Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17

Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17

Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 là một công cụ ôn tập vô cùng hữu ích dành cho các em học sinh. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 kèm theo đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
    Câu 1 :

    Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) được biểu diễn bằng?

    • A.

      \(\left\{ {0;1;2;3;4;5.........} \right\}\).

    • B.

      \(\left\{ {0,1,2,3,4,5.........} \right\}\).

    • C.

      \(\left\{ {1,2,3,4,5.........} \right\}\).

    • D.

      \(\left\{ {1;2;3;4;5.........} \right\}\).

    Câu 2 :

    Tìm x biết: \(178 - x:3 = 164\). Khi đó x bằng

    • A.

      1026.

    • B.

      42.

    • C.

      114.

    • D.

      14.

    Câu 3 :

    Kết quả phép tính \({9^7}:{9^3}\) bằng

    • A.

      \({9^5}\).

    • B.

      \({9^4}\).

    • C.

      \({9^7}\).

    • D.

      \({9^0}\).

    Câu 4 :

    Kết quả phép tính \({4.5^2} - 81:{3^2}\) bằng

    • A.

      31.

    • B.

      90.

    • C.

      30.

    • D.

      91.

    Câu 5 :

    Công thức nào sau đây biểu diễn phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số?

    • A.

      \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\).

    • B.

      \({a^m}:{a^n} = {a^{m + n}}\).

    • C.

      \({a^m}.{a^n} = {\rm{ }}{a^{m - n}}\).

    • D.

      \({a^m}:{a^n} = {\rm{ }}{a^{m - n}}\).

    Câu 6 :

    Nếu x là số tự nhiên sao cho \({\left( {x - 1} \right)^2} = 16\) thì x bằng

    • A.

      1.

    • B.

      4.

    • C.

      5.

    • D.

      17.

    Câu 7 :

    Số 600 phân tích ra thừa số nguyên tố là

    • A.

      \({2^3}{.3.5^2}\).

    • B.

      \({2^4}{.3.5^2}\).

    • C.

      \({2^3}.3.5\).

    • D.

      \({2^4}{.5^2}{.3^2}\).

    Câu 8 :

    Biểu thức 2.3.5 + 35 chia hết cho số nào sau đây?

    • A.

      2.

    • B.

      3.

    • C.

      5.

    • D.

      7.

    Câu 9 :

    Trong các tập hợp sau, tập hợp nào có các phần tử đều là số nguyên tố

    • A.

      \(\left\{ {1;\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,7} \right\}\).

    • B.

      \(\left\{ {1;2;\,\,3;\,\,\,5;\,\,7} \right\}\).

    • C.

      \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,27} \right\}\).

    • D.

      \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,29} \right\}\).

    Câu 10 :

    Hãy chọn câu sai. Trong hình chữ nhật có:

    • A.

      Hai cạnh đối bằng nhau.

    • B.

      Hai đường chéo bằng nhau.

    • C.

      Bốn cạnh bằng nhau.

    • D.

      Hai cạnh đối song song với nhau.

    Câu 11 :

    Cho một hình vuông, hỏi nếu cạnh của hình vuông đã cho tăng gấp 3 lần thì diện tích của nó tăng gấp bao nhiêu lần?

    • A.

      3.

    • B.

      6.

    • C.

      8.

    • D.

      9.

    Câu 12 :

    Một hình thoi có diện tích bằng 24 cm2. Biết độ dài một đường chéo bằng 6 cm, tính độ dài đường chéo còn lại của hình thoi đó.

    • A.

      4 cm.

    • B.

      8 cm.

    • C.

      12 cm.

    • D.

      16 cm.

    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

    a) \(146 + 121 + 54 + 379\)

    b) \({2^3}.17-{2^3}.14\)

    c) \({5^{19}}:{5^{17}} + {3.3^3}-{7^0}\)

    d) \(50-\left[ {\left( {20-{2^3}} \right):2} \right]\)

    Câu 2 :

    Tìm số tự nhiên x, biết

    a) \(5.{\rm{x}} - 13 = 102\)

    b) \(21 + {3^{{\rm{x}} - 2}} = 48\)

    c) \(2.x-14 = {5.2^3}\)

    Câu 3 :

    Tìm các chữ số a, b để: Số \(\overline {4a12b} \) chia hết cho cả 2; 5 và 9.

    Câu 4 :

    Một người thợ làm khung thép cho ô thoáng khí cửa ra vào có kích thước và hình dạng như hình vẽ dưới đây. Khung thép bên ngoài là một hình chữ nhật có chiều dài \(160\,{\rm{cm}}\) và chiều rộng \(60\,{\rm{cm}}\). Phía trong là hai hình thoi cạnh \(50\,{\rm{cm}}\). Hỏi chiều dài của thanh thép ban đầu là bao nhiêu, biết sau khi làm xong khung thép thì thanh thép còn dư 10cm? (Coi như các mối hàn không đáng kể).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 0 1

    Câu 5 :

    Cho \(B = 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{100}}\)

    Tìm số tự nhiên n, biết rằng \(2B + 3 = {3^n}\)

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
      Câu 1 :

      Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) được biểu diễn bằng?

      • A.

        \(\left\{ {0;1;2;3;4;5.........} \right\}\).

      • B.

        \(\left\{ {0,1,2,3,4,5.........} \right\}\).

      • C.

        \(\left\{ {1,2,3,4,5.........} \right\}\).

      • D.

        \(\left\{ {1;2;3;4;5.........} \right\}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tập hợp số tự nhiên.

      Lời giải chi tiết :

      Tập \({\mathbb{N}^*} = \left\{ {1;2;3;4;5.........} \right\}\).

      Các số phải cách nhau bởi dấu “;”.

      Đáp án D.

      Câu 2 :

      Tìm x biết: \(178 - x:3 = 164\). Khi đó x bằng

      • A.

        1026.

      • B.

        42.

      • C.

        114.

      • D.

        14.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc chuyển vế để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}178 - x:3 = 164\\x:3 = 178 + 164\\x:3 = 342\\x = 342.3\\x = 1026\end{array}\)

      Vậy \(x = 1026\).

      Đáp án A.

      Câu 3 :

      Kết quả phép tính \({9^7}:{9^3}\) bằng

      • A.

        \({9^5}\).

      • B.

        \({9^4}\).

      • C.

        \({9^7}\).

      • D.

        \({9^0}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức chia hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\left( {a \ne 0;m \ge n \ge 0} \right)\).

      Lời giải chi tiết :

      \({9^7}:{9^3} = {9^{7 - 3}} = {9^4}\).

      Đáp án B.

      Câu 4 :

      Kết quả phép tính \({4.5^2} - 81:{3^2}\) bằng

      • A.

        31.

      • B.

        90.

      • C.

        30.

      • D.

        91.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

      Lời giải chi tiết :

      \({4.5^2} - 81:{3^2} = 4.25 - 81:9 = 100 - 9 = 91\)

      Đáp án D.

      Câu 5 :

      Công thức nào sau đây biểu diễn phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số?

      • A.

        \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\).

      • B.

        \({a^m}:{a^n} = {a^{m + n}}\).

      • C.

        \({a^m}.{a^n} = {\rm{ }}{a^{m - n}}\).

      • D.

        \({a^m}:{a^n} = {\rm{ }}{a^{m - n}}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Nhân hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\).

      Lời giải chi tiết :

      Công thức biểu diễn phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\).

      Đáp án A.

      Câu 6 :

      Nếu x là số tự nhiên sao cho \({\left( {x - 1} \right)^2} = 16\) thì x bằng

      • A.

        1.

      • B.

        4.

      • C.

        5.

      • D.

        17.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng kiến thức về lũy thừa.

      Lời giải chi tiết :

      \({\left( {x - 1} \right)^2} = 16\)

      \({\left( {x - 1} \right)^2} = {4^2}\)

      \(x - 1 = 4\)

      \(x = 4 + 1\)

      \(x = 5\)

      Vậy \(x = 5\).

      Đáp án C.

      Câu 7 :

      Số 600 phân tích ra thừa số nguyên tố là

      • A.

        \({2^3}{.3.5^2}\).

      • B.

        \({2^4}{.3.5^2}\).

      • C.

        \({2^3}.3.5\).

      • D.

        \({2^4}{.5^2}{.3^2}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng sơ đồ cây hoặc sơ đồ cột.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 1 1

      Vậy \(600 = {2^3}{.3.5^2}\).

      Đáp án A.

      Câu 8 :

      Biểu thức 2.3.5 + 35 chia hết cho số nào sau đây?

      • A.

        2.

      • B.

        3.

      • C.

        5.

      • D.

        7.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào tính chất chia hết của một tổng.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\left( {2.3.5} \right) \vdots 5\) và \(35 \vdots 5\) nên \(\left( {2.3.5 + 35} \right) \vdots 5\).

      Đáp án C.

      Câu 9 :

      Trong các tập hợp sau, tập hợp nào có các phần tử đều là số nguyên tố

      • A.

        \(\left\{ {1;\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,7} \right\}\).

      • B.

        \(\left\{ {1;2;\,\,3;\,\,\,5;\,\,7} \right\}\).

      • C.

        \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,27} \right\}\).

      • D.

        \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,29} \right\}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên tố.

      Lời giải chi tiết :

      \(\left\{ {1;\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,7} \right\}\) có 1 và 4 không phải số nguyên tố.

      \(\left\{ {1;2;\,\,3;\,\,\,5;\,\,7} \right\}\) có 1 không phải số nguyên tố.

      \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,27} \right\}\) có 27 không phải số nguyên tố.

      Vì 2; 5; 13; 29 đều là số nguyên tố nên \(\left\{ {2;\,\,13;\,\,5;\,\,29} \right\}\) có tất cả phần tử đều là số nguyên tố.

      Đáp án D.

      Câu 10 :

      Hãy chọn câu sai. Trong hình chữ nhật có:

      • A.

        Hai cạnh đối bằng nhau.

      • B.

        Hai đường chéo bằng nhau.

      • C.

        Bốn cạnh bằng nhau.

      • D.

        Hai cạnh đối song song với nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật:

      - Các cạnh đối bằng nhau.

      - Hai đường chéo bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình chữ nhật có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên A, D đúng.

      Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau nên B đúng.

      Hình chữ nhật không có bốn cạnh bằng nhau nên C sai.

      Đáp án C.

      Câu 11 :

      Cho một hình vuông, hỏi nếu cạnh của hình vuông đã cho tăng gấp 3 lần thì diện tích của nó tăng gấp bao nhiêu lần?

      • A.

        3.

      • B.

        6.

      • C.

        8.

      • D.

        9.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính diện tích hình vuông: S = cạnh . cạnh.

      Lời giải chi tiết :

      Giả sử cạnh hình vuông ban đầu là \(x\). Khi đó diện tích hình vuông là \(x.x = {x^2}\).

      Nếu cạnh hình vuông tăng gấp 3 lần thì cạnh mới là \(3x\), khi đó diện tích hình vuông mới là \(3x.3x = 9{x^2}\).

      Diện tích của nó tăng gấp số lần là 9 lần.

      Đáp án D.

      Câu 12 :

      Một hình thoi có diện tích bằng 24 cm2. Biết độ dài một đường chéo bằng 6 cm, tính độ dài đường chéo còn lại của hình thoi đó.

      • A.

        4 cm.

      • B.

        8 cm.

      • C.

        12 cm.

      • D.

        16 cm.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính diện tích hình thoi bằng \(\frac{1}{2}\) tích hai đường chéo để tính đường chéo còn lại.

      Lời giải chi tiết :

      Độ dài đường chéo còn lại của hình thoi là:

      \(S = 24.2:6 = 8\left( {cm} \right)\)

      Đáp án B.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

      a) \(146 + 121 + 54 + 379\)

      b) \({2^3}.17-{2^3}.14\)

      c) \({5^{19}}:{5^{17}} + {3.3^3}-{7^0}\)

      d) \(50-\left[ {\left( {20-{2^3}} \right):2} \right]\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng tính chất của phép tính với số tự nhiên.

      Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

      Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

      Lời giải chi tiết :

      a) \(146 + 121 + 54 + 379\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {146 + 54} \right) + \left( {121\; + 379} \right)\\ = 200 + 500\\ = 700\end{array}\)

      b) \({2^3}.17-{2^3}.14\)

      \(\begin{array}{l} = {2^3}.\left( {17 - 14} \right)\\ = 8.3\\ = 24\end{array}\)

      c) \({5^{19}}:{5^{17}} + {3.3^3}-{7^0}\)

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{ = {5^2} + {3^4}-1}\\\begin{array}{l} = \;25 + 81 - 1\\ = 105\end{array}\end{array}\)

      d) \(50-\left[ {\left( {20-{2^3}} \right):2} \right]\)

      \(\begin{array}{l} = 50-\left( {12:2} \right)\\ = 44\end{array}\)

      Câu 2 :

      Tìm số tự nhiên x, biết

      a) \(5.{\rm{x}} - 13 = 102\)

      b) \(21 + {3^{{\rm{x}} - 2}} = 48\)

      c) \(2.x-14 = {5.2^3}\)

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chuyển vế kết hợp với các phép tính để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      a) \(5.{\rm{x}} - 13 = 102\)

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{5.x = 102 + 13}\\{5.x = {\rm{ }}115}\\{x = 115:5}\\{x = 23}\end{array}\)

      Vậy \(x = 23\).

      b) \(21 + {3^{{\rm{x}} - 2}} = 48\)

      \(\begin{array}{l}{3^{x - 2}} = 48 - 21\\{3^{x - 2}} = 27\\{3^{x - 2}} = {3^3}\\x - 2 = 3\\x = 3 + 2\\x = 5\end{array}\)

      Vậy \(x = 5\)

      c) \(2.x-14 = {5.2^3}\)

      \(\begin{array}{*{20}{l}}{2.x - 14 = 40}\\{2.x = 40 + 14}\\{2.x = 54}\\{x = 54:2}\\{x = 27}\end{array}\)

      Vậy \(x = 27\)

      Câu 3 :

      Tìm các chữ số a, b để: Số \(\overline {4a12b} \) chia hết cho cả 2; 5 và 9.

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu chia hết của 2; 5; 9.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(\overline {4a12b} \) chia hết cho cả 2; 5 nên chữ số tận cùng là 0 hay \(b = 0\).

      Vì \(\overline {4a120} \) chia hết cho 9 nên \(4 + a + 1 + 2 + 0 = \left( {7 + a} \right)\; \vdots 9\).

      Mà \(0 \le a \le 9\) nên \(7 + a\) chỉ có thể bằng 9.

      Suy ra \(a = 9 - 7 = 2\)

      Vậy \(a = 2;b = 0\).

      Câu 4 :

      Một người thợ làm khung thép cho ô thoáng khí cửa ra vào có kích thước và hình dạng như hình vẽ dưới đây. Khung thép bên ngoài là một hình chữ nhật có chiều dài \(160\,{\rm{cm}}\) và chiều rộng \(60\,{\rm{cm}}\). Phía trong là hai hình thoi cạnh \(50\,{\rm{cm}}\). Hỏi chiều dài của thanh thép ban đầu là bao nhiêu, biết sau khi làm xong khung thép thì thanh thép còn dư 10cm? (Coi như các mối hàn không đáng kể).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 1 2

      Phương pháp giải :

      Sử dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình thoi.

      Chu vi hình chữ nhật = 2. (chiều dài + chiều rộng).

      Chu vi hình thoi = 4. cạnh.

      Lời giải chi tiết :

      Chu vi hình chữ nhật là:

      \(2.(160 + 60) = 440(cm)\)

      Chu vi hình thoi là

      \(4.50.2 = 400(cm)\)

      Tổng chiều dài thanh thép là:

      \(440 + 400 + 10 = 850(cm)\)

      Đổi 850 cm = 8,5 m.

      Vậy chiều dài thanh thép ban đầu là 8,5 mét.

      Câu 5 :

      Cho \(B = 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{100}}\)

      Tìm số tự nhiên n, biết rằng \(2B + 3 = {3^n}\)

      Phương pháp giải :

      Từ B tính \(3B\).

      Thực hiện phép tính \(3B - B\) để có \(2B\).

      Cộng 3, ta được \(2B + 3\).

      Mà \(2B + 3 = {3^n}\) nên ta tính được n.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(B\;\; = 3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{99}} + {3^{100}}\)

      Suy ra \(3B\; = {3^2} + {3^3} + ... + {3^{100}} + {3^{101}}\)

      Lấy 3B trừ B ta được:

      \(\begin{array}{l}3B\; - B\; = {3^2} + {3^3} + ... + {3^{100}} + {3^{101}} - \left( {3 + {3^2} + {3^3} + ... + {3^{99}} + {3^{100}}} \right)\\2B = {3^{101}} - 3\end{array}\)

      Do đó: \(2B + 3 = {3^{101}}\).

      Theo đề bài \(2B + 3 = {3^n}\) nên \(n = 101\).

      Vậy \(n = 101\).

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 – nội dung then chốt trong chuyên mục giải bài tập toán lớp 6 trên nền tảng môn toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17: Tổng quan và cấu trúc

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 thường bao gồm các dạng bài tập thuộc các chủ đề chính đã học trong nửa học kì đầu tiên. Các chủ đề này thường bao gồm:

      • Số tự nhiên: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép toán với phân số.
      • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép toán với số thập phân.
      • Hình học: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, các loại góc.

      Cấu trúc đề thi thường bao gồm phần trắc nghiệm (5-7 câu) và phần tự luận (3-5 câu). Các câu hỏi tự luận thường yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết, rõ ràng.

      Hướng dẫn giải chi tiết Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17

      Để giúp học sinh ôn tập hiệu quả, giaitoan.edu.vn cung cấp đáp án chi tiết và lời giải cho từng câu hỏi trong Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17. Dưới đây là một số gợi ý giải bài tập:

      Bài 1: Tính

      Khi thực hiện các phép tính, cần chú ý thứ tự thực hiện các phép toán (nhân, chia trước; cộng, trừ sau). Ngoài ra, cần kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Bài 2: Tìm x

      Để tìm x, cần thực hiện các phép toán ngược lại với các phép toán đã cho. Ví dụ, nếu x + 5 = 10, thì x = 10 - 5 = 5.

      Bài 3: Bài toán có lời văn

      Khi giải bài toán có lời văn, cần đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Sau đó, cần xác định các dữ kiện đã cho và các đại lượng cần tìm. Cuối cùng, cần lập phương trình hoặc biểu thức để giải bài toán.

      Lợi ích của việc luyện tập với Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17

      Việc luyện tập với Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Nắm vững kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học.
      • Rèn luyện kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và biết cách phân bổ thời gian hợp lý.
      • Tự đánh giá năng lực: Giúp học sinh tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện.

      Mẹo ôn thi giữa kì 1 Toán 6 hiệu quả

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 6, học sinh cần có phương pháp ôn tập hiệu quả:

      1. Học thuộc lý thuyết: Nắm vững các khái niệm, định nghĩa, tính chất và quy tắc.
      2. Làm bài tập thường xuyên: Luyện tập các dạng bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng.
      3. Ôn tập theo chủ đề: Chia nhỏ kiến thức thành các chủ đề nhỏ và ôn tập từng chủ đề một.
      4. Giải đề thi thử: Giải các đề thi thử để làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài.
      5. Hỏi thầy cô giáo: Nếu gặp khó khăn, hãy hỏi thầy cô giáo để được giải đáp.

      Tài liệu tham khảo hữu ích

      Ngoài Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

      • Sách giáo khoa Toán 6
      • Sách bài tập Toán 6
      • Các trang web học toán online uy tín (ví dụ: giaitoan.edu.vn)

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 17 là một công cụ hỗ trợ học tập vô cùng hữu ích. Hy vọng rằng, với những hướng dẫn và gợi ý trên, các em học sinh sẽ ôn tập hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6