Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với chuyên mục trắc nghiệm Toán 6 của giaitoan.edu.vn. Ở đây, các em sẽ được luyện tập các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo chương trình Cánh diều một cách hiệu quả.

Mục tiêu của chúng tôi là giúp các em nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong các bài kiểm tra.

Đề bài

    Câu 1 :

    Tích \(25.9676.4\) bằng với

    • A.

      \(1000.9676\)

    • B.

      \(9676 + 100\)

    • C.

      \(9676.100\)

    • D.

      \(9676.10\)

    Câu 2 :

    Kết quả của phép tính \(547.63 + 547.37\) là

    • A.

      \(54700\)

    • B.

      \(5470\)

    • C.

      \(45700\)

    • D.

      \(54733\)

    Câu 3 :

    Tính nhanh \(125.1975.4.8.25\)

    • A.

      \(1975000000\)

    • B.

      \(1975000\)

    • C.

      \(19750000\)

    • D.

      \(197500000\)

    Câu 4 :

    Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh \(A = 1987657.1987655\) và \(B = 1987656.1987656\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A < B\)

    • C.

      \(A \le B\)

    • D.

      \(A = B\)

    Câu 5 :

    Tổng \(1 + 3 + 5 + 7 + ... + 95 + 97\) là

    • A.

      Số có chữ số tận cùng là \(7.\)

    • B.

      Số có chữ số tận cùng là \(2.\)

    • C.

      Số có chữ số tận cùng là \(3.\)

    • D.

      Số có chữ số tận cùng là \(1.\)

    Câu 6 :

    Tìm số tự nhiên \(x\) biết \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\)

    • A.

      \(x = 4\)

    • B.

      \(x = 3\)

    • C.

      \(x = 0\)

    • D.

      \(x = 1000\)

    Câu 7 :

    Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

    • A.

      \(x = 2017\)

    • B.

      \(x = 2018\)

    • C.

      \(x = 2019\)

    • D.

      \(x = 2020\)

    Câu 8 :

    Kết quả của phép tính \(879.2a + 879.5a + 879.3a\) là

    • A.

      \(8790\)

    • B.

      \(87900a\)

    • C.

      \(8790a\)

    • D.

      \(879a\)

    Câu 9 :

    Một tàu hỏa cần chở \(1200\) khách. Biết rằng mỗi toa có \(12\) khoang, mỗi khoang có \(8\) chỗ ngồi. Hỏi tàu hỏa cần ít nhất bao nhiêu toa để chở hết số khách tham quan.

    • A.

      \(13\)

    • B.

      \(15\)

    • C.

      \(12\)

    • D.

      \(14\)

    Câu 10 :

    Để đánh số trang của một quyển sách dày \(2746\) trang (bắt đầu từ số 1), ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

    • A.

      \(9875\)

    • B.

      \(9876\)

    • C.

      \(9877\)

    • D.

      \(9878\)

    Câu 11 :

    Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)

    • A.

      \(10\)

    • B.

      \(11\)

    • C.

      \(12\)

    • D.

      \(13\)

    Câu 12 :

    Để đánh số các trang của một quyển sách người ta phải dùng tất cả \(600\) chữ số. Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang?

    • A.

      \(326\)

    • B.

      \(136\)

    • C.

      \(263\)

    • D.

      \(236\)

    Câu 13 :

    Thực hiện hợp lý phép tính \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\) ta được

    • A.

      \(112\)

    • B.

      \(28\)

    • C.

      \(53\)

    • D.

      \(56\)

    Câu 14 :

    Tìm số tự nhiên \(x\) biết rằng \(x - 50:25 = 8.\)

    • A.

      \(11\)

    • B.

      \(250\)

    • C.

      \(10\)

    • D.

      \(20\)

    Câu 15 :

    Giá trị \(x\) nào dưới đây thỏa mãn \(\left( {x - 50} \right):25 = 8?\)

    • A.

      \(300\)

    • B.

      \(150\)

    • C.

      \(200\)

    • D.

      \(250\)

    Câu 16 :

    Cho \({x_1}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\) và \({x_2}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\). Khi đó \({x_1} + {x_2}\) bằng

    • A.

      \(80\)

    • B.

      \(82\)

    • C.

      \(41\)

    • D.

      \(164\)

    Câu 17 :

    Tìm số chia và số dư trong phép chia khi biết số bị chia là \(36\) và thương là \(7.\)

    • A.

      Số chia là \(5\), số dư là \(2.\)

    • B.

      Số chia là \(7\), số dư là \(1.\)

    • C.

      Số chia là \(5\), số dư là \(1.\)

    • D.

      Số chia là \(6\), số dư là \(1.\)

    Câu 18 :

    Trong một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có số bị chia là \(200\) và số dư là \(13.\) Khi đó số chia và thương lần lượt là

    • A.

      \(197;1\)

    • B.

      \(1;197\)

    • C.

      \(1;187\)

    • D.

      \(187;1\)

    Câu 19 :

    Một trường THCS có \(530\) học sinh lớp \(6\). Trường có \(15\) phòng học cho khối \(6\), mỗi phòng có \(35\) học sinh.

    • A.

      Nhà trường phân đủ số lượng học sinh

    • B.

      Nhà trường thiếu lớp học so với số học sinh hiện có

    • C.

      Nhà trường thiếu học sinh so với số lớp hiện có

    • D.

      Nhà trường thừa \(1\) phòng học

    Câu 20 :

    Chia \(129\) cho một số ta được số dư là \(10.\) Chia \(61\) cho số đó ta cũng được số dư là \(10.\) Tìm số chia.

    • A.

      \(17\)

    • B.

      \(51\)

    • C.

      \(71\)

    • D.

      \(7\)

    Câu 21 :

    Mẹ em mua một túi 15 kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một ki lô gam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ tiền 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?

    • A.

      300

    • B.

      4

    • C.

      5

    • D.

      6

    Câu 22 :

    Ngày sinh của Hoa chia hết cho tháng sinh của Hoa theo lịch dương. Ngày sinh và tháng sinh của Hoa không thể là

    • A.

      Ngày 22 tháng 2

    • B.

      Ngày 23 tháng 1

    • C.

      Ngày 30 tháng 2

    • D.

      Ngày 28 tháng 7

    Câu 23 :

    Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho \(3\) là:

    • A.

      \(3k\,\left( {k \in N} \right)\)

    • B.

      \(5k + 3\,\left( {k \in N} \right)\)

    • C.

      \(3k + 1\,\left( {k \in N} \right)\)

    • D.

      \(3k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

    Câu 24 :

    Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là

    • A.

      \(2k + 5\,\left( {k \in N} \right)\)

    • B.

      \(5k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

    • C.

      \(2k\,\left( {k \in N} \right)\)

    • D.

      \(5k + 4\,\left( {k \in N} \right)\)

    Câu 25 :

    Tình nhanh \(49.15 - 49.5\) ta được kết quả là

    • A.

      \(490\)

    • B.

      \(49\)

    • C.

      \(59\)

    • D.

      \(4900\)

    Câu 26 :

    Kết quả của phép tính $12.100 + 100.36 - 100.19$ là

    • A.

      \(29000\)

    • B.

      \(3800\)

    • C.

      \(290\)

    • D.

      \(2900\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Tích \(25.9676.4\) bằng với

    • A.

      \(1000.9676\)

    • B.

      \(9676 + 100\)

    • C.

      \(9676.100\)

    • D.

      \(9676.10\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để nhân các số thích hợp

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(25.9676.4\)\( = 9676.25.4 = 9676.100\)

    Câu 2 :

    Kết quả của phép tính \(547.63 + 547.37\) là

    • A.

      \(54700\)

    • B.

      \(5470\)

    • C.

      \(45700\)

    • D.

      \(54733\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để thực hiện phép tính.

    $ab+ac=a(b+c)$

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(547.63 + 547.37\)\( = 547.\left( {63 + 37} \right) = 547.100 = 54700.\)

    Câu 3 :

    Tính nhanh \(125.1975.4.8.25\)

    • A.

      \(1975000000\)

    • B.

      \(1975000\)

    • C.

      \(19750000\)

    • D.

      \(197500000\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính nhanh

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(125.1975.4.8.25\)\( = \left( {125.8} \right).\left( {4.25} \right).1975\)\( = 1000.100.1975\)\( = 197500000\)

    Câu 4 :

    Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh \(A = 1987657.1987655\) và \(B = 1987656.1987656\)

    • A.

      \(A > B\)

    • B.

      \(A < B\)

    • C.

      \(A \le B\)

    • D.

      \(A = B\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất phân phối giữa phép nhân với phép cộng để biến đổi và so sánh \(A,B.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(A = 1987657.1987655\)\( = \left( {1987656 + 1} \right).1987655\)\( = 1987656.1987655 + 1987655\,\,\,\left( 1 \right)\)

    Và \(B = 1987656.\left( {1987655 + 1} \right)\) \( = 1987656.1987655 + 1987656\,\,\,\left( 2 \right)\)

    Vì \(1987655 < 1987656\) và từ (1) và (2) suy ra \(A < B.\)

    Câu 5 :

    Tổng \(1 + 3 + 5 + 7 + ... + 95 + 97\) là

    • A.

      Số có chữ số tận cùng là \(7.\)

    • B.

      Số có chữ số tận cùng là \(2.\)

    • C.

      Số có chữ số tận cùng là \(3.\)

    • D.

      Số có chữ số tận cùng là \(1.\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Tính số các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) bằng công thức (số cuối-số đầu):2+1

    + Tổng các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) được tính bằng công thức

    (số cuối+số đầu). số các số hạng :2

    Lời giải chi tiết :

    Số các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) là \(\left( {97 - 1} \right):2 + 1 = 49\) số

    Do đó \(1 + 3 + 5 + 7 + ... + 95 + 97\)\( = \left( {97 + 1} \right).49:2 = 2401.\)

    Vậy tổng cần tìm có chữ số tận cùng là \(1.\)

    Câu 6 :

    Tìm số tự nhiên \(x\) biết \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\)

    • A.

      \(x = 4\)

    • B.

      \(x = 3\)

    • C.

      \(x = 0\)

    • D.

      \(x = 1000\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng cách tìm \(x\): Nếu hai số nhân với nhau bằng \(0\) thì có ít nhất một thừa số phải bằng \(0.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\) nên \(x - 4 = 0\) (vì \(1000 \ne 0\))

    Suy ra

    \(x = 0 + 4\)

    \(x = 4.\)

    Vậy \(x = 4.\)

    Câu 7 :

    Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

    • A.

      \(x = 2017\)

    • B.

      \(x = 2018\)

    • C.

      \(x = 2019\)

    • D.

      \(x = 2020\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng mối quan hệ giữa các số: để tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

    \(x - 2018 = 2018:2018\)

    \(x - 2018 = 1\)

    \(x = 2018 + 1\)

    \(x = 2019\)

    Vậy \(x = 2019.\)

    Câu 8 :

    Kết quả của phép tính \(879.2a + 879.5a + 879.3a\) là

    • A.

      \(8790\)

    • B.

      \(87900a\)

    • C.

      \(8790a\)

    • D.

      \(879a\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng, tính chất giao hoán của phép nhân.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(879.2a + 879.5a + 879.3a\)\( = 879.a.2 + 879.a.5 + 879.a.3\)\( = 879a\left( {2 + 5 + 3} \right) = 879a.10 = 8790a\)

    Câu 9 :

    Một tàu hỏa cần chở \(1200\) khách. Biết rằng mỗi toa có \(12\) khoang, mỗi khoang có \(8\) chỗ ngồi. Hỏi tàu hỏa cần ít nhất bao nhiêu toa để chở hết số khách tham quan.

    • A.

      \(13\)

    • B.

      \(15\)

    • C.

      \(12\)

    • D.

      \(14\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Tính số người mỗi toa chở được

    + Tính số toa

    Lời giải chi tiết :

    Mỗi toa chở số người là: \(12.8 = 96\) người

    Vì tàu hỏa cần chở \(1200\) hành khách mà \(1200:96 = 12\) dư \(48\) hành khách nên cần ít nhất \(13\) toa để chở hết số khách tham quan.

    Câu 10 :

    Để đánh số trang của một quyển sách dày \(2746\) trang (bắt đầu từ số 1), ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

    • A.

      \(9875\)

    • B.

      \(9876\)

    • C.

      \(9877\)

    • D.

      \(9878\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Tìm số trang có đánh 1 chữ số, số trang đánh 2 chữ số, số trang đánh 3 chữ số, số trang đánh 4 chữ số

    + Từ đó suy ra số chữ số cần dùng.

    Lời giải chi tiết :

    Quyển sách có:

    + Số trang có \(1\) chữ số là \(9 - 1 + 1 = 9\)

    + Số trang có \(2\) chữ số là \(99 - 10 + 1 = 90\) trang

    + Số trang có \(3\) chữ số là \(999 - 100 + 1 = 900\) trang

    + Số trang có \(4\) chữ số là \(2746 - 1000 + 1 = 1747\) trang

    Vậy số chữ số cần dùng là:

    \(1.9 + 2.90 + 3.900 + 4.1747 = 9877\) (chữ số)

    Câu 11 :

    Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)

    • A.

      \(10\)

    • B.

      \(11\)

    • C.

      \(12\)

    • D.

      \(13\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng mối quan hệ giữa các hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị khi phân tích một số trong hệ thập phân

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)

    \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} .100 + \overline {xy} \)

    \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} \left( {100 + 1} \right)\)

    \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} .101\)

    Suy ra \(\overline {xyx} = 101\) nên \(x = 1;y = 0\)

    Vậy \(\overline {xy} = 10.\)

    Câu 12 :

    Để đánh số các trang của một quyển sách người ta phải dùng tất cả \(600\) chữ số. Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang?

    • A.

      \(326\)

    • B.

      \(136\)

    • C.

      \(263\)

    • D.

      \(236\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Chia ra thành các trang đánh \(1\) chữ số; \(2\) chữ số và \(3\) chữ số để tìm số trang của quyển sách.

    Lời giải chi tiết :

    \(99\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 = 189\) chữ số

    \(999\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 + 900.3 = 2889\) chữ số

    Vì \(189 < 600 < 2889\) nên trang cuối cùng phải có ba chữ số

    Số chữ số dùng để đánh số trang có ba chữ số là \(600 - 189 = 411\) (chữ số)

    Số trang có ba chữ số là \(411:3 = 137\) trang

    Số trang của quyển sách là \(99 + 137 = 236\) trang

    Câu 13 :

    Thực hiện hợp lý phép tính \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\) ta được

    • A.

      \(112\)

    • B.

      \(28\)

    • C.

      \(53\)

    • D.

      \(56\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    - Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

    - Thực hiện phép chia để tìm kết quả.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\)\( = 56.\left( {35 + 18} \right):53 = 56.53:53 = 56.1 = 56\)

    Câu 14 :

    Tìm số tự nhiên \(x\) biết rằng \(x - 50:25 = 8.\)

    • A.

      \(11\)

    • B.

      \(250\)

    • C.

      \(10\)

    • D.

      \(20\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Thực hiện phép chia trước rồi tìm \(x\) bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(x - 50:25 = 8\)

    \(x - 2 = 8\)

    \(x = 8 + 2\)

    \(x = 10.\)

    Câu 15 :

    Giá trị \(x\) nào dưới đây thỏa mãn \(\left( {x - 50} \right):25 = 8?\)

    • A.

      \(300\)

    • B.

      \(150\)

    • C.

      \(200\)

    • D.

      \(250\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Tìm số bị chia bằng cách lấy số chia nhân với thương.

    + Tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( {x - 50} \right):25 = 8\)

    \(x - 50 = 25.8\)

    \(x - 50 = 200\)

    \(x = 50 + 200\)

    \(x = 250.\)

    Vậy \(x = 250.\)

    Câu 16 :

    Cho \({x_1}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\) và \({x_2}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\). Khi đó \({x_1} + {x_2}\) bằng

    • A.

      \(80\)

    • B.

      \(82\)

    • C.

      \(41\)

    • D.

      \(164\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tìm \({x_1}\) và \({x_2}\) sau đó tính tổng \({x_1} + {x_2}\)

    Lời giải chi tiết :

    + Ta có \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\)

    \(5x - 38 = 13.19\)

    \(5x - 38 = 247\)

    \(5x = 247 + 38\)

    \(5x = 285\)

    \(x = 285:5\)

    \(x = 57\)

    Vậy \({x_1} = 57.\)

    + Ta có \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\)

    \(3\left( {8 + x} \right) = 100 - 1\)

    \(3\left( {8 + x} \right) = 99\)

    \(8 + x = 99:3\)

    \(8 + x = 33\)

    \(x = 33 - 8\)

    \(x = 25.\)

    Vậy \({x_2} = 25\)

    Khi đó \({x_1} + {x_2} = 57 + 25 = 82.\)

    Câu 17 :

    Tìm số chia và số dư trong phép chia khi biết số bị chia là \(36\) và thương là \(7.\)

    • A.

      Số chia là \(5\), số dư là \(2.\)

    • B.

      Số chia là \(7\), số dư là \(1.\)

    • C.

      Số chia là \(5\), số dư là \(1.\)

    • D.

      Số chia là \(6\), số dư là \(1.\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi số chia là \(b\), số dư là \(r\,\left( {b \in {N^*};\,0 \le r < b} \right)\).

    Theo đề bài ta có \(36 = 7.b + r\) suy ra \(7b \le 36\) và \(8b > 36\) suy ra \(b = 5\) từ đó ta có \(r = 1.\)

    Câu 18 :

    Trong một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có số bị chia là \(200\) và số dư là \(13.\) Khi đó số chia và thương lần lượt là

    • A.

      \(197;1\)

    • B.

      \(1;197\)

    • C.

      \(1;187\)

    • D.

      \(187;1\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi thương là \(p\); số chia là \(b\)\(\left( { b>13} \right)\)

    Theo đề bài ta có \(200 = bq + 13\) nên \(bq = 187 = 187.1\) mà \(b > 13\) nên \(b = 187\) và \(q = 1.\)

    Câu 19 :

    Một trường THCS có \(530\) học sinh lớp \(6\). Trường có \(15\) phòng học cho khối \(6\), mỗi phòng có \(35\) học sinh.

    • A.

      Nhà trường phân đủ số lượng học sinh

    • B.

      Nhà trường thiếu lớp học so với số học sinh hiện có

    • C.

      Nhà trường thiếu học sinh so với số lớp hiện có

    • D.

      Nhà trường thừa \(1\) phòng học

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tính số học sinh có thể học trong \(15\) phòng học của nhà trường.

    Từ đó suy ra nhà trường có phân đủ số học sinh vào các phòng hay không?

    Lời giải chi tiết :

    Số học sinh học trong \(15\) phòng học là \(15.35 = 525\) học sinh.

    Mà nhà trường có \(530\) học sinh nên nhà trường thiếu lớp học so với số học sinh hiện có.

    Câu 20 :

    Chia \(129\) cho một số ta được số dư là \(10.\) Chia \(61\) cho số đó ta cũng được số dư là \(10.\) Tìm số chia.

    • A.

      \(17\)

    • B.

      \(51\)

    • C.

      \(71\)

    • D.

      \(7\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    - Từ đề bài tìm ra mối quan hệ giữa số chia và thương

    - Từ đó phân tích để tìm ra số chia phù hợp

    Lời giải chi tiết :

    Gọi số chia là \(b,\) theo bài ra ta có

    \(129 = b.{q_1} + 10 \Rightarrow b{q_1} = 119 = 119.1 = 17.7\) (với \({q_1}\) là thương )

    \(61 = b.{q_2} + 10 \Rightarrow b{q_2} = 51 = 51.1 = 17.3\) (với \({q_2}\) là thương và \({q_2} \ne {q_1}\))

    Vì \(b > 10\) và \({q_1} \ne {q_2}\) nên ta có \(b = 17.\)

    Câu 21 :

    Mẹ em mua một túi 15 kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một ki lô gam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ tiền 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?

    • A.

      300

    • B.

      4

    • C.

      5

    • D.

      6

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Tính số tiền mẹ mua gạo.

    Số tờ tiền bằng số tiền mua gạo chia cho 50.

    Lời giải chi tiết :

    Số tiền gạo là 15.20=300 nghìn đồng

    Số tờ tiền mà mẹ em phải đưa là 300:50=6 (tờ)

    Vậy mẹ em phải đưa cho cô bán hàng 6 tờ tiền mệnh giá 50 nghìn đồng.

    Câu 22 :

    Ngày sinh của Hoa chia hết cho tháng sinh của Hoa theo lịch dương. Ngày sinh và tháng sinh của Hoa không thể là

    • A.

      Ngày 22 tháng 2

    • B.

      Ngày 23 tháng 1

    • C.

      Ngày 30 tháng 2

    • D.

      Ngày 28 tháng 7

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Kiểm tra tính chia hết của ngày sinh và tháng sinh trong các đáp án.

    Lời giải chi tiết :

    Ngày sinh và tháng sinh của Hoa không thể là ngày 30 tháng 2 vì tuy rằng 30 chia hết cho 2 nhưng tháng 2 không thể có 30 ngày.

    Câu 23 :

    Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho \(3\) là:

    • A.

      \(3k\,\left( {k \in N} \right)\)

    • B.

      \(5k + 3\,\left( {k \in N} \right)\)

    • C.

      \(3k + 1\,\left( {k \in N} \right)\)

    • D.

      \(3k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng các số hạng chia hết cho \(a\) có dạng $x = a.k\,\left( {k \in N} \right)$

    Lời giải chi tiết :

    Các số hạng chia hết cho \(3\) có dạng tổng quát là \(x = 3k\,\left( {k \in N} \right)\)

    Câu 24 :

    Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là

    • A.

      \(2k + 5\,\left( {k \in N} \right)\)

    • B.

      \(5k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

    • C.

      \(2k\,\left( {k \in N} \right)\)

    • D.

      \(5k + 4\,\left( {k \in N} \right)\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Số tự nhiên \(a\) chia cho \(b\) được thương \(q\) và dư $r$ có dạng \(a = b.q + r.\)

    Lời giải chi tiết :

    Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là \(a = 5k + 2\,\left( {k \in N} \right).\)

    Câu 25 :

    Tình nhanh \(49.15 - 49.5\) ta được kết quả là

    • A.

      \(490\)

    • B.

      \(49\)

    • C.

      \(59\)

    • D.

      \(4900\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ \(ab - ac = a\left( {b - c} \right).\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(49.15 - 49.5\)\( = 49.\left( {15 - 5} \right) = 49.10 = 490.\)

    Câu 26 :

    Kết quả của phép tính $12.100 + 100.36 - 100.19$ là

    • A.

      \(29000\)

    • B.

      \(3800\)

    • C.

      \(290\)

    • D.

      \(2900\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng; phép trừ \(ab + ac - ad = a\left( {b + d - c} \right).\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có $12.100 + 100.36 - 100.19$\( = 100.\left( {12 + 36 - 19} \right) = 100.29 = 2900.\)

    Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều – nội dung then chốt trong chuyên mục giải sgk toán 6 trên nền tảng tài liệu toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

    Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều: Tổng quan

    Phép nhân và phép chia các số tự nhiên là những kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Toán 6. Việc nắm vững các quy tắc, tính chất và các dạng bài tập liên quan sẽ giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc cho các kiến thức toán học ở các lớp trên.

    Các dạng bài tập thường gặp

    1. Bài tập về phép nhân:
      • Tính tích của hai số tự nhiên.
      • Tìm số bị nhân, số nhân khi biết tích.
      • Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân.
      • Giải các bài toán có liên quan đến phép nhân trong thực tế.
    2. Bài tập về phép chia:
      • Tính thương của hai số tự nhiên.
      • Tìm số bị chia, số chia khi biết thương.
      • Áp dụng quy tắc chia hết, chia có dư.
      • Giải các bài toán có liên quan đến phép chia trong thực tế.
    3. Bài tập kết hợp phép nhân và phép chia:
      • Thực hiện các phép tính có chứa cả phép nhân và phép chia.
      • Sử dụng dấu ngoặc để thay đổi thứ tự thực hiện các phép tính.
      • Giải các bài toán phức tạp hơn, đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt các kiến thức đã học.

    Hướng dẫn giải bài tập

    Để giải các bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên, học sinh cần:

    • Nắm vững các quy tắc, tính chất của phép nhân và phép chia.
    • Phân tích đề bài một cách cẩn thận để xác định đúng yêu cầu.
    • Sử dụng các công thức, phương pháp phù hợp để giải bài tập.
    • Kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Tính 12 x 5 + 36 : 4

    Giải:

    1. Thực hiện phép nhân trước: 12 x 5 = 60
    2. Thực hiện phép chia: 36 : 4 = 9
    3. Thực hiện phép cộng: 60 + 9 = 69
    4. Vậy, 12 x 5 + 36 : 4 = 69

    Ví dụ 2: Tìm x biết x : 8 = 15

    Giải:

    x = 15 x 8 = 120

    Vậy, x = 120

    Luyện tập với trắc nghiệm

    Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập, các em hãy tham gia các bài trắc nghiệm về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều tại giaitoan.edu.vn. Các bài trắc nghiệm được thiết kế đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, giúp các em làm quen với các dạng đề thi và tự tin hơn trong các kỳ thi sắp tới.

    Lời khuyên

    Hãy dành thời gian ôn tập lý thuyết và làm bài tập thường xuyên để nắm vững kiến thức. Đừng ngại hỏi thầy cô hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Chúc các em học tập tốt!

    Bảng tổng hợp các quy tắc cơ bản

    Phép tínhQuy tắc
    Phép nhâna x b = b x a; (a x b) x c = a x (b x c); a x 0 = 0; a x 1 = a
    Phép chiaa : b = c (dư r) với a = b x c + r và 0 ≤ r < b
    Lưu ý: Các quy tắc này áp dụng cho các số tự nhiên khác 0.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6