Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với đề thi giữa kì 2 môn Toán chương trình Kết nối tri thức - Đề số 8.
Đề thi này được thiết kế dựa trên cấu trúc đề thi chính thức, giúp các em làm quen với dạng bài và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục môn Toán!
Nếu2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:
Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) kết luận nào sau đây là đúng?
Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có:
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:
Cho y = 10x thì ta nói
Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.
Biểu thức đại số biểu thị công thức tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là: \(a,\;b\) và chiều cao là \(c\).
Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
Giá trị của biểu thức \(A = {x^2} - 2x + 1\) tại \(x = - \frac{2}{3}\) là
Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?
Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k trong công thức \(y = kx\).
b) Biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = -10; x = 2.
Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.
a) So sánh BA và BC.
b) Chứng minh DA = DH.
c) So sánh DC và DA.
Ba đội cùng chuyển một khối lượng gạch như nhau. Thời gian để đội thứ nhất, đội thứ hai và đội thứ ba làm xong công việc lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Tính số người tham gia làm việc của mỗi đội, biết rằng số người của đội thứ ba ít hơn số người của đội thứ hai là 5 người.
Nếu2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:
Đáp án : B
Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức: Nếu \(ad = bc\left( {a,b,c,d \ne 0} \right)\) thì ta có các tỉ lệ thức:
\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d};\frac{a}{c} = \frac{b}{d};\frac{d}{b} = \frac{c}{a};\frac{d}{c} = \frac{b}{a}\)
Nếu \(2.b = 5.c\) thì ta có các tỉ lệ thức:
\(\frac{2}{c} = \frac{5}{b};\frac{2}{5} = \frac{c}{b};\frac{c}{2} = \frac{b}{5};\frac{5}{2} = \frac{b}{c}\) nên B đúng.
Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án : C
Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Với \(a,b,c,d \in Z;{\rm{ }}b,d \ne 0\) ta có:
\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\).
Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có:
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.
y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k nên ta có công thức \(y = kx\).
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15 nên hệ số tỉ lệ của y đối với x là:
k = 4.(-15) = -60.
Cho y = 10x thì ta nói
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = 10x thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.
Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng
Đáp án : A
Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.
Vì 3 + 4 = 7 nên 3cm; 4cm; 7cm không thể là ba cạnh của tam giác ABC hay BC không thể bằng 4cm.
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức chứa chữ.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về biểu thức số và biểu thức đại số.
Biểu thức chứa chữ là biểu thức đại số nên chỉ có biểu thức \(x - 2y + 3z\) là biểu thức chứa chữ.
Biểu thức đại số biểu thị công thức tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là: \(a,\;b\) và chiều cao là \(c\).
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về biểu thức đại số và công thức tính diện tích hình thang.
Biểu thức đại số biểu diễn công thức tính diện tích hình thang là:
\(\frac{{a + b}}{2}.c = \frac{{\left( {a + b} \right)c}}{2}\).
Cho \(\Delta MNP\) có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
Đáp án : C
Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
\(\Delta MNP\) có MN < MP < NP nên \(\widehat P < \widehat N < \widehat M\).
Giá trị của biểu thức \(A = {x^2} - 2x + 1\) tại \(x = - \frac{2}{3}\) là
Đáp án : A
Thay giá trị của x vào biểu thức để tìm giá trị của A.
Thay \(x = - \frac{2}{3}\) vào A, ta được:
\(\begin{array}{l}A = {\left( { - \frac{2}{3}} \right)^2} - 2.\left( { - \frac{2}{3}} \right) + 1\\ = \frac{{25}}{9}\end{array}\)
Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?
Đáp án : A
Đoạn thẳng ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ B đến AD là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.
Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.
Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:
Đáp án : C
Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.
Vì AB < AD, C nằm giữa A và D nên AC < AD.
Do đó AB < BC < BD. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k trong công thức \(y = kx\).
b) Biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = -10; x = 2.
a) Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận để tìm k.
b) Viết công thức biểu diễn y theo x với k vừa tìm được.
c) Thay giá trị của x vào công thức biểu diễn để tìm y
a) Vì hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4 nên ta có:
\( - 4 = k.5\) suy ra \(k = \frac{{ - 4}}{5}\).
b) Công thức biểu diễn y theo x là: \(y = \frac{{ - 4}}{5}x\).
c) Thay x = -10 vào công thức ta được: \(y = \frac{{ - 4}}{5}.\left( { - 10} \right) = 8\).
Thay x = 2 vào công thức ta được: \(y = \frac{{ - 4}}{5}.2 = \frac{{ - 8}}{5}\).
Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.
a) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số đo các góc của tam giác ABC.
b) Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
a) Ta có tam giác ABC có số đo của các góc A, B,C lần lượt tỉ lệ với các số 2; 4; 6 nên ta có:
\(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{4} = \frac{{\widehat C}}{6} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C}}{{2 + 4 + 6}} = \frac{{{{180}^0}}}{{12}} = {15^0}\)
Suy ra
\(\begin{array}{l}\widehat A = {15^0}.2 = {30^0}\\\widehat B = {15^0}.4 = {60^0}\\\widehat C = {15^0}.6 = {90^0}\end{array}\)
Vậy số đo của góc A, B, C lần lượt là \({30^0};{60^0};{90^0}\).
b) Xét \(\Delta ABC\) có \(\widehat A < \widehat B < \widehat C\left( {{{30}^0} < {{60}^0} < {{90}^0}} \right)\) nên \(BC < AC < AB\).
Vậy các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn là BC, AC, AB.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.
a) So sánh BA và BC.
b) Chứng minh DA = DH.
c) So sánh DC và DA.
a) Dựa vào quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.
b) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta HBD\) nên DA = DH.
c) So sánh DC và DH dựa vào quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, mà DH = DA nên so sánh được DC và DA.
a) Xét tam giác ABC vuông tại A nên BA là đường vuông góc kẻ từ B đến AC, BC là đường xiên kẻ từ B đến AC nên BA < BC. (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).
b) Xét tam giác ABD và HBD, ta có:
\(\widehat {BAD} = \widehat {BHD} = {90^0}\)
\(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (BD là tia phân giác của góc ABC)
BD chung
Suy ra \(\Delta ABD = \Delta HBD\) (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra DA = DH (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
c) Trong tam giác DHC có \(\widehat {DHC} = {90^0}\)
Suy ra DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền)
Mà DA = DH (cmt)
Suy ra DA < DC.
Ba đội cùng chuyển một khối lượng gạch như nhau. Thời gian để đội thứ nhất, đội thứ hai và đội thứ ba làm xong công việc lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Tính số người tham gia làm việc của mỗi đội, biết rằng số người của đội thứ ba ít hơn số người của đội thứ hai là 5 người.
Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính x, y, z.
Gọi số công dân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là x, y, z. \(\left( {x,y,z \in \mathbb{N}*,y > z} \right)\)
Số công nhân của đội thứ ba ít hơn số công nhân của đội thứ hai là 5 người nên \(y - z = 5\).
Với cùng một khối lượng công việc, số công nhân tham gia làm việc và thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đó, ta có: 2x = 3y = 4z suy ra \(\frac{x}{\frac{1}{2}} = \frac{y}{\frac{1}{3}} = \frac{z}{\frac{1}{4}}\)
Nhân với \(\frac{1}{12}\), ta được: \(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\frac{x}{6} = \frac{y}{4} = \frac{z}{3} = \frac{{y - z}}{{4 - 3}} = \frac{5}{1} = 5\)
Suy ra
\(\begin{array}{l}x = 5.6 = 30\\y = 5.4 = 20\\z = 5.3 = 15\end{array}\)
Vậy số công nhân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là 30, 20, 15 người.
Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau nửa học kỳ. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính được giảng dạy trong chương trình Kết nối tri thức. Việc làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập giải các bài tập tương tự là chìa khóa để đạt kết quả tốt.
Đề thi thường bao gồm các phần sau:
Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 bao gồm:
Để giải đề thi hiệu quả, học sinh cần:
Bài toán: Giải phương trình 2x + 5 = 11
Giải:
Kết luận: Phương trình có nghiệm x = 3
Giaitoan.edu.vn cung cấp một kho đề thi phong phú, đa dạng với đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu. Các em có thể luyện tập thêm với các đề thi tương tự để nâng cao kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong các kỳ thi sắp tới. Ngoài ra, trang web còn cung cấp các bài giảng, video hướng dẫn và tài liệu ôn tập hữu ích khác.
Luyện tập thường xuyên là yếu tố then chốt để thành công trong môn Toán. Việc giải nhiều bài tập khác nhau giúp các em làm quen với các dạng bài, rèn luyện kỹ năng giải toán và củng cố kiến thức đã học. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên, bạn bè hoặc các nguồn tài liệu trực tuyến khi gặp khó khăn.
Trước kỳ thi, hãy:
Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức - Đề số 8!