Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Kết nối tri thức - Đề số 9.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 2.

Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục môn Toán!

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được:

    • A.
      50 : 81.
    • B.
      8 : 9.
    • C.
      5 : 8.
    • D.
      1 : 10.
    Câu 2 :

    Biết \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3}\) và \(x + y = - 15\). Khi đó giá trị của x, y là

    • A.
      x = 6, y = 9.
    • B.
      x = −7, y = −8.
    • C.
      x = 8, y = 12.
    • D.
      x = −6, y = −9.
    Câu 3 :

    Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 1

    Giá trị cần điền vào “?” là

    • A.
      \(\frac{{ - 1}}{5}\).
    • B.
      \(\frac{1}{5}\).
    • C.
      5.
    • D.
      \( - 5\).
    Câu 4 :

    Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a và khi \(x = - 2\) thì \(y = 4\). Khi đó, hệ số a bằng bao nhiêu?

    • A.
      \( - 2\).
    • B.
      \( - 6\).
    • C.
      \( - 8\).
    • D.
      \( - 4\).
    Câu 5 :

    Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?

    • A.
      5cm; 4cm; 1cm.
    • B.
      3cm; 4cm; 5cm.
    • C.
      5cm; 2cm; 2cm.
    • D.
      1cm; 4cm; 10cm.
    Câu 6 :

    Biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp là:

    • A.
      \(xy\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    • B.
      \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\).
    • C.
      \(x.\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    • D.
      \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
    Câu 7 :

    Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

    • A.
      \(\frac{x}{{2 - 3 + 6}} - 4\) .
    • B.
      \(\frac{{{{3.2}^2} + 11,75}}{{x + y}} - 2\).
    • C.
      \(2x.(3 - {2022^2})\).
    • D.
      \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\).
    Câu 8 :

    Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

    Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 0 2

    • A.
      AE < AD.
    • B.
      AC > AD.
    • C.
      AC > AE.
    • D.
      AD < AE.
    Câu 9 :

    Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

    • A.
      Trung trực.
    • B.
      Giao điểm.
    • C.
      Trọng tâm.
    • D.
      Trung điểm.
    Câu 10 :

    Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

    • A.
      -6.
    • B.
      0.
    • C.
      -9.
    • D.
      -1.
    Câu 11 :

    Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng

    • A.
      -32.
    • B.
      32.
    • C.
      -2.
    • D.
      2.
    Câu 12 :

    Giá trị của biểu thức \(A = 2{x^2} - 3x + 1\) tại \(x = - 1\) là

    • A.
      \(6\).
    • B.
      \(0\).
    • C.
      \( - 4\).
    • D.
      \(2\).
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

    a) \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

    b) \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

    Câu 2 :

    a) Cho \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\). Tìm a, b biết: a – b = 3

    b) Cho \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\). Tìm x, y, z biết \(x - y + z = 32\)

    Câu 3 :

    Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B có 20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C có 14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

    Câu 4 :

    Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

    a) Chứng minh OA = OB.

    b) Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

    c) AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C, E thẳng hàng.

    Câu 5 :

    Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh: \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\).

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được:

      • A.
        50 : 81.
      • B.
        8 : 9.
      • C.
        5 : 8.
      • D.
        1 : 10.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tỉ lệ thức.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(1,2:1,35 = \frac{{1,2}}{{1,35}} = \frac{8}{9} = 8:9\).

      Câu 2 :

      Biết \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3}\) và \(x + y = - 15\). Khi đó giá trị của x, y là

      • A.
        x = 6, y = 9.
      • B.
        x = −7, y = −8.
      • C.
        x = 8, y = 12.
      • D.
        x = −6, y = −9.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{{x + y}}{{2 + 3}} = \frac{{ - 15}}{5} = - 3\) (tính chất dãy tỉ số bằng nhau)

      Suy ra \(x = - 3.2 = - 6;y = - 3.3 = - 9\).

      Câu 3 :

      Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 1

      Giá trị cần điền vào “?” là

      • A.
        \(\frac{{ - 1}}{5}\).
      • B.
        \(\frac{1}{5}\).
      • C.
        5.
      • D.
        \( - 5\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ thuận với x nên \(k = \frac{y}{x} = \frac{{ - 5}}{1} = - 5 = \frac{1}{?}\) suy ra \(? = 1:\left( { - 5} \right) = \frac{{ - 1}}{5}\).

      Câu 4 :

      Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a và khi \(x = - 2\) thì \(y = 4\). Khi đó, hệ số a bằng bao nhiêu?

      • A.
        \( - 2\).
      • B.
        \( - 6\).
      • C.
        \( - 8\).
      • D.
        \( - 4\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a nên \(a = xy = \left( { - 2} \right).4 = - 8\).

      Câu 5 :

      Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?

      • A.
        5cm; 4cm; 1cm.
      • B.
        3cm; 4cm; 5cm.
      • C.
        5cm; 2cm; 2cm.
      • D.
        1cm; 4cm; 10cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: 5 – 4 = 1 nên 5cm; 4cm; 1cm không thể tạo thành một tam giác.

      3cm; 4cm; 5cm có thể tạo thành một tam giác nên ta chọn đáp án B.

      2 + 2 = 4 < 5 nên 5cm; 2cm; 2cm không thể tạo thành một tam giác.

      1 + 4 = 5 < 10 nên 1cm; 4cm; 10cm không thể tạo thành một tam giác.

      Câu 6 :

      Biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp là:

      • A.
        \(xy\) với \(x,y \in {\rm N}\).
      • B.
        \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\).
      • C.
        \(x.\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).
      • D.
        \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) với \(x,y \in {\rm N}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức đại số.

      Lời giải chi tiết :

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(xy\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và x + 1 là hai số tự nhiên liên tiếp nên \(x.\left( {x + 1} \right)\)với \(x \in {\rm N}\) là biểu thức biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(x.\left( {y + 1} \right)\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Vì x và y là hai số tự nhiên bất kì nên \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\) không biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp.

      Câu 7 :

      Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số.

      • A.
        \(\frac{x}{{2 - 3 + 6}} - 4\) .
      • B.
        \(\frac{{{{3.2}^2} + 11,75}}{{x + y}} - 2\).
      • C.
        \(2x.(3 - {2022^2})\).
      • D.
        \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về biểu thức số.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các biểu thức trên, chỉ có \(\frac{{3.(4 + 5)}}{2}\) là biểu thức số.

      Câu 8 :

      Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 2

      • A.
        AE < AD.
      • B.
        AC > AD.
      • C.
        AC > AE.
      • D.
        AD < AE.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.

      Lời giải chi tiết :

      Xét tam giác vuông ACD có AD < AC (trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)

      Vì E nằm trên cạnh CD nên DE < DC suy ra AE < AC (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

      Suy ra AD < AE < AC nên A sai.

      Câu 9 :

      Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

      • A.
        Trung trực.
      • B.
        Giao điểm.
      • C.
        Trọng tâm.
      • D.
        Trung điểm.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào khái niệm về đường trung trực của đoạn thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

      Câu 10 :

      Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

      • A.
        -6.
      • B.
        0.
      • C.
        -9.
      • D.
        -1.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

      Lời giải chi tiết :

      Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2 nên \(y = 2x\).

      Thay \(x = - 3\) vào công thức ta được: \(y = 2.\left( { - 3} \right) = - 6\).

      Câu 11 :

      Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng

      • A.
        -32.
      • B.
        32.
      • C.
        -2.
      • D.
        2.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

      Lời giải chi tiết :

      Vì hai đại lượng x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên \(a = - 12.8 = - 96\).

      Thay \(x = 3\) vào công thức ta được: \( - 96 = 3.y\) suy ra \(y = - 32\).

      Câu 12 :

      Giá trị của biểu thức \(A = 2{x^2} - 3x + 1\) tại \(x = - 1\) là

      • A.
        \(6\).
      • B.
        \(0\).
      • C.
        \( - 4\).
      • D.
        \(2\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Thay giá trị của x vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức.

      Lời giải chi tiết :

      Thay x = -1 vào A, ta được:

      \(A = 2.{\left( { - 1} \right)^2} - 3.\left( { - 1} \right) + 1 = 6\).

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

      a) \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

      b) \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(\frac{{ - 6}}{x} = \frac{9}{{ - 15}}\)

      Suy ra \(\left( { - 6} \right).\left( { - 15} \right) = 9.x\)

      \(x = \frac{{\left( { - 6} \right).\left( { - 15} \right)}}{9} = 10\)

      Vậy x = 10.

      b) Ta có: \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)

      Suy ra \(\left( { - 4} \right)\left( { - 49} \right) = x.x\)

      \(\begin{array}{l}{x^2} = 196\\x = \pm 14\end{array}\)

      Vậy \(x = \pm 14\).

      Câu 2 :

      a) Cho \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\). Tìm a, b biết: a – b = 3

      b) Cho \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\). Tìm x, y, z biết \(x - y + z = 32\)

      Phương pháp giải :

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      a) Ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\) suy ra \(\frac{a}{6} = \frac{b}{5}\).

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{a}{6} = \frac{b}{5} = \frac{{a - b}}{{6 - 5}} = \frac{3}{1} = 3\).

      Suy ra \(a = 3.6 = 18\); \(b = 3.5 = 15\).

      Vậy a = 16; b = 15.

      b) Ta có: \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5} = \frac{{x - y + z}}{{2 - 3 + 5}} = \frac{{32}}{4} = 8\).

      Suy ra \(x = 8.2 = 16\)

      \(\begin{array}{l}y = 8.3 = 24\\z = 8.5 = 40\end{array}\)

      Vậy \(x = 16;y = 24;z = 40\).

      Câu 3 :

      Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B có 20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C có 14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi x, y, z (tấn)lần lượt là khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển (x, y, z > 0).

      Theo đề bài ta suy ra: \(\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}}\) và \(x + y + z = 700\)

      Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

      \(\begin{array}{l}\frac{x}{{50}} = \frac{y}{{80}} = \frac{z}{{70}} = \frac{{x + y + z}}{{50 + 80 + 70}} = \frac{{700}}{{200}} = 3,5\\x = 175;\quad y = 280;\quad z = 245\end{array}\)

      Vậy khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển lần lượt là 175; 280; 245 tấn.

      Câu 4 :

      Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

      a) Chứng minh OA = OB.

      b) Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

      c) AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh ba điểm B, C, E thẳng hàng.

      Phương pháp giải :

      a) Chứng minh được: ∆AHO = ∆BHO (góc – cạnh – góc)

      Suy ra OA = OB (hai cạnh tương ứng)

      b) Chứng minh được: ∆AHC = ∆BHC (hai cạnh góc vuông)

      Suy ra \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\) (hai góc tương ứng)

      c) Chứng minh được: ∆OEC = ∆ODC (c.g.c)

      Chứng minh được: \(\widehat {ECO} + \widehat {OCD} + \widehat {BCD} = {180^0}\)

      Suy ra ba điểm E, C, B thẳng hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 1 3

      a) Xét tam giác AHO và tam giác BHO có:

      \(\widehat {AOH} = \widehat {BOH}\) (Ot là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\))

      OH chung

      \(\widehat {AHO} = \widehat {BHO}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      Suy ra \(\Delta AHO = \Delta BHO\left( {g.c.g} \right)\)

      Suy ra OA = OB (hai cạnh tương ứng) (đpcm)

      b) \(\Delta AHO = \Delta BHO\) suy ra AH = HB (hai cạnh tương ứng)

      Xét tam giác AHC và tam giác BHC có:

      HC chung

      \(\widehat {AHC} = \widehat {BHC}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

      AH = HB

      Suy ra \(\Delta AHC = \Delta BHC\) (hai cạnh góc vuông)

      Suy ra \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\) (hai góc tương ứng)

      c) Xét tam giác OCE và OCD có:

      OE = OD

      \(\widehat {EOC} = \widehat {DOC}\)

      OC chung

      Suy ra ∆OEC = ∆ODC (c.g.c)

      Suy ra EC = DC (hai cạnh tương ứng)

      Ta có OA = OB và OE = OD nên AE = BD.

      Xét \(\Delta ECA\) và \(\Delta DCB\) có:

      EC = ED (cmt)

      EA = DB (cmt)

      CA = CB (\(\Delta AHC = \Delta BHC\))

      Suy ra \(\Delta ECA = \Delta DCB\) (c.c.c)

      Suy ra \(\widehat {ECA} = \widehat {DCB}\) (hai góc tương ứng)

      Mặt khác \(\widehat {ECA} + \widehat {ECD} = {180^0}\) (vì AC cắt Oy tại D)

      Suy ra \(\widehat {DCB} + \widehat {ECD} = {180^0}\) hay B, C, E thẳng hàng (đpcm).

      Câu 5 :

      Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Chứng minh: \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\).

      Phương pháp giải :

      Đặt \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = k\).

      Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau để chứng minh.

      Lời giải chi tiết :

      Đặt \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = k \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = bk}\\{c = dk}\end{array}} \right.\)

      Do đó ta có:

      \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{bkdk}}{{bd}} = {k^2}(1)\)

      Ta cũng có:

      \(\frac{{{a^2} + {c^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{{(bk)}^2} + {{(dk)}^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{b^2}{k^2} + {d^2}{k^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \frac{{{k^2}\left( {{b^2} + {d^2}} \right)}}{{{b^2} + {d^2}}} = {k^2}(2)\)

      Từ (1) và (2) suy ra:

      \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{{a^2} + {c^2}}}{{{b^2} + {d^2}}} = \left( {{k^2}} \right)\) (đpcm)

      Khai phá tiềm năng Toán lớp 7 của bạn! Đừng bỏ lỡ Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 tại chuyên mục giải bài tập toán 7 trên môn toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo chương trình sách giáo khoa, các em sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và nâng cao khả năng tư duy. Phương pháp học trực quan, sinh động sẽ mang lại hiệu quả học tập vượt trội mà bạn hằng mong muốn!

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 là một bài kiểm tra quan trọng giúp học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trong học kì. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như biểu thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn, bất đẳng thức, và các ứng dụng thực tế của Toán học.

      Cấu trúc Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Thông thường, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9 sẽ có cấu trúc tương tự như sau:

      • Phần trắc nghiệm: Khoảng 5-7 câu hỏi, tập trung vào việc kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm Toán học.
      • Phần tự luận: Khoảng 3-5 câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán cụ thể. Các bài toán tự luận thường bao gồm các dạng bài tập như:

        • Giải phương trình bậc nhất một ẩn
        • Giải bất đẳng thức
        • Chứng minh đẳng thức
        • Áp dụng kiến thức vào giải quyết bài toán thực tế

      Các Chủ đề Chính trong Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Để chuẩn bị tốt nhất cho đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9, học sinh cần nắm vững các chủ đề sau:

      1. Biểu thức đại số: Hiểu rõ các khái niệm về biến, hệ số, bậc của biểu thức đại số, và các phép toán trên biểu thức đại số.
      2. Phương trình bậc nhất một ẩn: Biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn và ứng dụng phương trình bậc nhất một ẩn vào giải quyết các bài toán thực tế.
      3. Bất đẳng thức: Hiểu rõ các khái niệm về bất đẳng thức, các phép so sánh, và cách giải bất đẳng thức.
      4. Ứng dụng thực tế của Toán học: Biết cách áp dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các bài toán liên quan đến đời sống hàng ngày.

      Hướng dẫn Giải Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

      Để đạt kết quả tốt nhất trong đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9, học sinh cần:

      • Đọc kỹ đề bài: Trước khi bắt đầu giải bài, hãy đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài toán.
      • Lập kế hoạch giải bài: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài toán.
      • Sử dụng kiến thức đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết bài toán.
      • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong bài toán, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài toán: Giải phương trình sau: 2x + 5 = 11

      Giải:

      1. Chuyển 5 sang vế phải: 2x = 11 - 5
      2. Rút gọn: 2x = 6
      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 3

      Kết luận: Phương trình có nghiệm x = 3

      Tài liệu Ôn tập và Luyện thi

      Để hỗ trợ học sinh ôn tập và luyện thi hiệu quả, giaitoan.edu.vn cung cấp:

      • Đề thi thử: Các đề thi thử được thiết kế theo cấu trúc đề thi chính thức, giúp học sinh làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải bài.
      • Bài giảng chi tiết: Các bài giảng được trình bày một cách dễ hiểu, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
      • Bài tập luyện tập: Các bài tập luyện tập được phân loại theo mức độ khó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài từ dễ đến khó.
      • Đáp án và lời giải chi tiết: Đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập và luyện thi một cách nghiêm túc. Đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 9!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 7