Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm trực tuyến Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học môn Toán 7, sách Cánh diều. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trong bài.
Giaitoan.edu.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm đa dạng, kèm đáp án chi tiết và lời giải thích dễ hiểu, giúp các em tự tin hơn trong quá trình học tập.
Số vô tỉ là số:
Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Số thập phân hữu hạn
Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Số hữu tỉ
Số nào sau đây là 1 số vô tỉ?
0
Căn bậc hai số học của 15
Căn bậc hai số học của 16
Căn bậc hai số học của 0,25
Tính độ dài cạnh của hình vuông có diện tích là 0,49 ha.
49 m
0,7 km
70 m
24,01 m
Số a có căn bậc hai số học là \(\dfrac{4}{9}\)
Tìm số a.
\(\dfrac{{16}}{{81}}\)
\(\dfrac{2}{3}\)
\(\dfrac{9}{4}\)
\(\dfrac{{ - 2}}{3}\)
Bác Long cần lát nền 1 căn phòng có diện tích là 64 m2. Mỗi viên gạch bác định dùng để lát phòng có dạng hình vuông cạnh 40 cm. Biết mỗi viên gạch có giá 13 000 đồng. Tính số tiền bác cần dùng để mua gạch lát phòng?
5,2 triệu đồng
52 triệu đồng
1,3312 triệu đồng
3,328 triệu đồng
Tính: \(\sqrt {{{( - 3)}^2}} .\dfrac{2}{3} + \sqrt {{4^4}} .{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^2}\)
7
\(\dfrac{1}{4}\)
\(\dfrac{{17}}{4}\)
11
Người ta dự định trồng hoa xung quanh mảnh đất hình vuông có diện tích là 196 m2. Biết hai cây liên tiếp cách nhau 50 cm. Tính số cây hoa trồng được.
112 cây
108 cây
116 cây
128 cây
Tính giá trị của \(\sqrt {20} - \sqrt {12} :\sqrt 3 \) rồi làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.
2,5
2,47
0,47
0,58
So sánh: \(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) với \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) > \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) = \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) \( \ge \) \(\sqrt {50} \)
Có bao nhiêu số thực x thỏa mãn \(\sqrt { - 3x + 2} = 4\)
0
1
2
4
Chọn câu đúng.
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^3} = a.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^2}.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^3}.\)
Tính \(\sqrt {49} \)
\( - 7\)
\(9\)
\( \pm 7\)
\(7\)
Chọn câu đúng.
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{8}{{11}}\)
$ - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = - \dfrac{8}{{11}}$
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \pm \dfrac{8}{{11}}\)
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{{ - 32}}{{11}}\)
So sánh hai số \(\sqrt {9.16} \) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} = \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} < \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} > \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
Không thể so sánh
Một bạn học sinh làm như sau $5\mathop = \limits_{\left( 1 \right)} \sqrt {25} \mathop = \limits_{\left( 2 \right)} \sqrt {16 + 9} \mathop = \limits_{\left( 3 \right)} \sqrt {16} + \sqrt 9 \mathop = \limits_{\left( 4 \right)} 4 + 3\mathop = \limits_{\left( 5 \right)} 7$ . Chọn kết luận đúng.
Bạn đã làm đúng.
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 1 \right)\).
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 2 \right)\).
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 3 \right)\).
Tìm \(x \in \mathbb{Q}\) biết \({x^2} = 225\).
\(x = 15\)
$x = - 15$
\(x = 15\) hoặc \(x = - 15\)
\(x = 25\)
Tìm \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x} = 6\).
\(x = \pm 18\)
$x = 19$
\(x = 18\)
\(x = 36\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x + 3} = 25\)
\(0\)
$1$
\(2\)
\(311\)
So sánh \(A = \sqrt 7 + \sqrt {15} \) và \(7.\)
\(A > 7\)
$A < 7$
\(A = 7\)
\(A \ge 7\)
Lời giải và đáp án
Số vô tỉ là số:
Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Số thập phân hữu hạn
Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Số hữu tỉ
Đáp án : C
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Số nào sau đây là 1 số vô tỉ?
0
Căn bậc hai số học của 15
Căn bậc hai số học của 16
Căn bậc hai số học của 0,25
Đáp án : B
Tìm căn bậc hai số học của các số.
Số 0 không là số vô tỉ
Ta có: 16 = 42 nên 4 là căn bậc hai số học của 16.
0,25 = (0,5)2 nên 0,5 là căn bậc hai số học của 0,25.
Căn bậc hai số học của 15 là \(\sqrt {15} \) là 1 số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên là số vô tỉ.
Tính độ dài cạnh của hình vuông có diện tích là 0,49 ha.
49 m
0,7 km
70 m
24,01 m
Đáp án : C
Tìm căn bậc hai số học của một số.
Chú ý đơn vị.
Đổi 0,49 ha = 4900 m2
Độ dài các cạnh của hình vuông là: \(\sqrt {4900} = 70(m)\)
Số a có căn bậc hai số học là \(\dfrac{4}{9}\)
Tìm số a.
\(\dfrac{{16}}{{81}}\)
\(\dfrac{2}{3}\)
\(\dfrac{9}{4}\)
\(\dfrac{{ - 2}}{3}\)
Đáp án : A
Số x là căn bậc hai số học của số a khi a > 0 và a = x2
Số a có căn bậc hai số học là \(\dfrac{4}{9}\) nên \(a = {\left( {\dfrac{4}{9}} \right)^2} = \dfrac{{16}}{{81}}\)
Bác Long cần lát nền 1 căn phòng có diện tích là 64 m2. Mỗi viên gạch bác định dùng để lát phòng có dạng hình vuông cạnh 40 cm. Biết mỗi viên gạch có giá 13 000 đồng. Tính số tiền bác cần dùng để mua gạch lát phòng?
5,2 triệu đồng
52 triệu đồng
1,3312 triệu đồng
3,328 triệu đồng
Đáp án : A
Tính diện tích 1 viên gạch
Tính số viên gạch cần dùng
Tính số tiền cần dùng để mua gạch
Đổi 40 cm = 0,4 m
Diện tích 1 viên gạch là: 0,4 . 0,4 = 0,16 (m2)
Số viên gạch cần dùng là: 64 : 0,16 = 400 ( viên)
Số tiền cần dùng để mua gạch là:
400 . 13 000 = 5 200 000 ( đồng)
Tính: \(\sqrt {{{( - 3)}^2}} .\dfrac{2}{3} + \sqrt {{4^4}} .{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^2}\)
7
\(\dfrac{1}{4}\)
\(\dfrac{{17}}{4}\)
11
Đáp án : D
Tính \(\sqrt {{a^2}} = a(a \ge 0)\)
\(\begin{array}{l}\sqrt {{{( - 3)}^2}} .\dfrac{2}{3} + \sqrt {{4^4}} .{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^2}\\ = \sqrt {{3^2}} .\dfrac{2}{3} + \sqrt {{{16}^2}} .{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^2}\\ = 3.\dfrac{2}{3} + 16.\dfrac{9}{{16}}\\ = 2 + 9\\ = 11\end{array}\)
Người ta dự định trồng hoa xung quanh mảnh đất hình vuông có diện tích là 196 m2. Biết hai cây liên tiếp cách nhau 50 cm. Tính số cây hoa trồng được.
112 cây
108 cây
116 cây
128 cây
Đáp án : A
+ Tính cạnh hình vuông: Hình vuông có diện tích a thì có cạnh là \(\sqrt a \)
+ Tính số cây trồng được trên 1 cạnh hình vuông = cạnh hình vuông : khoảng cách giữa 2 cây + 1
+ Tính số cây trồng được = 4 . số cây trồng được trên 1 cạnh - 4 cây trồng ở 4 đỉnh đã được tính 2 lần.
Cạnh mảnh đất hình vuông là:
\(\sqrt {196} = 14\) ( cm)
Đổi 50 cm = 0,5 m
Số cây hoa trồng được trên 1 cạnh là: 14 : 0,5 + 1 = 29 ( cây)
Do trồng cây trên 4 cạnh hình vuông và 4 cây trồng trên 4 đỉnh của hình vuông đã được tính 2 lần nên
Số cây hoa trồng được là:
29 . 4 – 4 = 112 ( cây)
Tính giá trị của \(\sqrt {20} - \sqrt {12} :\sqrt 3 \) rồi làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.
2,5
2,47
0,47
0,58
Đáp án : B
Học sinh sử dụng máy tính cầm tay để tính, chú ý thứ tự thực hiện phép tính
Ta có: \(\sqrt {20} - \sqrt {12} :\sqrt 3 \) = 2,472…\( \approx \)2,47
So sánh: \(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) với \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) > \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) = \(\sqrt {50} \)
\(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) \( \ge \) \(\sqrt {50} \)
Đáp án : B
Nếu \(0 < a < b \Rightarrow \sqrt a < \sqrt b \)
Chú ý: Nếu a < b , b < c thì a < c
Ta có:
\(\sqrt {14} < \sqrt {16} = 4;\sqrt 8 < \sqrt 9 = 3\) nên \(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) < 4 + 3 = 7
\(\sqrt {50} \) > \(\sqrt {49} = 7\)
Như vậy, \(\sqrt {14} + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \)
Có bao nhiêu số thực x thỏa mãn \(\sqrt { - 3x + 2} = 4\)
0
1
2
4
Đáp án : B
Bình phương cả 2 vế, tìm x
\(\sqrt{-3x + 2} = 4 \) (ĐK: \(-3x + 2 \geq 0 \) hay \(x \leq \frac{2}{3}\))\(\left( \sqrt{-3x + 2} \right)^2 = 4^2\)\( -3x + 2 = 16\)\(-3x = 14\)\(x = -\frac{14}{3} \quad \text{(TM)}\)Vậy \(x = -\frac{14}{3}\)
Vậy có 1 số thực x thỏa mãn.
Chọn câu đúng.
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^3} = a.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^2}.\)
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^3}.\)
Đáp án : A
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Tính \(\sqrt {49} \)
\( - 7\)
\(9\)
\( \pm 7\)
\(7\)
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa căn bậc hai.
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Với \(\sqrt a \) ta có \(a \ge 0\) và \(\sqrt a \ge 0\).
Vì \({7^2} = 49\) nên $\sqrt {49} = 7.$
Chọn câu đúng.
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{8}{{11}}\)
$ - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = - \dfrac{8}{{11}}$
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \pm \dfrac{8}{{11}}\)
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{{ - 32}}{{11}}\)
Đáp án : B
Sử dụng định nghĩa căn bậc hai.
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Với \(\sqrt a \) ta có \(a \ge 0\) và \(\sqrt a \ge 0\).
Vì \(\dfrac{{64}}{{121}} = {\left( {\dfrac{8}{{11}}} \right)^2}\) nên $ - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = - \dfrac{8}{{11}}$
So sánh hai số \(\sqrt {9.16} \) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} = \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} < \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
\(\sqrt {9.16} > \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
Không thể so sánh
Đáp án : A
Tính giá trị các căn bậc hai rồi so sánh.
Ta có \(\sqrt {9.16} = \sqrt {144} = 12\) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} = 3.4 = 12\)
Nên \(\sqrt {9.16} = \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
Một bạn học sinh làm như sau $5\mathop = \limits_{\left( 1 \right)} \sqrt {25} \mathop = \limits_{\left( 2 \right)} \sqrt {16 + 9} \mathop = \limits_{\left( 3 \right)} \sqrt {16} + \sqrt 9 \mathop = \limits_{\left( 4 \right)} 4 + 3\mathop = \limits_{\left( 5 \right)} 7$ . Chọn kết luận đúng.
Bạn đã làm đúng.
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 1 \right)\).
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 2 \right)\).
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 3 \right)\).
Đáp án : D
Ta không có tính chất sau: \(\sqrt {A + B} = \sqrt A + \sqrt B \)
Vì \(\sqrt {16 + 9} < \sqrt {16} + \sqrt 9 \,\left( {{\rm{do }}\sqrt {25} = 5 < 7} \right)\) nên bạn đã làm sai từ bước (3).
Tìm \(x \in \mathbb{Q}\) biết \({x^2} = 225\).
\(x = 15\)
$x = - 15$
\(x = 15\) hoặc \(x = - 15\)
\(x = 25\)
Đáp án : C
Đưa hai vế về hai lũy thừa cùng số mũ rồi xét các trường hợp có thể xảy ra của cơ số.
Ta có \({x^2} = 225\)\( \Rightarrow {x^2} = {15^2}\)
Suy ra \(x = 15\) hoặc \(x = - 15.\)
Tìm \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x} = 6\).
\(x = \pm 18\)
$x = 19$
\(x = 18\)
\(x = 36\)
Đáp án : C
Sử dụng \(\sqrt x = a\,\left( {a \ge 0} \right)\) thì \(x = {a^2}\).
Ta có \(\sqrt {2x} = 6\)
\(2x = {6^2}\)
\(2x = 36\)
\(x = 18.\)
Vậy \(x = 18.\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x + 3} = 25\)
\(0\)
$1$
\(2\)
\(311\)
Đáp án : B
Sử dụng \(\sqrt x = a\,\left( {a \ge 0} \right)\) thì \(x = {a^2}\).
Ta có \(\sqrt {2x + 3} = 25\)
Suy ra \(2x + 3 = {25^2}\)
\(2x + 3 = 625\)
\(2x = 625 - 3\)
\(2x = 622\)
\(x = 311\)
Vậy có một giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(x = 311.\)
So sánh \(A = \sqrt 7 + \sqrt {15} \) và \(7.\)
\(A > 7\)
$A < 7$
\(A = 7\)
\(A \ge 7\)
Đáp án : B
Sử dụng cách so sánh hai số dương bất kì \(a\) và \(b\):
+ Nếu \(a = b\) thì \(\sqrt a = \sqrt b \) .
+ Nếu \(a > b\) thì \(\sqrt a > \sqrt b \) .
+ Nếu \(a < b\) thì \(\sqrt a < \sqrt b .\)
Vì \(7 < 9\) nên \(\sqrt 7 < \sqrt 9 \) hay \(\sqrt 7 < 3\) (1)
Vì \(15 < 16\) nên \(\sqrt {15} < \sqrt {16} \) hay \(\sqrt {15} < 4\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(A = \sqrt 7 + \sqrt {15} < 3 + 4\) hay \(A < 7.\)
Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học là một phần quan trọng trong chương trình Toán 7 Cánh diều. Bài học này giới thiệu về khái niệm số vô tỉ, cách nhận biết và các tính chất cơ bản của chúng. Đồng thời, học sinh sẽ được làm quen với căn bậc hai số học và cách tính căn bậc hai của một số.
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm minh họa để giúp các em làm quen với dạng bài tập này:
Câu 1: Số nào sau đây là số vô tỉ?
Câu 2: Giá trị của √9 là:
Câu 3: Kết quả của biểu thức √(-4) là:
Giải Câu 1: Đáp án đúng là C. √5 là một số vô tỉ vì nó không thể biểu diễn dưới dạng phân số a/b, với a và b là các số nguyên và b khác 0.
Giải Câu 2: Đáp án đúng là B. √9 = 3 vì 3² = 9.
Giải Câu 3: Đáp án đúng là C. √(-4) không xác định vì căn bậc hai chỉ được định nghĩa cho các số không âm.
Để nắm vững kiến thức và kỹ năng giải bài tập về số vô tỉ và căn bậc hai số học, các em nên luyện tập thêm với các bài tập khác trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Giaitoan.edu.vn cung cấp nhiều bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận với các mức độ khó khác nhau để các em lựa chọn.
Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong môn Toán!