Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều

Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều

Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều

Bài viết này cung cấp bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện và kiểm tra kiến thức về tính chất ba đường trung trực của tam giác trong chương trình Toán 7 Cánh diều. Các câu hỏi được thiết kế đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khó khác nhau, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục môn Toán. Chúc các em học tốt!

Đề bài

    Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A\) là góc tù. Tia phân giác của góc \(B\) và góc \(C\) cắt nhau tại \(O.\) Lấy điểm \(E\) trên cạnh \(AB.\) Từ \(E\) kẻ \(EP \bot BO\,\,\left( {P \in BC} \right).\) Từ \(P\) kẻ \(PF \bot OC\,\left( {F \in AC} \right).\)

    Câu 1

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\)

    • B.

      \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\)

    • C.

      Cả A, B đều đúng

    • D.

      Cả A,B đều sai

    Câu 2

    So sánh \(BE + CF\) và \(BC.\)

    • A.

      \(BE + CF > BC\)

    • B.

      \(BE + CF < BC\)

    • C.

      \(BE + CF = BC\)

    • D.

      \(BE + CF = \dfrac{1}{2}BC\)

    Câu 3 :

    Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$ Lấy điểm $D$ sao cho $AB$ là trung trực của $HD.$ Lấy điểm $E$ sao cho $AC$ là trung trực của $HE.$ Gọi $M$ là giao điểm của $DE$ với $AB,N$ là giao điểm của $DE$ với $AC.$ Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ADE\) là tam giác cân

    • B.

      $HA$ là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

    • C.

      A, B đều đúng

    • D.

      A, B đều sai

    Câu 4 :

    Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$ Trên cạnh $AC$ lấy điểm $K$ sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

    • B.

      $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

    • C.

      \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 5 :

    Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

    • A.

      \(20^\circ \)

    • B.

      \(30^\circ \)

    • C.

      \(40^\circ \)

    • D.

      \(50^\circ \)

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AC > AB.\) Trên cạnh \(AC\) lấy điểm \(E\) sao cho \(CE = AB.\) Các đường trung trực của \(BE\) và \(AC\) cắt nhau tại \(O.\)

    Câu 6

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ABO = \Delta COE\)

    • B.

      \(\Delta BOA = \Delta COE\)

    • C.

      \(\Delta AOB = \Delta COE\)

    • D.

      \(\Delta ABO = \Delta CEO\)

    Câu 7

    Chọn câu đúng

    • A.

      \(AO\) là đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

    • B.

      \(AO\) là đường trung trực của tam giác \(ABC.\)

    • C.

      \(AO \bot BC\)

    • D.

      \(AO\) là tia phân giác của góc \(A.\)

    Câu 8 :

    Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao $BD$ và $CE.$ Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Em hãy chọn câu sai:

    • A.

      \(BM = MC\)

    • B.

      \(ME = MD\)

    • C.

      \(DM = MB\)

    • D.

      $M$ không thuộc đường trung trực của DE.

    Câu 9 :

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$ có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$ cắt $AC$ tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

    • A.

      $BM$ là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

    • B.

      \(BM = AB\).

    • C.

      $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

    • D.

      $BM$ là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

    Câu 10 :

    Cho \(\Delta ABC\) cân ở $A.$ Đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ ở $D.$ Biết $CD$ là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\). 

    • A.

      \(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\) 

    • B.

      \(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)

    • C.

      \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)

    • D.

      \(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\).

    Câu 11 :

    Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$ có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$ cắt $BC$ ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

    • A.

      \({30^0}\) 

    • B.

      \({45^0}\)

    • C.

      \({60^0}\)

    • D.

      \({40^0}\).

    Câu 12 :

    Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

    • A.

      Tam giác vuông

    • B.

      Tam giác cân

    • C.

      Tam giác đều

    • D.

      Tam giác vuông cân

    Câu 13 :

    Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

    • A.

      Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

    • B.

      Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

    • C.

      Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

    • D.

      Đáp án B và C đúng

    Lời giải và đáp án

    Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A\) là góc tù. Tia phân giác của góc \(B\) và góc \(C\) cắt nhau tại \(O.\) Lấy điểm \(E\) trên cạnh \(AB.\) Từ \(E\) kẻ \(EP \bot BO\,\,\left( {P \in BC} \right).\) Từ \(P\) kẻ \(PF \bot OC\,\left( {F \in AC} \right).\)

    Câu 1

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\)

    • B.

      \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\)

    • C.

      Cả A, B đều đúng

    • D.

      Cả A,B đều sai

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    + Chứng minh \(\Delta BME = \Delta BMP\); \(\Delta CNF = \Delta CNP\), từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

    + Sử dụng định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng: “Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó” để đưa ra đáp án đúng.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 1

    Giả sử \(EP \bot BO\) tại \(M\); \(PF \bot OC\) tại \(N\).

    Khi đó \(\widehat {BME} = \widehat {BMP} = {90^0}\); \(\widehat {CNF} = \widehat {PNC} = {90^0}\)

    Vì \(BO\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gt) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (tính chất tia phân giác)

    Xét \(\Delta BME\) và \(\Delta BMP\) có:

    \(\widehat {BME} = \widehat {BMP} = {90^0}\) (cmt)

    \(BM\) là cạnh chung

    \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cmt)

    Do đó \(\Delta BME = \Delta BMP\) (g.c.g) suy ra \(ME = MP\) (hai cạnh tương ứng)

    Mặt khác: \(EP \bot BO\) (gt)

    Vậy \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\) (định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng). Đáp án A đúng.

    Chứng minh tương tự ta có: \(\Delta CNF = \Delta CNP\) (g.c.g) suy ra \(NF = NP\) (hai cạnh tương ứng)

    Mặt khác \(PF \bot OC\) (gt)

    Vậy \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\) (định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng). Đáp án B đúng

    Câu 2

    So sánh \(BE + CF\) và \(BC.\)

    • A.

      \(BE + CF > BC\)

    • B.

      \(BE + CF < BC\)

    • C.

      \(BE + CF = BC\)

    • D.

      \(BE + CF = \dfrac{1}{2}BC\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    Chứng minh \(BE = BP\); \(CF = CP\), từ đó so sánh được \(BE + CF\) với \(BC.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 2

    Theo câu trước ta có: \(\Delta BME = \Delta BMP\) (g.c.g) suy ra \(BE = BP\) (hai cạnh tương ứng)

    Theo câu trước ta có: \(\Delta CNF = \Delta CNP\) (g.c.g) suy ra \(CF = CP\) (hai cạnh tương ứng)

    Khi đó \(BE + CF = BP + CP = BC\).

    Câu 3 :

    Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$ Lấy điểm $D$ sao cho $AB$ là trung trực của $HD.$ Lấy điểm $E$ sao cho $AC$ là trung trực của $HE.$ Gọi $M$ là giao điểm của $DE$ với $AB,N$ là giao điểm của $DE$ với $AC.$ Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ADE\) là tam giác cân

    • B.

      $HA$ là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

    • C.

      A, B đều đúng

    • D.

      A, B đều sai

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất hai tam giác bằng nhau..

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 3

    Vì $AB$ là đường trung trực của $HD$ (gt) \( \Rightarrow AD = AH\) (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

    Vì $AC$ là đường trung trực của $HE$ (gt) \( \Rightarrow AH = AE\) (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

    \( \Rightarrow AD = AE \Rightarrow \Delta ADE\) cân tại $A.$ Nên A đúng.

     +) $M$ nằm trên đường trung trực của $HD$ nên $MD = MH$ (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

    Xét \(\Delta AMD\) và \(\Delta AMH\) có:

    \(\)$AM$ chung.

    $AD = AH$ (cmt)

    $MD = MH$ (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta AMD = \Delta AMH\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MHA}\) (2 góc tương ứng)

    Lại có, $N$ thuộc đường trung trực của $HE$ nên $NH = NE$ (tính chất trung trực của đoạn thẳng).

    +) Xét \(\Delta AHN\) và \(\Delta AEN\) có:

    $AN$ chung

    $AH = AE$ (cmt)

    $NH = NE$ (cmt)

    \( \Rightarrow \Delta AHN = \Delta AEN\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow \widehat {NHA} = \widehat {NEA}\) (2 góc tương ứng)

    Mà \(\Delta ADE\) cân tại $A$ (cmt) \( \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {NEA} \Rightarrow \widehat {MHA} = \widehat {NHA}\) . Vậy $HA$ là đường phân giác của \(\widehat {MHN}\) .

    Câu 4 :

    Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$ Trên cạnh $AC$ lấy điểm $K$ sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

    • B.

      $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

    • C.

      \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông

    + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau để chứng minh \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

    + Sử dụng định lý về đường trung trực để chỉ ra $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 4

    Xét tam giác vuông \(AHD\) và tam giác vuông \(AKD\) có

    + \(AH = AK\,\left( {gt} \right)\)

    + \(AD\) chung

    Suy ra \(\Delta AHD = \Delta AKD\left( {ch - cgv} \right)\) nên A đúng

    Từ đó ta có \(HD = DK;\,\widehat {HAD} = \widehat {DAK}\) suy ra \(AD\) là tia phân giác góc \(HAK\) nên C đúng.

    Ta có \(AH = AK\left( {gt} \right)\) và \(HA = DK\left( {cmt} \right)\) suy ra \(AD\) là đường trung trực đoạn \(HK\) nên B đúng.

    Vậy cả A, B, C đều đúng.

    Câu 5 :

    Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

    • A.

      \(20^\circ \)

    • B.

      \(30^\circ \)

    • C.

      \(40^\circ \)

    • D.

      \(50^\circ \)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Sử dụng tính chất đường trung trực

    + Sử dụng tính chất tam giác cân để tính góc \(EAF.\)

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 5

    Ta có \(EA = EB\) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat B\) , \(FA = FC\) nên \(\widehat {{A_3}} = \widehat C\). Do đó \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_3}} = \widehat B + \widehat C = 180^\circ - 100^\circ = 80^\circ \)

    Suy ra \(\widehat {{A_2}} = 100^\circ - 80^\circ = 20^\circ .\)

    Cho tam giác \(ABC\) có \(AC > AB.\) Trên cạnh \(AC\) lấy điểm \(E\) sao cho \(CE = AB.\) Các đường trung trực của \(BE\) và \(AC\) cắt nhau tại \(O.\)

    Câu 6

    Chọn câu đúng.

    • A.

      \(\Delta ABO = \Delta COE\)

    • B.

      \(\Delta BOA = \Delta COE\)

    • C.

      \(\Delta AOB = \Delta COE\)

    • D.

      \(\Delta ABO = \Delta CEO\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    + Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

    + Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh –cạnh

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 6

    Xét tam giác \(AOB\) và \(COE\) có

    + \(OA = OC\) (vì $O$ thuộc đường trung trực của \(AC\))

    + \(OB = OE\) (vì $O$ thuộc đường trung trực của \(BE\))

    + \(AB = CE\) (giả thiết)

    Do đó \(\Delta AOB = \Delta COE\left( {c - c - c} \right)\)

    Câu 7

    Chọn câu đúng

    • A.

      \(AO\) là đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

    • B.

      \(AO\) là đường trung trực của tam giác \(ABC.\)

    • C.

      \(AO \bot BC\)

    • D.

      \(AO\) là tia phân giác của góc \(A.\)

    Đáp án: D

    Phương pháp giải :

    + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau và định nghĩa đường phân giác của một góc

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 7

    Ta có \(\Delta AOB = \Delta COE \Rightarrow \widehat {OAB} = \widehat {OCE}\,\,\left( 1 \right)\)

    \(\Delta AOC\) cân tại \(O \Rightarrow \widehat {OAC} = \widehat {OCE}\,\,\left( 2 \right)\)

    Từ \(\left( 1 \right);\left( 2 \right)\) suy ra \(\widehat {OAB} = \widehat {OAC}\) , do đó \(AO\) là tia phân giác góc \(A.\)

    Câu 8 :

    Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao $BD$ và $CE.$ Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Em hãy chọn câu sai:

    • A.

      \(BM = MC\)

    • B.

      \(ME = MD\)

    • C.

      \(DM = MB\)

    • D.

      $M$ không thuộc đường trung trực của DE.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

     Áp dụng tính chất trung điểm của đoạn thẳng, tính chất trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 8

    Vì $M$ là trung điểm của $BC$ (gt) suy ra $BM = MC$ (tính chất trung điểm), loại đáp án A.

    Xét \({\Delta _v}BCE\)có $M$ là trung điểm của $BC$ (gt) suy ra $EM$ là trung tuyến.

    \( \Rightarrow EM = \dfrac{{BC}}{2}\left( 1 \right)\) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy)

    Xét \({\Delta _v}BCD\)có $M$ là trung điểm của $BC\left( {gt} \right)$ suy ra $DM$ là trung tuyến.

    \( \Rightarrow DM = MB = \dfrac{{BC}}{2}\left( 2 \right)\) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy) nên loại đáp án C.

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow EM = DM \Rightarrow \) M thuộc đường trung trực của DE. Loại đáp án B, chọn đáp án D.

    Câu 9 :

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$ có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$ cắt $AC$ tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

    • A.

      $BM$ là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

    • B.

      \(BM = AB\).

    • C.

      $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

    • D.

      $BM$ là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 9

    Vì $M$ thuộc đường trung trực của $BC$ \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng)

    \( \Rightarrow \Delta BMC\) cân tại $M$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

    \( \Rightarrow \widehat {MBC} = \widehat C = {30^0}\) (tính chất tam giác cân)

    Xét \(\Delta ABC\) có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat C = {180^0}\) (định lý tổng 3 góc trong tam giác)

    \( \Rightarrow \widehat {ABC} = {180^0} - \widehat C - \widehat A = {180^0} - {30^0} - {90^0} = {60^0}\)

    \( \Rightarrow \widehat {ABM} + \widehat {MBC} = \widehat {ABC} = {60^0} \Rightarrow \widehat {ABM} = {60^0} - \widehat {MBC} = {60^0} - {30^0} = {30^0}\)

    \( \Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {MBC} \Rightarrow \) $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

    Câu 10 :

    Cho \(\Delta ABC\) cân ở $A.$ Đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ ở $D.$ Biết $CD$ là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\). 

    • A.

      \(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\) 

    • B.

      \(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)

    • C.

      \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)

    • D.

      \(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 10

    Vì đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ tại $D$ nên suy ra \(DA = DC\)(tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

    \( \Rightarrow \Delta ADC\) là tam giác cân tại $D$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

    \( \Rightarrow \widehat A = \widehat {{C_2}}\,\left( 1 \right)\) (tính chất tam giác cân).

    Vì $CD$ là đường phân giác của \(\widehat {ACB} \Rightarrow \widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{{\widehat C}}{2}\left( 2 \right)\) (tính chất tia phân giác).

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \widehat {ACB} = 2\widehat A\).

    Lại có \(\Delta ABC\) cân tại $A$ (gt) \( \Rightarrow \widehat B = \widehat {ACB}\) (tính chất tam giác cân) \( \Rightarrow \widehat B = 2\widehat A\)

    Xét \(\Delta ABC\) có:

    $\widehat A + \widehat B + \widehat {ACB} = {180^0} \Rightarrow \widehat A + 2\widehat A + 2\widehat A = {180^0}$

    $ \Rightarrow 5\widehat A = {180^0}$$ \Rightarrow \widehat A = {36^0} \Rightarrow \widehat B = \widehat C = 2\widehat A = {2.36^0} = {72^0}$

    Vậy \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}.\)

    Câu 11 :

    Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$ có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$ cắt $BC$ ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

    • A.

      \({30^0}\) 

    • B.

      \({45^0}\)

    • C.

      \({60^0}\)

    • D.

      \({40^0}\).

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất tam giác cân.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 11

    Vì \(\Delta ABC\) cân tại A (gt) \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = \left( {{{180}^0} - \widehat A} \right):2 = \left( {{{180}^0} - {{40}^0}} \right):2 = {70^0}.\)

    Vì $D$ thuộc đường trung trực của $AB$ nên

     \( \Rightarrow AD = BD\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

    \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại $D$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

    $ \Rightarrow \widehat {DAC} + \widehat {CAB} = \widehat {DAB} = \widehat B = {70^0} \Rightarrow \widehat {DAC} = {70^0} - \widehat {CAB} = {70^0} - {40^0} = {30^0}.$

    Câu 12 :

    Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

    • A.

      Tam giác vuông

    • B.

      Tam giác cân

    • C.

      Tam giác đều

    • D.

      Tam giác vuông cân

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất đường trung trực và đường trung tuyến của tam giác.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 12

    Giả sử \(\Delta ABC\) có $AM$ là trung tuyến đồng thời là đường trung trực. Ta sẽ chứng minh \(\Delta ABC\) là tam giác cân. Thật vậy, vì $AM$ là trung tuyến của \(\Delta ABC\) (gt) \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất trung tuyến)

    Vì $AM$ là trung trực của $BC$ $ \Rightarrow AM \bot BC$

    Xét hai tam giác vuông \({\Delta}ABM\) và \({\Delta}ACM\) có:

    \(BM = CM\left( {cmt} \right)\)

    $AM$ chung

    nên \(\Delta ABM = \Delta ACM\) (2 cạnh góc vuông)

    suy ra \(AB = AC\) (2 cạnh tương ứng)

    Do đó \( \Delta ABC\) cân tại $A.$

    Câu 13 :

    Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

    • A.

      Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

    • B.

      Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

    • C.

      Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

    • D.

      Đáp án B và C đúng

    Đáp án : D

    Lời giải chi tiết :

    Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua 1 điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chọn đáp án D.

    Lời giải và đáp án

      Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A\) là góc tù. Tia phân giác của góc \(B\) và góc \(C\) cắt nhau tại \(O.\) Lấy điểm \(E\) trên cạnh \(AB.\) Từ \(E\) kẻ \(EP \bot BO\,\,\left( {P \in BC} \right).\) Từ \(P\) kẻ \(PF \bot OC\,\left( {F \in AC} \right).\)

      Câu 1

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\)

      • B.

        \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\)

      • C.

        Cả A, B đều đúng

      • D.

        Cả A,B đều sai

      Câu 2

      So sánh \(BE + CF\) và \(BC.\)

      • A.

        \(BE + CF > BC\)

      • B.

        \(BE + CF < BC\)

      • C.

        \(BE + CF = BC\)

      • D.

        \(BE + CF = \dfrac{1}{2}BC\)

      Câu 3 :

      Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$ Lấy điểm $D$ sao cho $AB$ là trung trực của $HD.$ Lấy điểm $E$ sao cho $AC$ là trung trực của $HE.$ Gọi $M$ là giao điểm của $DE$ với $AB,N$ là giao điểm của $DE$ với $AC.$ Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ADE\) là tam giác cân

      • B.

        $HA$ là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

      • C.

        A, B đều đúng

      • D.

        A, B đều sai

      Câu 4 :

      Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$ Trên cạnh $AC$ lấy điểm $K$ sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

      • B.

        $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

      • C.

        \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

      • D.

        Cả A, B, C đều đúng.

      Câu 5 :

      Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

      • A.

        \(20^\circ \)

      • B.

        \(30^\circ \)

      • C.

        \(40^\circ \)

      • D.

        \(50^\circ \)

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AC > AB.\) Trên cạnh \(AC\) lấy điểm \(E\) sao cho \(CE = AB.\) Các đường trung trực của \(BE\) và \(AC\) cắt nhau tại \(O.\)

      Câu 6

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ABO = \Delta COE\)

      • B.

        \(\Delta BOA = \Delta COE\)

      • C.

        \(\Delta AOB = \Delta COE\)

      • D.

        \(\Delta ABO = \Delta CEO\)

      Câu 7

      Chọn câu đúng

      • A.

        \(AO\) là đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

      • B.

        \(AO\) là đường trung trực của tam giác \(ABC.\)

      • C.

        \(AO \bot BC\)

      • D.

        \(AO\) là tia phân giác của góc \(A.\)

      Câu 8 :

      Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao $BD$ và $CE.$ Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Em hãy chọn câu sai:

      • A.

        \(BM = MC\)

      • B.

        \(ME = MD\)

      • C.

        \(DM = MB\)

      • D.

        $M$ không thuộc đường trung trực của DE.

      Câu 9 :

      Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$ có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$ cắt $AC$ tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

      • A.

        $BM$ là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

      • B.

        \(BM = AB\).

      • C.

        $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

      • D.

        $BM$ là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

      Câu 10 :

      Cho \(\Delta ABC\) cân ở $A.$ Đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ ở $D.$ Biết $CD$ là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\). 

      • A.

        \(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\) 

      • B.

        \(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)

      • C.

        \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)

      • D.

        \(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\).

      Câu 11 :

      Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$ có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$ cắt $BC$ ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

      • A.

        \({30^0}\) 

      • B.

        \({45^0}\)

      • C.

        \({60^0}\)

      • D.

        \({40^0}\).

      Câu 12 :

      Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

      • A.

        Tam giác vuông

      • B.

        Tam giác cân

      • C.

        Tam giác đều

      • D.

        Tam giác vuông cân

      Câu 13 :

      Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

      • A.

        Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

      • B.

        Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

      • C.

        Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

      • D.

        Đáp án B và C đúng

      Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat A\) là góc tù. Tia phân giác của góc \(B\) và góc \(C\) cắt nhau tại \(O.\) Lấy điểm \(E\) trên cạnh \(AB.\) Từ \(E\) kẻ \(EP \bot BO\,\,\left( {P \in BC} \right).\) Từ \(P\) kẻ \(PF \bot OC\,\left( {F \in AC} \right).\)

      Câu 1

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\)

      • B.

        \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\)

      • C.

        Cả A, B đều đúng

      • D.

        Cả A,B đều sai

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      + Chứng minh \(\Delta BME = \Delta BMP\); \(\Delta CNF = \Delta CNP\), từ đó suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

      + Sử dụng định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng: “Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó” để đưa ra đáp án đúng.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 1

      Giả sử \(EP \bot BO\) tại \(M\); \(PF \bot OC\) tại \(N\).

      Khi đó \(\widehat {BME} = \widehat {BMP} = {90^0}\); \(\widehat {CNF} = \widehat {PNC} = {90^0}\)

      Vì \(BO\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gt) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (tính chất tia phân giác)

      Xét \(\Delta BME\) và \(\Delta BMP\) có:

      \(\widehat {BME} = \widehat {BMP} = {90^0}\) (cmt)

      \(BM\) là cạnh chung

      \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cmt)

      Do đó \(\Delta BME = \Delta BMP\) (g.c.g) suy ra \(ME = MP\) (hai cạnh tương ứng)

      Mặt khác: \(EP \bot BO\) (gt)

      Vậy \(OB\) là đường trung trực của đoạn \(EP\) (định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng). Đáp án A đúng.

      Chứng minh tương tự ta có: \(\Delta CNF = \Delta CNP\) (g.c.g) suy ra \(NF = NP\) (hai cạnh tương ứng)

      Mặt khác \(PF \bot OC\) (gt)

      Vậy \(OC\) là đường trung trực của đoạn \(PF\) (định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng). Đáp án B đúng

      Câu 2

      So sánh \(BE + CF\) và \(BC.\)

      • A.

        \(BE + CF > BC\)

      • B.

        \(BE + CF < BC\)

      • C.

        \(BE + CF = BC\)

      • D.

        \(BE + CF = \dfrac{1}{2}BC\)

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      Chứng minh \(BE = BP\); \(CF = CP\), từ đó so sánh được \(BE + CF\) với \(BC.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 2

      Theo câu trước ta có: \(\Delta BME = \Delta BMP\) (g.c.g) suy ra \(BE = BP\) (hai cạnh tương ứng)

      Theo câu trước ta có: \(\Delta CNF = \Delta CNP\) (g.c.g) suy ra \(CF = CP\) (hai cạnh tương ứng)

      Khi đó \(BE + CF = BP + CP = BC\).

      Câu 3 :

      Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$ Lấy điểm $D$ sao cho $AB$ là trung trực của $HD.$ Lấy điểm $E$ sao cho $AC$ là trung trực của $HE.$ Gọi $M$ là giao điểm của $DE$ với $AB,N$ là giao điểm của $DE$ với $AC.$ Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ADE\) là tam giác cân

      • B.

        $HA$ là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

      • C.

        A, B đều đúng

      • D.

        A, B đều sai

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất hai tam giác bằng nhau..

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 3

      Vì $AB$ là đường trung trực của $HD$ (gt) \( \Rightarrow AD = AH\) (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

      Vì $AC$ là đường trung trực của $HE$ (gt) \( \Rightarrow AH = AE\) (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

      \( \Rightarrow AD = AE \Rightarrow \Delta ADE\) cân tại $A.$ Nên A đúng.

       +) $M$ nằm trên đường trung trực của $HD$ nên $MD = MH$ (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

      Xét \(\Delta AMD\) và \(\Delta AMH\) có:

      \(\)$AM$ chung.

      $AD = AH$ (cmt)

      $MD = MH$ (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta AMD = \Delta AMH\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MHA}\) (2 góc tương ứng)

      Lại có, $N$ thuộc đường trung trực của $HE$ nên $NH = NE$ (tính chất trung trực của đoạn thẳng).

      +) Xét \(\Delta AHN\) và \(\Delta AEN\) có:

      $AN$ chung

      $AH = AE$ (cmt)

      $NH = NE$ (cmt)

      \( \Rightarrow \Delta AHN = \Delta AEN\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow \widehat {NHA} = \widehat {NEA}\) (2 góc tương ứng)

      Mà \(\Delta ADE\) cân tại $A$ (cmt) \( \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {NEA} \Rightarrow \widehat {MHA} = \widehat {NHA}\) . Vậy $HA$ là đường phân giác của \(\widehat {MHN}\) .

      Câu 4 :

      Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$ Trên cạnh $AC$ lấy điểm $K$ sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

      • B.

        $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

      • C.

        \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

      • D.

        Cả A, B, C đều đúng.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      + Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông

      + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau để chứng minh \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

      + Sử dụng định lý về đường trung trực để chỉ ra $AD$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 4

      Xét tam giác vuông \(AHD\) và tam giác vuông \(AKD\) có

      + \(AH = AK\,\left( {gt} \right)\)

      + \(AD\) chung

      Suy ra \(\Delta AHD = \Delta AKD\left( {ch - cgv} \right)\) nên A đúng

      Từ đó ta có \(HD = DK;\,\widehat {HAD} = \widehat {DAK}\) suy ra \(AD\) là tia phân giác góc \(HAK\) nên C đúng.

      Ta có \(AH = AK\left( {gt} \right)\) và \(HA = DK\left( {cmt} \right)\) suy ra \(AD\) là đường trung trực đoạn \(HK\) nên B đúng.

      Vậy cả A, B, C đều đúng.

      Câu 5 :

      Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

      • A.

        \(20^\circ \)

      • B.

        \(30^\circ \)

      • C.

        \(40^\circ \)

      • D.

        \(50^\circ \)

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      + Sử dụng tính chất đường trung trực

      + Sử dụng tính chất tam giác cân để tính góc \(EAF.\)

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 5

      Ta có \(EA = EB\) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat B\) , \(FA = FC\) nên \(\widehat {{A_3}} = \widehat C\). Do đó \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_3}} = \widehat B + \widehat C = 180^\circ - 100^\circ = 80^\circ \)

      Suy ra \(\widehat {{A_2}} = 100^\circ - 80^\circ = 20^\circ .\)

      Cho tam giác \(ABC\) có \(AC > AB.\) Trên cạnh \(AC\) lấy điểm \(E\) sao cho \(CE = AB.\) Các đường trung trực của \(BE\) và \(AC\) cắt nhau tại \(O.\)

      Câu 6

      Chọn câu đúng.

      • A.

        \(\Delta ABO = \Delta COE\)

      • B.

        \(\Delta BOA = \Delta COE\)

      • C.

        \(\Delta AOB = \Delta COE\)

      • D.

        \(\Delta ABO = \Delta CEO\)

      Đáp án: C

      Phương pháp giải :

      + Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

      + Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh –cạnh

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 6

      Xét tam giác \(AOB\) và \(COE\) có

      + \(OA = OC\) (vì $O$ thuộc đường trung trực của \(AC\))

      + \(OB = OE\) (vì $O$ thuộc đường trung trực của \(BE\))

      + \(AB = CE\) (giả thiết)

      Do đó \(\Delta AOB = \Delta COE\left( {c - c - c} \right)\)

      Câu 7

      Chọn câu đúng

      • A.

        \(AO\) là đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

      • B.

        \(AO\) là đường trung trực của tam giác \(ABC.\)

      • C.

        \(AO \bot BC\)

      • D.

        \(AO\) là tia phân giác của góc \(A.\)

      Đáp án: D

      Phương pháp giải :

      + Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau và định nghĩa đường phân giác của một góc

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 7

      Ta có \(\Delta AOB = \Delta COE \Rightarrow \widehat {OAB} = \widehat {OCE}\,\,\left( 1 \right)\)

      \(\Delta AOC\) cân tại \(O \Rightarrow \widehat {OAC} = \widehat {OCE}\,\,\left( 2 \right)\)

      Từ \(\left( 1 \right);\left( 2 \right)\) suy ra \(\widehat {OAB} = \widehat {OAC}\) , do đó \(AO\) là tia phân giác góc \(A.\)

      Câu 8 :

      Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao $BD$ và $CE.$ Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Em hãy chọn câu sai:

      • A.

        \(BM = MC\)

      • B.

        \(ME = MD\)

      • C.

        \(DM = MB\)

      • D.

        $M$ không thuộc đường trung trực của DE.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

       Áp dụng tính chất trung điểm của đoạn thẳng, tính chất trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 8

      Vì $M$ là trung điểm của $BC$ (gt) suy ra $BM = MC$ (tính chất trung điểm), loại đáp án A.

      Xét \({\Delta _v}BCE\)có $M$ là trung điểm của $BC$ (gt) suy ra $EM$ là trung tuyến.

      \( \Rightarrow EM = \dfrac{{BC}}{2}\left( 1 \right)\) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy)

      Xét \({\Delta _v}BCD\)có $M$ là trung điểm của $BC\left( {gt} \right)$ suy ra $DM$ là trung tuyến.

      \( \Rightarrow DM = MB = \dfrac{{BC}}{2}\left( 2 \right)\) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy) nên loại đáp án C.

      Từ (1) và (2) \( \Rightarrow EM = DM \Rightarrow \) M thuộc đường trung trực của DE. Loại đáp án B, chọn đáp án D.

      Câu 9 :

      Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$ có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$ cắt $AC$ tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

      • A.

        $BM$ là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

      • B.

        \(BM = AB\).

      • C.

        $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

      • D.

        $BM$ là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 9

      Vì $M$ thuộc đường trung trực của $BC$ \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng)

      \( \Rightarrow \Delta BMC\) cân tại $M$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

      \( \Rightarrow \widehat {MBC} = \widehat C = {30^0}\) (tính chất tam giác cân)

      Xét \(\Delta ABC\) có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat C = {180^0}\) (định lý tổng 3 góc trong tam giác)

      \( \Rightarrow \widehat {ABC} = {180^0} - \widehat C - \widehat A = {180^0} - {30^0} - {90^0} = {60^0}\)

      \( \Rightarrow \widehat {ABM} + \widehat {MBC} = \widehat {ABC} = {60^0} \Rightarrow \widehat {ABM} = {60^0} - \widehat {MBC} = {60^0} - {30^0} = {30^0}\)

      \( \Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {MBC} \Rightarrow \) $BM$ là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

      Câu 10 :

      Cho \(\Delta ABC\) cân ở $A.$ Đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ ở $D.$ Biết $CD$ là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\). 

      • A.

        \(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\) 

      • B.

        \(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)

      • C.

        \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)

      • D.

        \(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 10

      Vì đường trung trực của $AC$ cắt $AB$ tại $D$ nên suy ra \(DA = DC\)(tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

      \( \Rightarrow \Delta ADC\) là tam giác cân tại $D$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

      \( \Rightarrow \widehat A = \widehat {{C_2}}\,\left( 1 \right)\) (tính chất tam giác cân).

      Vì $CD$ là đường phân giác của \(\widehat {ACB} \Rightarrow \widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{{\widehat C}}{2}\left( 2 \right)\) (tính chất tia phân giác).

      Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \widehat {ACB} = 2\widehat A\).

      Lại có \(\Delta ABC\) cân tại $A$ (gt) \( \Rightarrow \widehat B = \widehat {ACB}\) (tính chất tam giác cân) \( \Rightarrow \widehat B = 2\widehat A\)

      Xét \(\Delta ABC\) có:

      $\widehat A + \widehat B + \widehat {ACB} = {180^0} \Rightarrow \widehat A + 2\widehat A + 2\widehat A = {180^0}$

      $ \Rightarrow 5\widehat A = {180^0}$$ \Rightarrow \widehat A = {36^0} \Rightarrow \widehat B = \widehat C = 2\widehat A = {2.36^0} = {72^0}$

      Vậy \(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}.\)

      Câu 11 :

      Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$ có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$ cắt $BC$ ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

      • A.

        \({30^0}\) 

      • B.

        \({45^0}\)

      • C.

        \({60^0}\)

      • D.

        \({40^0}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất tam giác cân.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 11

      Vì \(\Delta ABC\) cân tại A (gt) \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = \left( {{{180}^0} - \widehat A} \right):2 = \left( {{{180}^0} - {{40}^0}} \right):2 = {70^0}.\)

      Vì $D$ thuộc đường trung trực của $AB$ nên

       \( \Rightarrow AD = BD\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

      \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại $D$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

      $ \Rightarrow \widehat {DAC} + \widehat {CAB} = \widehat {DAB} = \widehat B = {70^0} \Rightarrow \widehat {DAC} = {70^0} - \widehat {CAB} = {70^0} - {40^0} = {30^0}.$

      Câu 12 :

      Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

      • A.

        Tam giác vuông

      • B.

        Tam giác cân

      • C.

        Tam giác đều

      • D.

        Tam giác vuông cân

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất đường trung trực và đường trung tuyến của tam giác.

      Lời giải chi tiết :
      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều 0 12

      Giả sử \(\Delta ABC\) có $AM$ là trung tuyến đồng thời là đường trung trực. Ta sẽ chứng minh \(\Delta ABC\) là tam giác cân. Thật vậy, vì $AM$ là trung tuyến của \(\Delta ABC\) (gt) \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất trung tuyến)

      Vì $AM$ là trung trực của $BC$ $ \Rightarrow AM \bot BC$

      Xét hai tam giác vuông \({\Delta}ABM\) và \({\Delta}ACM\) có:

      \(BM = CM\left( {cmt} \right)\)

      $AM$ chung

      nên \(\Delta ABM = \Delta ACM\) (2 cạnh góc vuông)

      suy ra \(AB = AC\) (2 cạnh tương ứng)

      Do đó \( \Delta ABC\) cân tại $A.$

      Câu 13 :

      Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

      • A.

        Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

      • B.

        Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

      • C.

        Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

      • D.

        Đáp án B và C đúng

      Đáp án : D

      Lời giải chi tiết :

      Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua 1 điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chọn đáp án D.

      Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều tại chuyên mục toán lớp 7 trên toán học. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

      Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều

      Bài 12 trong chương trình Toán 7 Cánh diều tập trung vào một trong những tính chất quan trọng nhất của hình học tam giác: tính chất ba đường trung trực. Hiểu rõ tính chất này không chỉ giúp giải quyết các bài toán liên quan đến tam giác mà còn là nền tảng cho các kiến thức hình học nâng cao hơn.

      I. Lý thuyết cơ bản về đường trung trực của một đoạn thẳng

      Trước khi đi vào phần trắc nghiệm, chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức cơ bản. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó. Mọi điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

      II. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

      Giao điểm của ba đường trung trực của một tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác. Điều này có nghĩa là, nếu gọi O là giao điểm của ba đường trung trực, thì OA = OB = OC, với A, B, C là ba đỉnh của tam giác.

      III. Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

      1. Dạng 1: Xác định đường trung trực và tâm đường tròn ngoại tiếp
      2. Các câu hỏi thuộc dạng này thường yêu cầu học sinh xác định đường trung trực của một cạnh trong tam giác, hoặc tìm tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác khi biết một số thông tin về tam giác đó.

      3. Dạng 2: Ứng dụng tính chất đường trung trực để giải bài toán
      4. Dạng bài này đòi hỏi học sinh phải vận dụng tính chất đường trung trực để chứng minh các đẳng thức, tính độ dài đoạn thẳng, hoặc giải các bài toán liên quan đến góc.

      5. Dạng 3: Bài tập kết hợp
      6. Đây là dạng bài khó hơn, kết hợp kiến thức về đường trung trực với các kiến thức khác trong chương trình Toán 7, như tam giác cân, tam giác đều, các dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều.

      IV. Luyện tập với các câu hỏi trắc nghiệm

      Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm minh họa:

      1. Câu 1: Cho tam giác ABC, đường trung trực của cạnh BC cắt AB tại D. Khi đó, AD = ?
        • A. BD
        • B. CD
        • C. AC
        • D. BC

        (Đáp án: B)

      2. Câu 2: Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC. Khi đó, OA = ?
        • A. OB
        • B. OC
        • C. AB
        • D. Cả A và B đều đúng

        (Đáp án: D)

      3. Câu 3: Tam giác ABC cân tại A, đường trung trực của AB cắt BC tại D. Khi đó, tam giác ABD là tam giác gì?
        • A. Tam giác vuông
        • B. Tam giác cân
        • C. Tam giác đều
        • D. Tam giác nhọn

        (Đáp án: B)

      V. Mẹo giải bài tập trắc nghiệm

      • Đọc kỹ đề bài: Xác định rõ yêu cầu của đề bài, các dữ kiện đã cho và các đại lượng cần tìm.
      • Vẽ hình: Vẽ hình minh họa giúp hình dung rõ hơn về bài toán và tìm ra hướng giải quyết.
      • Vận dụng lý thuyết: Áp dụng các định lý, tính chất đã học để giải bài toán.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      VI. Kết luận

      Việc nắm vững tính chất ba đường trung trực của tam giác là rất quan trọng trong chương trình Toán 7. Hy vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các em học sinh sẽ có thêm công cụ để ôn luyện và củng cố kiến thức. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7