Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với đề thi học kì 1 môn Toán - Đề số 11, chương trình Kết nối tri thức.

Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì 1.

Giaitoan.edu.vn cung cấp đề thi và lời giải chi tiết, giúp các em tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

    • A.
      \(\mathbb{N}\).
    • B.
      \(\mathbb{Q}\).
    • C.
      \(\mathbb{Z}\).
    • D.
      \(\mathbb{R}\).
    Câu 2 :

    Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

    • A.
      -99.
    • B.
      -98.
    • C.
      -11.
    • D.
      -10.
    Câu 3 :

    Phát biểu nào sau đây là sai:

    • A.
      -44 < -34.
    • B.
      -3 < 3.
    • C.
      -10 < 0.
    • D.
      -9 > -8.
    Câu 4 :

    Tâm đối xứng của hình thoi là:

    • A.
      Giao điểm hai cạnh kề.
    • B.
      Giao điểm hai đường chéo.
    • C.
      Trung điểm một cạnh của hình thoi.
    • D.
      Hình thoi không có tâm đối xứng.
    Câu 5 :

    Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

    • A.
      13 cm2 .
    • B.
      26 cm2.
    • C.
      40 cm2 .
    • D.
      20 cm2.
    Câu 6 :

    Kết quả của phép tính (-5).4 = …

    • A.
      -20.
    • B.
      20.
    • C.
      10.
    • D.
      -10.
    Câu 7 :

    Số nào là ước của 8:

    • A.
      4.
    • B.
      0.
    • C.
      5.
    • D.
      6.
    Câu 8 :

    Chữ cái in hoa nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng ?

    • A.
      A.
    • B.
      M.
    • C.
      X.
    • D.
      U.
    Câu 9 :

    Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

    • A.
      0.
    • B.
      2.
    • C.
      5.
    • D.
      7.
    Câu 10 :

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

    • A.
      Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
    • B.
      Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
    • C.
      Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
    • D.
      Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
    Câu 11 :

    Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

    • A.
      100.
    • B.
      72.
    • C.
      148.
    • D.
      256.
    Câu 12 :

    Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

    • A.
      -133.
    • B.
      133.
    • C.
      -1000.
    • D.
      1000.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

    b) Viết tập hợp B các ước của 10.

    c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

    d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

    Câu 2 :

    a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

    b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

    c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

    Câu 3 :

    Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 0 1

    a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

    b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

    Câu 4 :

    Cho các hình sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 0 2

    Em hãy quan sát các hình trên và cho biết :

    Hình nào có trục đối xứng ?

    Hình nào có tâm đối xứng ?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là:

      • A.
        \(\mathbb{N}\).
      • B.
        \(\mathbb{Q}\).
      • C.
        \(\mathbb{Z}\).
      • D.
        \(\mathbb{R}\).

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về các tập hợp.

      Lời giải chi tiết :

      Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là \(\mathbb{N}\).

      Câu 2 :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là:

      • A.
        -99.
      • B.
        -98.
      • C.
        -11.
      • D.
        -10.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm.

      Lời giải chi tiết :

      Số nguyên âm có hai chữ số lớn nhất là -10.

      Câu 3 :

      Phát biểu nào sau đây là sai:

      • A.
        -44 < -34.
      • B.
        -3 < 3.
      • C.
        -10 < 0.
      • D.
        -9 > -8.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên âm, số nguyên dương.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      +) 44 > 34 nên – 44 < - 34.

      +) -3 < 0 < 3 nên -3 < 3.

      +) -10 < 0.

      +) 9 > 8 nên -9 < -8.

      Vậy chỉ có D sai.

      Câu 4 :

      Tâm đối xứng của hình thoi là:

      • A.
        Giao điểm hai cạnh kề.
      • B.
        Giao điểm hai đường chéo.
      • C.
        Trung điểm một cạnh của hình thoi.
      • D.
        Hình thoi không có tâm đối xứng.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng của hình thoi.

      Lời giải chi tiết :

      Tâm đối xứng của hình thoi là giao điểm của hai đường chéo.

      Câu 5 :

      Hình bình hành có cạnh đáy 8 cm và đường cao tương ứng là 5 cm thì có diện tích là:

      • A.
        13 cm2 .
      • B.
        26 cm2.
      • C.
        40 cm2 .
      • D.
        20 cm2.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành: S = cạnh.chiều cao tương ứng.

      Lời giải chi tiết :

      Diện tích hình bình hành đó là: \(S = 8.5 = 40\left( {c{m^2}} \right)\).

      Câu 6 :

      Kết quả của phép tính (-5).4 = …

      • A.
        -20.
      • B.
        20.
      • C.
        10.
      • D.
        -10.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-5).4 = -(5.4) = -20.

      Câu 7 :

      Số nào là ước của 8:

      • A.
        4.
      • B.
        0.
      • C.
        5.
      • D.
        6.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Kiểm tra xem 8 chia hết cho số nào có trong đáp án.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(8 \vdots 4;8 \not \vdots 5;8\not \vdots 6\); 0 không phải là ước của số nào nên A đúng.

      Câu 8 :

      Chữ cái in hoa nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng ?

      • A.
        A.
      • B.
        M.
      • C.
        X.
      • D.
        U.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

      Lời giải chi tiết :

      Các chữ cái có trục đối xứng là A; M; X; U.

      Các chữ cái có tâm đối xứng là: X.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 1 1

      Vậy chữ X vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.

      Câu 9 :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì \(x\) là số nào bên dưới:

      • A.
        0.
      • B.
        2.
      • C.
        5.
      • D.
        7.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

      Lời giải chi tiết :

      Để số \(\overline {47x} \) chia hết cho 3 thì 4 + 7 + x chia hết cho 3 hay 11 + x chia hết cho 3.

      x có thể nhận các giá trị: 1; 4; 7. Vậy ta chọn đáp án D.

      Câu 10 :

      Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

      • A.
        Hình thang cân có 2 đường chéo vuông nhau.
      • B.
        Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
      • C.
        Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau.
      • D.
        Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Dựa vào đặc điểm của các hình đã học.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các khẳng định sau, chỉ có khẳng định: “Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau” là khẳng định đúng.

      Câu 11 :

      Bội chung nhỏ nhất của 24 và 36 là:

      • A.
        100.
      • B.
        72.
      • C.
        148.
      • D.
        256.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :

      Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

      Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

      Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọnmỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \(24 = {2^3}.3;36 = {2^2}{.3^2}\)

      Nên \(BCNN\left( {24;36} \right) = {2^3}{.3^2} = 72\).

      Câu 12 :

      Kết quả của phép tính (-8).(-125) = …

      • A.
        -133.
      • B.
        133.
      • C.
        -1000.
      • D.
        1000.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào quy tắc nhân hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: (-8).(-125) = 8.125 = 1 000.

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      a) Tìm tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20.

      b) Viết tập hợp B các ước của 10.

      c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 12; –5; 0; –10; 3.

      d) Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50 Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C so với buổi trưa?

      Phương pháp giải :

      a, b) Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

      c) So sánh các số nguyên để sắp xếp.

      d) Thực hiện phép tính với số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      a) Tập hợp A các số tự nhiên là bội của 6 và nhỏ hơn 20 là: A = {0; 6; 12; 18}.

      b) Tập hợp B các ước của 10 là: B = Ư(10) = {1; –1; 2; –2; 5; –5; 10; –10}.

      c) Các số nguyên âm là: -5; -10. Vì 5 < 10 nên -5 > -10.

      Các số nguyên dương là 3; 12. Ta có: 3 < 12.

      Vậy các số nguyên theo thứ tự giảm dần là: 12; 3; 0; -5; -10.

      d) Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là: – 50C + (–70C) = –120

      Câu 2 :

      a) Tính nhanh: 37.173 + 62.173 + 173.

      b) Tìm x biết: –3x + 15 = 3 \( \cdot \)( –5).

      c) Học sinh khối 6 của một trường THCS tham gia hoạt động theo chủ đề “Tháng an toàn giao thông” do trường tổ chức. Số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em. Khi xếp hàng, các em xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa ra 3 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh khối 6?

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân và phép cộng số tự nhiên.

      b) Sử dụng quy tắc tính với số nguyên.

      c) Tìm BC(9;10;12). Tìm bội chung của 9; 10 và 12 trong khoảng 350 đến 450.

      Lời giải chi tiết :

      a) 173 + 62.173 + 173 = 173.(37 + 62 + 1) = 173.100 = 17300

      b) - 3x + 15 = 3 \( \cdot \)( - 5).

      - 3x = - 15 – 15

      - 3x = - 30

      x = –30 : (–3)

      x = 10

      Vậy x = 10.

      c) Gọi số học sinh đi tham quan là x (học sinh) (x \( \in N*\))

      Vì số học sinh xếp hàng 9, hàng 10, hàng 12 đều thừa 3 học sinh nên \(\left( {x - 3} \right) \in BC(9;10;12)\). Mà số học sinh trong khoảng từ 350 em đến 450 em nên \(350 \le x \le 450\).

      Ta có: \(9 = {3^2};10 = 2.5;12 = {2^2}.3\) nên \(BCNN(9;10;12) = {2^2}{.3^2}.5 = 180\).

      \( \Rightarrow BC\left( {9;10;12} \right) = B\left( {180} \right) = \left\{ {180;360;540;...} \right\}\)

      Vì \(350 \le x \le 450\) nên x – 3 = 360 suy ra x = 363 (TM).

      Vậy số học sinh đi tham quan là 363 học sinh.

      Câu 3 :

      Khu vực đậu xe của một cửa hàng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Trong đó một nửa khu vực dành cho quay đầu xe, hai góc tam giác để trồng hoa và phần còn lại chia đều cho bốn chỗ đậu ô tô (hình bên).

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 1 2

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô.

      b) Tính diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe.

      Phương pháp giải :

      a) Tính diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô bằng công thức tính diện tích hình bình hành.

      b) Diện tích quay đầu xe tính bằng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe = diện tích bốn chỗ đậu xe + diện tích quay đầu xe.

      Lời giải chi tiết :

      a) Chỗ đậu xe là hình bình hành có chiều cao là: 10:2 = 5 (m).

      Diện tích mỗi chỗ đậu xe là: 3.5 = 15 (m2).

      Vậy diện tích chỗ đậu xe dành cho một ô tô là: 15m2.

      b) Chiều rộng khu vực dành cho quay đầu xe là: 10:2 = 5(m)

      Diện tích khu vực dành cho quay đầu xe là: 5.14 = 70(m2).

      Diện tích dành cho đậu xe và quay đầu xe là: 70 + 15.4 = 130(m2).

      Vậy diện tích dành cho việc đậu xe và quay đầu xe là 130 m2.

      Câu 4 :

      Cho các hình sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 1 3

      Em hãy quan sát các hình trên và cho biết :

      Hình nào có trục đối xứng ?

      Hình nào có tâm đối xứng ?

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

      Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

      Lời giải chi tiết :

      Hình có trục đối xứng là : hình 1; hình 2; hình 3.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 1 4

      Hình có tâm đối xứng là : hình 3.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức 1 5

      Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức – nội dung then chốt trong chuyên mục giải sgk toán 6 trên nền tảng toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 chương trình Kết nối tri thức là một bài kiểm tra quan trọng giúp đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau nửa học kì đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tập trung vào các chủ đề chính như số tự nhiên, phép tính với số tự nhiên, hình học cơ bản và các bài toán thực tế.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

      Thông thường, đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức sẽ có cấu trúc gồm các phần sau:

      1. Phần trắc nghiệm: Kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản.
      2. Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán.
      3. Bài toán thực tế: Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế.

      Nội dung chi tiết Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

      Dưới đây là một số chủ đề chính thường xuất hiện trong đề thi:

      • Số tự nhiên: Các khái niệm về số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên, thứ tự trên trục số.
      • Phép tính với số tự nhiên: Phép cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, tính chất của các phép tính.
      • Dấu hiệu chia hết: Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
      • Ước và bội: Khái niệm ước và bội, tìm ước và bội của một số.
      • Hình học cơ bản: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, các loại góc.
      • Bài toán thực tế: Các bài toán liên quan đến việc tính toán, đo đạc trong thực tế.

      Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

      Dạng 1: Tính toán với số tự nhiên

      Để giải các bài toán tính toán với số tự nhiên, học sinh cần nắm vững các quy tắc và tính chất của các phép tính. Ví dụ:

      Bài tập: Tính 123 + 456 - 789

      Lời giải: 123 + 456 - 789 = 579 - 789 = -210

      Dạng 2: Tìm ước và bội

      Để tìm ước và bội của một số, học sinh cần hiểu rõ khái niệm ước và bội. Ví dụ:

      Bài tập: Tìm tất cả các ước của 12

      Lời giải: Các ước của 12 là: 1, 2, 3, 4, 6, 12

      Dạng 3: Giải bài toán thực tế

      Để giải bài toán thực tế, học sinh cần đọc kỹ đề bài, xác định được các yếu tố quan trọng và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Ví dụ:

      Bài tập: Một cửa hàng có 25 kg gạo. Người ta đã bán được 1/5 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?

      Lời giải: Số gạo đã bán là: 25 x 1/5 = 5 kg. Số gạo còn lại là: 25 - 5 = 20 kg.

      Lời khuyên khi làm bài thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 11 - Kết nối tri thức

      • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
      • Lập kế hoạch làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.
      • Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc.
      • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

      Giaitoan.edu.vn: Nguồn tài liệu ôn thi Toán 6 uy tín

      Giaitoan.edu.vn là một trang web cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn thi Toán 6, bao gồm đề thi, lời giải chi tiết, bài giảng và các bài tập luyện tập. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn thi hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1.

      Bảng tổng hợp các chủ đề chính trong đề thi

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Số tự nhiênCao
      Phép tính với số tự nhiênCao
      Dấu hiệu chia hếtTrung bình
      Ước và bộiTrung bình
      Hình học cơ bảnThấp
      Bài toán thực tếTrung bình

      Chúc các em học sinh ôn thi tốt và đạt kết quả cao!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6