Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 16: Số thập phân (tiếp theo) - SGK Cánh Diều

Bài 16 Toán lớp 5 thuộc chương trình học Toán 5 Cánh Diều, tập trung vào việc củng cố và mở rộng kiến thức về số thập phân. Học sinh sẽ được luyện tập các phép toán với số thập phân, so sánh và sắp xếp số thập phân, đồng thời ứng dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết, dễ hiểu cho từng bài tập trong SGK Toán 5 Cánh Diều Bài 16, giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài.

a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó .... a) Đọc các số thập phân (theo mẫu) ....

Câu 5

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 5 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

    Sử dụng thước thẳng đo độ dài của một số đồ dùng học tập rồi ghi lại kết quả đo với đơn vị xăng-ti-mét.

    Ví dụ: Chiếc gọt bút chì dài 3,6 cm.

    Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 4 1

    Phương pháp giải:

    - Sử dụng thước thẳng đo độ dài của các đồ dùng học tập

    - Ghi lại kết quả với đơn vị xăng-ti-mét.

    Lời giải chi tiết:

    Ví dụ: Cục tẩy dài 2,5 cm.

    Câu 1

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 1 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều

      a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:

      Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 0 1

      b) Nêu phần nguyên và phần thập phân trong mỗi số thập phân ở câu a.

      Phương pháp giải:

      a) Có thể viết hỗn số thành một phân số có:

      • Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

      • Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

      b) Những chữ số ở bên trái dầu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

      Lời giải chi tiết:

      a) $3\frac{7}{{10}} = 3,7$ : Ba phẩy bảy

      $5\frac{{63}}{{100}} = 5,63$ : Năm phẩy sáu mươi ba

      $12\frac{{378}}{{1\,000}} = 12,378$ : Mười hai phẩy ba trăm bảy mươi tám

      b) Số 3,7 có phần nguyên là 3 và phần thập phân là 7.

      Số 5,63 có phần nguyên là 5 và phần thập phân là 63.

      Số 12,378 có phần nguyên là 12 và phần thập phân là 378.

      Câu 4

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 4 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

        Số?

        Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 3 1

        Phương pháp giải:

        Quan sát hình ảnh và điền số thập phân thích hợp vào ô trống.

        Lời giải chi tiết:

        Chiếc bút màu dài 7,5 cm.

        Quả dứa cân nặng 1,3 kg.

        Câu 3

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 3 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

          a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):

          Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 2 1

          b) Viết số thập phân có:

          Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 2 2

          c) Chỉ vào từng chữ số trong mỗi số thập phân ở câu a và nói cho bạn nghe chữ số đó thuộc hàng nào.

          Phương pháp giải:

          - Đọc hoặc viết số thập phân theo mẫu

          - Các chữ số ở phần thập phân từ trái sang phải lần lượt thuộc hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn

          Lời giải chi tiết:

          a) Số thập phân 0,9 đọc là không đơn vị, chín phần mười.

          Số thập phân 4,72 đọc là bốn đơn vị, bảy mươi hai phần trăm.

          Số thập phân 2,803 đọc là hai đơn vị, tám trăm linh ba phần nghìn.

          Số thập phân 27,055 đọc là hai mươi bảy đơn vị, năm mươi lăm phần nghìn.

          b) Bốn đơn vị, năm phần mười: 4,5

          Không đơn vị, hai mươi lăm phần nghìn: 0,025.

          Ba mươi hai đơn vị, tám mươi bảy phần trăm: 32,87.

          Bảy nghìn không trăm linh ba đơn vị, bốn phần trăm: 7003,04.

          c) Số 0,9 có:

          - Chữ số 0 thuộc hàng đơn vị.

          - Chữ số 9 thuộc hàng phần mười.

          Số 4,72 có:

          - Chữ số 4 thuộc hàng đơn vị.

          - Chữ số 7 thuộc hàng phần mười.

          - Chữ số 2 thuộc hàng phần trăm.

          Số 2,083:

          - Chữ số 2 thuộc hàng đơn vị.

          - Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.

          - Chữ số 8 thuộc hàng phần trăm.

          - Chữ số 3 thuộc hàng phần nghìn.

          Số 27,055:

          - Chữ số 2 thuộc hàng chục.

          - Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị.

          - Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.

          - Chữ số 5 thuộc hàng phần trăm.

          - Chữ số 5 thuộc hàng phần nghìn.

          Câu 2

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 2 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều

            a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 1 1

            b) Viết mỗi số thập phân sau:

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 1 2

            Phương pháp giải:

            Muốn đọc (hoặc viết) một số thập phân, ta đọc (hoặc viết) lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc (hoặc viết) phần nguyên, đọc (hoặc viết) dấu “phẩy”, sau đó đọc (hoặc viết) phần thập phân.

            Lời giải chi tiết:

            a) 2,71 đọc là hai phẩy bảy một hoặc đọc là hai phẩy bảy mươi mốt.

            34,206 đọc là ba mươi tư phẩy hai không sáu hoặc đọc là ba mươi tư phẩy hai trăm linh sáu.

            19,041 đọc là mười chín phẩy không bốn một hoặc đọc là mười chín phẩy không trăm bốn mươi mốt.

            0,523 đọc là không phẩy năm hai ba hoặc đọc là không phẩy năm trăm hai mươi ba.

            b)

            Ba phẩy không không tám: 3,008

            Mười lăm phẩy sáu: 15,6

            Bảy phẩy ba chín: 7,39

            Hai trăm năm mươi sáu phẩy bảy mươi ba: 256,73

            Năm phẩy ba trăm linh hai: 5,302

            Mười phẩy không trăm tám mươi hai: 10,082

            Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
            • Câu 1
            • Câu 2
            • Câu 3
            • Câu 4
            • Câu 5

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 1 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều

            a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 1

            b) Nêu phần nguyên và phần thập phân trong mỗi số thập phân ở câu a.

            Phương pháp giải:

            a) Có thể viết hỗn số thành một phân số có:

            • Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

            • Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

            b) Những chữ số ở bên trái dầu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

            Lời giải chi tiết:

            a) $3\frac{7}{{10}} = 3,7$ : Ba phẩy bảy

            $5\frac{{63}}{{100}} = 5,63$ : Năm phẩy sáu mươi ba

            $12\frac{{378}}{{1\,000}} = 12,378$ : Mười hai phẩy ba trăm bảy mươi tám

            b) Số 3,7 có phần nguyên là 3 và phần thập phân là 7.

            Số 5,63 có phần nguyên là 5 và phần thập phân là 63.

            Số 12,378 có phần nguyên là 12 và phần thập phân là 378.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 2 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều

            a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 2

            b) Viết mỗi số thập phân sau:

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 3

            Phương pháp giải:

            Muốn đọc (hoặc viết) một số thập phân, ta đọc (hoặc viết) lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc (hoặc viết) phần nguyên, đọc (hoặc viết) dấu “phẩy”, sau đó đọc (hoặc viết) phần thập phân.

            Lời giải chi tiết:

            a) 2,71 đọc là hai phẩy bảy một hoặc đọc là hai phẩy bảy mươi mốt.

            34,206 đọc là ba mươi tư phẩy hai không sáu hoặc đọc là ba mươi tư phẩy hai trăm linh sáu.

            19,041 đọc là mười chín phẩy không bốn một hoặc đọc là mười chín phẩy không trăm bốn mươi mốt.

            0,523 đọc là không phẩy năm hai ba hoặc đọc là không phẩy năm trăm hai mươi ba.

            b)

            Ba phẩy không không tám: 3,008

            Mười lăm phẩy sáu: 15,6

            Bảy phẩy ba chín: 7,39

            Hai trăm năm mươi sáu phẩy bảy mươi ba: 256,73

            Năm phẩy ba trăm linh hai: 5,302

            Mười phẩy không trăm tám mươi hai: 10,082

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 3 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

            a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 4

            b) Viết số thập phân có:

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 5

            c) Chỉ vào từng chữ số trong mỗi số thập phân ở câu a và nói cho bạn nghe chữ số đó thuộc hàng nào.

            Phương pháp giải:

            - Đọc hoặc viết số thập phân theo mẫu

            - Các chữ số ở phần thập phân từ trái sang phải lần lượt thuộc hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn

            Lời giải chi tiết:

            a) Số thập phân 0,9 đọc là không đơn vị, chín phần mười.

            Số thập phân 4,72 đọc là bốn đơn vị, bảy mươi hai phần trăm.

            Số thập phân 2,803 đọc là hai đơn vị, tám trăm linh ba phần nghìn.

            Số thập phân 27,055 đọc là hai mươi bảy đơn vị, năm mươi lăm phần nghìn.

            b) Bốn đơn vị, năm phần mười: 4,5

            Không đơn vị, hai mươi lăm phần nghìn: 0,025.

            Ba mươi hai đơn vị, tám mươi bảy phần trăm: 32,87.

            Bảy nghìn không trăm linh ba đơn vị, bốn phần trăm: 7003,04.

            c) Số 0,9 có:

            - Chữ số 0 thuộc hàng đơn vị.

            - Chữ số 9 thuộc hàng phần mười.

            Số 4,72 có:

            - Chữ số 4 thuộc hàng đơn vị.

            - Chữ số 7 thuộc hàng phần mười.

            - Chữ số 2 thuộc hàng phần trăm.

            Số 2,083:

            - Chữ số 2 thuộc hàng đơn vị.

            - Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.

            - Chữ số 8 thuộc hàng phần trăm.

            - Chữ số 3 thuộc hàng phần nghìn.

            Số 27,055:

            - Chữ số 2 thuộc hàng chục.

            - Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị.

            - Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.

            - Chữ số 5 thuộc hàng phần trăm.

            - Chữ số 5 thuộc hàng phần nghìn.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 4 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

            Số?

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 6

            Phương pháp giải:

            Quan sát hình ảnh và điền số thập phân thích hợp vào ô trống.

            Lời giải chi tiết:

            Chiếc bút màu dài 7,5 cm.

            Quả dứa cân nặng 1,3 kg.

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 5 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều

            Sử dụng thước thẳng đo độ dài của một số đồ dùng học tập rồi ghi lại kết quả đo với đơn vị xăng-ti-mét.

            Ví dụ: Chiếc gọt bút chì dài 3,6 cm.

            Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều 7

            Phương pháp giải:

            - Sử dụng thước thẳng đo độ dài của các đồ dùng học tập

            - Ghi lại kết quả với đơn vị xăng-ti-mét.

            Lời giải chi tiết:

            Ví dụ: Cục tẩy dài 2,5 cm.

            Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều đặc sắc thuộc chuyên mục vở bài tập toán lớp 5 trên nền tảng toán. Với bộ bài tập Lý thuyết Toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

            Toán lớp 5 Bài 16: Số thập phân (tiếp theo) - Giải chi tiết SGK Cánh Diều

            Bài 16 Toán lớp 5 Cánh Diều tiếp tục đi sâu vào kiến thức về số thập phân, sau khi đã làm quen với khái niệm và cách đọc, viết số thập phân ở bài trước. Bài học này tập trung vào việc thực hành các phép tính với số thập phân, đặc biệt là phép cộng, trừ, nhân, chia. Việc nắm vững các quy tắc và kỹ năng này là nền tảng quan trọng cho các bài học toán nâng cao hơn.

            I. Tóm tắt lý thuyết trọng tâm

            Trước khi đi vào giải bài tập, chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức lý thuyết quan trọng:

            • Phép cộng và trừ số thập phân: Cần viết các số thập phân sao cho các hàng thẳng hàng (hàng đơn vị, hàng phần thập, hàng phần trăm,...). Cộng hoặc trừ từng hàng tương ứng, bắt đầu từ phải sang trái.
            • Phép nhân số thập phân: Nhân hai số thập phân như nhân hai số tự nhiên, sau đó đếm tổng số chữ số ở phần thập của hai số bị nhân. Dấu phẩy của tích đặt sau chữ số thứ mấy tính từ phải sang trái.
            • Phép chia số thập phân: Để chia số thập phân cho số thập phân, ta chuyển cả số bị chia và số chia thành số tự nhiên bằng cách nhân cả hai với một lũy thừa của 10. Sau đó thực hiện phép chia như chia số tự nhiên.

            II. Giải bài tập Toán lớp 5 Bài 16: Số thập phân (tiếp theo) - SGK Cánh Diều

            Dưới đây là lời giải chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 5 Cánh Diều Bài 16:

            Bài 1: Tính

            a) 3,45 + 2,17 = 5,62

            b) 7,89 - 4,56 = 3,33

            c) 2,34 x 1,5 = 3,51

            d) 6,72 : 2,4 = 2,8

            Bài 2: Đặt tính rồi tính

            (Bài tập này yêu cầu học sinh tự đặt tính và thực hiện phép tính. Lời giải sẽ tương tự như Bài 1, đảm bảo viết các số thập phân thẳng hàng và thực hiện đúng quy tắc.)

            Bài 3: Tính bằng cách hợp lý nhất

            a) 2,5 + 3,7 + 7,5 = (2,5 + 7,5) + 3,7 = 10 + 3,7 = 13,7

            b) 8,6 - 4,2 - 2,4 = 8,6 - (4,2 + 2,4) = 8,6 - 6,6 = 2

            Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12,5m, chiều rộng 8,4m. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.

            Chu vi mảnh đất: (12,5 + 8,4) x 2 = 20,9 x 2 = 41,8 (m)

            Diện tích mảnh đất: 12,5 x 8,4 = 105 (m2)

            Bài 5: Một người mua 3,5 kg gạo tẻ và 2,5 kg gạo nếp. Giá mỗi ki-lô-gam gạo tẻ là 18 000 đồng, giá mỗi ki-lô-gam gạo nếp là 22 000 đồng. Hỏi người đó phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

            Số tiền mua gạo tẻ: 3,5 x 18 000 = 63 000 (đồng)

            Số tiền mua gạo nếp: 2,5 x 22 000 = 55 000 (đồng)

            Tổng số tiền phải trả: 63 000 + 55 000 = 118 000 (đồng)

            III. Luyện tập thêm

            Để củng cố kiến thức về số thập phân, bạn có thể thực hành thêm các bài tập sau:

            • Giải các bài tập tương tự trong sách bài tập Toán 5.
            • Tìm kiếm các bài tập trực tuyến về số thập phân.
            • Tự tạo các bài toán về số thập phân và giải chúng.

            IV. Kết luận

            Toán lớp 5 Bài 16: Số thập phân (tiếp theo) là một bài học quan trọng giúp học sinh nắm vững các phép tính với số thập phân. Việc luyện tập thường xuyên và áp dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong học tập.

            Hy vọng với lời giải chi tiết và hướng dẫn cụ thể này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.