tùy ý gọi là biến số

    + Những chữ đại diện cho một số xác định gọi là hằng số

    Lời giải chi tiết :

    Biểu thức \(x\left( {{a^2} - ab + {b^2}} \right) + y\) có các biến là \(x;y.\)

    a, b là hằng số nên không phải biến số.

    Câu 3 :

    “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi biểu thức:

    • A.

      \({a^3} + {b^3}\)

    • B.

      \({\left( {a + b} \right)^3}\)

    • C.

      \({a^2} + {b^2}\)

    • D.

      \({\left( {a + b} \right)^2}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Dùng các chữ, các số và các phép toán để diễn đạt các mệnh đề phát biểu bằng lời hoặc các dữ kiện bài toán.

    Lời giải chi tiết :

    Lập phương của a là \({a^3}\)

    Lập phương của b là \({b^3}\)

    Do đó tổng các lập phương của hai số a và b là \({a^3} + {b^3}.\)

    Câu 4 :

    Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong \(x\) giờ với vận tốc \(4\) km/giờ và sau đó đi bằng xe đạp trong \(y\) giờ với vận tốc \(18\) km/giờ

    • A.

      \(4\left( {x + y} \right)\)

    • B.

      \(22\left( {x + y} \right)\)

    • C.

      \(4y + 18x\)

    • D.

      \(4x + 18y\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng công thức: quãng đường = vận tốc . thời gian

    Quãng đường đi được = quãng đường đi bộ + quãng đường đi xe đạp

    Lời giải chi tiết :

    Quãng đường mà người đó đi bộ là : \(4.x = 4x\)

    Quãng đường mà người đó đi bằng xe máy là: \(18.y = 18y\)

    Tổng quãng đường đi được của người đó là: \(4x + 18y\)

    Câu 5 :

    Lập biểu thức đại số để tính: Diện tích hình thang có đáy lớn là \(a\) (cm), đáy nhỏ là \(b\) (cm), chiều cao là \(h\) (cm).

    • A.

      \(\dfrac{{(a + h).b}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • B.

      \(\dfrac{{(a - b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • C.

      \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    • D.

      \(\dfrac{{a + b}}{{2h}}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) . chiều cao : 2

    Lời giải chi tiết :

    Biểu thức đại số cần tìm là \(\dfrac{{(a + b).h}}{2}\,\,\,(c{m^2}).\)

    Câu 6 :

    Giá trị của biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) tại x = - 2 là

    • A.

      11

    • B.

      -7

    • C.

      -21

    • D.

      -5

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Thay x = -2 vào biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\) rồi thực hiện phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    Thay x = -2 vào biểu thức \( - {x^3} - 2{x^2} - 5\), ta được:

    \( - {\left( { - 2} \right)^3} - 2.{\left( { - 2} \right)^2} - 5 = - \left( { - 8} \right) - 2.4 - 5 = 8 - 8 - 5 = - 5\)

    Câu 7 :

    Cho \(A = 4{x^2}y - 5\) và \(B = 3{x^3}y + 6{x^2}{y^2} + 3x{y^2}\). So sánh \(A\) và \(B\) khi \(x = - 1;\,y = 3\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A = B\)

    • C.

      \(A < B\)

    • D.

      \(A \ge B\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(A\) để tìm giá trị của biểu thức \(A.\)

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(B\) để tìm giá trị của biểu thức \(B\)

    + So sánh kết quả vừa tính được của \(A\) và \(B.\)

    Lời giải chi tiết :

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(A\) ta được \(A = 4.{\left( { - 1} \right)^2}.3 - 5 = 7\)

    + Thay \(x = - 1;\,y = 3\) vào biểu thức \(B\) ta được \(B = 3.{\left( { - 1} \right)^3}.3 + 6.{\left( { - 1} \right)^2}{.3^2} + 3.\left( { - 1} \right){.3^2}\) \( = - 9 + 54 - 27 = 18.\)

    Vậy\(A < B\) khi \(x = - 1;\,y = 3.\)

    Câu 8 :

    Một bể đang chứa \(480\) lít nước, có một vòi chảy vào mỗi phút chảy được \(x\) lít. Cùng lúc đó một vòi khác chảy nước từ bể ra. Mỗi phút lượng nước chảy ra bằng \(\dfrac{1}{4}\) lượng nước chảy vào . Hãy biểu thị lượng nước trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên sau \(a\) phút.

    • A.

      \(480 - \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • B.

      \(\dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • C.

      \(480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    • D.

      \(480 + ax\) (lít)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Căn cứ vào nội dung bài toán, viết biểu thức đại số theo yêu cầu đề bài:

    + Tính lượng nước chảy vào trong \(a\) phút

    + Tính lượng nước chảy ra trong \(a\) phút

    + Lượng nước có trong bể sau \(a\) phút = Lượng nước có sẵn + lượng nước chảy vào – lượng nước chảy ra.

    Lời giải chi tiết :

    ong bể sau \(a\) phút = Lượng nước có sẵn + lượng nước chảy vào – lượng nước chảy ra.

    Lời giải

    Lượng nước chảy vào bể trong \(a\) phút là \(a.x\) (lít)

    Lượng nước chảy ra trong \(a\) phút là \(\dfrac{1}{4}ax\) (lít)

    Vì ban đầu bể đang chứa \(480\) lít nên lượng nước có trong bể sau \(a\) phút là

    \(480 + ax - \dfrac{1}{4}ax = 480 + \dfrac{3}{4}ax\) (lít)

    Câu 9 :

    Tính giá trị biểu thức \(B = 5{x^2} - 2x - 18\) tại \(\left| x \right| = 4\)

    • A.

      \(B = 54\)

    • B.

      \(B = 70.\)

    • C.

      \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    • D.

      \(B = 45\) hoặc \(B = 70.\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Tìm \(x\) từ \(\left| x \right| = 4\)

    + Thay các giá trị vừa tìm được của \(x\) vào \(B\) để tính giá trị của \(B.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left| x \right| = 4 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = - 4\end{array} \right.\)

    + Trường hợp 1: x = 4 : Thay x = 4 vào biểu thức ta có:

    \({5.4^2} - 2.4 - 18 = 5.16 - 8 - 18 = 80 - 8 - 18 = 54\)

    Vậy \(B = 54\) tại \(x = 4.\)

    + Trường hợp 2: x = –4: Thay x = –4 vào biểu thức ta có:

    \(5.{( - 4)^2} - 2.( - 4) - 18 = 5.16 + 8 - 18 = 80 + 8 - 18 = 70\)

    Vậy \(B = 70\) tại \(x = -4.\)

    Với \(\left| x \right| = 4\) thì \(B = 54\) hoặc \(B = 70.\)

    Câu 10 :

    Biểu thức \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1\) đạt giá trị nhỏ nhất là

    • A.

      \(2\)

    • B.

      \(3\)

    • C.

      \(1\)

    • D.

      \( - 1\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng các đánh giá : \({x^2} \ge 0\,;\,\left| x \right| \ge 0\) với mọi \(x.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \({\left( {{x^2} - 4} \right)^2} \ge 0;\,\,\left| {y - 5} \right| \ge 0\)với mọi \(x \in R,\,y \in R\)nên \(P = {\left( {{x^2} - 4} \right)^2} + \left| {y - 5} \right| - 1 \ge - 1\) với mọi \(x \in R,\,y \in R\)

    Dấu “=” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4 = 0\\y - 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} = 4\\y = 5\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 5\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 5\end{array} \right.\)

    Giá trị nhỏ nhất của \(P\) là \( - 1\) khi \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 5\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 5\end{array} \right.\)

    Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức tại chuyên mục toán 7 trên đề thi toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

    Trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức - Tổng quan

    Bài 24 trong chương trình Toán 7 Kết nối tri thức tập trung vào việc giới thiệu và rèn luyện kỹ năng làm việc với biểu thức đại số. Biểu thức đại số là một công cụ quan trọng trong toán học, cho phép chúng ta mô tả các mối quan hệ giữa các đại lượng bằng các ký hiệu. Việc nắm vững kiến thức về biểu thức đại số là nền tảng để học tốt các môn học khác như vật lý, hóa học, và kinh tế.

    Các khái niệm cơ bản về biểu thức đại số

    Trước khi bắt đầu giải các bài tập trắc nghiệm, chúng ta cần nắm vững các khái niệm cơ bản sau:

    • Biểu thức đại số: Là sự kết hợp của các số, các chữ và các phép toán. Ví dụ: 3x + 5, 2y - 7, a2 + b2.
    • Biến: Là các chữ cái được sử dụng để đại diện cho các giá trị có thể thay đổi. Ví dụ: x, y, a, b.
    • Hằng số: Là các số không đổi. Ví dụ: 3, 5, 7, 2.
    • Phép toán: Là các phép cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, và căn bậc hai.

    Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

    Trong bài 24, các bài tập trắc nghiệm thường tập trung vào các dạng sau:

    1. Xác định các thành phần của biểu thức đại số: Bài tập yêu cầu xác định biến, hằng số, và phép toán trong một biểu thức đại số cho trước.
    2. Viết biểu thức đại số từ một bài toán: Bài tập yêu cầu viết biểu thức đại số biểu diễn một tình huống thực tế.
    3. Tính giá trị của biểu thức đại số: Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến.
    4. Rút gọn biểu thức đại số: Bài tập yêu cầu rút gọn biểu thức đại số bằng cách sử dụng các quy tắc về phép toán.
    5. Tìm giá trị của biến: Bài tập yêu cầu tìm giá trị của biến để biểu thức đại số thỏa mãn một điều kiện cho trước.

    Hướng dẫn giải một số dạng bài tập

    Dạng 1: Xác định các thành phần của biểu thức đại số

    Để giải dạng bài này, các em cần phân tích biểu thức đại số và xác định các thành phần của nó. Ví dụ, trong biểu thức 3x + 5, 3 là hằng số, x là biến, + là phép cộng.

    Dạng 2: Viết biểu thức đại số từ một bài toán

    Để giải dạng bài này, các em cần đọc kỹ đề bài và xác định các đại lượng liên quan. Sau đó, các em cần sử dụng các phép toán để biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng này.

    Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức đại số

    Để giải dạng bài này, các em cần thay giá trị của các biến vào biểu thức đại số và thực hiện các phép toán.

    Mẹo làm bài trắc nghiệm hiệu quả

    • Đọc kỹ đề bài trước khi trả lời.
    • Loại trừ các đáp án sai.
    • Sử dụng phương pháp thử và sai nếu cần thiết.
    • Kiểm tra lại đáp án trước khi nộp bài.

    Luyện tập với trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức

    Hãy bắt đầu luyện tập ngay với bộ trắc nghiệm Bài 24: Biểu thức đại số Toán 7 Kết nối tri thức trên giaitoan.edu.vn. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!

    Bảng tổng hợp các công thức liên quan

    Công thứcMô tả
    a + b = b + aTính giao hoán của phép cộng
    a * b = b * aTính giao hoán của phép nhân
    a * (b + c) = a * b + a * cTính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7