Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7, được biên soạn theo chuẩn chương trình học mới nhất. Đề thi này là tài liệu ôn tập lý tưởng giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình học kì 2. Kèm theo đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá kết quả và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Nếu4.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

    • A.
      \(\frac{4}{c} = \frac{b}{5}\).
    • B.
      \(\frac{b}{5} = \frac{c}{4}\).
    • C.
      \(\frac{4}{b} = \frac{5}{c}\).
    • D.
      \(\frac{c}{5} = \frac{b}{4}\).
    Câu 2 :

    Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau nào:

    • A.
      \(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{6}\).
    • B.
      \(\frac{3}{x} = \frac{4}{y} = \frac{6}{z}\).
    • C.
      \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{6}\).
    • D.
      \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).
    Câu 3 :

    Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5. Ta có:

    • A.
      y = 5.x.
    • B.
      \(y = \frac{1}{5}.x\).
    • C.
      y = x.
    • D.
      y = x + 5.
    Câu 4 :

    Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

    • A.
      5.
    • B.
      8.
    • C.
      \(\frac{1}{8}\).
    • D.
      5.
    Câu 5 :

    Cho biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Ta có:

    • A.
      y = ax.
    • B.
      \(y = \frac{a}{x}\).
    • C.
      \(x = \frac{y}{a}\).
    • D.
      \(y = a - x\).
    Câu 6 :

    Cho tam giác ABC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?

    • A.
      \(AB + AC > BC\).
    • B.
      \(AB + BC > AC\).
    • C.
      \(AC - BC > AB\).
    • D.
      \(AB < AC + BC\).
    Câu 7 :

    Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF\). Khi đó:

    • A.
      AB = DE.
    • B.
      AC = DE.
    • C.
      BC = DF.
    • D.
      BC = DE.
    Câu 8 :

    Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF\), \(\hat C = {40^0}\). Khi đó:

    • A.
      \(\hat F = {40^0}\).
    • B.
      \(\hat B = {40^0}\).
    • C.
      \(\hat D = {40^0}\).
    • D.
      \(\hat E = {40^0}\).
    Câu 9 :

    Cho tam giác ABC có: \(\widehat A = {45^0};\widehat B = {60^0}\). So sánh các cạnh của tam giác ABC là:

    • A.
      AB > AC > BC.
    • B.
      AC > AB > BC.
    • C.
      AB > BC > AC.
    • D.
      AC > BC > AB.
    Câu 10 :

    Cho hình vẽ, hãy chỉ ra hai tam giác bằng nhau.

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 0 1

    • A.
      \(\Delta ABC = \Delta HEG\).
    • B.
      \(\Delta ABC = \Delta MNP\).
    • C.
      \(\Delta ABC = \Delta ISR\).
    • D.
      \(\Delta S{\rm{IR}} = \Delta MNP\).
    Câu 11 :

    Cho tam giác ABC cân tại A, cạnh AB = 5cm. Tính độ dài cạnh AC?

    • A.
      10cm.
    • B.
      2,5cm.
    • C.
      7,5cm.
    • D.
      5cm.
    Câu 12 :

    Cho hình vẽ, có bao nhiêu đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BF?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 0 2

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      3.
    • D.
      4.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    1. Tìm x biết: \(\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\).

    2. Cho biết đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 20 thì y = 12.

    a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x.

    b) Tính giá trị của x khi \(y = \frac{{ - 1}}{3}\).

    Câu 2 :

    Ba lớp 7A, 7B, 7C thu tập tặng bạn vùng bão. Biết số vở của ba lớp lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5 và tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 cuốn. Tính số vở của mỗi lớp thu được.

    Câu 3 :

    Một đội công nhân có 15 người làm xong công việc trong 90 ngày. Hỏi cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân để hoàn thành công việc đó chỉ trong 50 ngày.

    Câu 4 :

    So sánh các cạnh của tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\,\widehat B = {60^0}\).

    Câu 5 :

    Cho tam giác ABC có AB = AC, N là trung điểm của BC.

    a) Chứng minh \(\Delta ABN = \Delta ACN\).

    b) Qua A kẻ đường thẳng a vuông góc với AN. Chứng minh a // BC.

    c) Vẽ điểm F sao cho N là trung điểm của AF. Chứng minh AB + AC > 2AN.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Nếu4.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

      • A.
        \(\frac{4}{c} = \frac{b}{5}\).
      • B.
        \(\frac{b}{5} = \frac{c}{4}\).
      • C.
        \(\frac{4}{b} = \frac{5}{c}\).
      • D.
        \(\frac{c}{5} = \frac{b}{4}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức: Nếu \(ad = bc\left( {a,b,c,d \ne 0} \right)\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\frac{d}{b} = \frac{c}{a};\frac{d}{c} = \frac{b}{a}\)

      Lời giải chi tiết :

      Nếu \(4.b = 5.c\) thì ta có các tỉ lệ thức:

      \(\frac{4}{c} = \frac{5}{b};\frac{4}{5} = \frac{c}{b};\frac{c}{4} = \frac{b}{5};\frac{5}{4} = \frac{b}{c}\) nên B đúng.

      Câu 2 :

      Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau nào:

      • A.
        \(\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{6}\).
      • B.
        \(\frac{3}{x} = \frac{4}{y} = \frac{6}{z}\).
      • C.
        \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{6}\).
      • D.
        \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu các số x, y, z tỉ lệ với các số 6; 4; 3 thì ta có dãy tỉ số bằng nhau:

      \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\).

      Câu 3 :

      Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5. Ta có:

      • A.
        y = 5.x.
      • B.
        \(y = \frac{1}{5}.x\).
      • C.
        y = x.
      • D.
        y = x + 5.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 5 ta có công thức \(y = 5x\).

      Câu 4 :

      Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

      • A.
        5.
      • B.
        8.
      • C.
        \(\frac{1}{8}\).
      • D.
        5.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{k}\) và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hệ số tỉ lệ của x đối với y là 8 nên hệ số tỉ lệ của y đối với x là \(\frac{1}{8}\).

      Câu 5 :

      Cho biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Ta có:

      • A.
        y = ax.
      • B.
        \(y = \frac{a}{x}\).
      • C.
        \(x = \frac{y}{a}\).
      • D.
        \(y = a - x\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a thì \(y = \frac{a}{x}\) hay \(xy = a\).

      Câu 6 :

      Cho tam giác ABC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?

      • A.
        \(AB + AC > BC\).
      • B.
        \(AB + BC > AC\).
      • C.
        \(AC - BC > AB\).
      • D.
        \(AB < AC + BC\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại nên A, B và D đúng.

      Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại nên C sai.

      Câu 7 :

      Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF\). Khi đó:

      • A.
        AB = DE.
      • B.
        AC = DE.
      • C.
        BC = DF.
      • D.
        BC = DE.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các kiến thức về hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      \(\Delta ABC = \Delta DEF\) nên ta có:

      \(\begin{array}{l}AB = DE\\BC = EF\\AC = DF\end{array}\)

      Câu 8 :

      Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF\), \(\hat C = {40^0}\). Khi đó:

      • A.
        \(\hat F = {40^0}\).
      • B.
        \(\hat B = {40^0}\).
      • C.
        \(\hat D = {40^0}\).
      • D.
        \(\hat E = {40^0}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các kiến thức về hai tam giác bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      \(\Delta ABC = \Delta DEF\) nên ta có:

      \(\widehat C = \widehat F = {40^0}\).

      Câu 9 :

      Cho tam giác ABC có: \(\widehat A = {45^0};\widehat B = {60^0}\). So sánh các cạnh của tam giác ABC là:

      • A.
        AB > AC > BC.
      • B.
        AC > AB > BC.
      • C.
        AB > BC > AC.
      • D.
        AC > BC > AB.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác và quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\\\widehat C = {180^0} - \widehat A - \widehat B\\ = {180^0} - {45^0} - {60^0}\\ = {75^0}\end{array}\)

      Trong tam giác ABC, ta có:

      \(\widehat C > \widehat B > \widehat A\left( {{{75}^0} > {{60}^0} > {{45}^0}} \right)\) suy ra \(AB > AC > BC\).

      Câu 10 :

      Cho hình vẽ, hãy chỉ ra hai tam giác bằng nhau.

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 1 1

      • A.
        \(\Delta ABC = \Delta HEG\).
      • B.
        \(\Delta ABC = \Delta MNP\).
      • C.
        \(\Delta ABC = \Delta ISR\).
      • D.
        \(\Delta S{\rm{IR}} = \Delta MNP\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để xác định.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các tam giác trên, chỉ có \(\Delta ABC = \Delta HEG\)(c.g.c) đủ điều kiện để xác định bằng nhau.

      Câu 11 :

      Cho tam giác ABC cân tại A, cạnh AB = 5cm. Tính độ dài cạnh AC?

      • A.
        10cm.
      • B.
        2,5cm.
      • C.
        7,5cm.
      • D.
        5cm.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của tam giác cân.

      Lời giải chi tiết :

      Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC = 5cm.

      Câu 12 :

      Cho hình vẽ, có bao nhiêu đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BF?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 1 2

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        3.
      • D.
        4.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về đường xiên.

      Lời giải chi tiết :

      Trong hình trên, có 4 đường xiên là: AB, AC, AE, AF.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      1. Tìm x biết: \(\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\).

      2. Cho biết đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 20 thì y = 12.

      a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x.

      b) Tính giá trị của x khi \(y = \frac{{ - 1}}{3}\).

      Phương pháp giải :

      1. Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức để tìm x.

      2. Sử dụng kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      1. Ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{4} = \frac{7}{5}\\5x = 7.4\\5x = 28\\x = \frac{{28}}{5}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{{28}}{5}\).

      2. 

      a) Vì đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau nên \(y = kx\) (\(k \ne 0\))

      Vì khi x = 20 thì y = 12 nên \(20 = k.12\) suy ra \(k = \frac{{20}}{{12}} = \frac{5}{3}\).

      Vậy hệ số tỉ lệ của y đối với x là \(k = \frac{5}{3}\) và \(y = \frac{5}{3}x\).

      b) Thay \(y = \frac{{ - 1}}{3}\) vào công thức ta được: \(\frac{{ - 1}}{3} = \frac{5}{3}x\) suy ra \(x = \frac{{ - 1}}{5}\).

      Câu 2 :

      Ba lớp 7A, 7B, 7C thu tập tặng bạn vùng bão. Biết số vở của ba lớp lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5 và tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 cuốn. Tính số vở của mỗi lớp thu được.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số vở của mỗi lớp thu được.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số vở lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c \(\left( {a,b,c \in \mathbb{N}*} \right)\) (cuốn)

      Vì số học sinh lớp 7A, 7B, 7C tương ứng tỉ lệ với 3; 4; 5 nên ta có dãy tỉ số bằng nhau:

      \(\frac{a}{3} = \frac{b}{4} = \frac{c}{5}\)

      Do tổng số vở của lớp 7A và 7C là 240 nên áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{b}{4} = \frac{a}{3} = \frac{c}{5} = \frac{{a + c}}{{3 + 5}} = \frac{{240}}{8} = 30\).

      Từ đó suy ra:

      \(\begin{array}{l}a = 30.3 = 90\\b = 30.4 = 120\\c = 30.5 = 150\end{array}\) (Thỏa mãn)

      Vậy số vở lớp 7A, 7B, 7C thu được lần lượt là 90; 120; 150 cuốn.

      Câu 3 :

      Một đội công nhân có 15 người làm xong công việc trong 90 ngày. Hỏi cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân để hoàn thành công việc đó chỉ trong 50 ngày.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi số công nhân mà đội cần để hoàn thành công việc trong 50 ngày là x (người) (\(x \in N*,x > 15\))

      Vì lượng công việc là không thay đổi nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

      \(15.90 = x.50\) suy ra \(x = \frac{{15.90}}{{50}} = 27\).

      Vậy đội cần bổ sung thêm 27 – 15 = 12 công nhân để hoàn thành công việc trong 50 ngày.

      Câu 4 :

      So sánh các cạnh của tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\,\widehat B = {60^0}\).

      Phương pháp giải :

      Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác và quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác ABC có:

      \(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\\\widehat C = {180^0} - \widehat A - \widehat B\\ = {180^0} - {50^0} - {60^0}\\ = {70^0}\end{array}\)

      Trong tam giác ABC, ta có:

      \(\widehat C > \widehat B > \widehat A\left( {{{70}^0} > {{60}^0} > {{50}^0}} \right)\) suy ra \(AB > AC > BC\).

      Câu 5 :

      Cho tam giác ABC có AB = AC, N là trung điểm của BC.

      a) Chứng minh \(\Delta ABN = \Delta ACN\).

      b) Qua A kẻ đường thẳng a vuông góc với AN. Chứng minh a // BC.

      c) Vẽ điểm F sao cho N là trung điểm của AF. Chứng minh AB + AC > 2AN.

      Phương pháp giải :

      a) Dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

      b) Chứng minh \(AN \bot BC\) suy ra a // BC.

      c) Dựa vào bất đẳng thức tam giác để chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 1 3

      a) Xét \(\Delta ABN\) và \(\Delta ACN\) có:

      \(\begin{array}{l}AB = AC(gt)\\BN = CN(gt)\\AN\,chung\end{array}\)

      Suy ra \(\Delta ABN = \Delta ACN\)(c.c.c) (đpcm)

      b) Ta có \(\Delta ABN = \Delta ACN\) suy ra \(\widehat {ANB} = \widehat {ANC}\).

      Mà hai góc này là hai góc kề bù nên \(\widehat {ANB} = \widehat {ANC} = \frac{{{{180}^0}}}{2} = {90^0}\).

      Do đó \(AN \bot BC\). Mà \(a \bot AN\) (gt)

      Suy ra \(a//BC\) (từ vuông góc đến song song) (đpcm).

      c) Xét \(\Delta ABN\) và \(\Delta FCN\) có:

      \(\begin{array}{l}AN = NF(gt)\\BN = CN(gt)\end{array}\)

      \(\widehat {ANB} = \widehat {FNC}\) (hai góc đối đỉnh)

      Suy ra \(\Delta ABN = \Delta FCN\)(c.g.c) (đpcm)

      Suy ra AB = CF.

      Xét \(\Delta ACF\) có:

      \(\begin{array}{l}CF + AC > AF\\AB + AC > 2AN\end{array}\)

      (vì AB = CF và AF = 2AN) (đpcm).

      Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 tại chuyên mục bài tập toán lớp 7 trên toán học. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7: Tổng quan và hướng dẫn giải chi tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 là một công cụ đánh giá quan trọng giúp học sinh kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng đã học trong học kì 2. Đề thi này không chỉ giúp học sinh tự đánh giá năng lực mà còn là cơ hội để các em làm quen với cấu trúc đề thi thực tế, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản.
      • Phần tự luận: Đòi hỏi học sinh phải trình bày lời giải chi tiết, thể hiện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

      Các dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi:

      • Bài tập về số hữu tỉ, số thực.
      • Bài tập về biểu thức đại số.
      • Bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn.
      • Bài tập về bất đẳng thức.
      • Bài tập về hàm số.
      • Bài tập về hình học (tam giác, tứ giác, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc).

      Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập trong đề thi

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

      Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức A = (1/2 + 1/3) * 6/5. Hướng dẫn: Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện phép nhân.

      Bài 2: Giải phương trình

      Ví dụ: Giải phương trình 2x + 3 = 7. Hướng dẫn: Chuyển số hạng tự do sang vế phải, sau đó chia cả hai vế cho hệ số của x.

      Bài 3: Chứng minh hai đường thẳng song song

      Ví dụ: Cho hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng c. Biết góc so le trong bằng nhau. Chứng minh a song song b. Hướng dẫn: Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

      Lưu ý khi làm bài thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

      1. Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      2. Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      3. Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      4. Kiểm tra lại bài làm sau khi hoàn thành.

      Tầm quan trọng của việc luyện tập thường xuyên

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7, học sinh cần luyện tập thường xuyên các dạng bài tập khác nhau. Việc luyện tập không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giải toán nhanh và chính xác.

      Giaitoan.edu.vn: Nguồn tài liệu ôn thi Toán 7 uy tín

      Giaitoan.edu.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn thi Toán 7, bao gồm đề thi, bài tập, đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh những tài liệu chất lượng, giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

      Bảng tổng hợp kiến thức trọng tâm

      ChươngKiến thức trọng tâm
      Số hữu tỉPhân số, số thập phân, phần trăm, so sánh và sắp xếp số hữu tỉ
      Biểu thức đại sốBiến, biểu thức, giá trị của biểu thức
      Phương trình bậc nhất một ẩnGiải phương trình, ứng dụng phương trình

      Hy vọng với những thông tin và hướng dẫn trên, các em học sinh sẽ tự tin hơn khi làm bài thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7. Chúc các em học tập tốt!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7