Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều

Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều

Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều - Nền tảng vững chắc cho học sinh

Bài tập trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều được thiết kế để giúp học sinh củng cố kiến thức về tỉ lệ thức, tính chất của tỉ lệ thức và ứng dụng trong giải toán. Bài kiểm tra này bao gồm nhiều dạng câu hỏi khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh đánh giá được mức độ hiểu bài của mình.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp một môi trường học tập trực tuyến tiện lợi và hiệu quả, giúp học sinh tự tin chinh phục môn Toán.

Đề bài

    Câu 1 :

    Chỉ ra đáp án sai: Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{5}{9} = \dfrac{{35}}{{63}}\) ta có tỉ lệ thức sau:

    • A.

      \(\dfrac{5}{{35}} = \dfrac{9}{{63}}\)

    • B.

      \(\dfrac{{63}}{9} = \dfrac{{35}}{5}\)

    • C.

      \(\dfrac{{35}}{9} = \dfrac{{63}}{5}\)

    • D.

      \(\dfrac{{63}}{{35}} = \dfrac{9}{5}\)

    Câu 2 :

    Các tỉ số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?

    • A.

      \(\dfrac{7}{{12}}\) và \(\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3}\)

    • B.

      \(\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5}\) và \(\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9}\)

    • C.

      \(\dfrac{{15}}{{21}}\) và \( - \dfrac{{125}}{{175}}\)

    • D.

      \(\dfrac{{ - 1}}{3}\) và \(\dfrac{{ - 19}}{{57}}\)

    Câu 3 :

    Cho bốn số \(2;{\rm{ }}5;{\rm{ }}a;{\rm{ }}b\) với \(a, b \ne 0\) và \(2a = 5b\), một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ bốn số trên là:

    • A.

      \(\dfrac{2}{a} = \dfrac{5}{b}\)

    • B.

      \(\dfrac{b}{5} = \dfrac{2}{a}\)

    • C.

      \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{a}{b}\)

    • D.

      \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a}\)

    Câu 4 :

    Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = - \dfrac{5}{4}\)

    • C.

      \(x = \dfrac{5}{4}\)

    • D.

      \(x = \dfrac{4}{5}\)

    Câu 5 :

    Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(0\)

    • D.

      \(3\)

    Câu 6 :

    Cho tỉ lệ thức \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5}\) thì:

    • A.

      \(x = \)\(\dfrac{{ - 4}}{3}\)

    • B.

      \(x = 4\)

    • C.

      \(x = - 12\)

    • D.

      \(x = - 10\)

    Câu 7 :

    Biết cứ xay 100kg thóc thì được 60kg gạo. Hỏi muốn có 3 tạ gạo thì phải xay bao nhiêu tạ thóc?

    • A.

      180 kg

    • B.

      5 tạ

    • C.

      2 tạ

    • D.

      600 kg

    Câu 8 :

    Giá trị nào của \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{ - 3}}{{x - 2}} = \dfrac{7}{{6 - 3x}}\)

    • A.

      x = 0

    • B.

      x = -1

    • C.

      \(x = 2\)

    • D.

      Không có giá trị nào của x thỏa mãn

    Câu 9 :

    Tìm số hữu tỉ x biết rằng \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) và \(\dfrac{x}{y} = 16\) \(\left( {y \ne 0} \right).\)

    • A.

      \(x = 16\)

    • B.

      \(x = 128\)

    • C.

      \(x = 8\)

    • D.

      \(x = 256\)

    Câu 10 :

    Chọn câu đúng. Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì

    • A.

      \(a = c\)

    • B.

      \(a.c = b.d\)

    • C.

      \(a.d = b.c\)

    • D.

      \(b = d\)

    Câu 11 :

    Chỉ ra đáp án sai: Từ tỉ lệ thức $\dfrac{5}{9} = \dfrac{{35}}{{63}}$ ta có tỉ lệ thức sau :

    • A.

      $\dfrac{5}{{35}} = \dfrac{9}{{63}}$

    • B.

      $\dfrac{{63}}{9} = \dfrac{{35}}{5}$

    • C.

      $\dfrac{{35}}{9} = \dfrac{{63}}{5}$

    • D.

      $\dfrac{{63}}{{35}} = \dfrac{9}{5}$

    Câu 12 :

    Các tỉ số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?

    • A.

      $\dfrac{7}{{12}}$ và $\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3}$

    • B.

      $\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5}$ và $\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9}$

    • C.

      $\dfrac{{15}}{{21}}$ và $-\dfrac{{125}}{{175}}$

    • D.

      $\dfrac{{ - 1}}{3}$ và $\dfrac{{ - 19}}{{57}}$

    Câu 13 :

    Các tỉ lệ thức có thể được từ đẳng thức \(5.\left( { - 27} \right) = \left( { - 9} \right).15\) là

    • A.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{15}}$

    • B.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 15}}{{27}}$

    • C.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{9}$

    • D.

      $\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{9}{{27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 15}}{{27}}$

    Câu 14 :

    Cho bốn số $2;{\rm{ }}5;{\rm{ }}a;{\rm{ }}b$ với \(a, b \ne 0\) và $2a = 5b$, một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ bốn số trên là:

    • A.

      \(\dfrac{2}{a} = \dfrac{5}{b}\)

    • B.

      \(\dfrac{b}{5} = \dfrac{2}{a}\)

    • C.

      \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{a}{b}\)

    • D.

      \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a}\)

    Câu 15 :

    Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = - \dfrac{5}{4}\)

    • C.

      \(x = \dfrac{5}{4}\)

    • D.

      \(x = \dfrac{4}{5}\)

    Câu 16 :

    Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(0\)

    • D.

      \(3\)

    Câu 17 :

    Giá trị nào dưới đây của \(x\) thỏa mãn \(2,5:7,5 = x:\dfrac{3}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = 5\)

    • C.

      \(x = \dfrac{1}{3}\)

    • D.

      \(x = 3\)

    Câu 18 :

    Cho tỉ lệ thức $\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5}$ thì:

    • A.

      $x = $$\dfrac{{ - 4}}{3}$

    • B.

      $x = 4$

    • C.

      $x = - 12$

    • D.

      $x = - 10$

    Câu 19 :

    Biết rằng \(\dfrac{{2x - y}}{{x + y}} = \dfrac{2}{3}.\) Khi đó tỉ số \(\dfrac{x}{y}\) bằng

    • A.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{2}\)

    • B.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3}\)

    • C.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{4}{5}\)

    • D.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{4}\)

    Câu 20 :

    Biết \(\dfrac{t}{x} = \dfrac{4}{3};\)\(\dfrac{y}{z} = \dfrac{3}{2};\)\(\dfrac{z}{x} = \dfrac{1}{6},\) hãy tìm tỉ số \(\dfrac{t}{y}.\)

    • A.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{3}{{16}}\)

    • B.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{4}{3}\)

    • C.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{{16}}{3}\)

    • D.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{8}{9}\)

    Câu 21 :

    Giá trị nào của $x$ thỏa mãn \(\dfrac{3}{{1 - 2x}} = \dfrac{{ - 5}}{{3x - 2}}\)

    • A.

      \(x = - 1\)

    • B.

      \(x = 1\)

    • C.

      \(x = 2\)

    • D.

      \(x = 3\)

    Câu 22 :

    Tìm số hữu tỉ $x$ biết rằng \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) và \(\dfrac{x}{y} = 16\)\(\left( {y \ne 0} \right).\)

    • A.

      \(x = 16\)

    • B.

      \(x = 128\)

    • C.

      \(x = 8\)

    • D.

      \(x = 256\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Chỉ ra đáp án sai: Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{5}{9} = \dfrac{{35}}{{63}}\) ta có tỉ lệ thức sau:

    • A.

      \(\dfrac{5}{{35}} = \dfrac{9}{{63}}\)

    • B.

      \(\dfrac{{63}}{9} = \dfrac{{35}}{5}\)

    • C.

      \(\dfrac{{35}}{9} = \dfrac{{63}}{5}\)

    • D.

      \(\dfrac{{63}}{{35}} = \dfrac{9}{5}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)( b, d khác 0)

    Lời giải chi tiết :

    Xét đáp án C: \(35.5 \ne 63.9\) do đó \(\dfrac{{35}}{9} \ne \dfrac{{63}}{5}\)nên C sai

    Câu 2 :

    Các tỉ số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?

    • A.

      \(\dfrac{7}{{12}}\) và \(\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3}\)

    • B.

      \(\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5}\) và \(\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9}\)

    • C.

      \(\dfrac{{15}}{{21}}\) và \( - \dfrac{{125}}{{175}}\)

    • D.

      \(\dfrac{{ - 1}}{3}\) và \(\dfrac{{ - 19}}{{57}}\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)( b, d khác 0)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có : \(\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3} = \dfrac{5}{6}.\dfrac{3}{4} = \dfrac{5}{8} \ne \dfrac{7}{{12}}\) nên A sai.

    \(\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5} = \dfrac{6}{7}.\dfrac{5}{{14}} = \dfrac{{15}}{{49}}\) và \(\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9} = \dfrac{7}{3}.\dfrac{9}{2} = \dfrac{{21}}{2} \ne \dfrac{{15}}{{49}}\) nên B sai.

    \(\dfrac{{15}}{{21}} = \dfrac{5}{7} \ne - \dfrac{{125}}{{175}}\) nên C sai.

    Ta có \(\dfrac{{ - 1}}{3} = \dfrac{{ - 19}}{{57}}\) vì \(\left( { - 1} \right).{\rm{ }}57 = 3.\left( { - 19} \right) = - 57\).

    Do đó \(\dfrac{{ - 1}}{3}\) và \(\dfrac{{ - 19}}{{57}}\) lập thành tỉ lệ thức nên D đúng.

    Câu 3 :

    Cho bốn số \(2;{\rm{ }}5;{\rm{ }}a;{\rm{ }}b\) với \(a, b \ne 0\) và \(2a = 5b\), một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ bốn số trên là:

    • A.

      \(\dfrac{2}{a} = \dfrac{5}{b}\)

    • B.

      \(\dfrac{b}{5} = \dfrac{2}{a}\)

    • C.

      \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{a}{b}\)

    • D.

      \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a}\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)( b, d khác 0)

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy ở đáp án D: \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a}\) thì \(2a = 5b\) nên D đúng.

    Câu 4 :

    Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = - \dfrac{5}{4}\)

    • C.

      \(x = \dfrac{5}{4}\)

    • D.

      \(x = \dfrac{4}{5}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) ( b, d khác 0) để từ đó tìm \(x\).

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    \( \Leftrightarrow \)\(\dfrac{{\dfrac{{ - 1}}{2}}}{{2x - 1}} = \dfrac{{0,2}}{{\dfrac{{ - 3}}{5}}}\)

    \( \Leftrightarrow \)\(0,2.(2x - 1) = \dfrac{{ - 1}}{2}.\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    \( \Leftrightarrow \)\(2x - 1 = \dfrac{3}{{10}}:0,2\)

    \( \Leftrightarrow \)\(2x - 1 = \dfrac{3}{2}\)

    \( \Leftrightarrow \)\(x = \dfrac{5}{4}\)

    Vậy \(x = \dfrac{5}{4}\)

    Câu 5 :

    Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(0\)

    • D.

      \(3\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)( b, d khác 0) để từ đó tìm \(x\).

    Chú ý: Nếu x2 = a2 thì x = a hoặc x = -a

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    x2 = 16 . 25

    x2 = 400

    \(x = 20\) hoặc \(x = - 20\)

    Vậy \(x = 20\) hoặc \(x = - 20\).

    Câu 6 :

    Cho tỉ lệ thức \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5}\) thì:

    • A.

      \(x = \)\(\dfrac{{ - 4}}{3}\)

    • B.

      \(x = 4\)

    • C.

      \(x = - 12\)

    • D.

      \(x = - 10\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)( b, d khác 0) để từ đó tìm \(x\).

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5}\)\(x.5 = 15.(-4)\)\(5x = -60\)\(x = -60 : 5\)\(x = -12\)Vậy x = -12.

    Câu 7 :

    Biết cứ xay 100kg thóc thì được 60kg gạo. Hỏi muốn có 3 tạ gạo thì phải xay bao nhiêu tạ thóc?

    • A.

      180 kg

    • B.

      5 tạ

    • C.

      2 tạ

    • D.

      600 kg

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tỉ lệ thóc : gạo xay được là không đổi

    Lời giải chi tiết :

    Gọi khối lượng thóc cần để xay được 3 tạ = 300 kg gạo là x (kg) (x > 0 )Vì tỉ lệ thóc : gạo xay được là không đổi nên ta có:\(\dfrac{{100}}{{60}} = \dfrac{x}{{300}}\)\(\begin{array}{l} 60x = 100.300\\ x = 500\end{array}\)Vậy cần 500 kg = 5 tạ thóc để xay được 3 tạ gạo

    Câu 8 :

    Giá trị nào của \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{ - 3}}{{x - 2}} = \dfrac{7}{{6 - 3x}}\)

    • A.

      x = 0

    • B.

      x = -1

    • C.

      \(x = 2\)

    • D.

      Không có giá trị nào của x thỏa mãn

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) ( b, d khác 0) để từ đó tìm \(x\).

    Lời giải chi tiết :

    Ta có: \(\dfrac{{ - 3}}{{x - 2}} = \dfrac{7}{{6 - 3x}}\) (Điều kiện: \(x - 2 \ne 0;6 - 3x \ne 0 \) hay \(x \ne 2\))

    \(\begin{array}{l} - 3.(6 - 3x) = 7.(x - 2)\\ - 18 + 9x = 7x – 14\\9x - 7x = - 14 + 18\\ 2x = 4\end{array}\)

    x = 2 ( Loại vì không thỏa mãn điều kiện)

    Vậy không tìm được x thỏa mãn điều kiện

    Câu 9 :

    Tìm số hữu tỉ x biết rằng \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) và \(\dfrac{x}{y} = 16\) \(\left( {y \ne 0} \right).\)

    • A.

      \(x = 16\)

    • B.

      \(x = 128\)

    • C.

      \(x = 8\)

    • D.

      \(x = 256\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Từ giả thiết biến đổi để tìm được \(y\), từ đó thay \(y\) vào \(\dfrac{x}{y} = 16\) để tìm \(x\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) nên \(\dfrac{x}{y}.\dfrac{1}{y} = 2\), mà \(\dfrac{x}{y} = 16\). Do đó:

    \(16.\dfrac{1}{y} = 2\)

    \(\dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{8}\)

    \(y = 8\)

    Thay \(y = 8\) vào \(\dfrac{x}{y} = 16\) ta được: \(\dfrac{x}{8} = 16\) nên \(x = 16.8 = 128\).

    Câu 10 :

    Chọn câu đúng. Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì

    • A.

      \(a = c\)

    • B.

      \(a.c = b.d\)

    • C.

      \(a.d = b.c\)

    • D.

      \(b = d\)

    Đáp án : C

    Lời giải chi tiết :

    Ta có Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì \(a.d = b.c\)

    Câu 11 :

    Chỉ ra đáp án sai: Từ tỉ lệ thức $\dfrac{5}{9} = \dfrac{{35}}{{63}}$ ta có tỉ lệ thức sau :

    • A.

      $\dfrac{5}{{35}} = \dfrac{9}{{63}}$

    • B.

      $\dfrac{{63}}{9} = \dfrac{{35}}{5}$

    • C.

      $\dfrac{{35}}{9} = \dfrac{{63}}{5}$

    • D.

      $\dfrac{{63}}{{35}} = \dfrac{9}{5}$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có ở đáp án C: \(35.5 \ne 63.9\) do đó $\dfrac{{35}}{9} \ne \dfrac{{63}}{5}$

    Câu 12 :

    Các tỉ số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?

    • A.

      $\dfrac{7}{{12}}$ và $\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3}$

    • B.

      $\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5}$ và $\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9}$

    • C.

      $\dfrac{{15}}{{21}}$ và $-\dfrac{{125}}{{175}}$

    • D.

      $\dfrac{{ - 1}}{3}$ và $\dfrac{{ - 19}}{{57}}$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có $\dfrac{{ - 1}}{3} = \dfrac{{ - 19}}{{57}}$ vì $\left( { - 1} \right).{\rm{ }}57 = 3.\left( { - 19} \right) = - 57$.

    Do đó $\dfrac{{ - 1}}{3}$ và $\dfrac{{ - 19}}{{57}}$ lập thành tỉ lệ thức.

    Ngoài ra, $\dfrac{5}{6}:\dfrac{4}{3} = \dfrac{5}{6}.\dfrac{3}{4} = \dfrac{5}{8} \ne \dfrac{7}{{12}}$ nên A sai.

    $\dfrac{6}{7}:\dfrac{{14}}{5} = \dfrac{6}{7}.\dfrac{5}{{14}} = \dfrac{{15}}{{49}}$ và $\dfrac{7}{3}:\dfrac{2}{9} = \dfrac{7}{3}.\dfrac{9}{2} = \dfrac{{21}}{2} \ne \dfrac{{15}}{{49}}$ nên B sai.

    $\dfrac{{15}}{{21}} = \dfrac{5}{7} \ne - \dfrac{{125}}{{175}}$ nên C sai.

    Câu 13 :

    Các tỉ lệ thức có thể được từ đẳng thức \(5.\left( { - 27} \right) = \left( { - 9} \right).15\) là

    • A.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{15}}$

    • B.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 15}}{{27}}$

    • C.

      $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{9}$

    • D.

      $\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{9}{{27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 15}}{{27}}$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng nếu \(ad = bc\) ta có các tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\); \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\); \(\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a};\) \(\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(5.\left( { - 27} \right) = \left( { - 9} \right).15\)

    Nên $\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{ - 9}}{{ - 27}};\,\dfrac{{15}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{ - 9}};\,\dfrac{5}{{ - 9}} = \dfrac{{15}}{{ - 27}};\,\dfrac{{ - 9}}{5} = \dfrac{{ - 27}}{{15}}$

    Câu 14 :

    Cho bốn số $2;{\rm{ }}5;{\rm{ }}a;{\rm{ }}b$ với \(a, b \ne 0\) và $2a = 5b$, một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ bốn số trên là:

    • A.

      \(\dfrac{2}{a} = \dfrac{5}{b}\)

    • B.

      \(\dfrac{b}{5} = \dfrac{2}{a}\)

    • C.

      \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{a}{b}\)

    • D.

      \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a}\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy ở đáp án D: \(\dfrac{2}{b} = \dfrac{5}{a} \Leftrightarrow 2a = 5b\) nên D đúng.

    Câu 15 :

    Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = - \dfrac{5}{4}\)

    • C.

      \(x = \dfrac{5}{4}\)

    • D.

      \(x = \dfrac{4}{5}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) để từ đó rút ra tìm $x$.

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{{ - 1}}{2}:(2x - 1) = 0,2:\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    $\dfrac{{\dfrac{{ - 1}}{2}}}{{2x - 1}} = \dfrac{{0,2}}{{\dfrac{{ - 3}}{5}}}$

     \(0,2.(2x - 1) = \dfrac{{ - 1}}{2}.\dfrac{{ - 3}}{5}\)

    \(2x - 1 = \dfrac{3}{{10}}:0,2\)

    \(2x - 1 = \dfrac{3}{2}\)

    \(x = \dfrac{5}{4}\)

    Vậy \(x = \dfrac{5}{4}\)

    Câu 16 :

    Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(0\)

    • D.

      \(3\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) để từ đó rút ra tìm $x$.

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{{16}}{x} = \dfrac{x}{{25}}\)

    $x.x=16.25$

    \(\begin{array}{l}{x^2} = 16.25\\{x^2} = 400\end{array}\)

    Suy ra $x = 20$ hoặc $x = - 20$

    Vậy có hai giá trị x thoả mãn là $x = 20$ và \(x = - 20\).

    Câu 17 :

    Giá trị nào dưới đây của \(x\) thỏa mãn \(2,5:7,5 = x:\dfrac{3}{5}\)

    • A.

      \(x = \dfrac{1}{5}\)

    • B.

      \(x = 5\)

    • C.

      \(x = \dfrac{1}{3}\)

    • D.

      \(x = 3\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Viết lại dưới dạng tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) để từ đó rút ra tìm $x$.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(2,5:7,5 = x:\dfrac{3}{5}\)

    \(\dfrac{{2,5}}{{7,5}} = \dfrac{x}{{\dfrac{3}{5}}}\)

    \(7,5.x = 2,5.\dfrac{3}{5}\)

    \(7,5x = \dfrac{5}{2}.\dfrac{3}{5}\)

    \(\dfrac{{15}}{2}x = \dfrac{3}{2}\)

    \(x = \dfrac{3}{2}:\dfrac{{15}}{2}\)

    \(x = \dfrac{1}{5}\)

    Vậy \(x = \dfrac{1}{5}\).

    Câu 18 :

    Cho tỉ lệ thức $\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5}$ thì:

    • A.

      $x = $$\dfrac{{ - 4}}{3}$

    • B.

      $x = 4$

    • C.

      $x = - 12$

    • D.

      $x = - 10$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

    Lời giải chi tiết :

    $\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{{ - 4}}{5} \Leftrightarrow x.5 = - 4.15 \Leftrightarrow 5x = - 60 \Leftrightarrow x = - 12$

    Câu 19 :

    Biết rằng \(\dfrac{{2x - y}}{{x + y}} = \dfrac{2}{3}.\) Khi đó tỉ số \(\dfrac{x}{y}\) bằng

    • A.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{2}\)

    • B.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3}\)

    • C.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{4}{5}\)

    • D.

      \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{4}\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\)

    Từ đó suy ra tỉ số \(\dfrac{x}{y}\).

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\dfrac{{2x - y}}{{x + y}} = \dfrac{2}{3}\)

    nên \(3\left( {2x - y} \right) = 2\left( {x + y} \right)\)

    \(6x - 3y = 2x + 2y\)

    \(6x - 2x = 2y + 3y\)

    \(4x = 5y\)

     \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{4}\)

    Vậy \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{4}\).

    Câu 20 :

    Biết \(\dfrac{t}{x} = \dfrac{4}{3};\)\(\dfrac{y}{z} = \dfrac{3}{2};\)\(\dfrac{z}{x} = \dfrac{1}{6},\) hãy tìm tỉ số \(\dfrac{t}{y}.\)

    • A.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{3}{{16}}\)

    • B.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{4}{3}\)

    • C.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{{16}}{3}\)

    • D.

      \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{8}{9}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Phân tích \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{t}{x}.\dfrac{x}{z}.\dfrac{z}{y}\) .

    + Từ giả thiết ta tính được các tỉ số \(\dfrac{x}{z};\,\dfrac{z}{y}\)

    + Từ đó tính được \(\dfrac{t}{y}\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{t}{x}.\dfrac{x}{z}.\dfrac{z}{y}\)

    Vì \(\dfrac{z}{x} = \dfrac{1}{6}\) nên \(\dfrac{x}{z} = 6\); \(\dfrac{y}{z} = \dfrac{3}{2}\) nên \(\dfrac{z}{y} = \dfrac{2}{3}\)

    Nên ta có \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{t}{x}.\dfrac{x}{z}.\dfrac{z}{y} = \dfrac{4}{3}.6.\dfrac{2}{3} = \dfrac{{16}}{3}\)

    Vậy \(\dfrac{t}{y} = \dfrac{{16}}{3}\) .

    Câu 21 :

    Giá trị nào của $x$ thỏa mãn \(\dfrac{3}{{1 - 2x}} = \dfrac{{ - 5}}{{3x - 2}}\)

    • A.

      \(x = - 1\)

    • B.

      \(x = 1\)

    • C.

      \(x = 2\)

    • D.

      \(x = 3\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow ad = bc\) để từ đó rút ra tìm $x$.

    Lời giải chi tiết :

     \(\dfrac{3}{{1 - 2x}} = \dfrac{{ - 5}}{{3x - 2}}\)

    \(3.(3x - 2) = - 5.(1 - 2x)\)

    \(9x - 6 = - 5 + 10x\)

    \( - 6 + 5 = 10x - 9x\)

    \(x = - 1\)

    Vậy $x = - 1$

    Câu 22 :

    Tìm số hữu tỉ $x$ biết rằng \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) và \(\dfrac{x}{y} = 16\)\(\left( {y \ne 0} \right).\)

    • A.

      \(x = 16\)

    • B.

      \(x = 128\)

    • C.

      \(x = 8\)

    • D.

      \(x = 256\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Từ giả thiết biến đổi để tìm được \(y\), từ đó thay \(y\) vào \(\dfrac{x}{y} = 16\) để tìm \(x\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\dfrac{x}{{{y^2}}} = 2\) nên \(\dfrac{x}{y}.\dfrac{1}{y} = 2\) mà \(\dfrac{x}{y} = 16\) , do đó

    \(16.\dfrac{1}{y} = 2\)

    \(\dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{8}\)

    \(y = 8\)

    Thay \(y = 8\) vào \(\dfrac{x}{y} = 16\) ta được: \(\dfrac{x}{8} = 16\) suy ra \(x = 16.8 = 128\).

    Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều tại chuyên mục toán bài tập lớp 7 trên toán học. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

    Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều - Tổng quan kiến thức

    Bài 5 trong chương trình Toán 7 Cánh diều tập trung vào kiến thức về tỉ lệ thức. Tỉ lệ thức là biểu thức thể hiện sự bằng nhau giữa hai tỉ số. Hiểu rõ khái niệm này là nền tảng để giải quyết các bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ và ứng dụng trong thực tế.

    1. Khái niệm tỉ lệ thức

    Tỉ lệ thức là một đẳng thức giữa hai tỉ số. Ví dụ: a/b = c/d là một tỉ lệ thức, trong đó a, b, c, d là các số khác 0. a và d được gọi là các số hạng ngoài cùng, b và c được gọi là các số hạng trong cùng.

    2. Tính chất của tỉ lệ thức

    Một trong những tính chất quan trọng nhất của tỉ lệ thức là tính chất chéo: a/b = c/d thì a/c = b/dad = bc. Tính chất này được sử dụng rộng rãi trong việc chứng minh và giải toán.

    3. Ứng dụng của tỉ lệ thức

    Tỉ lệ thức có nhiều ứng dụng trong thực tế, ví dụ như:

    • Giải bài toán về chia tỉ lệ.
    • Tính tỉ lệ bản đồ.
    • So sánh các đại lượng tỉ lệ.

    Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

    Các bài tập trắc nghiệm về tỉ lệ thức thường xoay quanh các chủ đề sau:

    Dạng 1: Nhận biết tỉ lệ thức

    Kiểm tra xem một đẳng thức có phải là tỉ lệ thức hay không. Yêu cầu học sinh xác định các số hạng trong cùng và số hạng ngoài cùng.

    Dạng 2: Tìm số hạng chưa biết trong tỉ lệ thức

    Cho một tỉ lệ thức với một số hạng chưa biết, yêu cầu học sinh tìm giá trị của số hạng đó. Sử dụng tính chất chéo để giải quyết bài toán.

    Dạng 3: Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức để giải toán

    Sử dụng tính chất chéo để chứng minh đẳng thức hoặc giải các bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ.

    Dạng 4: Bài toán thực tế ứng dụng tỉ lệ thức

    Giải các bài toán thực tế liên quan đến chia tỉ lệ, tính tỉ lệ bản đồ, hoặc so sánh các đại lượng tỉ lệ.

    Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hiệu quả

    1. Đọc kỹ đề bài và xác định yêu cầu của câu hỏi.
    2. Phân tích các dữ kiện đã cho và tìm mối liên hệ giữa chúng.
    3. Sử dụng các kiến thức và công thức đã học để giải quyết bài toán.
    4. Kiểm tra lại kết quả và đảm bảo tính chính xác.

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Cho tỉ lệ thức 2/3 = x/6. Tìm giá trị của x.

    Giải: Áp dụng tính chất chéo, ta có 2 * 6 = 3 * x. Suy ra x = (2 * 6) / 3 = 4.

    Ví dụ 2: Ba đội công nhân được giao làm một công việc. Đội 1 có 5 người, đội 2 có 7 người, đội 3 có 9 người. Hỏi mỗi đội được nhận bao nhiêu tiền nếu tổng số tiền thưởng là 210 triệu đồng và tiền thưởng được chia theo số người?

    Giải: Tổng số người là 5 + 7 + 9 = 21 người. Tiền thưởng của đội 1 là (5/21) * 210 = 50 triệu đồng. Tiền thưởng của đội 2 là (7/21) * 210 = 70 triệu đồng. Tiền thưởng của đội 3 là (9/21) * 210 = 90 triệu đồng.

    Luyện tập và củng cố kiến thức

    Để nắm vững kiến thức về tỉ lệ thức, học sinh cần luyện tập thường xuyên với các bài tập trắc nghiệm khác nhau. Giaitoan.edu.vn cung cấp một hệ thống bài tập đa dạng và phong phú, giúp học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải toán.

    Kết luận

    Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều là một phần quan trọng trong chương trình học Toán 7. Việc nắm vững kiến thức về tỉ lệ thức và luyện tập thường xuyên với các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt trong các kỳ thi và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7