Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với đề thi học kì 2 môn Toán - Đề số 12, chương trình Kết nối tri thức. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi chính xác, bám sát chương trình học và đi kèm với đáp án chi tiết, giúp các em tự học hiệu quả tại nhà.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là

    • A.
      \(\frac{4}{5}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 4}}{5}\).
    • C.
      \(\frac{5}{4}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 5}}{4}\).
    Câu 2 :

    Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số là

    • A.
      \(\frac{{ - 3}}{{2,5}}\).
    • B.
      \(\frac{{3,12}}{{2,4}}\).
    • C.
      \(\frac{2}{0}\).
    • D.
      \(\frac{{ - 2}}{5}\).
    Câu 3 :

    Tìm số nguyên x, biết: \(\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\)

    • A.
      x = -7.
    • B.
      x = 5.
    • C.
      x = 35.
    • D.
      x = 7.
    Câu 4 :

    Số đối của 2,15 là

    • A.
      - 2,51.
    • B.
      – 5 ,12.
    • C.
      2,15.
    • D.
      – 2,15.
    Câu 5 :

    Viết phân số \(\frac{{ - 2023}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân ta được

    • A.
      - 20,23.
    • B.
      –2,023.
    • C.
      2,023.
    • D.
      – 202,3.
    Câu 6 :

    Viết số thập phân 0,15 dưới dạng phân số tối giản ta được

    • A.
      \(\frac{1}{5}\).
    • B.
      \(\frac{{ - 1}}{5}\).
    • C.
      \( - \frac{3}{{20}}\).
    • D.
      \(\frac{3}{{20}}\).
    Câu 7 :

    Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là

    • A.
      \(A \in d\).
    • B.
      \(A \subset d\).
    • C.
      \(A \notin d\).
    • D.
      \(d \subset A\).
    Câu 8 :

    Trong các hình vẽ sau, hình nào là hai đường thẳng cắt nhau?

    Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      Hình a.
    • B.
      Hình c.
    • C.
      Hình b.
    • D.
      Hình d.
    Câu 9 :

    Các điểm nằm trong góc mOn trong hình bên là

    Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.
      Điểm A, B.
    • B.
      Điểm A, B, C.
    • C.
      Điểm B, C.
    • D.
      Điểm A.
    Câu 10 :

    Tung một con xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của con xúc xắc?

    • A.
      3.
    • B.
      6.
    • C.
      0.
    • D.
      1.
    Câu 11 :

    Một hộp có 10 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 23 lần rút thẻ liên tiếp, nhận thấy có 4 lần lấy được thẻ đánh số 6. Xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ đánh số 6 là:

    • A.
      \(\frac{{10}}{{23}}\).
    • B.
      \(\frac{4}{{23}}\).
    • C.
      \(\frac{4}{{10}}\).
    • D.
      \(\frac{6}{{23}}\).
    Câu 12 :

    Khi tung đồng xu 1 lần. Kết quả có thể xảy ra đối với mặt của đồng xu:

    • A.
      N và S.
    • B.
      N hoặc S.
    • C.
      N.
    • D.
      S.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    So sánh các số sau:

    a) \(\frac{{ - 2}}{7}\) và \(\frac{{ - 3}}{7}\)

    b) 5,14 và 5,139

    Câu 2 :

    Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\).

    Câu 3 :

    a) Hãy vẽ các đoạn thẳng sau: AB = 5 cm; CD = 3,5

    b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và CD.

    c) Nhìn hình vẽ, đọc số đo các góc xOt; tOt’; xOy.

    Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 3

    Câu 4 :

    Hiện nay, khoảng \(\frac{2}{5}\) diện tích đất của Việt Nam được che phủ bởi rừng. Có khoảng \(\frac{7}{{10}}\) diện tích rừng là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Hỏi:

    a) Diện tích rừng tự nhiên bằng mấy phần diện tích đất của Việt Nam?

    b) Diện tích rừng tự nhiên bằng mấy phần của rừng trồng?

    Câu 5 :

    Một xạ thủ bắn 200 viên đạn vào một mục tiêu và thấy có 146 viên trúng mục tiêu. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện xạ thủ bắn trúng mục tiêu.

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là

      • A.
        \(\frac{4}{5}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 4}}{5}\).
      • C.
        \(\frac{5}{4}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 5}}{4}\).

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Hai phân số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      Số đối của phân số \(\frac{{ - 5}}{4}\) là \(\frac{5}{4}\).

      Đáp án C.

      Câu 2 :

      Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số là

      • A.
        \(\frac{{ - 3}}{{2,5}}\).
      • B.
        \(\frac{{3,12}}{{2,4}}\).
      • C.
        \(\frac{2}{0}\).
      • D.
        \(\frac{{ - 2}}{5}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Phân số có dạng \(\frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\).

      Lời giải chi tiết :

      \(\frac{{ - 2}}{5}\) cho ta phân số.

      Đáp án D.

      Câu 3 :

      Tìm số nguyên x, biết: \(\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\)

      • A.
        x = -7.
      • B.
        x = 5.
      • C.
        x = 35.
      • D.
        x = 7.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\left( {b,d \ne 0} \right)\) nếu \(a.d = c.b\)

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}\frac{{ - 7}}{5} = \frac{x}{5}\\ - 7.5 = x.5\\5x = - 35\\x = - 7\end{array}\)

      Đáp án A.

      Câu 4 :

      Số đối của 2,15 là

      • A.
        - 2,51.
      • B.
        – 5 ,12.
      • C.
        2,15.
      • D.
        – 2,15.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Hai số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

      Lời giải chi tiết :

      Vì \(2,15 + \left( { - 2,15} \right) = 0\) nên số đối của 2,15 là -2,15.

      Đáp án D.

      Câu 5 :

      Viết phân số \(\frac{{ - 2023}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân ta được

      • A.
        - 20,23.
      • B.
        –2,023.
      • C.
        2,023.
      • D.
        – 202,3.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số thập phân.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(\frac{{ - 2023}}{{10}} = - 202,3\).

      Đáp án D.

      Câu 6 :

      Viết số thập phân 0,15 dưới dạng phân số tối giản ta được

      • A.
        \(\frac{1}{5}\).
      • B.
        \(\frac{{ - 1}}{5}\).
      • C.
        \( - \frac{3}{{20}}\).
      • D.
        \(\frac{3}{{20}}\).

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số thập phân.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(0,15 = \frac{{15}}{{100}} = \frac{{3.5}}{{20.5}} = \frac{3}{{20}}\).

      Đáp án D.

      Câu 7 :

      Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là

      • A.
        \(A \in d\).
      • B.
        \(A \subset d\).
      • C.
        \(A \notin d\).
      • D.
        \(d \subset A\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về điểm và đường thẳng.

      Lời giải chi tiết :

      Điểm A thuộc đường thẳng d thì được kí hiệu là \(A \in d\).

      Đáp án A.

      Câu 8 :

      Trong các hình vẽ sau, hình nào là hai đường thẳng cắt nhau?

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 1

      • A.
        Hình a.
      • B.
        Hình c.
      • C.
        Hình b.
      • D.
        Hình d.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Quan sát xem hình vẽ nào biểu diễn hai đường thẳng cắt nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình a là hình biểu diễn đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.

      Hình b là hình biểu diễn đoạn thẳng EF cắt tia Ox.

      Hình c là hình biểu diễn đường thẳng xy cắt tia Ox’.

      Hình d là hình biểu diễn đường thẳng xy cắt đường thẳng a nên chọn đáp án D.

      Đáp án D.

      Câu 9 :

      Các điểm nằm trong góc mOn trong hình bên là

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        Điểm A, B.
      • B.
        Điểm A, B, C.
      • C.
        Điểm B, C.
      • D.
        Điểm A.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Quan sát hình vẽ để trả lời.

      Lời giải chi tiết :

      Các điểm B, C nằm trong góc mOn.

      Đáp án C.

      Câu 10 :

      Tung một con xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của con xúc xắc?

      • A.
        3.
      • B.
        6.
      • C.
        0.
      • D.
        1.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các kết quả có thể xảy ra.

      Lời giải chi tiết :

      Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của con xúc xắc, đó là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

      Đáp án B.

      Câu 11 :

      Một hộp có 10 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 23 lần rút thẻ liên tiếp, nhận thấy có 4 lần lấy được thẻ đánh số 6. Xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ đánh số 6 là:

      • A.
        \(\frac{{10}}{{23}}\).
      • B.
        \(\frac{4}{{23}}\).
      • C.
        \(\frac{4}{{10}}\).
      • D.
        \(\frac{6}{{23}}\).

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ đánh số 6 bằng tỉ số giữa số lần lấy được thẻ đánh số 6 với tổng số lần rút thẻ.

      Lời giải chi tiết :

      Số lần xuất hiện thẻ đánh số 6 là 4 nên xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ đánh số 6 là: \(\frac{4}{{23}}\).

      Đáp án B.

      Câu 12 :

      Khi tung đồng xu 1 lần. Kết quả có thể xảy ra đối với mặt của đồng xu:

      • A.
        N và S.
      • B.
        N hoặc S.
      • C.
        N.
      • D.
        S.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Liệt kê các trường hợp có thể xảy ra.

      Lời giải chi tiết :

      Kết quả có thể xảy ra đối với mặt của đồng xu khi tung đồng xu 1 lần là N hoặc S.

      Đáp án B.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      So sánh các số sau:

      a) \(\frac{{ - 2}}{7}\) và \(\frac{{ - 3}}{7}\)

      b) 5,14 và 5,139

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc so sánh phân số và số thập phân.

      Lời giải chi tiết :

      a) Vì 2 < 3 nên -2 > -3

      Do đó \(\frac{{ - 2}}{7} > \frac{{ - 3}}{7}\)

      b) Vì 5,140 > 5,139 nên 5,14 > 5,139.

      Câu 2 :

      Thực hiện phép tính: \(\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\).

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc tính với phân số.

      Lời giải chi tiết :

      \(\begin{array}{l}\frac{1}{2} - \frac{5}{4}.\frac{{ - 7}}{{10}}\\ = \frac{1}{2} - \frac{{ - 7}}{8}\\ = \frac{1}{2} + \frac{7}{8}\\ = \frac{4}{8} + \frac{7}{8}\\ = \frac{{11}}{8}\end{array}\)

      Câu 3 :

      a) Hãy vẽ các đoạn thẳng sau: AB = 5 cm; CD = 3,5

      b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và CD.

      c) Nhìn hình vẽ, đọc số đo các góc xOt; tOt’; xOy.

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 3

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.

      b) Sử dụng quy tắc so sánh số thập phân để so sánh AB và CD.

      c) Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

      Lời giải chi tiết :

      a) Vẽ đúng kích thước các đoạn thẳng có độ dài: AB = 5cm; CD = 3,5

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 4

      b) Vì 5 > 3,5 nên AB > CD.

      c) Số đo các góc xOt; tOt’; xOy là:

      \(\begin{array}{l}\widehat {xOt} = {30^0}\\\widehat {tOt'} = \widehat {xOt'} - \widehat {xOt} = {120^0} - {30^0} = {90^0}\\\widehat {xOy} = {180^0}\end{array}\)

      Câu 4 :

      Hiện nay, khoảng \(\frac{2}{5}\) diện tích đất của Việt Nam được che phủ bởi rừng. Có khoảng \(\frac{7}{{10}}\) diện tích rừng là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Hỏi:

      a) Diện tích rừng tự nhiên bằng mấy phần diện tích đất của Việt Nam?

      b) Diện tích rừng tự nhiên bằng mấy phần của rừng trồng?

      Phương pháp giải :

      Thực hiện phép nhân, chia phân số

      Lời giải chi tiết :

      a) Diện tích rừng tự nhiên bằng số phần diện tích đất của Việt Nam là:

      \(\frac{7}{{10}}.\frac{2}{5} = \frac{7}{{25}}\)

      b) Số phần diện tích rừng trồng là:

      \(\frac{2}{5} - \frac{7}{{25}} = \frac{3}{{25}}\)

      Diện tích rừng tự nhiên bằng số phần diện tích rừng trồng là:

      \(\frac{7}{{25}}:\frac{3}{{25}} = \frac{7}{3}\)

      Câu 5 :

      Một xạ thủ bắn 200 viên đạn vào một mục tiêu và thấy có 146 viên trúng mục tiêu. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện xạ thủ bắn trúng mục tiêu.

      Phương pháp giải :

      Xác suất thực nghiệm của sự kiện bằng tỉ số giữa số lần sự kiện xảy ra với tổng số lần thực hiện.

      Lời giải chi tiết :

      Xác suất thực nghiệm của sự kiện xạ thủ bắn trúng mục tiêu là:

      \(\frac{{146}}{{200}} = 0,73 = 73\% \)

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức – nội dung then chốt trong chuyên mục giải sgk toán 6 trên nền tảng đề thi toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 chương trình Kết nối tri thức là một bài kiểm tra quan trọng, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng giải toán của học sinh sau một học kì học tập. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm toán học và khả năng vận dụng linh hoạt vào giải quyết vấn đề.

      Cấu trúc Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

      Thông thường, đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức sẽ bao gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức lý thuyết và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải toán.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Số tự nhiên: Các phép toán, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Các phép toán, so sánh phân số, rút gọn phân số.
      • Số thập phân: Các phép toán, so sánh số thập phân, chuyển đổi giữa phân số và số thập phân.
      • Hình học: Các khái niệm cơ bản về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
      • Biểu đồ: Đọc và vẽ biểu đồ.

      Hướng dẫn Giải Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 2 Toán 6, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức lý thuyết: Hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa, tính chất và quy tắc toán học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      3. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      4. Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc: Viết đầy đủ các bước giải và giải thích rõ ràng các bước đó.
      5. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: (12 + 6) : 3 - 2

      Giải:

      1. (12 + 6) : 3 - 2 = 18 : 3 - 2
      2. = 6 - 2
      3. = 4

      Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 8cm và chiều rộng 5cm. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.

      Giải:

      1. Chu vi của hình chữ nhật là: (8 + 5) x 2 = 26cm
      2. Diện tích của hình chữ nhật là: 8 x 5 = 40cm2

      Tài liệu Ôn thi Học kì 2 Toán 6 - Kết nối tri thức

      Để hỗ trợ học sinh ôn thi hiệu quả, giaitoan.edu.vn cung cấp:

      • Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức (đã bao gồm đáp án chi tiết).
      • Các bài giảng lý thuyết và bài tập luyện tập.
      • Các video hướng dẫn giải bài tập.

      Lời khuyên

      Hãy dành thời gian ôn tập kiến thức một cách nghiêm túc và có kế hoạch. Đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi học kì 2!

      Bảng Tóm tắt Kiến thức Toán 6 Học Kì 2

      Chủ đềNội dung chính
      Số tự nhiênPhép cộng, trừ, nhân, chia; Tính chất chia hết; Ước và bội
      Phân sốPhép cộng, trừ, nhân, chia; So sánh phân số; Rút gọn phân số
      Số thập phânPhép cộng, trừ, nhân, chia; So sánh số thập phân; Chuyển đổi giữa phân số và số thập phân

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6