Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với bài trắc nghiệm về dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 trong chương trình Toán 6 Cánh diều.
Bài tập này được thiết kế để giúp các em củng cố kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải toán và chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra sắp tới.
Giaitoan.edu.vn hy vọng sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường chinh phục môn Toán của các em.
Cho \(\overline {1a52} \) chia hết cho 9. Số thay thế cho \(a\) có thể là
Cho $5$ số $0;1;3;6;7.$ Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số không lặp lại.
$1$
$4$
$3$
$2$
Cho số \(A = \overline {a785b} \) . Tìm tổng các chữ số $a$ và $b$ sao cho $A$ chia $9$ dư $2.$
\(\left( {a + b} \right) \in \left\{ {9;18} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right)\in \left\{ {0;9;18} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right) \in \left\{ {1;2;3} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right)\in \left\{ {4;5;6} \right\}\)
Cho số \(N = \overline {5a27b} \) .Có bao nhiêu số N sao cho N là số có $5$ chữ số khác nhau và N chia cho $3$ thì dư $2,$ N chia cho $5$ thì dư $1$ và N chia hết cho $2.$
\(3\)
\(4\)
\(5\)
\(6\)
Tìm các chữ số $x, y$ biết rằng: \(\overline {23x5y} \) chia hết cho $2; 5$ và $9.$
\(x = 0;y = 6\)
\(x = 6;y = 0\)
\(x = 8;y = 0\)
\(x = 0;y = 8\)
Có bao nhiêu số tự nhiên dạng \(\overline {5a42b} \) chia hết cho cả \(2;5\) và \(3?\)
\(3\)
\(4\)
\(2\)
\(1\)
Dùng ba trong bốn chữ số \(5;8;4;0\) hãy lập ra các số tự nhiên chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9.\)
\(840;804;408\)
\(840;804;408;480\)
\(540;450;405\)
\(540;450;405;504\)
Có bao nhiêu cặp số \(a;b\) sao cho số \(\overline {52ab} \) chia hết cho \(9\) và chia cho \(5\) dư \(2.\)
\(4\)
\(1\)
\(2\)
\(3\)
Tìm \(x \in \mathbb{N}\), biết \(x\) chia hết cho 3 và \(360 < x < 370\)?
$360; 366; 369$
Số \(A = \overline {abcd} - \left( {a + b + c + d} \right)\) chia hết cho số nào dưới đây?
\(2\)
\(5\)
\(9\)
\(6\)
Lời giải và đáp án
Cho \(\overline {1a52} \) chia hết cho 9. Số thay thế cho \(a\) có thể là
Đáp án : A
Tìm điều kiện của \(a\).
Tính tổng các chữ số trong \(\overline {1a52} \)
Tìm \(a\) để tổng đó chia hết cho 9.
Tổng các chữ số của \(\overline {1a52} \) là \(1 + a + 5 + 2 = a + 8\) để số \(\overline {1a52} \) chia hết cho 9 thì \(a + 8\) phải chia hết cho 9.
Do a là các số tự nhiên từ 0 đến 9 nên
\(\begin{array}{l}0 + 8 \le a + 8 \le 9 + 8\\ \Rightarrow 8 \le a + 8 \le 17\end{array}\)
Số chia hết cho 9 từ 8 đến 17 chỉ có đúng một số 9, do đó \(a + 8 = 9 \Rightarrow a = 1\)
Vậy số thay thế cho a chỉ có thể là 1
Cho $5$ số $0;1;3;6;7.$ Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số không lặp lại.
$1$
$4$
$3$
$2$
Đáp án : B
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho $3:$ Các số có tổng chia hết cho $3$ thì chia hết cho $3.$
Trong $5$ số $0;1;3;6;7$ chỉ có \(0 + 3 + 6 = 9\,\, \vdots \,\,3\) nên các số cần tìm được lập bởi ba số $0,3,6$, chúng là 360; 306; 630; 603. Vậy ta lập được 4 số thỏa mãn.
Cho số \(A = \overline {a785b} \) . Tìm tổng các chữ số $a$ và $b$ sao cho $A$ chia $9$ dư $2.$
\(\left( {a + b} \right) \in \left\{ {9;18} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right)\in \left\{ {0;9;18} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right) \in \left\{ {1;2;3} \right\}\)
\(\left( {a + b} \right)\in \left\{ {4;5;6} \right\}\)
Đáp án : A
Áp dụng: Một số chia $9$ dư bao nhiêu thì tổng các chữ số của nó chia $9$ cũng dư bấy nhiêu.
Ta có: \(a;\,\,b\,\,\, \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9} \right\}\) và \(a \ne 0.\)
A chia $9$ dư $2$ \( \Rightarrow a + 7 + 8 + 5 + b = a + b + 20\) chia $9$ dư $2$ hay \(\left( {a + b + 18} \right)\,\, \vdots \,\,9\) .
Mà \(18 \, \vdots \, 9 \Rightarrow \left( {a + b} \right) \, \vdots \, 9 \Rightarrow \left( {a + b} \right) \in \left\{ {9;18} \right\}\).
Cho số \(N = \overline {5a27b} \) .Có bao nhiêu số N sao cho N là số có $5$ chữ số khác nhau và N chia cho $3$ thì dư $2,$ N chia cho $5$ thì dư $1$ và N chia hết cho $2.$
\(3\)
\(4\)
\(5\)
\(6\)
Đáp án : A
Để giải bài toán tìm các chữ số chưa biết của một số, biết số đó chia hết hoặc chia dư cho một vài số cho trước, ta sử dụng các dấu hiệu chia hết, ưu tiên các dấu hiệu cho biết 1 (hoặc 2, 3) chữ số tận cùng (2, 5, 4, 25, 8, 125).
Điều kiện: \(a;\,\,b \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,.......;\,\,9} \right\}\)
\(N = \overline {5a27b} \) chia 5 dư 1 nên \(b \in \left\{ {1;6} \right\}\) .
Mà N chia hết cho 2 nên \(b = 6\) , ta được số \(N = \overline {5a276} \) .
Vì N chia 3 dư 2 nên \(5 + a + 2 + 7 + 6 = 20 + a\) chia $3$ dư $2.$ Suy ra \(\left( {18 + a} \right)\,\, \vdots \,\,3\) .
Mà \(18 \vdots 3 \Rightarrow a \vdots 3 \Rightarrow a \in \left\{ {0;3;6;9} \right\}\) (do $a$ là chữ số).
Lại có $N$ là số có $5$ chữ số khác nhau nên \(a \in \left\{ {0;3;9} \right\}\) .
Vậy có ba số $N$ thỏa mãn là các số $50276;53276;59276$.
Tìm các chữ số $x, y$ biết rằng: \(\overline {23x5y} \) chia hết cho $2; 5$ và $9.$
\(x = 0;y = 6\)
\(x = 6;y = 0\)
\(x = 8;y = 0\)
\(x = 0;y = 8\)
Đáp án : C
Điều kiện: \(x; y \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,.......;\,\,9} \right\}\)
Vì \(\overline {23x5y} \) chia hết cho cả $2$ và $5$ nên \(y = 0\) ta được số \(\overline {23x50} \) .
Số \(\overline {23x50} \,\, \vdots \,\,9 \Rightarrow \left( {2 + 3 + x + 5 + 0} \right)\,\, \vdots \,\,9 \Rightarrow \left( {10 + x} \right)\,\, \vdots \,\,9 \Rightarrow x = 8.\)
Vậy \(x = 8;y = 0\), ta có số $23850.$
Có bao nhiêu số tự nhiên dạng \(\overline {5a42b} \) chia hết cho cả \(2;5\) và \(3?\)
\(3\)
\(4\)
\(2\)
\(1\)
Đáp án : A
+ Các số chia hết cho cả $2$ và $5$ có chữ số tận cùng là $0$.
+ Các số chia hết cho $3$ có tổng các chữ số chia hết cho $3$.
Vì số \(\overline {5a42b} \) chia hết cho cả \(2;5\) nên \(b = 0.\)
Để \(\overline {5a42b} \) chia hết cho \(3\) thì \(5 + a + 4 + 2 + 0 = 11 + a\) chia hết cho \(3.\)
Suy ra \(a \in \left\{ {1;4;7} \right\}\).
Vậy có ba số tự nhiên thỏa mãn là \(51420;54420;57420.\)
Dùng ba trong bốn chữ số \(5;8;4;0\) hãy lập ra các số tự nhiên chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9.\)
\(840;804;408\)
\(840;804;408;480\)
\(540;450;405\)
\(540;450;405;504\)
Đáp án : B
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho \(3.\) Ta lập các bộ số có tổng chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9.\)
Sau đó tìm ra các số thỏa mãn đề bài từ bộ số tìm được.
Ta thấy chỉ có \(8 + 4 + 0 = 12\) chia hết cho \(3\) nhưng không chia hết cho \(9\) nên các số cần tìm là \(840;480;408;804.\)
Có bao nhiêu cặp số \(a;b\) sao cho số \(\overline {52ab} \) chia hết cho \(9\) và chia cho \(5\) dư \(2.\)
\(4\)
\(1\)
\(2\)
\(3\)
Đáp án : D
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho \(9\) là tổng các chữ số chia hết cho $9$ và dấu hiệu chia hết cho \(5\) dư \(2\) là có chữ số tận cùng là $2$ hoặc $7$.
Vì \(\overline {52ab} \) chia cho \(5\) dư \(2\) nên \(b \in \left\{ {2;7} \right\}\)
+ Xét \(b = 2\) ta có \(\overline {52a2} \, \vdots \, 9 \Rightarrow 5 + 2 + a + 2 = \left( {9 + a} \right) \, \vdots \, 9\) suy ra \(a \in \left\{ {0;9} \right\}\)
+ Xét \(b = 7\) ta có \(\overline {52a7} \, \vdots \, 9 \Rightarrow 5 + 2 + a + 7 = \left( {14 + a} \right) \, \vdots \, 9\) suy ra \(a \in \left\{ 4 \right\}\)
Vậy \(a = 0;b = 2\) hoặc \(a = 9;b = 2\) hoặc \(a = 4;b = 7.\)
Tìm \(x \in \mathbb{N}\), biết \(x\) chia hết cho 3 và \(360 < x < 370\)?
$360; 366; 369$
Đáp án : B
\(360 < x < 370\): Các số từ 361 đến 369.
Sử dụng lý thuyết và dấu hiệu chia hết cho 3 và tìm các số từ 361 đến 369 chia hết cho 3
\(360 < x < 370\): Các số từ 361 đến 369. Đó là 361; 362; 363; 364; 365; 366; 367; 368; 369
Trong các số trên chỉ có số 363; 366; 369 là chia hết cho 3 (Tính tổng các chữ số).
Số \(A = \overline {abcd} - \left( {a + b + c + d} \right)\) chia hết cho số nào dưới đây?
\(2\)
\(5\)
\(9\)
\(6\)
Đáp án : C
+ Phân tích \(\overline {abcd} = 1000a + 100b + 10c + d\) từ đó tính được \(A.\)
+ Dựa vào tính chất chia hết của một tổng và dấu hiệu chia hết cho \(9\) để giải bài toán.
Ta có \(A = \overline {abcd} - \left( {a + b + c + d} \right)\)\( = 1000a + 100b + 10c + d - \left( {a + b + c + d} \right)\)
\( = 999a + 99b + 9c + \left( {a + b + c + d} \right) - \left( {a + b + c + d} \right)\)
\( = 999a + 99b + 9c\)
Mà \(999 \, \vdots \, 9;\,99 \, \vdots \, 9;\,9 \, \vdots \, 9\) nên \(A \, \vdots \, 9.\)
Dấu hiệu chia hết là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Toán 6. Việc nắm vững các dấu hiệu chia hết giúp học sinh giải quyết các bài toán một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ cung cấp một loạt các trắc nghiệm về dấu hiệu chia hết cho 3 và 9, được thiết kế theo chương trình Toán 6 Cánh diều.
Trước khi bắt đầu với các bài tập trắc nghiệm, chúng ta cùng ôn lại lý thuyết cơ bản về dấu hiệu chia hết:
Các bài tập trắc nghiệm về dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 thường xuất hiện dưới các dạng sau:
Ví dụ: Số nào sau đây chia hết cho 3? A. 123, B. 124, C. 125, D. 126.
Ví dụ: Điền chữ số thích hợp vào ô trống để số 12x chia hết cho 3. A. 0, B. 1, C. 2, D. 3.
Ví dụ: Một cửa hàng có 36 cái kẹo. Hỏi có thể chia đều số kẹo này cho bao nhiêu bạn, biết mỗi bạn được nhận ít nhất 3 cái kẹo?
Dưới đây là một số bài tập trắc nghiệm về dấu hiệu chia hết cho 3 và 9, các em hãy thử sức nhé:
Đáp án:
Để giải nhanh các bài tập về dấu hiệu chia hết, các em có thể áp dụng một số mẹo sau:
Để nắm vững kiến thức về dấu hiệu chia hết, các em nên luyện tập thêm nhiều bài tập khác nhau. Các em có thể tìm thấy các bài tập này trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc trên các trang web học toán online như giaitoan.edu.vn.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hiểu rõ hơn về dấu hiệu chia hết cho 3 và 9. Chúc các em học tập tốt!