Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022

Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022

Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022: Cập nhật mới nhất

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022. Đây là tài liệu ôn tập vô cùng quan trọng dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi đầy cạnh tranh này.

Bộ đề thi này bao gồm các đề thi chính thức và đề thi thử được biên soạn dựa trên cấu trúc và độ khó của đề thi thật, giúp các em làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,6m. Có 3 hộp bi A, B, mỗi hộp có 9 viên bi trắng, 9 viên bi xanh và 9 viên bi đỏ...

Đề bài

    ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG AMSTERDAM

    MÔN: TOÁN

    NĂM HỌC 2022 – 2023

    Phần I. Điền câu trả lời vào ô trốngCâu 1. Tính: 0,14 × 253 × 3 – 4,2 x 5,3

    Câu 2. Biết số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và 9 (b > 0). Tìm $a \times b$

    Câu 3. Tính $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right)$

    Câu 4. Cho ba số có tổng bằng 2022. Biết số thứ nhất bằng $\frac{1}{3}$ số thứ hai, số thứ ba gấp đôi số thứ nhất. Tìm số lớn nhất.

    Câu 5. Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Cùng lúc đó, 1 ô tô khác đi từ B về A, gặp ô tô thứ nhất tại điểm cách điểm A 140km. Biết ô tô thứ nhất đi từ A đến B hết 8 giờ và ô tô thứ hai đi từ B về A hết 7 giờ. Tính quãng đường AB.

    Câu 6. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,6m. Người ta mở vòi cho nước chảy vào bể thì sau 1 giờ 15 phút bể đầy. Biết trong 1 giờ vòi chảy được 6756 lít nước. Hỏi ban đầu, trong bể có bao nhiêu lít nước?

    Câu 7. Cho hai số có tổng là 4055. Biết số bé có hai chữ số tận cùng là 23 và khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được số lớn. Tìm tích hai số đó.

    Câu 8. Có 18 lít nước được đựng trong các chai loại 400ml, 600ml, 1$\ell $, mỗi loại có ít nhất 1 chai. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chai loại 600ml.

    Câu 9. Có 3 hộp bi A, B, mỗi hộp có 9 viên bi trắng, 9 viên bi xanh và 9 viên bi đỏ. Chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi. Hỏi cần chuyển từ hộp B sang hộp A bao nhiêu viên bi để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại.

    Câu 10. Cho 4 mảnh được tạo thành từ các ô vuông cạnh 1 cm như hình vẽ. Ghép 4 mảnh đó thành 1 hình chữ nhật, tính chu vi hình chữ nhật ghép được. Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 0 1

    Câu 11. Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 16cm; BC = 12cm), M là trung điểm của BC. Lấy điểm P trên cạnh AB và điểm Q trên cạnh CD sao cho AP = CQ. Tính diện tích tam giác PMQ.

    Câu 12. Cho 5 số $a,\,b,\,c,\,d,\,e$ thỏa mãn $\frac{{487}}{{340}} = a + \frac{1}{{b + \frac{1}{{c + \frac{1}{{d + \frac{1}{e}}}}}}}$ . Tính $a + b + c + d + e$

    Phần II. Tự luậnBài 1. Lớp 5A có số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ. Sau khi chuyển đi 2 học sinh nữ thì số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ. Hỏi ban đầu lớp đó có bao nhiêu học sinh?

    Bài 2. Minh đi từ A đến B, cùng lúc đó Ngọc đi từ B về A. Hai bạn gặp nhau lần thứ nhất ở điểm cách A 7km. Sau đó, Minh lại đi tiếp tới B, Ngọc lại đi tiếp tới A rồi hai bạn quay trở về. Họ gặp nhau lần thứ hai ở điểm cách B 5km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?

    Bài 3. Cho hình thang ABCD, lấy điểm M trên đường chéo AC sao cho AM = 2 × MC. Lấy điểm N trên cạnh CD sao cho BDNM là hình thang. a) So sánh diện tích hai tam giác BDN và BDM. b) Tính tỉ số $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}}$

    Đáp án

      HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      Câu 1. Tính: 0,14 × 253 × 3− 4,2 × 5,3 Cách giải 0,14 × 253 × 3− 4,2 × 5,3

      = 0,42 × 253 − 4, 2 × 5,3

      = 4,2 × 25,3 − 4,2 × 5,3 = 4,2 x (25,3 – 5,3)

      = 4,2 x 20

      = 84

      Câu 2. Biết số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và 9 (b > 0). Tìm $a \times b$ Cách giải: Vì số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và b > 0 nên b = 5. Ta có số $\overline {2022a5} $ Vì số $\overline {2022a5} $ chia hết cho 9 nên (2 + 0 + 2 + 2 + a + 5) chia hết cho 9. Hay (a + 11) chia hết cho 9, suy ra a = 7. Vậy a x b = 35

      Câu 3. Tính $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right)$ Cách giải

      $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right) = \frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} \times .... \times \frac{{2021}}{{2022}} = \frac{1}{{2022}}$

      Câu 4. Cho ba số có tổng bằng 2022. Biết số thứ nhất bằng $\frac{1}{3}$ số thứ hai, số thứ ba gấp đôi số thứ nhất. Tìm số lớn nhất. Cách giải Coi số thứ nhất là 1 phần thì số thứ hai là 3 phần, số thứ ba là 2 phần. Do đó số lớn nhất là số thứ hai. Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 + 2 = 6 (phần) Số lớn nhất là: 2022 : 6 × 3 = 1011

      Câu 5. Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Cùng lúc đó, 1 ô tô khác đi từ B về A, gặp ô tô thứ nhất tại điểm cách điểm A 140km. Biết ô tô thứ nhất đi từ A đến B hết 8 giờ và ô tô thứ hai đi từ B về A hết 7 giờ. Tính quãng đường AB. Cách giải

      Tỉ số thời gian đi hết quãng đường AB của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là: $8:7 = \frac{8}{7}$ Xét trên cùng quãng đường AB, thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là $\frac{7}{8}$ Khi hai ô tô gặp nhau thì thời gian đi của hai ô tô bằng nhau (do hai xe xuất phát cùng lúc). Vì cùng thời gian, quãng đường đi được và vận tốc của xe tỉ lệ thuận nên tỉ số quãng đường của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là $\frac{7}{8}$. Do hai xe gặp nhau tại điểm cách A 140km nên ô tô thứ nhất đi được 140km. Quãng đường ô tô thứ hai đi được khi gặp nhau là: $140:\frac{7}{8} = 160$ (km). Độ dài quãng đường AB là: 140 + 160 = 300 (km).

      Đáp số: 300 km

      Câu 6. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,6m. Người ta mở vòi cho nước chảy vào bể thì sau 1 giờ 15 phút bể đầy. Biết trong 1 giờ vòi chảy được 6756 lít nước. Hỏi ban đầu, trong bể có bao nhiêu lít nước?

      Cách giải: Thể tích của bể là 3 × 2 × 1,6 = 9,6 (m3) Đối 9,6m3 = 9600dm3 = 9600 lít; 1 giờ 15 phút = $\frac{5}{4}$ giờ Trong 1 giờ 15 phút, vòi chảy được số lít nước là: $6756 \times \frac{5}{4} = 8445$ (lít nước) Ban đầu, trong bể có số lít nước là: 9600 – 8445 = 1155 (lít nước)

      Đáp số: 1155 lít nước

      Câu 7. Cho hai số có tổng là 4055. Biết số bé có hai chữ số tận cùng là 23 và khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được số lớn. Tìm tích hai số đó.

      Cách giải

      Gọi số bé là $\overline {X23} $ thì số lớn là $\overline {X32} $ Vì tổng 2 số là 4055 nên $\overline {X23} $ +$\overline {X32} $ = 4055

      $ \Rightarrow $ X × 100 + 23 + X × 100 + 32 = 4055 $ \Rightarrow $X × 200 + 55 = 4055

      $ \Rightarrow $ X x 200 = 4000 $ \Rightarrow $ X = 200 Vậy số bé là 2023, số lớn là 2032

      Tích hai số là: 2023 × 2032 = 4110736

      Câu 8. Có 18 lít nước được đựng trong các chai loại 400ml, 600ml, 1$\ell $, mỗi loại có ít nhất 1 chai. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chai loại 600ml. Cách giải

      Để số chai loại 600 ml là nhiều nhất thì số chai loại 400ml và 1$\ell $ phải ít nhất. Vì tổng số lít nước trong tất cả các chai là 18 lít là số chia hết cho 3, tổng số lít nước có trong chai loại 600ml cũng là số chia hết cho 3 nên tổng số lít nước có trong các chai loại 400ml và 1$\ell $ phải chia hết cho 3. (1) Theo bài ra, mỗi loại có ít nhất 1 chai nên tổng số lít nước trong chai 400ml và 1$\ell $ phải lớn hơn hoặc bằng 1400ml. (2) Kết hợp (1) và (2), suy ra tổng số nước trong chai loại 400ml và 11 ít nhất là 1800ml. Vậy số chai loại 600ml nhiều nhất là: (18000 – 1800) = 27 (chai)

      Câu 9. Có 3 hộp bi A, B, mỗi hộp có 9 viên bi trắng, 9 viên bi xanh và 9 viên bị đỏ. Chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi. Hỏi cần chuyển từ hộp B sang hộp A bao nhiêu viên bi để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại. Cách giải: Mỗi hộp có số viên bi là 9 + 9 + 9 = 27 (viên bi) Số bi của hộp A sau khi chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi là 27 – 10 = 17 (viên bi) Khả năng xấu nhất mà hộp A không có 8 viên bi mỗi loại là trong hộp A có 43 viên bi trong đó có hai loại màu bi có 18 viên và màu bi còn lại có 7 viên. Do đó, để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại thì trong hộp A phải có 44 viên bi. Vậy cần chuyển số viên bi từ hộp B sang hộp A là: 44 – 17 = 27 (viên).

      Câu 10. Cho 4 mảnh được tạo thành từ các ô vuông cạnh 1 cm như hình vẽ. Ghép 4 mảnh đó thành 1 hình chữ nhật, tính chu vi hình chữ nhật ghép được. Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1 1

      Cách giải Tổng diện tích của cả 4 mảnh là: 18 × 1 × 1 = 18 (cm2) Vì 18 = 1 x 18 = 2 x 9 = 3 x 6 nên hình chữ nhật ghép được có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau: 1 x 18; 2 × 9; 3 × 6. Do mảnh (1) có kích thước 2 × 3 nên ta loại trường hợp ghép được thành hình chữ nhật có kích thước 1 × 18. Với trường hợp kích thước 2 × 9, ta chỉ có thể ghép các hình theo hàng ngang gắn với chiều rộng của hình (1) (không ghép được, do đó loại). Vậy ta chỉ có thể ghép theo kích thước 3 × 6. Chu vi hình chữ nhật ghép được là: 2 x (3 + 6) = 18(cm). Hình minh họa:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1 2

      Câu 11. Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 16cm; BC = 12cm), M là trung điểm của BC. Lấy điểm P trên cạnh AB và điểm Q trên cạnh CD sao cho AP = CQ. Tính diện tích tam giác PMQ.

      Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1 3

      Vì AP = CQ và AB = CD nên BP = DQ

      Do đó hai hình thang APQD và BCQP có diện tích bằng nhau.

      $ \Rightarrow {S_{APQD}} = {S_{BCQP}} = \frac{1}{2} \times {S_{ABCD}}$

      Ta có ${S_{BPM}} = \frac{1}{2} \times BM \times PB$

      ${S_{CMQ}} = \frac{1}{2} \times CM \times QC$

      Vì M là trung điểm của BC nên $BM = CM = \frac{1}{2} \times BC$

      $ \Rightarrow {S_{BPM}} + {S_{CMQ}} = \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times BC \times PB + \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times BC \times QC$

      $ = \frac{1}{4} \times BC \times (PB + QC) = \frac{1}{4} \times BC \times AB = \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}}$

      Vậy ${S_{PMQ}} = {S_{BCQP}} - (S{}_{BPM} + {S_{CMQ}}) = \frac{1}{2} \times {S_{ABCD}} - \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}} = \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}} = \frac{1}{4} \times 12 \times 16 = 48$ (cm2)

      Câu 12. Cho 5 số $a,\,b,\,c,\,d,\,e$ thỏa mãn $\frac{{487}}{{340}} = a + \frac{1}{{b + \frac{1}{{c + \frac{1}{{d + \frac{1}{e}}}}}}}$ . Tính $a + b + c + d + e$

      Cách giải:

      Ta có $\frac{{487}}{{340}} = 1 + \frac{{147}}{{340}} = 1 + \frac{1}{{\frac{{340}}{{147}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{{46}}{{147}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{\frac{{147}}{{46}}}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{3 + \frac{9}{{46}}}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{3 + \frac{1}{{5 + \frac{1}{9}}}}}}}$

      Suy ra a = 1, b = 2, c = 3, d = 5, e = 9

      Vậy a + b + c + d + e = 20

      PHẦN 2. TỰ LUẬN

      Bài 1. Lớp 5A có số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ. Sau khi chuyển đi 2 học sinh nữ thì số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ. Hỏi ban đầu lớp đó có bao nhiêu học sinh?

      Cách giải: Ban đầu, số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ nên số học sinh nữ bằng $\frac{1}{2}$ số học sinh nam. Lúc sau, số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ nên số học sinh nữ bằng $\frac{2}{5}$số học sinh nam. 2 học sinh ứng với: $\frac{1}{2} - \frac{2}{5} = \frac{1}{{10}}$ (số học sinh nam) Số học sinh nam là: $2:\frac{1}{{10}} = 20$ (bạn) Số học sinh nữ lúc đầu là: 20 : 2 = 10 (học sinh) Ban đầu, lớp đó có số học sinh là: 20 + 10 = 30 (học sinh) Đáp số: 30 học sinh.

      Bài 2. Minh đi từ A đến B, cùng lúc đó Ngọc đi từ B về A. Hai bạn gặp nhau lần thứ nhất ở điểm cách A 7km. Sau đó, Minh lại đi tiếp tới B, Ngọc lại đi tiếp tới A rồi hai bạn quay trở về. Họ gặp nhau lần thứ hai ở điểm cách B 5km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km? Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1 4

      Gọi C là điểm hai bạn gặp nhau lần thứ nhất và D là điểm hai bạn gặp nhau lần thứ hai. Ta có AC = 7km và BD = 5km. Khi hai bạn gặp nhau lần đầu thì tổng quãng đường hai bạn đi được bằng quãng đường AB. Khi hai bạn gặp nhau lần thứ hai thì tổng quãng đường hai bạn đi được gấp 3 lần quãng đường AB.

      Do vận tốc hai bạn không đổi nên để hai bạn đi được quãng đường gấp 3 lần quãng đường AB thì cần thời gian gấp 3 lần để đi hết quãng đường AB. Suy ra, quãng đường bạn Minh đi được đến khi gặp nhau lần thứ hai gấp 3 lần quãng đường bạn Minh đi được khi gặp nhau lần thứ nhất. Quãng đường bạn Minh đi được đến khi gặp nhau lần thứ hai là: 7 × 3 = 21 (km). Độ dài quãng đường AB là: 21 – 5 = 16 (km) Đáp số: 16km

      Bài 3. Cho hình thang ABCD, lấy điểm M trên đường chéo AC sao cho AM = 2 × MC. Lấy điểm N trên cạnh CD sao cho BDNM là hình thang. a) So sánh diện tích hai tam giác BDN và BDM. b) Tính tỉ số $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}}$

      Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1 5

      a) Vì BDNM là hình thang nên SBDN = SBMD (hai tam giác có chung đáy BD, chiều cao hạ từ N xuống BD bằng chiều cao hạ từ M xuống BD cùng bằng chiều cao hình thang BDNM ). b) Vì AM = 2 × MC nên SABM = 2 x SBMC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ B xuống AC). Vì AM = 2 × MC nên SANM = 2 x SMNC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ N xuống AC).

      Suy ra SABMN = SABM + SANM = 2 x SBMC + 2 x SMNC = 2 x (SBMC + SMNC)

      Mà SABMN = SNAB + SNMB và SNAB = SDAB nên SDAB + SNMB = 2 x (SBMC + SMBC)

      $ \Rightarrow $SDAB = 3 x SNMB = 2 x (SBMC +SMNC + SNMB) = 2 x SBNC (1)

      Lại có SADC = 3 x SMDC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ D xuống AC và AM = 2 x MC)

      Mà hai tam giác này có chung đáy CD nên chiều cao hạ từ A xuống CD gấp 3 lần chiều cao hạ từ M xuống CD. Mặt khác, chiều cao hạ từ A xuống CD bằng chiều cao hạ từ B xuống CD

      $ \Rightarrow $ Chiều cao hạ từ B xuống CD gấp 3 lần chiều cao hạ từ M xuống CD.

      Do đó SBDN = 3 x SMDN

      Vì BDNM là hình thang nên SMDN = SNMB $ \Rightarrow $SBDN = 3 x SNMB

      Thay vào (1) ta được SDAB + SBDN = 2 x SBNC

      $ \Rightarrow $ SABND = 2 x SBNC  $ \Rightarrow $ $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}} = 2$

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Đáp án
      • Tải về

      ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG AMSTERDAM

      MÔN: TOÁN

      NĂM HỌC 2022 – 2023

      Phần I. Điền câu trả lời vào ô trốngCâu 1. Tính: 0,14 × 253 × 3 – 4,2 x 5,3

      Câu 2. Biết số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và 9 (b > 0). Tìm $a \times b$

      Câu 3. Tính $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right)$

      Câu 4. Cho ba số có tổng bằng 2022. Biết số thứ nhất bằng $\frac{1}{3}$ số thứ hai, số thứ ba gấp đôi số thứ nhất. Tìm số lớn nhất.

      Câu 5. Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Cùng lúc đó, 1 ô tô khác đi từ B về A, gặp ô tô thứ nhất tại điểm cách điểm A 140km. Biết ô tô thứ nhất đi từ A đến B hết 8 giờ và ô tô thứ hai đi từ B về A hết 7 giờ. Tính quãng đường AB.

      Câu 6. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,6m. Người ta mở vòi cho nước chảy vào bể thì sau 1 giờ 15 phút bể đầy. Biết trong 1 giờ vòi chảy được 6756 lít nước. Hỏi ban đầu, trong bể có bao nhiêu lít nước?

      Câu 7. Cho hai số có tổng là 4055. Biết số bé có hai chữ số tận cùng là 23 và khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được số lớn. Tìm tích hai số đó.

      Câu 8. Có 18 lít nước được đựng trong các chai loại 400ml, 600ml, 1$\ell $, mỗi loại có ít nhất 1 chai. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chai loại 600ml.

      Câu 9. Có 3 hộp bi A, B, mỗi hộp có 9 viên bi trắng, 9 viên bi xanh và 9 viên bi đỏ. Chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi. Hỏi cần chuyển từ hộp B sang hộp A bao nhiêu viên bi để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại.

      Câu 10. Cho 4 mảnh được tạo thành từ các ô vuông cạnh 1 cm như hình vẽ. Ghép 4 mảnh đó thành 1 hình chữ nhật, tính chu vi hình chữ nhật ghép được. Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 1

      Câu 11. Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 16cm; BC = 12cm), M là trung điểm của BC. Lấy điểm P trên cạnh AB và điểm Q trên cạnh CD sao cho AP = CQ. Tính diện tích tam giác PMQ.

      Câu 12. Cho 5 số $a,\,b,\,c,\,d,\,e$ thỏa mãn $\frac{{487}}{{340}} = a + \frac{1}{{b + \frac{1}{{c + \frac{1}{{d + \frac{1}{e}}}}}}}$ . Tính $a + b + c + d + e$

      Phần II. Tự luậnBài 1. Lớp 5A có số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ. Sau khi chuyển đi 2 học sinh nữ thì số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ. Hỏi ban đầu lớp đó có bao nhiêu học sinh?

      Bài 2. Minh đi từ A đến B, cùng lúc đó Ngọc đi từ B về A. Hai bạn gặp nhau lần thứ nhất ở điểm cách A 7km. Sau đó, Minh lại đi tiếp tới B, Ngọc lại đi tiếp tới A rồi hai bạn quay trở về. Họ gặp nhau lần thứ hai ở điểm cách B 5km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?

      Bài 3. Cho hình thang ABCD, lấy điểm M trên đường chéo AC sao cho AM = 2 × MC. Lấy điểm N trên cạnh CD sao cho BDNM là hình thang. a) So sánh diện tích hai tam giác BDN và BDM. b) Tính tỉ số $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}}$

      HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      Câu 1. Tính: 0,14 × 253 × 3− 4,2 × 5,3 Cách giải 0,14 × 253 × 3− 4,2 × 5,3

      = 0,42 × 253 − 4, 2 × 5,3

      = 4,2 × 25,3 − 4,2 × 5,3 = 4,2 x (25,3 – 5,3)

      = 4,2 x 20

      = 84

      Câu 2. Biết số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và 9 (b > 0). Tìm $a \times b$ Cách giải: Vì số \(\overline {2022ab} \) chia hết cho cả 5 và b > 0 nên b = 5. Ta có số $\overline {2022a5} $ Vì số $\overline {2022a5} $ chia hết cho 9 nên (2 + 0 + 2 + 2 + a + 5) chia hết cho 9. Hay (a + 11) chia hết cho 9, suy ra a = 7. Vậy a x b = 35

      Câu 3. Tính $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right)$ Cách giải

      $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times .... \times \left( {1 - \frac{1}{{2022}}} \right) = \frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} \times .... \times \frac{{2021}}{{2022}} = \frac{1}{{2022}}$

      Câu 4. Cho ba số có tổng bằng 2022. Biết số thứ nhất bằng $\frac{1}{3}$ số thứ hai, số thứ ba gấp đôi số thứ nhất. Tìm số lớn nhất. Cách giải Coi số thứ nhất là 1 phần thì số thứ hai là 3 phần, số thứ ba là 2 phần. Do đó số lớn nhất là số thứ hai. Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 + 2 = 6 (phần) Số lớn nhất là: 2022 : 6 × 3 = 1011

      Câu 5. Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Cùng lúc đó, 1 ô tô khác đi từ B về A, gặp ô tô thứ nhất tại điểm cách điểm A 140km. Biết ô tô thứ nhất đi từ A đến B hết 8 giờ và ô tô thứ hai đi từ B về A hết 7 giờ. Tính quãng đường AB. Cách giải

      Tỉ số thời gian đi hết quãng đường AB của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là: $8:7 = \frac{8}{7}$ Xét trên cùng quãng đường AB, thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là $\frac{7}{8}$ Khi hai ô tô gặp nhau thì thời gian đi của hai ô tô bằng nhau (do hai xe xuất phát cùng lúc). Vì cùng thời gian, quãng đường đi được và vận tốc của xe tỉ lệ thuận nên tỉ số quãng đường của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai là $\frac{7}{8}$. Do hai xe gặp nhau tại điểm cách A 140km nên ô tô thứ nhất đi được 140km. Quãng đường ô tô thứ hai đi được khi gặp nhau là: $140:\frac{7}{8} = 160$ (km). Độ dài quãng đường AB là: 140 + 160 = 300 (km).

      Đáp số: 300 km

      Câu 6. Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,6m. Người ta mở vòi cho nước chảy vào bể thì sau 1 giờ 15 phút bể đầy. Biết trong 1 giờ vòi chảy được 6756 lít nước. Hỏi ban đầu, trong bể có bao nhiêu lít nước?

      Cách giải: Thể tích của bể là 3 × 2 × 1,6 = 9,6 (m3) Đối 9,6m3 = 9600dm3 = 9600 lít; 1 giờ 15 phút = $\frac{5}{4}$ giờ Trong 1 giờ 15 phút, vòi chảy được số lít nước là: $6756 \times \frac{5}{4} = 8445$ (lít nước) Ban đầu, trong bể có số lít nước là: 9600 – 8445 = 1155 (lít nước)

      Đáp số: 1155 lít nước

      Câu 7. Cho hai số có tổng là 4055. Biết số bé có hai chữ số tận cùng là 23 và khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được số lớn. Tìm tích hai số đó.

      Cách giải

      Gọi số bé là $\overline {X23} $ thì số lớn là $\overline {X32} $ Vì tổng 2 số là 4055 nên $\overline {X23} $ +$\overline {X32} $ = 4055

      $ \Rightarrow $ X × 100 + 23 + X × 100 + 32 = 4055 $ \Rightarrow $X × 200 + 55 = 4055

      $ \Rightarrow $ X x 200 = 4000 $ \Rightarrow $ X = 200 Vậy số bé là 2023, số lớn là 2032

      Tích hai số là: 2023 × 2032 = 4110736

      Câu 8. Có 18 lít nước được đựng trong các chai loại 400ml, 600ml, 1$\ell $, mỗi loại có ít nhất 1 chai. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chai loại 600ml. Cách giải

      Để số chai loại 600 ml là nhiều nhất thì số chai loại 400ml và 1$\ell $ phải ít nhất. Vì tổng số lít nước trong tất cả các chai là 18 lít là số chia hết cho 3, tổng số lít nước có trong chai loại 600ml cũng là số chia hết cho 3 nên tổng số lít nước có trong các chai loại 400ml và 1$\ell $ phải chia hết cho 3. (1) Theo bài ra, mỗi loại có ít nhất 1 chai nên tổng số lít nước trong chai 400ml và 1$\ell $ phải lớn hơn hoặc bằng 1400ml. (2) Kết hợp (1) và (2), suy ra tổng số nước trong chai loại 400ml và 11 ít nhất là 1800ml. Vậy số chai loại 600ml nhiều nhất là: (18000 – 1800) = 27 (chai)

      Câu 9. Có 3 hộp bi A, B, mỗi hộp có 9 viên bi trắng, 9 viên bi xanh và 9 viên bị đỏ. Chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi. Hỏi cần chuyển từ hộp B sang hộp A bao nhiêu viên bi để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại. Cách giải: Mỗi hộp có số viên bi là 9 + 9 + 9 = 27 (viên bi) Số bi của hộp A sau khi chuyển từ hộp A sang hộp B 10 viên bi là 27 – 10 = 17 (viên bi) Khả năng xấu nhất mà hộp A không có 8 viên bi mỗi loại là trong hộp A có 43 viên bi trong đó có hai loại màu bi có 18 viên và màu bi còn lại có 7 viên. Do đó, để chắc chắn hộp A có ít nhất 8 viên bi mỗi loại thì trong hộp A phải có 44 viên bi. Vậy cần chuyển số viên bi từ hộp B sang hộp A là: 44 – 17 = 27 (viên).

      Câu 10. Cho 4 mảnh được tạo thành từ các ô vuông cạnh 1 cm như hình vẽ. Ghép 4 mảnh đó thành 1 hình chữ nhật, tính chu vi hình chữ nhật ghép được. Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 2

      Cách giải Tổng diện tích của cả 4 mảnh là: 18 × 1 × 1 = 18 (cm2) Vì 18 = 1 x 18 = 2 x 9 = 3 x 6 nên hình chữ nhật ghép được có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau: 1 x 18; 2 × 9; 3 × 6. Do mảnh (1) có kích thước 2 × 3 nên ta loại trường hợp ghép được thành hình chữ nhật có kích thước 1 × 18. Với trường hợp kích thước 2 × 9, ta chỉ có thể ghép các hình theo hàng ngang gắn với chiều rộng của hình (1) (không ghép được, do đó loại). Vậy ta chỉ có thể ghép theo kích thước 3 × 6. Chu vi hình chữ nhật ghép được là: 2 x (3 + 6) = 18(cm). Hình minh họa:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 3

      Câu 11. Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 16cm; BC = 12cm), M là trung điểm của BC. Lấy điểm P trên cạnh AB và điểm Q trên cạnh CD sao cho AP = CQ. Tính diện tích tam giác PMQ.

      Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 4

      Vì AP = CQ và AB = CD nên BP = DQ

      Do đó hai hình thang APQD và BCQP có diện tích bằng nhau.

      $ \Rightarrow {S_{APQD}} = {S_{BCQP}} = \frac{1}{2} \times {S_{ABCD}}$

      Ta có ${S_{BPM}} = \frac{1}{2} \times BM \times PB$

      ${S_{CMQ}} = \frac{1}{2} \times CM \times QC$

      Vì M là trung điểm của BC nên $BM = CM = \frac{1}{2} \times BC$

      $ \Rightarrow {S_{BPM}} + {S_{CMQ}} = \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times BC \times PB + \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times BC \times QC$

      $ = \frac{1}{4} \times BC \times (PB + QC) = \frac{1}{4} \times BC \times AB = \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}}$

      Vậy ${S_{PMQ}} = {S_{BCQP}} - (S{}_{BPM} + {S_{CMQ}}) = \frac{1}{2} \times {S_{ABCD}} - \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}} = \frac{1}{4} \times {S_{ABCD}} = \frac{1}{4} \times 12 \times 16 = 48$ (cm2)

      Câu 12. Cho 5 số $a,\,b,\,c,\,d,\,e$ thỏa mãn $\frac{{487}}{{340}} = a + \frac{1}{{b + \frac{1}{{c + \frac{1}{{d + \frac{1}{e}}}}}}}$ . Tính $a + b + c + d + e$

      Cách giải:

      Ta có $\frac{{487}}{{340}} = 1 + \frac{{147}}{{340}} = 1 + \frac{1}{{\frac{{340}}{{147}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{{46}}{{147}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{\frac{{147}}{{46}}}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{3 + \frac{9}{{46}}}}}} = 1 + \frac{1}{{2 + \frac{1}{{3 + \frac{1}{{5 + \frac{1}{9}}}}}}}$

      Suy ra a = 1, b = 2, c = 3, d = 5, e = 9

      Vậy a + b + c + d + e = 20

      PHẦN 2. TỰ LUẬN

      Bài 1. Lớp 5A có số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ. Sau khi chuyển đi 2 học sinh nữ thì số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ. Hỏi ban đầu lớp đó có bao nhiêu học sinh?

      Cách giải: Ban đầu, số học sinh nam gấp đôi số học sinh nữ nên số học sinh nữ bằng $\frac{1}{2}$ số học sinh nam. Lúc sau, số học sinh nam bằng $\frac{5}{2}$ số học sinh nữ nên số học sinh nữ bằng $\frac{2}{5}$số học sinh nam. 2 học sinh ứng với: $\frac{1}{2} - \frac{2}{5} = \frac{1}{{10}}$ (số học sinh nam) Số học sinh nam là: $2:\frac{1}{{10}} = 20$ (bạn) Số học sinh nữ lúc đầu là: 20 : 2 = 10 (học sinh) Ban đầu, lớp đó có số học sinh là: 20 + 10 = 30 (học sinh) Đáp số: 30 học sinh.

      Bài 2. Minh đi từ A đến B, cùng lúc đó Ngọc đi từ B về A. Hai bạn gặp nhau lần thứ nhất ở điểm cách A 7km. Sau đó, Minh lại đi tiếp tới B, Ngọc lại đi tiếp tới A rồi hai bạn quay trở về. Họ gặp nhau lần thứ hai ở điểm cách B 5km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km? Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 5

      Gọi C là điểm hai bạn gặp nhau lần thứ nhất và D là điểm hai bạn gặp nhau lần thứ hai. Ta có AC = 7km và BD = 5km. Khi hai bạn gặp nhau lần đầu thì tổng quãng đường hai bạn đi được bằng quãng đường AB. Khi hai bạn gặp nhau lần thứ hai thì tổng quãng đường hai bạn đi được gấp 3 lần quãng đường AB.

      Do vận tốc hai bạn không đổi nên để hai bạn đi được quãng đường gấp 3 lần quãng đường AB thì cần thời gian gấp 3 lần để đi hết quãng đường AB. Suy ra, quãng đường bạn Minh đi được đến khi gặp nhau lần thứ hai gấp 3 lần quãng đường bạn Minh đi được khi gặp nhau lần thứ nhất. Quãng đường bạn Minh đi được đến khi gặp nhau lần thứ hai là: 7 × 3 = 21 (km). Độ dài quãng đường AB là: 21 – 5 = 16 (km) Đáp số: 16km

      Bài 3. Cho hình thang ABCD, lấy điểm M trên đường chéo AC sao cho AM = 2 × MC. Lấy điểm N trên cạnh CD sao cho BDNM là hình thang. a) So sánh diện tích hai tam giác BDN và BDM. b) Tính tỉ số $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}}$

      Cách giải:

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 6

      a) Vì BDNM là hình thang nên SBDN = SBMD (hai tam giác có chung đáy BD, chiều cao hạ từ N xuống BD bằng chiều cao hạ từ M xuống BD cùng bằng chiều cao hình thang BDNM ). b) Vì AM = 2 × MC nên SABM = 2 x SBMC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ B xuống AC). Vì AM = 2 × MC nên SANM = 2 x SMNC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ N xuống AC).

      Suy ra SABMN = SABM + SANM = 2 x SBMC + 2 x SMNC = 2 x (SBMC + SMNC)

      Mà SABMN = SNAB + SNMB và SNAB = SDAB nên SDAB + SNMB = 2 x (SBMC + SMBC)

      $ \Rightarrow $SDAB = 3 x SNMB = 2 x (SBMC +SMNC + SNMB) = 2 x SBNC (1)

      Lại có SADC = 3 x SMDC (hai tam giác có chung chiều cao hạ từ D xuống AC và AM = 2 x MC)

      Mà hai tam giác này có chung đáy CD nên chiều cao hạ từ A xuống CD gấp 3 lần chiều cao hạ từ M xuống CD. Mặt khác, chiều cao hạ từ A xuống CD bằng chiều cao hạ từ B xuống CD

      $ \Rightarrow $ Chiều cao hạ từ B xuống CD gấp 3 lần chiều cao hạ từ M xuống CD.

      Do đó SBDN = 3 x SMDN

      Vì BDNM là hình thang nên SMDN = SNMB $ \Rightarrow $SBDN = 3 x SNMB

      Thay vào (1) ta được SDAB + SBDN = 2 x SBNC

      $ \Rightarrow $ SABND = 2 x SBNC  $ \Rightarrow $ $\frac{{{S_{ABND}}}}{{{S_{BNC}}}} = 2$

      Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022 đặc sắc thuộc chuyên mục giải bài toán lớp 5 trên nền tảng toán math. Với bộ bài tập toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

      Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022: Tổng quan và phân tích

      Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Amsterdam là một trong những kỳ thi đầu vào khó nhất tại Hà Nội. Để đạt được kết quả tốt, học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng giải toán. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy logic, phân tích và vận dụng kiến thức vào thực tế.

      Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022

      Đề thi thường được chia thành các phần chính sau:

      • Phần 1: Đại số: Các bài tập về số tự nhiên, phép tính, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phần 2: Hình học: Các bài tập về hình học phẳng, tính diện tích, chu vi, nhận biết các hình cơ bản.
      • Phần 3: Toán logic và giải quyết vấn đề: Các bài tập đòi hỏi khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

      Độ khó của đề thi

      Độ khó của đề thi vào lớp 6 trường Amsterdam thường cao hơn so với các đề thi khác. Các bài tập thường có tính ứng dụng cao, đòi hỏi học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Ngoài ra, đề thi cũng thường có một số bài tập mang tính thách thức, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.

      Làm thế nào để ôn thi hiệu quả?

      Để ôn thi hiệu quả, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức cơ bản: Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về số học, hình học và toán logic.
      2. Luyện tập thường xuyên: Học sinh cần luyện tập thường xuyên với các bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
      3. Giải các đề thi thử: Giải các đề thi thử giúp học sinh làm quen với cấu trúc và độ khó của đề thi thật.
      4. Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu gặp khó khăn, học sinh nên tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè hoặc gia sư.

      Một số lưu ý khi làm bài thi

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.
      • Giữ bình tĩnh và tự tin trong quá trình làm bài.

      Tài liệu ôn thi hữu ích

      Ngoài bộ đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam năm 2022, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn thi khác như:

      • Sách giáo khoa Toán lớp 5
      • Sách bài tập Toán lớp 5
      • Các đề thi thử vào lớp 6 của các trường khác
      • Các trang web học toán online

      Phân tích chi tiết một số đề thi tiêu biểu năm 2022

      Chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết một số đề thi tiêu biểu năm 2022 để hiểu rõ hơn về cấu trúc và dạng bài tập thường gặp. Ví dụ, đề thi số 1 tập trung vào các bài toán về số tự nhiên và phép tính, trong khi đề thi số 2 lại chú trọng vào các bài toán về hình học. Việc phân tích này sẽ giúp học sinh xác định được những kiến thức và kỹ năng cần tập trung ôn luyện.

      Lời khuyên từ các học sinh đã thi đỗ

      Nhiều học sinh đã thi đỗ vào lớp 6 trường Amsterdam chia sẻ rằng, bí quyết thành công của họ là sự chăm chỉ, kiên trì và có phương pháp học tập đúng đắn. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luyện tập thường xuyên và giải các đề thi thử để làm quen với cấu trúc và độ khó của đề thi thật.

      Giaitoan.edu.vn đồng hành cùng bạn

      Giaitoan.edu.vn tự hào là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các tài liệu ôn thi vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam chất lượng cao. Chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh những trải nghiệm học tập tốt nhất và giúp các em đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi quan trọng này.

      Bảng so sánh các dạng bài tập thường gặp

      Dạng bài tậpMức độ khóTỷ lệ xuất hiện
      Số tự nhiên và phép tínhDễ30%
      Hình học phẳngTrung bình40%
      Toán logic và giải quyết vấn đềKhó30%

      Hy vọng với những thông tin trên, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Amsterdam năm 2022.