Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1)

Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1)

Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1)

Chào mừng các em học sinh đến với đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) tại giaitoan.edu.vn.

Đề thi này được thiết kế dựa trên cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 6 của trường Nguyễn Tất Thành, giúp các em làm quen với dạng bài và rèn luyện kỹ năng giải Toán.

Hãy cùng thử sức và đánh giá năng lực của bản thân nhé!

Hằng ngày, Nam đạp xe đi học với vận tốc 12 km/giờ Một bể cá hình lập phương có cạnh 25 cm đã sử dụng 60% thể tích bể để chứa nước

Đề bài

     ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

    ĐỀ MINH HỌA SỐ 1

    Môn: Toán

    Thời gian làm bài: 45 phút

    (Nguồn: sưu tầm)

    I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

    Câu 1. Tính $2,34 \times 34,5 + \frac{{55}}{{67}} + 23,4 \times 6,54 + \frac{{12}}{{67}}$

    A. 238 B. 22,8 C. 235 D. 23,5

    Câu 2. Một người đi bán cam. Lần một bán được $\frac{2}{5}$ tổng số cam, lần hai bán được $\frac{1}{3}$ tổng số cam, lầ ba bán nốt 36 quả cuối. Tính tổng số cam người đó mang đi bán.

    A. 130 quả B. 145 quả C. 120 quả D. 135 quả

    Câu 3. Hằng ngày, Nam đạp xe đi học với vận tốc 12 km/giờ. Nhà Nam cách trường 3 km mà bạnphải đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi muộn nhất là mấy giờ Nam phải ra khỏi nhà?A. 7 giờ 5 phút. B. 7 giờ 20 phút. C. 7 giờ 35 phút. D. 7 giờ 15 phút.

    Câu 4. Một bể cá hình lập phương có cạnh 25 cm đã sử dụng 60% thể tích bể để chứa nước. Mộtlượng nước bị bốc hơi làm mực nước trong bể giảm đi 70 mm. Lượng nước còn lại trong bể làA. 11 250 cm³ B. 7000 cm³ C. 6750 cm³ D. 5000 cm³

    II. Viết đáp số vào ô trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi

    Câu 5. Trung bình cộng của bốn số là 49. Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 87. Tìm số thứ tư.

    Câu 6. Cho phân số $\frac{{14}}{{17}}$. Hỏi cùng thêm vào cả tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

    Câu 7. Nhà Trang có một ao thả cá với bề mặt ao là một hình tròn. Năm nay, nhà Trang dự định mở rộng ao thả cá, do đó đường kính bề mặt ao sẽ tăng lên 15% so với lúc đầu. Hỏi diện tích bề mặt ao cá đã tăng lên bao nhiêu phần trăm.

    Câu 8. Cho tam giác ABC có diện tích bằng 25 cm2. Kéo dài AB một đoạn AM = AB, kéo dài AC một đoạn AP = AC, kéo dài BC một đoạn CN = CB. Tính diện tích tam giác MNP.

    Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 0 1

    III. TỰ LUẬN (4 điểm)

    Câu 1 (2 điểm). Bạn Nga cất các con thú nhồi bông của mình trong ba chiếc hộp. Bạn Nga nhậnthấy: số thú bông ở hộp thứ nhất bằng $\frac{2}{5}$ tổng số thú bông trong ba hộp; số thú bông ở hộp thứ haibằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại. Biết hộp thứ ba chứa nhiều hơn hộp thứ hai là 4 con thúbông. Hỏi:a) Số thú bông trong hộp thứ hai chiếm bao nhiêu phần số thú bông trong cả ba hộp?b) Tìm số thú bông có trong hộp thứ nhất.

    Câu 2. Hằng ngày cứ 7 giờ 5 phút sáng, Đạt di chuyển từ nhà đến trường Nguyễn TấtThành. Nếu Đạt đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì đến lớp sớm hơn 5 phút so với giờ vào học. NếuĐạt được bố chở bằng xe máy với vận tốc 40 km/giờ thì Đạt đến sớm 19 phút so với giờ vào học.Hỏi trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc mấy giờ?

    Đáp án

      HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

      Câu 1. Tính $2,34 \times 34,5 + \frac{{55}}{{67}} + 23,4 \times 6,54 + \frac{{12}}{{67}}$

      A. 238 B. 22,8 C. 235 D. 23,5

      Lời giải

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 1 1

      Câu 2. Một người đi bán cam. Lần một bán được $\frac{2}{5}$ tổng số cam, lần hai bán được $\frac{1}{3}$ tổng số cam, lầ ba bán nốt 36 quả cuối. Tính tổng số cam người đó mang đi bán.

      A. 130 quả B. 145 quả C. 120 quả D. 135 quả

      Lời giải

      36 quả cam tương ứng với $1 - \frac{2}{5} - \frac{1}{3} = \frac{4}{{15}}$ (tổng số cam)

      Tổng số cam người đó mang đi bán là 36 : 4 x 15 = 135 (quả)

      Đáp án: D

      Câu 3. Hằng ngày, Nam đạp xe đi học với vận tốc 12 km/giờ. Nhà Nam cách trường 3 km mà bạn phải đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi muộn nhất là mấy giờ Nam phải ra khỏi nhà? A. 7 giờ 5 phút. B. 7 giờ 20 phút. C. 7 giờ 35 phút. D. 7 giờ 15 phút.

      Lời giải

      Thời gian Nam đi từ nhà đến trường là $3:12 = \frac{1}{4}$ (giờ) = 15 phút

      Thời gian muộn nhất Nam phải ra khỏi nhà là: 7 giờ 20 phút – 15 phút = 7 giờ 5 phút

      Đáp án: A

      Câu 4. Một bể cá hình lập phương có cạnh 25 cm đã sử dụng 60% thể tích bể để chứa nước. Một lượng nước bị bốc hơi làm mực nước trong bể giảm đi 70 mm. Lượng nước còn lại trong bể là A. 11 250 cm³ B. 7000 cm³ C. 6750 cm³ D. 5000 cm³

      Lời giải

      Đổi: 70 mm = 7 cm

      Thể tích của bể cá là: 25 x 25 x 25 = 15 625 (cm3)

      Lượng nước trong bể ban đầu là: 15 625 × 60 : 100 = 9375 (cm3)

      Lượng nước đã bị bốc hơi là: 25 x 25 x 7 = 4375 (cm3)

      Lượng nước còn lại trong bể là: 9375 – 4375 = 5000 (cm3)

      Đáp án: D

      II. Viết đáp số vào ô trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi

      Câu 5. Trung bình cộng của bốn số là 49. Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 87. Tìm số thứ tư.

      Lời giải:

      Tổng của bốn số đó là: 49 x 4 = 196.

      Số thứ tư là 196 – 87 = 109

      Đáp số: 109

      Câu 6. Cho phân số $\frac{{14}}{{17}}$. Hỏi cùng thêm vào cả tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

      Lời giải

      Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số ban đầu là: 17 – 14 = 3 (đơn vị).

      Nhận xét: Vì khi thêm vào cùng cả tử số và mẫu số một số đơn vị thì hiệu giữa mẫu số và tử số không đổi.

      Coi tử số mới là 6 phần bằng nhau thì mẫu số mới là 7 phần như vậy.

      Tử số mới là: 3 : (7 – 6) x 6 = 18

      Tử số mới hơn tử số cũ số đơn vị là: 18 – 14 = 4 (đơn vị)

      Vậy cùng thêm vào cả tử số và mẫu số 4 đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

      Đáp số: 4 đơn vị

      Câu 7. Nhà Trang có một ao thả cá với bề mặt ao là một hình tròn. Năm nay, nhà Trang dự định mở rộng ao thả cá, do đó đường kính bề mặt ao sẽ tăng lên 15% so với lúc đầu. Hỏi diện tích bề mặt ao cá đã tăng lên bao nhiêu phần trăm.

      Lời giải

      Khi đường kính bề mặt ao tăng 15% so với lúc đầu thì bán kính bề mặt ao cũng tăng 15% so với lúc đầu.

      Bán kính sau khi tăng bằng:

      100% + 15% = 115% (bán kính ban đầu)

      Diện tích bề mặt ao lúc sau bằng:

      115% x 115% = 132,25% (diện tích ban đầu)

      Diện tích bề mặt ao đã tăng số phần trăm so với diện tích ban đầu là:

      132,25% – 100% = 32,25% (diện tích ban đầu)

      Đáp số: 32,25%

      Câu 8. Cho tam giác ABC có diện tích bằng 25 cm2. Kéo dài AB một đoạn AM = AB, kéo dài AC một đoạn AP = AC, kéo dài BC một đoạn CN = CB. Tính diện tích tam giác MNP.

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 1 2

      Lời giải

      SACN = SABC = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ A xuống BN đáy BC = CN)

      SABN = SABC + SACN = 25 + 25 = 50 (cm2)

      SAMN = SABN = 50 cm2 (Chung chiều cao hạ từ N xuống BM, đáy AB = AM)

      SBMN = SABN + SAMN = 50 + 50 = 100 (cm2)

      SABP = SABC = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ B xuống PC đáy AP = AC)

      SAPM = SABP = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ P xuống BM, đáy AB = AM)

      SBMP = SABP + SAPM = 25 + 25 = 50 (cm2)

      SBNP = 2 x SPBC = 4 x SABC = 100 (cm2)

      Suy ra SMNP = SBMN + SBMP – SBNP = 100 + 50 – 100 = 50 (cm2)

      III. TỰ LUẬN (4 điểm)

      Câu 1 (2 điểm). Bạn Nga cất các con thú nhồi bông của mình trong ba chiếc hộp. Bạn Nga nhận thấy: số thú bông ở hộp thứ nhất bằng $\frac{2}{5}$ tổng số thú bông trong ba hộp; số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại. Biết hộp thứ ba chứa nhiều hơn hộp thứ hai là 4 con thú bông.Hỏi: a) Số thú bông trong hộp thứ hai chiếm bao nhiêu phần số thú bông trong cả ba hộp? b) Tìm số thú bông có trong hộp thứ nhất.

      Lời giải

      a) Vì số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại nên số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{{3 + 1}} = \frac{1}{4}$ số thú bông trong cả ba hộp.

      b) Số thú bông trong hộp thứ ba bằng:

      $1 - \frac{2}{5} - \frac{1}{4} = \frac{7}{{20}}$ (số thú bông trong cả ba hộp)

      4 con thú bông tương ứng với:

      $\frac{7}{{20}} - \frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}$ (số thú bông trong cả ba hộp)

      Tổng số thú bông trong cả ba hộp là:

      4 : 1 x 10 = 40 (con)

      Số thú bông có trong hộp thứ nhất là:

      40 x 2 : 5 = 16 (con)

      Đáp số: a) $\frac{1}{4}$ số thú bông trong ba hộp

      b) 16 con

      Câu 2. Hằng ngày cứ 7 giờ 5 phút sáng, Đạt di chuyển từ nhà đến trường Nguyễn Tất Thành. Nếu Đạt đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì đến lớp sớm hơn 5 phút so với giờ vào học. Nếu Đạt được bố chở bằng xe máy với vận tốc 40 km/giờ thì Đạt đến sớm 19 phút so với giờ vào học. Hỏi trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc mấy giờ?

      Lời giải

      Tỉ số vận tốc Đạt đi học bằng xe đạp và vận tốc Đạt đi học bằng xe máy là: 12 : 40 = $\frac{3}{{10}}$

      Trên cùng một quãng đường, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên tỉ số thời gian Đạt đi học bằng xe đạp và thời gian Đạt đi học bằng đi xe máy là $\frac{{10}}{3}$

      Thời gian Đạt đi học bằng xe đạp nhiều hơn thời gian Đạt đi học bằng xe máy số phút là:

      19 – 5 = 14 (phút)

      Coi thời gian Đạt đi học xe đạp là 10 phần bằng nhau thì thời gian Đạt đi học bằng xe máy là 3 phần như vậy.

      Thời gian Đạt đi học bằng xe đạp là:

      14 : (10 – 3) x 10 = 20 (phút)

      Trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc:

      7 giờ 5 phút + 20 phút + 5 phút = 7 giờ 30 phút

      Đáp số: 7 giờ 30 phút

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Đáp án
      • Tải về

       ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

      ĐỀ MINH HỌA SỐ 1

      Môn: Toán

      Thời gian làm bài: 45 phút

      (Nguồn: sưu tầm)

      I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

      Câu 1. Tính $2,34 \times 34,5 + \frac{{55}}{{67}} + 23,4 \times 6,54 + \frac{{12}}{{67}}$

      A. 238 B. 22,8 C. 235 D. 23,5

      Câu 2. Một người đi bán cam. Lần một bán được $\frac{2}{5}$ tổng số cam, lần hai bán được $\frac{1}{3}$ tổng số cam, lầ ba bán nốt 36 quả cuối. Tính tổng số cam người đó mang đi bán.

      A. 130 quả B. 145 quả C. 120 quả D. 135 quả

      Câu 3. Hằng ngày, Nam đạp xe đi học với vận tốc 12 km/giờ. Nhà Nam cách trường 3 km mà bạnphải đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi muộn nhất là mấy giờ Nam phải ra khỏi nhà?A. 7 giờ 5 phút. B. 7 giờ 20 phút. C. 7 giờ 35 phút. D. 7 giờ 15 phút.

      Câu 4. Một bể cá hình lập phương có cạnh 25 cm đã sử dụng 60% thể tích bể để chứa nước. Mộtlượng nước bị bốc hơi làm mực nước trong bể giảm đi 70 mm. Lượng nước còn lại trong bể làA. 11 250 cm³ B. 7000 cm³ C. 6750 cm³ D. 5000 cm³

      II. Viết đáp số vào ô trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi

      Câu 5. Trung bình cộng của bốn số là 49. Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 87. Tìm số thứ tư.

      Câu 6. Cho phân số $\frac{{14}}{{17}}$. Hỏi cùng thêm vào cả tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

      Câu 7. Nhà Trang có một ao thả cá với bề mặt ao là một hình tròn. Năm nay, nhà Trang dự định mở rộng ao thả cá, do đó đường kính bề mặt ao sẽ tăng lên 15% so với lúc đầu. Hỏi diện tích bề mặt ao cá đã tăng lên bao nhiêu phần trăm.

      Câu 8. Cho tam giác ABC có diện tích bằng 25 cm2. Kéo dài AB một đoạn AM = AB, kéo dài AC một đoạn AP = AC, kéo dài BC một đoạn CN = CB. Tính diện tích tam giác MNP.

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 1

      III. TỰ LUẬN (4 điểm)

      Câu 1 (2 điểm). Bạn Nga cất các con thú nhồi bông của mình trong ba chiếc hộp. Bạn Nga nhậnthấy: số thú bông ở hộp thứ nhất bằng $\frac{2}{5}$ tổng số thú bông trong ba hộp; số thú bông ở hộp thứ haibằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại. Biết hộp thứ ba chứa nhiều hơn hộp thứ hai là 4 con thúbông. Hỏi:a) Số thú bông trong hộp thứ hai chiếm bao nhiêu phần số thú bông trong cả ba hộp?b) Tìm số thú bông có trong hộp thứ nhất.

      Câu 2. Hằng ngày cứ 7 giờ 5 phút sáng, Đạt di chuyển từ nhà đến trường Nguyễn TấtThành. Nếu Đạt đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì đến lớp sớm hơn 5 phút so với giờ vào học. NếuĐạt được bố chở bằng xe máy với vận tốc 40 km/giờ thì Đạt đến sớm 19 phút so với giờ vào học.Hỏi trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc mấy giờ?

      HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

      Câu 1. Tính $2,34 \times 34,5 + \frac{{55}}{{67}} + 23,4 \times 6,54 + \frac{{12}}{{67}}$

      A. 238 B. 22,8 C. 235 D. 23,5

      Lời giải

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 2

      Câu 2. Một người đi bán cam. Lần một bán được $\frac{2}{5}$ tổng số cam, lần hai bán được $\frac{1}{3}$ tổng số cam, lầ ba bán nốt 36 quả cuối. Tính tổng số cam người đó mang đi bán.

      A. 130 quả B. 145 quả C. 120 quả D. 135 quả

      Lời giải

      36 quả cam tương ứng với $1 - \frac{2}{5} - \frac{1}{3} = \frac{4}{{15}}$ (tổng số cam)

      Tổng số cam người đó mang đi bán là 36 : 4 x 15 = 135 (quả)

      Đáp án: D

      Câu 3. Hằng ngày, Nam đạp xe đi học với vận tốc 12 km/giờ. Nhà Nam cách trường 3 km mà bạn phải đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi muộn nhất là mấy giờ Nam phải ra khỏi nhà? A. 7 giờ 5 phút. B. 7 giờ 20 phút. C. 7 giờ 35 phút. D. 7 giờ 15 phút.

      Lời giải

      Thời gian Nam đi từ nhà đến trường là $3:12 = \frac{1}{4}$ (giờ) = 15 phút

      Thời gian muộn nhất Nam phải ra khỏi nhà là: 7 giờ 20 phút – 15 phút = 7 giờ 5 phút

      Đáp án: A

      Câu 4. Một bể cá hình lập phương có cạnh 25 cm đã sử dụng 60% thể tích bể để chứa nước. Một lượng nước bị bốc hơi làm mực nước trong bể giảm đi 70 mm. Lượng nước còn lại trong bể là A. 11 250 cm³ B. 7000 cm³ C. 6750 cm³ D. 5000 cm³

      Lời giải

      Đổi: 70 mm = 7 cm

      Thể tích của bể cá là: 25 x 25 x 25 = 15 625 (cm3)

      Lượng nước trong bể ban đầu là: 15 625 × 60 : 100 = 9375 (cm3)

      Lượng nước đã bị bốc hơi là: 25 x 25 x 7 = 4375 (cm3)

      Lượng nước còn lại trong bể là: 9375 – 4375 = 5000 (cm3)

      Đáp án: D

      II. Viết đáp số vào ô trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi

      Câu 5. Trung bình cộng của bốn số là 49. Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 87. Tìm số thứ tư.

      Lời giải:

      Tổng của bốn số đó là: 49 x 4 = 196.

      Số thứ tư là 196 – 87 = 109

      Đáp số: 109

      Câu 6. Cho phân số $\frac{{14}}{{17}}$. Hỏi cùng thêm vào cả tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

      Lời giải

      Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số ban đầu là: 17 – 14 = 3 (đơn vị).

      Nhận xét: Vì khi thêm vào cùng cả tử số và mẫu số một số đơn vị thì hiệu giữa mẫu số và tử số không đổi.

      Coi tử số mới là 6 phần bằng nhau thì mẫu số mới là 7 phần như vậy.

      Tử số mới là: 3 : (7 – 6) x 6 = 18

      Tử số mới hơn tử số cũ số đơn vị là: 18 – 14 = 4 (đơn vị)

      Vậy cùng thêm vào cả tử số và mẫu số 4 đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

      Đáp số: 4 đơn vị

      Câu 7. Nhà Trang có một ao thả cá với bề mặt ao là một hình tròn. Năm nay, nhà Trang dự định mở rộng ao thả cá, do đó đường kính bề mặt ao sẽ tăng lên 15% so với lúc đầu. Hỏi diện tích bề mặt ao cá đã tăng lên bao nhiêu phần trăm.

      Lời giải

      Khi đường kính bề mặt ao tăng 15% so với lúc đầu thì bán kính bề mặt ao cũng tăng 15% so với lúc đầu.

      Bán kính sau khi tăng bằng:

      100% + 15% = 115% (bán kính ban đầu)

      Diện tích bề mặt ao lúc sau bằng:

      115% x 115% = 132,25% (diện tích ban đầu)

      Diện tích bề mặt ao đã tăng số phần trăm so với diện tích ban đầu là:

      132,25% – 100% = 32,25% (diện tích ban đầu)

      Đáp số: 32,25%

      Câu 8. Cho tam giác ABC có diện tích bằng 25 cm2. Kéo dài AB một đoạn AM = AB, kéo dài AC một đoạn AP = AC, kéo dài BC một đoạn CN = CB. Tính diện tích tam giác MNP.

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) 3

      Lời giải

      SACN = SABC = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ A xuống BN đáy BC = CN)

      SABN = SABC + SACN = 25 + 25 = 50 (cm2)

      SAMN = SABN = 50 cm2 (Chung chiều cao hạ từ N xuống BM, đáy AB = AM)

      SBMN = SABN + SAMN = 50 + 50 = 100 (cm2)

      SABP = SABC = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ B xuống PC đáy AP = AC)

      SAPM = SABP = 25 cm2 (Chung chiều cao hạ từ P xuống BM, đáy AB = AM)

      SBMP = SABP + SAPM = 25 + 25 = 50 (cm2)

      SBNP = 2 x SPBC = 4 x SABC = 100 (cm2)

      Suy ra SMNP = SBMN + SBMP – SBNP = 100 + 50 – 100 = 50 (cm2)

      III. TỰ LUẬN (4 điểm)

      Câu 1 (2 điểm). Bạn Nga cất các con thú nhồi bông của mình trong ba chiếc hộp. Bạn Nga nhận thấy: số thú bông ở hộp thứ nhất bằng $\frac{2}{5}$ tổng số thú bông trong ba hộp; số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại. Biết hộp thứ ba chứa nhiều hơn hộp thứ hai là 4 con thú bông.Hỏi: a) Số thú bông trong hộp thứ hai chiếm bao nhiêu phần số thú bông trong cả ba hộp? b) Tìm số thú bông có trong hộp thứ nhất.

      Lời giải

      a) Vì số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{3}$ số thú bông trong hai hộp còn lại nên số thú bông ở hộp thứ hai bằng $\frac{1}{{3 + 1}} = \frac{1}{4}$ số thú bông trong cả ba hộp.

      b) Số thú bông trong hộp thứ ba bằng:

      $1 - \frac{2}{5} - \frac{1}{4} = \frac{7}{{20}}$ (số thú bông trong cả ba hộp)

      4 con thú bông tương ứng với:

      $\frac{7}{{20}} - \frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}$ (số thú bông trong cả ba hộp)

      Tổng số thú bông trong cả ba hộp là:

      4 : 1 x 10 = 40 (con)

      Số thú bông có trong hộp thứ nhất là:

      40 x 2 : 5 = 16 (con)

      Đáp số: a) $\frac{1}{4}$ số thú bông trong ba hộp

      b) 16 con

      Câu 2. Hằng ngày cứ 7 giờ 5 phút sáng, Đạt di chuyển từ nhà đến trường Nguyễn Tất Thành. Nếu Đạt đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì đến lớp sớm hơn 5 phút so với giờ vào học. Nếu Đạt được bố chở bằng xe máy với vận tốc 40 km/giờ thì Đạt đến sớm 19 phút so với giờ vào học. Hỏi trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc mấy giờ?

      Lời giải

      Tỉ số vận tốc Đạt đi học bằng xe đạp và vận tốc Đạt đi học bằng xe máy là: 12 : 40 = $\frac{3}{{10}}$

      Trên cùng một quãng đường, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên tỉ số thời gian Đạt đi học bằng xe đạp và thời gian Đạt đi học bằng đi xe máy là $\frac{{10}}{3}$

      Thời gian Đạt đi học bằng xe đạp nhiều hơn thời gian Đạt đi học bằng xe máy số phút là:

      19 – 5 = 14 (phút)

      Coi thời gian Đạt đi học xe đạp là 10 phần bằng nhau thì thời gian Đạt đi học bằng xe máy là 3 phần như vậy.

      Thời gian Đạt đi học bằng xe đạp là:

      14 : (10 – 3) x 10 = 20 (phút)

      Trường Nguyễn Tất Thành vào học lúc:

      7 giờ 5 phút + 20 phút + 5 phút = 7 giờ 30 phút

      Đáp số: 7 giờ 30 phút

      Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) đặc sắc thuộc chuyên mục giải bài toán lớp 5 trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1): Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề minh họa vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tất Thành (đề 1) là một công cụ hữu ích cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 của trường. Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Toán một cách hiệu quả.

      Cấu trúc đề thi

      Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      • Bài tập trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng tư duy logic.
      • Bài tập tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
      • Bài tập hình học: Kiểm tra khả năng nhận biết hình dạng, tính chất hình học và giải quyết các bài toán liên quan.
      • Bài tập số học: Kiểm tra khả năng thực hiện các phép tính, giải các bài toán về số học.

      Nội dung đề thi

      Nội dung đề thi thường bao gồm các chủ đề sau:

      • Số tự nhiên: Các khái niệm cơ bản về số tự nhiên, các phép tính trên số tự nhiên, tính chất chia hết.
      • Phân số: Các khái niệm cơ bản về phân số, các phép tính trên phân số, so sánh phân số.
      • Số thập phân: Các khái niệm cơ bản về số thập phân, các phép tính trên số thập phân, so sánh số thập phân.
      • Hình học: Các khái niệm cơ bản về hình học, các hình dạng cơ bản, tính chất hình học.
      • Đại lượng và đơn vị đo: Các đại lượng thường gặp, các đơn vị đo, đổi đơn vị.

      Hướng dẫn giải đề thi

      Để giải đề thi một cách hiệu quả, các em cần:

      1. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      2. Lập kế hoạch giải: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài toán.
      3. Thực hiện các phép tính: Thực hiện các phép tính một cách chính xác và cẩn thận.
      4. Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả của mình là chính xác.

      Ví dụ minh họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: (12 + 8) : 4

      Giải:

      (12 + 8) : 4 = 20 : 4 = 5

      Luyện tập thêm

      Để nâng cao kỹ năng giải Toán, các em nên luyện tập thêm với các đề thi khác. Các em có thể tìm thấy nhiều đề thi minh họa vào lớp 6 môn Toán trên giaitoan.edu.vn.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề

      Việc luyện đề thường xuyên giúp các em:

      • Làm quen với cấu trúc đề thi.
      • Rèn luyện kỹ năng giải Toán.
      • Nâng cao tốc độ giải đề.
      • Giảm căng thẳng trong kỳ thi.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức Toán học một cách kỹ lưỡng. Đừng ngại hỏi thầy cô hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6!

      Bảng tổng hợp các dạng bài tập thường gặp

      Dạng bài tậpVí dụ
      Trắc nghiệmChọn đáp án đúng trong các câu hỏi về số tự nhiên.
      Tự luậnGiải bài toán tìm x.
      Hình họcTính diện tích hình vuông.