Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều

Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều

Bài 66 Toán lớp 5 thuộc chương trình học Toán 5 bộ sách Cánh Diều, tập trung vào việc luyện tập các kiến thức đã học về hình học và số học. Bài học này giúp học sinh củng cố kỹ năng giải toán, rèn luyện tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết, dễ hiểu cho từng bài tập trong Bài 66, giúp học sinh tự học hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất.

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c: Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Tìm độ dài cạnh còn lại: Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1,2 m. Tính thể tích của mỗi hình sau: Quan sát hình vẽ. a) Tính thể tích viên đá: b) Tính thể tích củ khoai tây: Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2 dm.

Câu 1

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 1 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

    Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:

    a) a = 8 cm; b = 6 cm; c = 6 cm

    b) a = 1,5 m; b = 0,8 m; c = 0,5 m

    c) a = $\frac{5}{2}$ dm; b = 2 dm; c = 0,6 dm

    Phương pháp giải:

    Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a \times b \times c$

    Lời giải chi tiết:

    a) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

    $8 \times 6 \times 6 = 288$(cm3)

    Đáp số: 288 cm3

    b) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

    $1,5 \times 0,8 \times 0,5 = 0,6$(m3)

    Đáp số: 0,6 m3

    c) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

    $\frac{5}{2} \times 2 \times 0,6 = 3$(dm3)

    Đáp số: 3 dm3.

    Câu 3

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 3 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

      Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1,2 m.

      a) Tính thể tích khối đá đó.

      b) Theo em, nếu mỗi mét khối đá nặng 2,7 tấn thì xe tải 15 tấn có chở được khối đá đó không?

      Phương pháp giải:

      a) Tính thể tích khối đá = chiều dài $ \times $ chiều rộng $ \times $ chiều cao

      b) Tính cân nặng của khối đá = cân nặng 1 m3 đá x thể tích khối đá.

      So sánh cân nặng của khối đá với cân nặng xe tải.

      Lời giải chi tiết:

      a) Thể tích khối đá đó là:

      $2,5 \times 1,6 \times 1,2 = 4,8$(m3)

      b) Khối đá đó cân nặng số tấn là:

      $4,8 \times 2,7 = 12,96$(tấn)

      Vì 12,96 < 15 Nên cân nặng của khối đá < cân nặng xe tải

      Vậy xe tải 15 tấn có chở được khối đá đó.

      Đáp số: a) 4,8 m3;

      b) Có.

      Câu 6

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 6 trang 47 SGK Toán 5 Cánh diều

        Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2,5 dm.

        a) Hỏi thùng xăng đó có thể chứa tối đa bao nhiêu lít xăng?

        b) Giá bán mỗi lít xăng là 22 600 đồng. Hỏi muốn đổ đầy thùng xăng đó cần trả bao nhiêu tiền?

        Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 5 1

        Phương pháp giải:

        a) Tính thể tích thùng xăng: $V = a \times b \times c$

        Dựa vào mối quan hệ: 1 dm3 =1 l  để suy ra số lít xăng tối đa thùng xăng đó có thể chứa.

        b) Tính số tiền phải trả để đổ đầy thùng xăng = Giá bán mỗi lít xăng $ \times $ số lít xăng tối đa thùng xăng đó chứa

        Lời giải chi tiết:

        a) Thể tích thùng xăng đó là:

        7 x 4 x 2,5 = 70 (dm3)

        Vì 1 dm3 = 1 l nên thùng xăng đó có thể chứa tối đa 70 lít xăng.

        b) Muốn đổ đầy thùng xăng đó cần trả số tiền là:

        22 600 x 70 = 1 582 000 (đồng)

        Đáp số: a) 70 l xăng;

        b) 1 582 000 đồng

        Câu 2

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

          Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Tìm độ dài cạnh còn lại:

          Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 1 1

          Phương pháp giải:

          Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a \times b \times c$

          Nên suy ra: $c = V:\left( {a \times b} \right)$và $a = V:\left( {b \times c} \right)$

          Lời giải chi tiết:

          Độ dài cạnh còn lại của hình thứ nhất là:

          $280:\left( {8 \times 5} \right) = 7$(cm)

          Độ dài cạnh còn lại của hình thứ hai là:

          $280:\left( {10 \times 2} \right) = 14$(cm)

          Đáp số: 7 cm; 14 cm.

          Câu 4

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 4 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

            Tính thể tích của mỗi hình sau:

            Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 3 1

            Phương pháp giải:

            Chia các hình vẽ thành các hình nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức $V = a \times b \times c$ hoặc $V = a \times a \times a$, từ đó suy ra thể tích hình vẽ ban đầu.

            Lời giải chi tiết:

            a) Chia hình A thành 2 hình như hình dưới đây:

            Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 3 2

            Thể tích hình 1 là:

            $3 \times 3 \times 3 = 27$(cm3)

            Thể tích hình 2 là:

            $6 \times 5 \times 4 = 120$(cm3)

            Thể tích hình A là:

            27 + 120 = 147 (cm3)

            Đáp số: 147 cm3

            b) Chia hình B thành 2 hình như hình dưới đây:

            Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 3 3

            Thể tích hình 1 là:

            $6 \times 6 \times \left( {8 - 2} \right) = 216$(cm3)

            Thể tích hình 2 là:

            $11 \times 9 \times 2 = 198$(cm3)

            Thể tích hình B là:

            216 + 198 = 414 (cm3)

            Đáp số: 414 cm3

            c) Chia hình C thành 3 hình như hình dưới đây:

            Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 3 4

            Thể tích hình 1 là:

            $15 \times 3 \times \left( {10 - 7} \right) = 135$(cm3)

            Thể tích hình 2 là:

            $3 \times 4 \times 7 = 84$(cm3)

            Thể tích hình 3 là:

            $3 \times 4 \times 7 = 84$(cm3)

            Thể tích hình C là:

            135 + 84 + 84 = 303 (cm3)

            Đáp số: 303 cm3

            Câu 5

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 5 trang 47 SGK Toán 5 Cánh diều

              Quan sát hình vẽ.

              a) Tính thể tích viên đá:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 4 1

              b) Tính thể tích củ khoai tây:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 4 2

              c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thể tích

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 4 3

              Phương pháp giải:

              a) Cách 1: Thể tích viên đá = Tổng thể tích viên đá và nước – thể tích nước trong bể 

              Cách 2: Thể tích của viên đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 10 cm, chiều rộng 10 cm và chiều cao là: 8 – 5 = 3 (cm). 

              b) Tương tự như phần a. 

              c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thể tích

              Lời giải chi tiết:

              a) Cách 1:

              Thể tích nước trong bể là:

              $10 \times 10 \times 5 = 500$(cm3)

              Tổng thể tích viên đá và nước là:

              $10 \times 10 \times 8 = 800$(cm3)

              Thể tích viên đá là:

              800 – 500 = 300 (cm3)

              Cách 2:

              Chiều cao của phần nước dâng lên là:

              8 – 5 = 3 (cm)

              Thể tích nước dâng lên là:

              $10 \times 10 \times 3 = 300$(cm3)

              Thể tích nước dâng lên chính là thể tích viên đá.

              b)

              Chiều cao của phần nước dâng lên là:

              11 – 10 = 1 (cm)

              Thể tích nước dâng lên là:

              $15 \times 10 \times 1 = 150$(cm3)

              Thể tích nước dâng lên chính là thể tích củ khoai tây.

              c) Ví dụ: Cho một vật vào bình nước chứa đầy nước, tính thể tích của vật đó như thế nào?

              Thể tích của quả bóng màu xanh và 1 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của quả bóng màu xanh và 4 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của quả bóng màu xanh là bao nhiêu?

              Thể tích của 3 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của 1 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
              • Câu 1
              • Câu 2
              • Câu 3
              • Câu 4
              • Câu 5
              • Câu 6

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 1 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

              Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:

              a) a = 8 cm; b = 6 cm; c = 6 cm

              b) a = 1,5 m; b = 0,8 m; c = 0,5 m

              c) a = $\frac{5}{2}$ dm; b = 2 dm; c = 0,6 dm

              Phương pháp giải:

              Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a \times b \times c$

              Lời giải chi tiết:

              a) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

              $8 \times 6 \times 6 = 288$(cm3)

              Đáp số: 288 cm3

              b) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

              $1,5 \times 0,8 \times 0,5 = 0,6$(m3)

              Đáp số: 0,6 m3

              c) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

              $\frac{5}{2} \times 2 \times 0,6 = 3$(dm3)

              Đáp số: 3 dm3.

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

              Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Tìm độ dài cạnh còn lại:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 1

              Phương pháp giải:

              Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a \times b \times c$

              Nên suy ra: $c = V:\left( {a \times b} \right)$và $a = V:\left( {b \times c} \right)$

              Lời giải chi tiết:

              Độ dài cạnh còn lại của hình thứ nhất là:

              $280:\left( {8 \times 5} \right) = 7$(cm)

              Độ dài cạnh còn lại của hình thứ hai là:

              $280:\left( {10 \times 2} \right) = 14$(cm)

              Đáp số: 7 cm; 14 cm.

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 3 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

              Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1,2 m.

              a) Tính thể tích khối đá đó.

              b) Theo em, nếu mỗi mét khối đá nặng 2,7 tấn thì xe tải 15 tấn có chở được khối đá đó không?

              Phương pháp giải:

              a) Tính thể tích khối đá = chiều dài $ \times $ chiều rộng $ \times $ chiều cao

              b) Tính cân nặng của khối đá = cân nặng 1 m3 đá x thể tích khối đá.

              So sánh cân nặng của khối đá với cân nặng xe tải.

              Lời giải chi tiết:

              a) Thể tích khối đá đó là:

              $2,5 \times 1,6 \times 1,2 = 4,8$(m3)

              b) Khối đá đó cân nặng số tấn là:

              $4,8 \times 2,7 = 12,96$(tấn)

              Vì 12,96 < 15 Nên cân nặng của khối đá < cân nặng xe tải

              Vậy xe tải 15 tấn có chở được khối đá đó.

              Đáp số: a) 4,8 m3;

              b) Có.

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 4 trang 46 SGK Toán 5 Cánh diều

              Tính thể tích của mỗi hình sau:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 2

              Phương pháp giải:

              Chia các hình vẽ thành các hình nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức $V = a \times b \times c$ hoặc $V = a \times a \times a$, từ đó suy ra thể tích hình vẽ ban đầu.

              Lời giải chi tiết:

              a) Chia hình A thành 2 hình như hình dưới đây:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 3

              Thể tích hình 1 là:

              $3 \times 3 \times 3 = 27$(cm3)

              Thể tích hình 2 là:

              $6 \times 5 \times 4 = 120$(cm3)

              Thể tích hình A là:

              27 + 120 = 147 (cm3)

              Đáp số: 147 cm3

              b) Chia hình B thành 2 hình như hình dưới đây:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 4

              Thể tích hình 1 là:

              $6 \times 6 \times \left( {8 - 2} \right) = 216$(cm3)

              Thể tích hình 2 là:

              $11 \times 9 \times 2 = 198$(cm3)

              Thể tích hình B là:

              216 + 198 = 414 (cm3)

              Đáp số: 414 cm3

              c) Chia hình C thành 3 hình như hình dưới đây:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 5

              Thể tích hình 1 là:

              $15 \times 3 \times \left( {10 - 7} \right) = 135$(cm3)

              Thể tích hình 2 là:

              $3 \times 4 \times 7 = 84$(cm3)

              Thể tích hình 3 là:

              $3 \times 4 \times 7 = 84$(cm3)

              Thể tích hình C là:

              135 + 84 + 84 = 303 (cm3)

              Đáp số: 303 cm3

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 5 trang 47 SGK Toán 5 Cánh diều

              Quan sát hình vẽ.

              a) Tính thể tích viên đá:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 6

              b) Tính thể tích củ khoai tây:

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 7

              c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thể tích

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 8

              Phương pháp giải:

              a) Cách 1: Thể tích viên đá = Tổng thể tích viên đá và nước – thể tích nước trong bể 

              Cách 2: Thể tích của viên đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 10 cm, chiều rộng 10 cm và chiều cao là: 8 – 5 = 3 (cm). 

              b) Tương tự như phần a. 

              c) Đặt các câu hỏi liên quan đến thể tích

              Lời giải chi tiết:

              a) Cách 1:

              Thể tích nước trong bể là:

              $10 \times 10 \times 5 = 500$(cm3)

              Tổng thể tích viên đá và nước là:

              $10 \times 10 \times 8 = 800$(cm3)

              Thể tích viên đá là:

              800 – 500 = 300 (cm3)

              Cách 2:

              Chiều cao của phần nước dâng lên là:

              8 – 5 = 3 (cm)

              Thể tích nước dâng lên là:

              $10 \times 10 \times 3 = 300$(cm3)

              Thể tích nước dâng lên chính là thể tích viên đá.

              b)

              Chiều cao của phần nước dâng lên là:

              11 – 10 = 1 (cm)

              Thể tích nước dâng lên là:

              $15 \times 10 \times 1 = 150$(cm3)

              Thể tích nước dâng lên chính là thể tích củ khoai tây.

              c) Ví dụ: Cho một vật vào bình nước chứa đầy nước, tính thể tích của vật đó như thế nào?

              Thể tích của quả bóng màu xanh và 1 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của quả bóng màu xanh và 4 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của quả bóng màu xanh là bao nhiêu?

              Thể tích của 3 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Thể tích của 1 quả bóng màu tím là bao nhiêu?

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 6 trang 47 SGK Toán 5 Cánh diều

              Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2,5 dm.

              a) Hỏi thùng xăng đó có thể chứa tối đa bao nhiêu lít xăng?

              b) Giá bán mỗi lít xăng là 22 600 đồng. Hỏi muốn đổ đầy thùng xăng đó cần trả bao nhiêu tiền?

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều 9

              Phương pháp giải:

              a) Tính thể tích thùng xăng: $V = a \times b \times c$

              Dựa vào mối quan hệ: 1 dm3 =1 l  để suy ra số lít xăng tối đa thùng xăng đó có thể chứa.

              b) Tính số tiền phải trả để đổ đầy thùng xăng = Giá bán mỗi lít xăng $ \times $ số lít xăng tối đa thùng xăng đó chứa

              Lời giải chi tiết:

              a) Thể tích thùng xăng đó là:

              7 x 4 x 2,5 = 70 (dm3)

              Vì 1 dm3 = 1 l nên thùng xăng đó có thể chứa tối đa 70 lít xăng.

              b) Muốn đổ đầy thùng xăng đó cần trả số tiền là:

              22 600 x 70 = 1 582 000 (đồng)

              Đáp số: a) 70 l xăng;

              b) 1 582 000 đồng

              Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều đặc sắc thuộc chuyên mục học toán lớp 5 trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

              Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều: Giải chi tiết và hướng dẫn

              Bài 66 Toán lớp 5 Cánh Diều là một bài luyện tập quan trọng, giúp học sinh ôn lại và củng cố kiến thức đã học trong chương trình Toán 5. Bài tập bao gồm nhiều dạng khác nhau, từ các bài tập cơ bản đến các bài tập nâng cao, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và công thức toán học.

              Nội dung chính của Bài 66 Toán lớp 5 Cánh Diều

              Bài 66 tập trung vào các nội dung sau:

              • Giải bài toán có nhiều phép tính: Học sinh được luyện tập giải các bài toán phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện nhiều phép tính khác nhau theo đúng thứ tự.
              • Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo: Bài tập giúp học sinh nắm vững các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích và thời gian, cũng như cách chuyển đổi giữa các đơn vị này.
              • Giải bài toán về tỷ số và phần trăm: Học sinh được luyện tập giải các bài toán liên quan đến tỷ số và phần trăm, giúp hiểu rõ hơn về các khái niệm này và cách ứng dụng chúng vào thực tế.
              • Giải bài toán về hình học: Bài tập giúp học sinh củng cố kiến thức về các hình hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, và cách tính diện tích, chu vi của chúng.

              Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong Bài 66

              Dưới đây là hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu trong Bài 66:

              Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

              Ví dụ: 12 + 3 x 4 - 5 = ?

              Hướng dẫn: Thực hiện các phép tính theo thứ tự: nhân, chia trước; cộng, trừ sau.

              Giải: 12 + 3 x 4 - 5 = 12 + 12 - 5 = 24 - 5 = 19

              Bài 2: Giải bài toán về đơn vị đo

              Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng 15m. Tính diện tích mảnh đất đó?

              Hướng dẫn: Diện tích hình chữ nhật được tính bằng công thức: Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng

              Giải: Diện tích mảnh đất là: 20m x 15m = 300m2

              Bài 3: Giải bài toán về tỷ số và phần trăm

              Ví dụ: Một cửa hàng có 200 sản phẩm, trong đó có 40 sản phẩm bị lỗi. Tính tỷ lệ sản phẩm bị lỗi so với tổng số sản phẩm?

              Hướng dẫn: Tỷ lệ sản phẩm bị lỗi = (Số sản phẩm bị lỗi / Tổng số sản phẩm) x 100%

              Giải: Tỷ lệ sản phẩm bị lỗi là: (40 / 200) x 100% = 20%

              Mẹo học tốt Toán lớp 5 Bài 66

              • Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các khái niệm và công thức toán học là điều kiện tiên quyết để giải tốt các bài tập.
              • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập khác nhau.
              • Đọc kỹ đề bài: Đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài toán và tránh mắc lỗi sai.
              • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong bài toán, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

              Tài liệu tham khảo hữu ích

              Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau để học tốt Toán lớp 5:

              • Sách bài tập Toán lớp 5
              • Các trang web học toán online
              • Các video hướng dẫn giải toán trên YouTube

              Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết và hữu ích trên, các em học sinh sẽ học tốt Toán lớp 5 Bài 66 và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.