Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo

Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 1. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp các em tự học và kiểm tra kết quả một cách hiệu quả. Chúc các em làm bài tốt!

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Đề bài

    I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

    Câu 1. Nếu tam giác \(ABC\) cân tại B thì

    A. Đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác

    B. Đường trung tuyến CP đồng thời là đường trung trực

    C. Đường trung tuyến BN đồng thời là đường phân giác

    D. Đường trung tuyến AM đồng thời là đường trung trực

    Câu 2. Cho \(\Delta ABC\) có \(\angle A = {50^0}\,,\,\angle B = {90^0}\) thì quan hệ giữa ba cạnh \(AB,AC,BC\) là:

    A. \(BC > AC > AB\)

    B. \(AB > BC > AC\)

    C. \(AB > AC > BC\)

    D. \(AC > BC > AB\)

    Câu 3. Cho biết \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận, biết khi \(x = 5\) thì \(y = 10\). Vậy khi \(x = 2\) thì \(y\) bằng bao nhiêu?

    A. \(4\)

    B. \(25\)

    C. \(10\)

    D.\(20\)

    Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –21 thì y = 12. Khi x = 7 thì y bằng:

    A. –36;

    B. 36;

    C. –4;

    D. 4.

    Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Tổng lập phương của hai số x và y” là

    A. x3 – y3;

    B. x + y;

    C. x3 + y3;

    D. (x + y)3.

    Câu 6. Cho \(\dfrac{x}{{21}} = \dfrac{1}{{ - 3}}\). Tính giá trị của x?

    A. \( - \dfrac{1}{7}\);

    B. -7;

    C. -63;

    D. 7.

    Câu 7. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM = 9 cm. Gọi G là trọng tâm của tam giác. Tính độ dài GM?

    A. GM = 6 cm;

    B. GM = 9 cm;

    C. GM = 3 cm;

    D. GM = 18 cm.

    Câu 8. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

    A. 8cm; 9cm; 10cm;

    B. 3cm; 4cm; 5cm;

    C. 1cm; 2cm; 3cm;

    D. 11cm; 9cm; 7cm.

    II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

    Bài 1. (2 điểm) Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, biết khi x = 6 thì y = 3.

    a) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y.

    b) Tính giá trị của x khi y = -3; y = 9.

    Bài 2. (2 điểm) Ba đội công nhân tham gia làm đường và phải làm ba khối lượng công việc như nhau. Để hoàn thành công việc, đội I cần 4 ngày, đội II cần 6 ngày và đội III cần 8 ngày. Tính số công nhân của mỗi đội, biết rằng đội I có nhiều hơn đội II là 4 người (năng suất mỗi người như nhau).

    Bài 3. (3,5 điểm) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) có \(\angle C = {30^0},\) đường cao \(AH.\) Trên đoạn \(HC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(HD = HB.\)

    a) Chứng minh \(\Delta AHB = \Delta AHD\).

    b) Chứng minh \(\Delta ABD\) là tam giác đều.

    c) Từ \(C\) kẻ \(CE\) vuông góc với đường thẳng \(AD\)\(\left( {E \in \,AD} \right)\). Chứng minh \(DE = HB\).

    d) Từ \(D\) kẻ \(DF\) vuông góc với \(AC\) (\(F\,\)thuộc \(AC\)), \(I\) là giao điểm của \(CE\) và \(AH.\) Chứng minh ba điểm \(I,\,D,\,F\) thẳng hàng.

    Bài 4. (0,5 điểm) 

    Cho \(a,b,c\) là các số thực khác không \(\left( {b \ne c} \right)\) và \(\dfrac{1}{c} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b}} \right)\). Chứng minh rằng: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a - c}}{{c - b}}\).

    Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
    • Đề bài
    • Lời giải
    • Tải về

    I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

    Câu 1. Nếu tam giác \(ABC\) cân tại B thì

    A. Đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác

    B. Đường trung tuyến CP đồng thời là đường trung trực

    C. Đường trung tuyến BN đồng thời là đường phân giác

    D. Đường trung tuyến AM đồng thời là đường trung trực

    Câu 2. Cho \(\Delta ABC\) có \(\angle A = {50^0}\,,\,\angle B = {90^0}\) thì quan hệ giữa ba cạnh \(AB,AC,BC\) là:

    A. \(BC > AC > AB\)

    B. \(AB > BC > AC\)

    C. \(AB > AC > BC\)

    D. \(AC > BC > AB\)

    Câu 3. Cho biết \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận, biết khi \(x = 5\) thì \(y = 10\). Vậy khi \(x = 2\) thì \(y\) bằng bao nhiêu?

    A. \(4\)

    B. \(25\)

    C. \(10\)

    D.\(20\)

    Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –21 thì y = 12. Khi x = 7 thì y bằng:

    A. –36;

    B. 36;

    C. –4;

    D. 4.

    Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Tổng lập phương của hai số x và y” là

    A. x3 – y3;

    B. x + y;

    C. x3 + y3;

    D. (x + y)3.

    Câu 6. Cho \(\dfrac{x}{{21}} = \dfrac{1}{{ - 3}}\). Tính giá trị của x?

    A. \( - \dfrac{1}{7}\);

    B. -7;

    C. -63;

    D. 7.

    Câu 7. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM = 9 cm. Gọi G là trọng tâm của tam giác. Tính độ dài GM?

    A. GM = 6 cm;

    B. GM = 9 cm;

    C. GM = 3 cm;

    D. GM = 18 cm.

    Câu 8. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

    A. 8cm; 9cm; 10cm;

    B. 3cm; 4cm; 5cm;

    C. 1cm; 2cm; 3cm;

    D. 11cm; 9cm; 7cm.

    II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

    Bài 1. (2 điểm) Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, biết khi x = 6 thì y = 3.

    a) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y.

    b) Tính giá trị của x khi y = -3; y = 9.

    Bài 2. (2 điểm) Ba đội công nhân tham gia làm đường và phải làm ba khối lượng công việc như nhau. Để hoàn thành công việc, đội I cần 4 ngày, đội II cần 6 ngày và đội III cần 8 ngày. Tính số công nhân của mỗi đội, biết rằng đội I có nhiều hơn đội II là 4 người (năng suất mỗi người như nhau).

    Bài 3. (3,5 điểm) Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) có \(\angle C = {30^0},\) đường cao \(AH.\) Trên đoạn \(HC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(HD = HB.\)

    a) Chứng minh \(\Delta AHB = \Delta AHD\).

    b) Chứng minh \(\Delta ABD\) là tam giác đều.

    c) Từ \(C\) kẻ \(CE\) vuông góc với đường thẳng \(AD\)\(\left( {E \in \,AD} \right)\). Chứng minh \(DE = HB\).

    d) Từ \(D\) kẻ \(DF\) vuông góc với \(AC\) (\(F\,\)thuộc \(AC\)), \(I\) là giao điểm của \(CE\) và \(AH.\) Chứng minh ba điểm \(I,\,D,\,F\) thẳng hàng.

    Bài 4. (0,5 điểm) 

    Cho \(a,b,c\) là các số thực khác không \(\left( {b \ne c} \right)\) và \(\dfrac{1}{c} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b}} \right)\). Chứng minh rằng: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a - c}}{{c - b}}\).

    I. Trắc nghiệm:

    1. C

    2. D

    3. A

    4. A

    5. C

    6. B

    7. C

    8. C

    Câu 1:

    Phương pháp:

    Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với đỉnh cân đồng thời là đường trung trực, đường cao, đường phân giác.

    Cách giải:

    Tam giác ABC cân tại B nên đường trung tuyến BN đồng thời là đường phân giác.

    Chọn C.

    Câu 2:

    Phương pháp: Dựa vào mối quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác để so sánh các cạnh với nhau.

    Cách giải:

    Ta có: \(\angle C = {180^0} - \left( {{{50}^0} + {{90}^0}} \right) = {40^0}\).

    \( \Rightarrow \angle C < \angle A < \angle B\)

    \( \Rightarrow AB < BC < AC\) hay \(AC > BC > AB\).

    Chọn D.

    Câu 3:

    Phương pháp:

    Tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận

    Cách giải:

    \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận \( \Rightarrow y = ax\left( {a \ne 0} \right)\)

    Thay \(x = 5;y = 10\) vào ta được: \(10 = a.5 \Rightarrow a = 2\)

    Vậy hệ số tỉ lệ của \(y\) đối với \(x\) là \(a = 2\).

    Ta có: \(y = 2x\), khi \(x = 2\) thì \(y = 2.2 = 4\).

    Chọn A.

    Câu 4:

    Phương pháp:

    Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

    Cách giải:

    Hệ số tỉ lệ là: -21 . 12 = -252.

    Khi x = 7 thì y = -252 : 7 = -36.

    Chọn A

    Câu 5:

    Phương pháp:

    Mô tả

    Cách giải:

    Tổng lập phương của hai số x và y là x3 + y3

    Câu 6:

    Phương pháp:

    Tính chất tỉ lệ thức

    Cách giải:

    \(\dfrac{x}{{21}} = \dfrac{1}{{ - 3}} \Rightarrow x.( - 3) = 1.21 \Rightarrow x = \dfrac{{1.21}}{{ - 3}} = - 7\)

    Chọn B

    Câu 7:

    Phương pháp: Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(AG = \dfrac{2}{3}AM\).

    Cách giải:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo 1

    Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(GM = \dfrac{1}{3}AM = \dfrac{1}{3}.9 = 3(cm)\).

    Chọn C.

    Câu 8:

    Phương pháp: Bất đẳng thức tam giác: Kiểm tra tổng độ dài 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất không. Nếu không thì bộ 3 độ dài đó không tạo được thành tam giác.

    Cách giải:

    Vì 1 + 2 = 3 nên không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.

    Chọn C.

    II. TỰ LUẬN

    Bài 1:

    Phương pháp:

    Đại lượng x và y tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a nếu xy=a (không đổi).

    Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

    Cách giải:

    Gọi a là hệ số tỉ lệ của x đối với y, ta có:

    a = x.y (a khác 0)

    Thay x = 6, y = 3 vào công thức a = xy, ta được:

    a = 6 . 3 = 18.

    Vậy hệ số tỉ lệ nghịch của x đối với y là a = 18.

    b) Do a = x.y nên \(x = \dfrac{a}{y}\)

    + Với y = -3 ta có: \(x = \dfrac{{18}}{{ - 3}} = - 6.\)

    + Với y = 9 ta có: \(x = \dfrac{{18}}{9} = 2.\)

    Bài 2:

    Phương pháp:

    Gọi số công nhân của 3 đội lần lượt là \(x,y,z\) (điều kiện: \(x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\))

    Vận dụng kiến thức về tỉ lệ nghịch để tìm các đại lượng của đề bài.

    Cách giải:

    Gọi số công nhân của 3 đội lần lượt là \(x,y,z\) (điều kiện: \(x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\))

    Vì đội I có nhiều hơn đội II là \(4\) người nên: \(x - y = 4\)

    Vì số năng suất mỗi người là như sau, nên số người và số ngày hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên ta có:

    \(4x = 6y = 8z\) hay \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}}\)

    Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}} = \dfrac{{x - y}}{{\dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{6}}} = \dfrac{4}{{\dfrac{1}{{12}}}} = 48\)

    Từ \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = 48 \Rightarrow x = 12\) (tmđk)

    \(\dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = 48 \Rightarrow x = 8\) (tmđk)

    \(\dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}} = 48 \Rightarrow x = 6\) (tmđk)

    Vậy số công nhân của \(3\) đội lần lượt là: \(12\) công nhân, \(8\) công nhân, \(6\) công nhân.

    Bài 3:

    Phương pháp

    a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c.

    b) Chứng minh \(\Delta ABD\)là tam giác cân có một góc bằng \({60^0}\), rồi suy ra \(\Delta ABD\) là tam giác đều.

    c) Chứng minh \(DE = DH\) (hai cạnh tương ứng). Mà \(DH = DB\) (giả thiết) \( \Rightarrow DE = DB\).

    d) Chứng minh DF và IF cùng vuông góc với AC nên DI trùng với DF hay I, D, F thẳng hàng.

    Cách giải:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo 2

    a) Xét \(\Delta AHB\) và \(\Delta AHD\) ta có: 

    \(HD = HB\) (gt)

    \(AH\,\,chung\)

    \(\angle AHB = \angle AHD = {90^0}\)\( \Rightarrow \)\(\Delta AHB = \,\Delta AHD\) (c.g.c)

    b) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\),

    có \(\angle C = {30^0} \Rightarrow \angle B = {90^0} - {30^0} = {60^0}\) (định lý tổng ba góc của một tam giác).

    Vì \(\Delta AHB = \,\Delta AHD\) (cmt)

    \( \Rightarrow AB = AD\) (hai cạnh tương ứng).

    \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại \(A\) mà \(\angle B = {60^0}\)

    Do đó: \(\Delta ABD\)là tam giác đều.

    c) Vì \(\Delta ABD\)là tam giác đều (cmt)

    \( \Rightarrow \angle DAB = {60^0}\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle CAD = {90^0} - \angle DAB\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {90^0} - {60^0}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {30^0}\end{array}\)

    Xét \(\Delta ACD\) có \(\angle ACD = \angle \,CAD = {30^0}\).

    \( \Rightarrow \Delta ACD\) cân tại \(D.\)

    \( \Rightarrow \,CD = AD\)

    Xét \(\Delta DEC\) và \(\Delta DHA\) có:

    \(CD = AD\,\,\left( {cmt} \right)\)

    \(\angle E = \angle H = {90^0}\)

    \(\angle CDE = \angle ADH\) (đối đỉnh)

    \( \Rightarrow \,\Delta DEC = \Delta DHA\) (cạnh huyền – góc nhọn).

    \( \Rightarrow DE = DH\) (hai cạnh tương ứng).

    Mà \(DH = DB\) (giả thiết)

    \( \Rightarrow DE = DB\).

    d) Xét \(\Delta CED\) và \(\Delta AHD\) có:

    HD = HB (gt)

    Mà DE = BH nên DE = DH.

    \(\Delta CED = \Delta AHD\) (cạnh góc vuông - góc nhọn)

    suy ra CE = AH, CD = DA, \(\widehat{DCE} = \widehat{DAH}\)

    Vì CD = DA nên tam giác CDA cân, do đó \(\widehat{DCF} = \widehat{DAF}\)

    Xét tam giác CDF và tam giác ADF có:

    CD = AD

    FD chung

    \(\widehat{CFD} = \widehat{AFD} (=90^\circ)\)

    nên \(\Delta CDF = \Delta ADF\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

    suy ra CF = FA.

    Suy ra \(\widehat{DCE}+\widehat{DCF} = \widehat{DAH}+\widehat{DAF}\)

    hay \(\widehat{ECF} = \widehat{HAF}\)

    Suy ra tam giác ACI cân tại I.

    Suy ra \(CI = IA\)

    Xét tam giác CIF và tam giác AIF có:

    CI = AI (cmt)

    IF chung

    CF = FA (cmt)

    suy ra \(\Delta CIF = \Delta AIF\) (c.c.c)

    suy ra \(\widehat{CFI} = \widehat{AFI}\)

    Mà hai góc này là hai góc kề bù nên \(\widehat{CFI} = \widehat{AFI} = \frac{180^\circ}{2} = 90^\circ\) hay \(IF \bot CA\)

    Mà \(DF \bot AC\) nên DF và IF trùng nhau, hay I, D, F thẳng hàng.

    Bài 4

    Phương pháp:

    Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau để chứng minh.

    Cách giải:

    Ta có: \(\dfrac{1}{c} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b}} \right)\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{c} = \dfrac{{a + b}}{{2ab}}\\ \Rightarrow 2ab = ac + bc\\ \Rightarrow ab + ab = ac + bc\\ \Rightarrow ab - bc = ac - ab\\ \Rightarrow b\left( {a - c} \right) = a\left( {c - b} \right)\end{array}\)

    \( \Rightarrow \dfrac{a}{b} = \dfrac{{a - c}}{{c - b}}\) (đpcm)

    Lời giải

      I. Trắc nghiệm:

      1. C

      2. D

      3. A

      4. A

      5. C

      6. B

      7. C

      8. C

      Câu 1:

      Phương pháp:

      Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với đỉnh cân đồng thời là đường trung trực, đường cao, đường phân giác.

      Cách giải:

      Tam giác ABC cân tại B nên đường trung tuyến BN đồng thời là đường phân giác.

      Chọn C.

      Câu 2:

      Phương pháp: Dựa vào mối quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác để so sánh các cạnh với nhau.

      Cách giải:

      Ta có: \(\angle C = {180^0} - \left( {{{50}^0} + {{90}^0}} \right) = {40^0}\).

      \( \Rightarrow \angle C < \angle A < \angle B\)

      \( \Rightarrow AB < BC < AC\) hay \(AC > BC > AB\).

      Chọn D.

      Câu 3:

      Phương pháp:

      Tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận

      Cách giải:

      \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận \( \Rightarrow y = ax\left( {a \ne 0} \right)\)

      Thay \(x = 5;y = 10\) vào ta được: \(10 = a.5 \Rightarrow a = 2\)

      Vậy hệ số tỉ lệ của \(y\) đối với \(x\) là \(a = 2\).

      Ta có: \(y = 2x\), khi \(x = 2\) thì \(y = 2.2 = 4\).

      Chọn A.

      Câu 4:

      Phương pháp:

      Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

      Cách giải:

      Hệ số tỉ lệ là: -21 . 12 = -252.

      Khi x = 7 thì y = -252 : 7 = -36.

      Chọn A

      Câu 5:

      Phương pháp:

      Mô tả

      Cách giải:

      Tổng lập phương của hai số x và y là x3 + y3

      Câu 6:

      Phương pháp:

      Tính chất tỉ lệ thức

      Cách giải:

      \(\dfrac{x}{{21}} = \dfrac{1}{{ - 3}} \Rightarrow x.( - 3) = 1.21 \Rightarrow x = \dfrac{{1.21}}{{ - 3}} = - 7\)

      Chọn B

      Câu 7:

      Phương pháp: Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(AG = \dfrac{2}{3}AM\).

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo 1 1

      Nếu \(\Delta ABC\) có trung tuyến \(AM\) và trọng tâm \(G\) thì \(GM = \dfrac{1}{3}AM = \dfrac{1}{3}.9 = 3(cm)\).

      Chọn C.

      Câu 8:

      Phương pháp: Bất đẳng thức tam giác: Kiểm tra tổng độ dài 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất không. Nếu không thì bộ 3 độ dài đó không tạo được thành tam giác.

      Cách giải:

      Vì 1 + 2 = 3 nên không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.

      Chọn C.

      II. TỰ LUẬN

      Bài 1:

      Phương pháp:

      Đại lượng x và y tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a nếu xy=a (không đổi).

      Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch: tích 2 giá trị tương ứng của 2 đại lượng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)

      Cách giải:

      Gọi a là hệ số tỉ lệ của x đối với y, ta có:

      a = x.y (a khác 0)

      Thay x = 6, y = 3 vào công thức a = xy, ta được:

      a = 6 . 3 = 18.

      Vậy hệ số tỉ lệ nghịch của x đối với y là a = 18.

      b) Do a = x.y nên \(x = \dfrac{a}{y}\)

      + Với y = -3 ta có: \(x = \dfrac{{18}}{{ - 3}} = - 6.\)

      + Với y = 9 ta có: \(x = \dfrac{{18}}{9} = 2.\)

      Bài 2:

      Phương pháp:

      Gọi số công nhân của 3 đội lần lượt là \(x,y,z\) (điều kiện: \(x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\))

      Vận dụng kiến thức về tỉ lệ nghịch để tìm các đại lượng của đề bài.

      Cách giải:

      Gọi số công nhân của 3 đội lần lượt là \(x,y,z\) (điều kiện: \(x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\))

      Vì đội I có nhiều hơn đội II là \(4\) người nên: \(x - y = 4\)

      Vì số năng suất mỗi người là như sau, nên số người và số ngày hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên ta có:

      \(4x = 6y = 8z\) hay \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}}\)

      Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}} = \dfrac{{x - y}}{{\dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{6}}} = \dfrac{4}{{\dfrac{1}{{12}}}} = 48\)

      Từ \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{4}}} = 48 \Rightarrow x = 12\) (tmđk)

      \(\dfrac{y}{{\dfrac{1}{6}}} = 48 \Rightarrow x = 8\) (tmđk)

      \(\dfrac{z}{{\dfrac{1}{8}}} = 48 \Rightarrow x = 6\) (tmđk)

      Vậy số công nhân của \(3\) đội lần lượt là: \(12\) công nhân, \(8\) công nhân, \(6\) công nhân.

      Bài 3:

      Phương pháp

      a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c.

      b) Chứng minh \(\Delta ABD\)là tam giác cân có một góc bằng \({60^0}\), rồi suy ra \(\Delta ABD\) là tam giác đều.

      c) Chứng minh \(DE = DH\) (hai cạnh tương ứng). Mà \(DH = DB\) (giả thiết) \( \Rightarrow DE = DB\).

      d) Chứng minh DF và IF cùng vuông góc với AC nên DI trùng với DF hay I, D, F thẳng hàng.

      Cách giải:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo 1 2

      a) Xét \(\Delta AHB\) và \(\Delta AHD\) ta có: 

      \(HD = HB\) (gt)

      \(AH\,\,chung\)

      \(\angle AHB = \angle AHD = {90^0}\)\( \Rightarrow \)\(\Delta AHB = \,\Delta AHD\) (c.g.c)

      b) \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\),

      có \(\angle C = {30^0} \Rightarrow \angle B = {90^0} - {30^0} = {60^0}\) (định lý tổng ba góc của một tam giác).

      Vì \(\Delta AHB = \,\Delta AHD\) (cmt)

      \( \Rightarrow AB = AD\) (hai cạnh tương ứng).

      \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại \(A\) mà \(\angle B = {60^0}\)

      Do đó: \(\Delta ABD\)là tam giác đều.

      c) Vì \(\Delta ABD\)là tam giác đều (cmt)

      \( \Rightarrow \angle DAB = {60^0}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \angle CAD = {90^0} - \angle DAB\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {90^0} - {60^0}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {30^0}\end{array}\)

      Xét \(\Delta ACD\) có \(\angle ACD = \angle \,CAD = {30^0}\).

      \( \Rightarrow \Delta ACD\) cân tại \(D.\)

      \( \Rightarrow \,CD = AD\)

      Xét \(\Delta DEC\) và \(\Delta DHA\) có:

      \(CD = AD\,\,\left( {cmt} \right)\)

      \(\angle E = \angle H = {90^0}\)

      \(\angle CDE = \angle ADH\) (đối đỉnh)

      \( \Rightarrow \,\Delta DEC = \Delta DHA\) (cạnh huyền – góc nhọn).

      \( \Rightarrow DE = DH\) (hai cạnh tương ứng).

      Mà \(DH = DB\) (giả thiết)

      \( \Rightarrow DE = DB\).

      d) Xét \(\Delta CED\) và \(\Delta AHD\) có:

      HD = HB (gt)

      Mà DE = BH nên DE = DH.

      \(\Delta CED = \Delta AHD\) (cạnh góc vuông - góc nhọn)

      suy ra CE = AH, CD = DA, \(\widehat{DCE} = \widehat{DAH}\)

      Vì CD = DA nên tam giác CDA cân, do đó \(\widehat{DCF} = \widehat{DAF}\)

      Xét tam giác CDF và tam giác ADF có:

      CD = AD

      FD chung

      \(\widehat{CFD} = \widehat{AFD} (=90^\circ)\)

      nên \(\Delta CDF = \Delta ADF\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

      suy ra CF = FA.

      Suy ra \(\widehat{DCE}+\widehat{DCF} = \widehat{DAH}+\widehat{DAF}\)

      hay \(\widehat{ECF} = \widehat{HAF}\)

      Suy ra tam giác ACI cân tại I.

      Suy ra \(CI = IA\)

      Xét tam giác CIF và tam giác AIF có:

      CI = AI (cmt)

      IF chung

      CF = FA (cmt)

      suy ra \(\Delta CIF = \Delta AIF\) (c.c.c)

      suy ra \(\widehat{CFI} = \widehat{AFI}\)

      Mà hai góc này là hai góc kề bù nên \(\widehat{CFI} = \widehat{AFI} = \frac{180^\circ}{2} = 90^\circ\) hay \(IF \bot CA\)

      Mà \(DF \bot AC\) nên DF và IF trùng nhau, hay I, D, F thẳng hàng.

      Bài 4

      Phương pháp:

      Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau để chứng minh.

      Cách giải:

      Ta có: \(\dfrac{1}{c} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b}} \right)\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{c} = \dfrac{{a + b}}{{2ab}}\\ \Rightarrow 2ab = ac + bc\\ \Rightarrow ab + ab = ac + bc\\ \Rightarrow ab - bc = ac - ab\\ \Rightarrow b\left( {a - c} \right) = a\left( {c - b} \right)\end{array}\)

      \( \Rightarrow \dfrac{a}{b} = \dfrac{{a - c}}{{c - b}}\) (đpcm)

      Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo tại chuyên mục toán lớp 7 trên môn toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 chương trình Chân trời sáng tạo - Đề số 1 là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong nửa học kì. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như số hữu tỉ, biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, và các ứng dụng thực tế của Toán học.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo sẽ có cấu trúc gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm Toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi

      1. Số hữu tỉ: Các phép toán với số hữu tỉ, so sánh số hữu tỉ, biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
      2. Biểu thức đại số: Thu gọn biểu thức, tính giá trị của biểu thức, các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đa thức.
      3. Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình để giải quyết các bài toán thực tế.
      4. Hình học: Các tính chất của tam giác, góc, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc.

      Hướng dẫn Giải một số Dạng Bài Tập thường gặp

      Dạng 1: Bài tập về Số hữu tỉ

      Để giải các bài tập về số hữu tỉ, học sinh cần nắm vững các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ. Ví dụ:

      Bài tập: Tính (-2/3) + (1/2)

      Giải: Để cộng hai phân số, ta cần quy đồng mẫu số. Mẫu số chung nhỏ nhất của 3 và 2 là 6. Ta có:

      (-2/3) + (1/2) = (-4/6) + (3/6) = -1/6

      Dạng 2: Bài tập về Biểu thức đại số

      Để giải các bài tập về biểu thức đại số, học sinh cần áp dụng các quy tắc thu gọn biểu thức và tính giá trị của biểu thức. Ví dụ:

      Bài tập: Thu gọn biểu thức 3x + 2y - x + 5y

      Giải: Ta có:

      3x + 2y - x + 5y = (3x - x) + (2y + 5y) = 2x + 7y

      Dạng 3: Bài tập về Phương trình bậc nhất một ẩn

      Để giải phương trình bậc nhất một ẩn, học sinh cần thực hiện các phép biến đổi tương đương để đưa phương trình về dạng x = a. Ví dụ:

      Bài tập: Giải phương trình 2x + 3 = 7

      Giải: Ta có:

      2x + 3 = 7

      2x = 7 - 3

      2x = 4

      x = 2

      Lời khuyên khi làm Đề thi giữa kì 2 Toán 7

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch giải bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại kết quả sau khi làm xong.

      Tài liệu ôn tập hữu ích

      Để chuẩn bị tốt nhất cho đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo, học sinh nên tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 7 chương trình Chân trời sáng tạo.
      • Sách bài tập Toán 7 chương trình Chân trời sáng tạo.
      • Các đề thi thử giữa kì 2 Toán 7.
      • Các video bài giảng Toán 7 trên giaitoan.edu.vn.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo là cơ hội để học sinh kiểm tra và củng cố kiến thức đã học. Hy vọng với những hướng dẫn và lời khuyên trên, các em sẽ tự tin làm bài và đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7