Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong giai đoạn đầu của năm học.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi với cấu trúc bám sát chương trình học, giúp các em làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

    • A.

      \( - 9 \in \mathbb{N}\).

    • B.

      \(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\).

    • C.

      \(1,2 \notin \mathbb{R}\).

    • D.

      \(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\).

    Câu 2 :

    Trong các số \(\frac{{ - 9}}{5};\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2; - 3\frac{5}{2};\frac{0}{8};\frac{{13}}{5}\) có bao nhiêu số hữu tỉ dương?

    • A.

      1.

    • B.

      2.

    • C.

      3.

    • D.

      4.

    Câu 3 :

    Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là

    • A.

      \(\frac{2}{3}\).

    • B.

      \(\frac{3}{2}\).

    • C.

      \(\frac{{ - 3}}{2}\).

    • D.

      \(\frac{2}{{ - 3}}\).

    Câu 4 :

    Giá trị của x thỏa mãn \(\left| x \right| = 3\) là

    • A.

      \(x = 3\).

    • B.

      \(x = - 3\).

    • C.

      \(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).

    • D.

      \(x = 9\).

    Câu 5 :

    Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là

    • A.

      \({2^{10}}\).

    • B.

      \({2^3}\).

    • C.

      \({2^5}\).

    • D.

      \({2^7}\).

    Câu 6 :

    Căn bậc hai số học của 64 là

    • A.

      32.

    • B.

      8 và -8.

    • C.

      -8.

    • D.

      8.

    Câu 7 :

    Trong các số sau, số nào là số vô tỉ?

    • A.

      \(\sqrt {{5^2}} \).

    • B.

      \(\sqrt 3 \).

    • C.

      \(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \).

    • D.

      \(\sqrt {16} \).

    Câu 8 :

    Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác \(0,005\)

    • A.

      5,17.

    • B.

      5,2.

    • C.

      5.

    • D.

      5,166.

    Câu 9 :

    Số đo \(\widehat {BOC}\) trong hình là

    Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 0 1

    • A.

      \(60^\circ \).

    • B.

      \(120^\circ \).

    • C.

      \(180^\circ \).

    • D.

      \(90^\circ \).

    Câu 10 :

    Cho a // b, số đo góc x trên hình vẽ là

    Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 0 2

    • A.

      \(115^\circ \).

    • B.

      \(90^\circ \).

    • C.

      \(65^\circ \).

    • D.

      \(0^\circ \).

    Câu 11 :

    Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a, kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng a?

    • A.

      Có vô số.

    • B.

      Không có.

    • C.

      Có hai đường thẳng.

    • D.

      Chỉ có một.

    Câu 12 :

    Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\) và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?

    • A.

      a cắt b.

    • B.

      a // b.

    • C.

      \(a \bot b\).

    • D.

      a trùng b.

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):

    a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\);

    b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\);

    c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \).

    Câu 2 :

    Tìm x, biết:

    a) \(x + 4,5 = 9,5\);

    b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\);

    c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)

    Câu 3 :

    Khoai tây là thức ăn chính của Châu Âu và là một món ăn ưa thích của người Việt Nam. Trong 100g khoai tây khô có 11g nước; 6,6g protein; 0,3g chất béo; 75,1g glucid và các chất khác. (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

    Em hãy cho biết khối lượng các chất khác trong 300g khoai tây khô.

    Câu 4 :

    Cho hình vẽ, biết \(\widehat {ABI} = 80^\circ \).

    a) Chứng minh \(m//n\).

    b) Tính \(\widehat {cAH}\) và \(\widehat {mAc}\).

    c) Vẽ tia AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\). Tia BF là tia phân giác của \(\widehat {ABI}\). Chứng minh \(AE//BF\).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 0 3

    Câu 5 :

    Cho \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\). Chứng minh rằng \(M < \frac{3}{8}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

      • A.

        \( - 9 \in \mathbb{N}\).

      • B.

        \(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\).

      • C.

        \(1,2 \notin \mathbb{R}\).

      • D.

        \(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các tập hợp \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{R},\mathbb{Q}\).

      Lời giải chi tiết :

      \( - 9\) không phải số tự nhiên nên \( - 9 \in \mathbb{N}\) là khẳng định sai.

      \(\frac{7}{3}\) không phải số nguyên nên \(\frac{7}{3} \in \mathbb{Z}\) là khẳng định sai.

      \(1,2\) là số thực nên khẳng định \(1,2 \notin \mathbb{R}\) là khẳng định sai.

      \(\frac{{ - 5}}{2}\) là số hữu tỉ nên \(\frac{{ - 5}}{2} \in \mathbb{Q}\) là khẳng định đúng.

      Đáp án D.

      Câu 2 :

      Trong các số \(\frac{{ - 9}}{5};\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2; - 3\frac{5}{2};\frac{0}{8};\frac{{13}}{5}\) có bao nhiêu số hữu tỉ dương?

      • A.

        1.

      • B.

        2.

      • C.

        3.

      • D.

        4.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Số hữu tỉ dương là các số viết được dưới dạng phân số và lớn hơn 0.

      Lời giải chi tiết :

      Có 3 số hữu tỉ dương, đó là: \(\frac{{ - 7}}{{ - 15}};0,2;\frac{{13}}{5}\).

      Vì \(\frac{{ - 7}}{{ - 15}} = \frac{7}{{15}}\); \(0,2 = \frac{2}{{10}} = \frac{1}{5}\) và \(\frac{{13}}{5}\) đều là số hữu tỉ.

      Đáp án C.

      Câu 3 :

      Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là

      • A.

        \(\frac{2}{3}\).

      • B.

        \(\frac{3}{2}\).

      • C.

        \(\frac{{ - 3}}{2}\).

      • D.

        \(\frac{2}{{ - 3}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Số đối của số hữu tỉ a là – a.

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của \(\frac{{ - 2}}{3}\) là: \( - \left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right) = \frac{2}{3}\).

      Đáp án A.

      Câu 4 :

      Giá trị của x thỏa mãn \(\left| x \right| = 3\) là

      • A.

        \(x = 3\).

      • B.

        \(x = - 3\).

      • C.

        \(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).

      • D.

        \(x = 9\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Khi \(\left| x \right| = k > 0\) thì xảy ra hai trường hợp: \(x = k\) hoặc \(x = - k\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\left| x \right| = 3\) nên \(x = 3\) hoặc \(x = - 3\).

      Đáp án C.

      Câu 5 :

      Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là

      • A.

        \({2^{10}}\).

      • B.

        \({2^3}\).

      • C.

        \({2^5}\).

      • D.

        \({2^7}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Khi nhân 2 lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng 2 số mũ:

      \({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({2^2}{.2^5} = {2^{2 + 5}} = {2^7}\).

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Căn bậc hai số học của 64 là

      • A.

        32.

      • B.

        8 và -8.

      • C.

        -8.

      • D.

        8.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu \(\sqrt a \), là số x không âm sao cho \({x^2} = a\).

      Lời giải chi tiết :

      Căn bậc hai số học của 64 là: \(\sqrt {64} = \sqrt {{8^2}} = 8\).

      * Lưu ý: -8 không phải là căn bậc hai số học của 64.

      Đáp án D.

      Câu 7 :

      Trong các số sau, số nào là số vô tỉ?

      • A.

        \(\sqrt {{5^2}} \).

      • B.

        \(\sqrt 3 \).

      • C.

        \(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \).

      • D.

        \(\sqrt {16} \).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

      Lời giải chi tiết :

      \(\sqrt {{5^2}} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {{5^2}} = 5\).

      \(\sqrt 3 \) là số vô tỉ.

      \(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {{{\left( {3,5} \right)}^2}} = 3,5\).

      \(\sqrt {16} \) không phải số vô tỉ vì \(\sqrt {16} = \sqrt {{4^2}} = 4\).

      Đáp án B.

      Câu 8 :

      Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác \(0,005\)

      • A.

        5,17.

      • B.

        5,2.

      • C.

        5.

      • D.

        5,166.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Làm tròn số với độ chính xác:

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 1 1

      Lời giải chi tiết :

      Làm tròn số \(5,16578\) với độ chính xác 0,005, tức là làm tròn số \(5,16578\) đến hàng phần trăm, ta được \(5,17\).

      Đáp án A.

      Câu 9 :

      Số đo \(\widehat {BOC}\) trong hình là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 1 2

      • A.

        \(60^\circ \).

      • B.

        \(120^\circ \).

      • C.

        \(180^\circ \).

      • D.

        \(90^\circ \).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai góc kề bù: Hai góc kề bù có tổng là \(180^\circ \).

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\widehat {BOC}\) và \(\widehat {COA}\) là hai góc kề bù nên ta có: \(\widehat {BOC} + \widehat {COA} = 180^\circ \).

      Suy ra \(\widehat {BOC} = 180^\circ - \widehat {COA} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \).

      Đáp án A.

      Câu 10 :

      Cho a // b, số đo góc x trên hình vẽ là

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 1 3

      • A.

        \(115^\circ \).

      • B.

        \(90^\circ \).

      • C.

        \(65^\circ \).

      • D.

        \(0^\circ \).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tính chất hai đường thẳng song song.

      Lời giải chi tiết :

      Vì a // b nên \(x = 65^\circ \) (hai góc so le trong).

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a, kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng a?

      • A.

        Có vô số.

      • B.

        Không có.

      • C.

        Có hai đường thẳng.

      • D.

        Chỉ có một.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

      Lời giải chi tiết :

      Theo tiên đề Euclid ta có: Qua điểm M ở ngoài đường thẳng a cho trước, vẽ được duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

      Đáp án D.

      Câu 12 :

      Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\) và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?

      • A.

        a cắt b.

      • B.

        a // b.

      • C.

        \(a \bot b\).

      • D.

        a trùng b.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(a \bot c\) và \(c \bot b\) nên a // b.

      Đáp án B.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):

      a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\);

      b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\);

      c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \).

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc thực hiện phép tính với số hữu tỉ, giá trị tuyệt đối và căn bậc hai để thực hiện.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(\frac{9}{8} - \frac{1}{8}:\frac{3}{4}\) \( = \frac{9}{8} - \frac{1}{8}.\frac{4}{3}\) \( = \frac{9}{8} - \frac{1}{6}\) \( = \frac{{23}}{{24}}\).

      b) \(\frac{{23}}{{25}} - \frac{{19}}{{43}} + \frac{{27}}{{25}} - \frac{{24}}{{43}}\) \( = \left( {\frac{{23}}{{25}} + \frac{{27}}{{25}}} \right) - \left( {\frac{{19}}{{43}} + \frac{{24}}{{43}}} \right)\) \( = 2 - 1\) \( = 1\).

      c) \(\frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\left| {\frac{{ - 8}}{9}} \right| - \sqrt {16} \) \( = \frac{2}{5}.\frac{{ - 17}}{9} + \frac{2}{5}.\frac{8}{9} - 4\) \( = \frac{2}{5}.\left( {\frac{{ - 17}}{9} + \frac{8}{9}} \right) - 4\) \( = \frac{2}{5}.\left( { - 1} \right) - 4\) \( = \frac{{ - 2}}{5} - 4\) \( = \frac{{ - 22}}{5}\).

      Câu 2 :

      Tìm x, biết:

      a) \(x + 4,5 = 9,5\);

      b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\);

      c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)

      Phương pháp giải :

      a, b) Sử dụng quy tắc chuyển vế và thực hiện phép tính để tìm x.

      c) Chuyển vế, sử dụng kiến thức \(\left| A \right| = k > 0\) thì xảy ra hai trường hợp: \(A = k\) hoặc \(A = - k\).

      Lời giải chi tiết :

      a) \(x + 4,5 = 9,5\)

      \(x = 9,5 - 4,5\)

      \(x = 5\)

      Vậy \(x = 5\).

      b) \(\frac{7}{5}x - \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\)

      \(\begin{array}{l}\frac{7}{5}x = \frac{3}{8} + \frac{1}{2}\\\frac{7}{5}x = \frac{7}{8}\\x = \frac{7}{8}:\frac{7}{5}\\x = \frac{7}{8}.\frac{5}{7}\\x = \frac{5}{8}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{5}{8}\).

      c) \(\left| {3x - 1} \right| + \frac{1}{3} = \frac{1}{2}\)

      \(\begin{array}{l}\left| {3x - 1} \right| = \frac{1}{2} - \frac{1}{3}\\\left| {3x - 1} \right| = \frac{1}{6}\end{array}\)

      Suy ra \(3x - 1 = \frac{1}{6}\) hoặc \(3x - 1 = \frac{{ - 1}}{6}\)

      TH1: \(3x - 1 = \frac{1}{6}\)

      \(\begin{array}{l}3x = \frac{1}{6} + 1\\3x = \frac{7}{6}\\x = \frac{7}{6}:3\\x = \frac{7}{{18}}\end{array}\)

      TH2: \(3x - 1 = \frac{{ - 1}}{6}\)

      \(\begin{array}{l}3x = - \frac{1}{6} + 1\\3x = \frac{5}{6}\\x = \frac{5}{6}:3\\x = \frac{5}{{18}}\end{array}\)

      Vậy \(x = \frac{7}{{18}};x = \frac{5}{{18}}\).

      Câu 3 :

      Khoai tây là thức ăn chính của Châu Âu và là một món ăn ưa thích của người Việt Nam. Trong 100g khoai tây khô có 11g nước; 6,6g protein; 0,3g chất béo; 75,1g glucid và các chất khác. (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

      Em hãy cho biết khối lượng các chất khác trong 300g khoai tây khô.

      Phương pháp giải :

      Áp dụng quy tắc cộng, trừ với số thực.

      Lời giải chi tiết :

      Khối lượng chất khác trong 100g khoai tây khô là:

      \(100 - 11 - 6,6 - 0,3 - 75,1 = 89 - \left( {6,6 + 0,3 + 75,1} \right) = 89 - 82 = 7\left( g \right)\)

      Khối lượng chất khác trong 300g khoai tây khô là:

      \(7.3 = 21\left( g \right)\)

      Vậy khối lượng chất khác trong 300g khoai tây khô là 21g.

      Câu 4 :

      Cho hình vẽ, biết \(\widehat {ABI} = 80^\circ \).

      a) Chứng minh \(m//n\).

      b) Tính \(\widehat {cAH}\) và \(\widehat {mAc}\).

      c) Vẽ tia AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\). Tia BF là tia phân giác của \(\widehat {ABI}\). Chứng minh \(AE//BF\).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 1 4

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

      b) Sử dụng tính chất của hai đường thẳng song song: hai góc đồng vị bằng nhau.

      Hai góc kề bù thì tổng của chúng bằng \(180^\circ \).

      c) Sử dụng kiến thức về tia phân giác của một góc.

      Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (hai góc bằng nhau ở vị trí đồng vị)

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 1 5

      a) Ta có: \(m \bot d;n \bot d\) nên m // n (tính chất hai đường thẳng song song).

      b) Vì m // n nên \(\widehat {cAH} = \widehat {ABI} = 80^\circ \) (hai góc đồng vị).

      Vì \(\widehat {mAc}\) và \(\widehat {cAH}\) là hai góc kề bù nên ta có \(\widehat {mAc} + \widehat {cAH} = 180^\circ \)

      Suy ra \(\widehat {mAc} = 180^\circ - \widehat {cAH} = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ \).

      Vậy \(\widehat {cAH} = 80^\circ ;\widehat {mAc} = 100^\circ \).

      c) Vì AE là tia phân giác của \(\widehat {cAH}\) nên \(\widehat {cAE} = \frac{1}{2}\widehat {cAH} = \frac{{80^\circ }}{2} = 40^\circ \).

      Tương tự, ta tính được \(\widehat {ABF} = 40^\circ \).

      Ta có \(\widehat {cAE} = \widehat {ABF} = 40^\circ \).

      Mà hai góc này là hai góc ở vị trí đồng vị nên AE // BF.

      Câu 5 :

      Cho \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\). Chứng minh rằng \(M < \frac{3}{8}\).

      Phương pháp giải :

      Đặt \(A = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\)

      Nhân hai vế của \(A\) với \({3^2}\).

      Lấy \({3^2}A - A\), so sánh với 1 để chứng minh \(A < \frac{1}{8}\).

      Từ đó chứng minh \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + A < \frac{3}{8}\)

      Lời giải chi tiết :

      Đặt \(A = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}\)

      Ta có: \({3^2}.A = {3^2}.\left( {\frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}} \right)\)

      \(9A = 1 + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{800}}}}\)

      Suy ra

      \(9A - A = \left( {1 + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{800}}}}} \right) - \left( {\frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \frac{1}{{{3^6}}} + ... + \frac{1}{{{3^{802}}}}} \right)\)

      \(8A = 1 - \frac{1}{{{3^{802}}}}\)

      Vì \(1 - \frac{1}{{{3^{802}}}} < 1\) nên \(8A < 1\), suy ra \(A < \frac{1}{8}\).

      Mà \(M = \frac{1}{{{2^2}}} + A < \frac{1}{4} + \frac{1}{8} = \frac{3}{8}\) nên \(M < \frac{3}{8}\).

      Vậy \(M < \frac{3}{8}\).

      Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 tại chuyên mục bài tập toán 7 trên đề thi toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau một thời gian học tập. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính được giảng dạy trong chương trình học kì 1. Việc làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập giải các bài tập tương tự là rất quan trọng để đạt kết quả tốt.

      Nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi:

      • Số hữu tỉ và số thực
      • Các phép toán trên số hữu tỉ và số thực
      • Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
      • Biểu thức đại số
      • Phương trình bậc nhất một ẩn
      • Hình học: Các góc và đường thẳng song song, tam giác

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

      Để giải đề thi hiệu quả, học sinh cần:

      1. Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của từng câu hỏi.
      2. Sử dụng kiến thức đã học để phân tích bài toán và tìm ra phương pháp giải phù hợp.
      3. Trình bày lời giải một cách rõ ràng, logic và chính xác.
      4. Kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính đúng đắn.

      Ví dụ Minh Họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau: (1/2 + 1/3) * 6

      Lời giải:

      (1/2 + 1/3) * 6 = (3/6 + 2/6) * 6 = (5/6) * 6 = 5

      Luyện Tập Thêm

      Để nâng cao kỹ năng giải toán, học sinh nên luyện tập thêm với các đề thi khác và các bài tập tương tự. Giaitoan.edu.vn cung cấp một kho đề thi phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu ôn luyện của học sinh.

      Tầm Quan Trọng của Việc Ôn Tập

      Việc ôn tập thường xuyên và có hệ thống là rất quan trọng để nắm vững kiến thức và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi. Học sinh nên dành thời gian ôn tập lại các kiến thức đã học, giải các bài tập và làm các đề thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

      Lời Khuyên

      Hãy tự tin vào khả năng của mình và luôn cố gắng hết sức trong quá trình học tập. Đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 7!

      Bảng Tổng Hợp Các Chủ Đề Quan Trọng

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Số hữu tỉ và số thựcCao
      Tỉ lệ thứcTrung bình
      Biểu thức đại sốTrung bình
      Phương trình bậc nhất một ẩnThấp
      Hình họcCao

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7