Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức

Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức

Toán lớp 5 Bài 35: Ôn tập chung - Nền tảng vững chắc cho học sinh

Bài 35 Toán lớp 5 chương trình Kết nối tri thức là bài ôn tập quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trong chương trình. Bài học này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số thập phân, diện tích, thể tích và các bài toán thực tế.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết, dễ hiểu cho từng bài tập trong sách giáo khoa, giúp học sinh tự tin chinh phục môn Toán.

Trong một đợt thu gom giấy vụn, lớp 5A đã thu gom được 45 kg giấy vụn .... Cho hình tam giác vuông ABC và hình tròn tâm O với kích thước như hình vẽ bên. a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là ? cm2 Có 6 kg đường chia đều vào 12 túi. Hỏi: a) 8 túi đường như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Luyện tập 2 Câu 5

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 5 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

    Có 6 kg đường chia đều vào 12 túi. Hỏi:

    a) 8 túi đường như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

    b) Nếu 1 kg đường loại đó giá 17 000 đồng thì mua 10 túi đường như vậy hết bao nhiêu tiền?

    Phương pháp giải:

    a) Số kg đường ở 1 túi = tổng số kg đường : số túi

     Số kg đường trong 8 túi = số kg đường ở 1 túi x 8

    b) 10 túi đường có số kg đường = số kg đường ở 1 túi x 10

    Giá tiền của 10 túi đường = giá tiền của 1 kg đường x số kg đường trong 10 túi

    Lời giải chi tiết:

    Tóm tắt

    12 túi: 6 kg đường

    a) 8 túi: ? kg đường

    b) 1 kg đường: 17 000 đồng

    10 túi đường: ? đồng

    Bài giải

    a) Số ki-lô-gam đường ở mỗi túi là:

    6 : 12 = 0,5 (kg)

    8 túi đường có số ki-lô-gam đường là:

    0,5 x 8 = 4 (kg)

    b) 10 túi đường có số ki-lô-gam đường là:

    0,5 x 10 = 5 (kg)

    Giá tiền 10 túi đường là:

    17 000 x 5 = 85 000 (đồng)

    Đáp số: a) 4 kg đường

    b) 85 00 đồng

    Luyện tập 3 Câu 1

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 1 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

      Chọn câu trả lời đúng.

      a) Số gồm: Ba mươi lăm đơn vị, hai phần mười, không phần trăm, sáu phần nghìn viết là:

      A. 35,26

      B. 35,026

      C. 35,206

      D. 35,260

      b) Chữ số 8 trong số thập phân nào dưới đây ở hàng phần trăm?

      A. 38,025

      B. 30,812

      C. 32,081

      D. 12,308

      Phương pháp giải:

      a) Muốn viết số thập phân, trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.

      b) Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

      Lời giải chi tiết:

      a) Chọn C

      b) Chọn C

      Luyện tập 1 Câu 2

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 2 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

        Tính.

        Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 1 1

        Phương pháp giải:

        Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

        Lời giải chi tiết:

        $\frac{5}{7} + \frac{3}{4} = \frac{{20}}{{28}} + \frac{{21}}{{28}} = \frac{{41}}{{28}}$

        $\frac{4}{9} + \frac{2}{7} = \frac{{28}}{{63}} + \frac{{18}}{{63}} = \frac{{46}}{{63}}$

        $\frac{4}{5} - \frac{2}{3} = \frac{{12}}{{15}} - \frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{{15}}$

        $\frac{5}{9} - \frac{3}{8} = \frac{{40}}{{72}} - \frac{{27}}{{72}} = \frac{{13}}{{72}}$

        Luyện tập 1 Câu 3

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 3 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

          Tính bằng cách thuận tiện.

          Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 2 1

          Phương pháp giải:

          a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm hai phân số có cùng mẫu số với nhau.

          b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)

          Lời giải chi tiết:

          a) $\frac{5}{7} + \frac{8}{{11}} + \frac{2}{7} = \left( {\frac{5}{7} + \frac{2}{7}} \right) + \frac{8}{{11}} = 1 + \frac{8}{{11}} = \frac{{11}}{{11}} + \frac{8}{{11}} = \frac{{19}}{{11}}$

          b) $\frac{2}{7} \times \frac{4}{9} + \frac{2}{7} \times \frac{5}{9} = \frac{2}{7} \times \left( {\frac{4}{9} + \frac{5}{9}} \right) = \frac{2}{7} \times 1 = \frac{2}{7}$

          Luyện tập 3 Câu 3

            Video hướng dẫn giải

            Trả lời câu hỏi 3 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

            Cho hình thang vuông ABCD có đáy lớn hơn đáy bé 40 cm, có chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy và bằng 80 cm. Đoạn thẳng BE vuông góc với CD chia hình thang thành hình chữ nhật ABED và hình tam giác BCE. Tính:

            a) Diện tích hình tam giác BCE.

            b) Chu vi hình chữ nhật ABED.

            Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 11 1

            Phương pháp giải:

            a) Diện tích hình tam giác BCE = BE x EC : 2

            b) Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2

            Lời giải chi tiết:

            a) Ta có: Đáy lớn hơn đáy bé 40 cm nên EC = 40 cm

            Chiều cao của hình thang bằng 80 cm nên BE = 80 cm

            Diện tích tam giác BCE là:

            $\frac{{40 \times 80}}{2} = 1\;600\;$(cm2)

            b) Tổng độ dài hai đáy của hình thang ABCD là:

            80 x 2 = 160 (cm)

            Độ dài đáy bé AB là:

            (160 – 40) : 2 = 60 (cm)

            Chu vi hình chữ nhật ABED là:

            (BE + AB) x 2 = (80 + 60) x 2 = 280 (cm)

            Đáp số: a) 1 600 cm2

            b) 280 cm

            Luyện tập 2 Câu 4

              Video hướng dẫn giải

              Trả lời câu hỏi 4 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

              Số?

              Cho hình tam giác vuông ABC và hình tròn tâm O với kích thước như hình vẽ bên.

              a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là ? cm2.

              b) Diện tích hình tròn tâm O là ? cm2.

              c) Chu vi hình tròn tâm O là ? cm.

              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 7 1

              Phương pháp giải:

              a) Diện tích tam giác vuông ABC = cạnh góc vuông AB x cạnh góc vuông AC : 2 b) Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính.

              c) Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính

              Lời giải chi tiết:

              a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là $\frac{{8 \times 6}}{2} = 24$ (cm2)

              b) Bán kính của hình tròn tâm O là 10 : 2 = 5 (cm)

              Diện tích hình tròn tâm O là 3,14 x 5 x 5 = 78,5 (cm2)

              c) Chu vi hình tròn tâm O là 3,14 x 10 = 31,4 (cm)

              Luyện tập 2 Câu 3

                Video hướng dẫn giải

                Trả lời câu hỏi 3 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                Đặt tính rồi tính.

                Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 6 1

                Phương pháp giải:

                Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học

                Lời giải chi tiết:

                Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 6 2

                Luyện tập 1 Câu 4

                  Video hướng dẫn giải

                  Trả lời câu hỏi 4 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                  Trong một đợt thu gom giấy vụn, lớp 5A đã thu gom được 45 kg giấy vụn, lớp 5B đã thu gom được số giấy vụn bằng $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của lớp 5A, lớp 5C thu gom được ít hơn lớp 5B là 15 kg. Biết 1 kg giấy vụn làm được 15 cuốn vở tái chế. Hỏi số giấy vụn của cả ba lớp làm được bao nhiêu cuốn vở tái chế?

                  Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 3 1

                  Phương pháp giải:

                  - Số kg giấy vụn của lớp 5B = số kg giấy vụn lớp 5A x $\frac{2}{3}$

                  - Số kg giấy vụn của lớp 5C = số kg giấy vụn lớp 5B – 15 kg

                  - Tìm tổng số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được

                  - Số cuốn vở được tái chế = 15 x số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được

                  Lời giải chi tiết:

                  Tóm tắt

                  5A: 45 kg

                  5B: $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của 5A

                  5C: ít hơn 5B 15 kg

                  1 kg giấy vụn: 15 cuốn vở

                  Cả ba lớp: ? cuốn vở

                  Bài giải

                  Số kg giấy vụn lớp 5B thu gom được là:

                  $45\; \times \frac{2}{3} = 30\;$(kg)

                  Số kg giấy vụn lớp 5C thu gom được là:

                  30 – 15 = 15 (kg)

                  Số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được là:

                  45 + 30 + 15 = 90 (kg)

                  Số giấy vụn của cả ba lớp làm được số cuốn vở tái chế là:

                  15 x 90 = 1 350 (cuốn)

                  Đáp số: 1 350 cuốn vở

                  Luyện tập 3 Câu 2

                    Video hướng dẫn giải

                    Trả lời câu hỏi 2 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                    Chọn câu trả lời đúng.

                    a) Số thích hợp với dấu “?” của 1 052 ha = ? km2 là:

                    A. 0,1052

                    B. 1,052

                    C. 10,52

                    D. 105,2

                    b) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây.

                    Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 10 1

                    Hình có diện tích lớn nhất là:

                    A. Hình 1

                    B. Hình 2

                    C. Hình 3

                    D. Hình 4

                    Phương pháp giải:

                    a) Áp dụng cách đổi: 1 ha = $\frac{1}{{100}}$ km2

                    b) Áp dụng cách đổi 1 cm2 = $\frac{1}{{100}}$ dm2

                    Lời giải chi tiết:

                    a) Đổi: 1 052 ha = 10,52 km2

                    Chọn C

                    b) Đổi: 16 dm2 9 cm2 = 16,09 dm2

                    15 dm2 98 cm2 = 15,98 dm2

                    Ta có 15,98 dm2 < 16,09 dm2 < 16,1 dm2

                    Vậy hình 2 có diện tích lớn nhất.

                    Chọn B

                    Luyện tập 2 Câu 2

                      Video hướng dẫn giải

                      Trả lời câu hỏi 2 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                      a) >; <; = ?

                      Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 5 1

                      b) Sắp xếp các số 5,1; 6,321; 5,099; 6,3209 theo thứ tự từ bé đến lớn.

                      Phương pháp giải:

                      - Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

                      - Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

                      Lời giải chi tiết:

                      a) 5,099 < 5,1

                      6,321 > 6,3209

                      102,30 = 102,3000

                      b) Ta có: 5,099 < 5,1 < 6,3209 < 6,321.

                      Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 5,099; 5,1; 6,3209; 6,321.

                      Luyện tập 1 Câu 1

                        Video hướng dẫn giải

                        Trả lời câu hỏi 1 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                        a) Viết rồi đọc hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây (theo mẫu).

                        Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 0 1

                        b) Chuyển các hỗn số sau thành phân số (theo mẫu).

                        Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 0 2

                        c) Chuyển các phân số sau thành số thập phân (theo mẫu).

                        Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 0 3

                        Phương pháp giải:

                        a) Khi viết (hoặc đọc) hỗn số, ta viết (hoặc đọc) phần nguyên, chữ “và” rồi đến phần phân số.

                        b) Chuyển hỗn số thành phân số (theo mẫu).

                        c) Chuyển phân số thành số thập phân (theo mẫu).

                        Lời giải chi tiết:

                        a)

                        Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 0 4

                        b) $5\frac{2}{5} = \frac{{5 \times 5 + 2}}{5} = \frac{{27}}{5}$

                        $4\frac{7}{{10}} = \frac{{4 \times 10 + 7}}{{10}} = \frac{{47}}{{10}}$

                        $6\frac{{13}}{{100}} = \frac{{6 \times 100 + 13}}{{100}} = \frac{{613}}{{100}}$

                        c) $\frac{{96}}{{50}} = \frac{{192}}{{100}} = 1,92$

                        $\frac{{327}}{{300}} = \frac{{109}}{{100}} = 1,09$

                        $\frac{{204}}{{125}} = \frac{{1632}}{{1000}} = 1,632$

                        Luyện tập 3 Câu 5

                          Video hướng dẫn giải

                          Trả lời câu hỏi 5 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                          Rô-bốt đã vẽ hình thang ABCD và hình tròn tâm O (như hình vẽ).

                          Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 13 1

                          Biết AB = 16 cm, CD = 28 cm, AD = $\frac{5}{7}$ CD. Tính:

                          a) Chu vi hình tròn.

                          b) Diện tích phần đã tô màu

                          Phương pháp giải:

                          a) - Độ dài đoạn AD = Độ dài đoạn CD x $\frac{5}{7}$

                          - Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính

                          b) Diện phần tô màu = diện tích hình thang – diện tích hình tròn.

                          - Công thức tính diện tích hình thang: $S = \frac{{\left( {a + b} \right) \times h}}{2}$

                          Trong đó S là diện tích; a,b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.

                          - Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính:

                          S = 3,14 x r x r

                          Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.

                          Lời giải chi tiết:

                          a) Độ dài cạnh AD là: $28 \times \frac{5}{7} = 20$(cm)

                          Ta có đường kính hình tròn tâm O bằng độ dài cạnh AD và bằng 20 cm

                          Chu vi hình tròn là: 3,14 x 20 = 62,8 (cm)

                          b) Diện tích hình thang là: $\frac{{\left( {28 + 16} \right) \times 20}}{2} = 440$ (cm2)

                          Bán kính của hình tròn là: 20 : 2 = 10 (cm)

                          Diện tích hình tròn là: 3,14 x 10 x 10 = 314 (cm2)

                          Diện tích phần đã tô màu là: 440 – 314 = 126 (cm2)

                          Đáp số: a) 62,8 cm

                          b) 126 cm2

                          Luyện tập 2 Câu 1

                            Video hướng dẫn giải

                            Trả lời câu hỏi 1 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                            a) Số?

                            Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 4 1

                            b) Nêu cách đọc các số thập phân sau:

                            Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 4 2

                            Phương pháp giải:

                            Muốn viết (hoặc đọc) số thập phân, trước hết viết (hoặc đọc) phần nguyên, viết (hoặc đọc) dấu phẩy, sau đó viết (hoặc đọc) phần thập phân.

                            Lời giải chi tiết:

                            a)

                            Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 4 3

                            b) 35,471: Ba mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi mốt.

                            24,607: Hai mươi tư phẩy sáu trăm linh bảy.

                            0,026: Không phẩy không trăm hai mươi sáu.

                            5,004: Năm phẩy không trăm linh bốn.

                            Luyện tập 3 Câu 4

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 4 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Tính giá trị của biểu thức.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 12 1

                              Phương pháp giải:

                              a)Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước

                              b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)

                              Lời giải chi tiết:

                              a) (64,2 – 36,6) : 1,2 + 13,15 = 27,6 : 1,2 + 13,15

                              = 23 + 13,15

                              = 36,15

                              b) 12,5 x 3,6 + 12,5 x 2,4 = 12,5 x (3,6 + 2,4)

                              = 12,5 x 6

                              = 75

                              Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
                              • Luyện tập 1
                                • Câu 1
                                • -
                                • Câu 2
                                • -
                                • Câu 3
                                • -
                                • Câu 4
                              • Luyện tập 2
                                • Câu 1
                                • -
                                • Câu 2
                                • -
                                • Câu 3
                                • -
                                • Câu 4
                                • -
                                • Câu 5
                              • Luyện tập 3
                                • Câu 1
                                • -
                                • Câu 2
                                • -
                                • Câu 3
                                • -
                                • Câu 4
                                • -
                                • Câu 5

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 1 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              a) Viết rồi đọc hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây (theo mẫu).

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 1

                              b) Chuyển các hỗn số sau thành phân số (theo mẫu).

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 2

                              c) Chuyển các phân số sau thành số thập phân (theo mẫu).

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 3

                              Phương pháp giải:

                              a) Khi viết (hoặc đọc) hỗn số, ta viết (hoặc đọc) phần nguyên, chữ “và” rồi đến phần phân số.

                              b) Chuyển hỗn số thành phân số (theo mẫu).

                              c) Chuyển phân số thành số thập phân (theo mẫu).

                              Lời giải chi tiết:

                              a)

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 4

                              b) $5\frac{2}{5} = \frac{{5 \times 5 + 2}}{5} = \frac{{27}}{5}$

                              $4\frac{7}{{10}} = \frac{{4 \times 10 + 7}}{{10}} = \frac{{47}}{{10}}$

                              $6\frac{{13}}{{100}} = \frac{{6 \times 100 + 13}}{{100}} = \frac{{613}}{{100}}$

                              c) $\frac{{96}}{{50}} = \frac{{192}}{{100}} = 1,92$

                              $\frac{{327}}{{300}} = \frac{{109}}{{100}} = 1,09$

                              $\frac{{204}}{{125}} = \frac{{1632}}{{1000}} = 1,632$

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 2 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Tính.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 5

                              Phương pháp giải:

                              Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

                              Lời giải chi tiết:

                              $\frac{5}{7} + \frac{3}{4} = \frac{{20}}{{28}} + \frac{{21}}{{28}} = \frac{{41}}{{28}}$

                              $\frac{4}{9} + \frac{2}{7} = \frac{{28}}{{63}} + \frac{{18}}{{63}} = \frac{{46}}{{63}}$

                              $\frac{4}{5} - \frac{2}{3} = \frac{{12}}{{15}} - \frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{{15}}$

                              $\frac{5}{9} - \frac{3}{8} = \frac{{40}}{{72}} - \frac{{27}}{{72}} = \frac{{13}}{{72}}$

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 3 trang 135 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Tính bằng cách thuận tiện.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 6

                              Phương pháp giải:

                              a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm hai phân số có cùng mẫu số với nhau.

                              b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)

                              Lời giải chi tiết:

                              a) $\frac{5}{7} + \frac{8}{{11}} + \frac{2}{7} = \left( {\frac{5}{7} + \frac{2}{7}} \right) + \frac{8}{{11}} = 1 + \frac{8}{{11}} = \frac{{11}}{{11}} + \frac{8}{{11}} = \frac{{19}}{{11}}$

                              b) $\frac{2}{7} \times \frac{4}{9} + \frac{2}{7} \times \frac{5}{9} = \frac{2}{7} \times \left( {\frac{4}{9} + \frac{5}{9}} \right) = \frac{2}{7} \times 1 = \frac{2}{7}$

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 4 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Trong một đợt thu gom giấy vụn, lớp 5A đã thu gom được 45 kg giấy vụn, lớp 5B đã thu gom được số giấy vụn bằng $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của lớp 5A, lớp 5C thu gom được ít hơn lớp 5B là 15 kg. Biết 1 kg giấy vụn làm được 15 cuốn vở tái chế. Hỏi số giấy vụn của cả ba lớp làm được bao nhiêu cuốn vở tái chế?

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 7

                              Phương pháp giải:

                              - Số kg giấy vụn của lớp 5B = số kg giấy vụn lớp 5A x $\frac{2}{3}$

                              - Số kg giấy vụn của lớp 5C = số kg giấy vụn lớp 5B – 15 kg

                              - Tìm tổng số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được

                              - Số cuốn vở được tái chế = 15 x số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được

                              Lời giải chi tiết:

                              Tóm tắt

                              5A: 45 kg

                              5B: $\frac{2}{3}$ số giấy vụn của 5A

                              5C: ít hơn 5B 15 kg

                              1 kg giấy vụn: 15 cuốn vở

                              Cả ba lớp: ? cuốn vở

                              Bài giải

                              Số kg giấy vụn lớp 5B thu gom được là:

                              $45\; \times \frac{2}{3} = 30\;$(kg)

                              Số kg giấy vụn lớp 5C thu gom được là:

                              30 – 15 = 15 (kg)

                              Số kg giấy vụn cả 3 lớp thu được là:

                              45 + 30 + 15 = 90 (kg)

                              Số giấy vụn của cả ba lớp làm được số cuốn vở tái chế là:

                              15 x 90 = 1 350 (cuốn)

                              Đáp số: 1 350 cuốn vở

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 1 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              a) Số?

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 8

                              b) Nêu cách đọc các số thập phân sau:

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 9

                              Phương pháp giải:

                              Muốn viết (hoặc đọc) số thập phân, trước hết viết (hoặc đọc) phần nguyên, viết (hoặc đọc) dấu phẩy, sau đó viết (hoặc đọc) phần thập phân.

                              Lời giải chi tiết:

                              a)

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 10

                              b) 35,471: Ba mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi mốt.

                              24,607: Hai mươi tư phẩy sáu trăm linh bảy.

                              0,026: Không phẩy không trăm hai mươi sáu.

                              5,004: Năm phẩy không trăm linh bốn.

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 2 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              a) >; <; = ?

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 11

                              b) Sắp xếp các số 5,1; 6,321; 5,099; 6,3209 theo thứ tự từ bé đến lớn.

                              Phương pháp giải:

                              - Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

                              - Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

                              Lời giải chi tiết:

                              a) 5,099 < 5,1

                              6,321 > 6,3209

                              102,30 = 102,3000

                              b) Ta có: 5,099 < 5,1 < 6,3209 < 6,321.

                              Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 5,099; 5,1; 6,3209; 6,321.

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 3 trang 136 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Đặt tính rồi tính.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 12

                              Phương pháp giải:

                              Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học

                              Lời giải chi tiết:

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 13

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 4 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Số?

                              Cho hình tam giác vuông ABC và hình tròn tâm O với kích thước như hình vẽ bên.

                              a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là ? cm2.

                              b) Diện tích hình tròn tâm O là ? cm2.

                              c) Chu vi hình tròn tâm O là ? cm.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 14

                              Phương pháp giải:

                              a) Diện tích tam giác vuông ABC = cạnh góc vuông AB x cạnh góc vuông AC : 2 b) Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính.

                              c) Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính

                              Lời giải chi tiết:

                              a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là $\frac{{8 \times 6}}{2} = 24$ (cm2)

                              b) Bán kính của hình tròn tâm O là 10 : 2 = 5 (cm)

                              Diện tích hình tròn tâm O là 3,14 x 5 x 5 = 78,5 (cm2)

                              c) Chu vi hình tròn tâm O là 3,14 x 10 = 31,4 (cm)

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 5 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Có 6 kg đường chia đều vào 12 túi. Hỏi:

                              a) 8 túi đường như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

                              b) Nếu 1 kg đường loại đó giá 17 000 đồng thì mua 10 túi đường như vậy hết bao nhiêu tiền?

                              Phương pháp giải:

                              a) Số kg đường ở 1 túi = tổng số kg đường : số túi

                               Số kg đường trong 8 túi = số kg đường ở 1 túi x 8

                              b) 10 túi đường có số kg đường = số kg đường ở 1 túi x 10

                              Giá tiền của 10 túi đường = giá tiền của 1 kg đường x số kg đường trong 10 túi

                              Lời giải chi tiết:

                              Tóm tắt

                              12 túi: 6 kg đường

                              a) 8 túi: ? kg đường

                              b) 1 kg đường: 17 000 đồng

                              10 túi đường: ? đồng

                              Bài giải

                              a) Số ki-lô-gam đường ở mỗi túi là:

                              6 : 12 = 0,5 (kg)

                              8 túi đường có số ki-lô-gam đường là:

                              0,5 x 8 = 4 (kg)

                              b) 10 túi đường có số ki-lô-gam đường là:

                              0,5 x 10 = 5 (kg)

                              Giá tiền 10 túi đường là:

                              17 000 x 5 = 85 000 (đồng)

                              Đáp số: a) 4 kg đường

                              b) 85 00 đồng

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 1 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Chọn câu trả lời đúng.

                              a) Số gồm: Ba mươi lăm đơn vị, hai phần mười, không phần trăm, sáu phần nghìn viết là:

                              A. 35,26

                              B. 35,026

                              C. 35,206

                              D. 35,260

                              b) Chữ số 8 trong số thập phân nào dưới đây ở hàng phần trăm?

                              A. 38,025

                              B. 30,812

                              C. 32,081

                              D. 12,308

                              Phương pháp giải:

                              a) Muốn viết số thập phân, trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.

                              b) Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

                              Lời giải chi tiết:

                              a) Chọn C

                              b) Chọn C

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 2 trang 137 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Chọn câu trả lời đúng.

                              a) Số thích hợp với dấu “?” của 1 052 ha = ? km2 là:

                              A. 0,1052

                              B. 1,052

                              C. 10,52

                              D. 105,2

                              b) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 15

                              Hình có diện tích lớn nhất là:

                              A. Hình 1

                              B. Hình 2

                              C. Hình 3

                              D. Hình 4

                              Phương pháp giải:

                              a) Áp dụng cách đổi: 1 ha = $\frac{1}{{100}}$ km2

                              b) Áp dụng cách đổi 1 cm2 = $\frac{1}{{100}}$ dm2

                              Lời giải chi tiết:

                              a) Đổi: 1 052 ha = 10,52 km2

                              Chọn C

                              b) Đổi: 16 dm2 9 cm2 = 16,09 dm2

                              15 dm2 98 cm2 = 15,98 dm2

                              Ta có 15,98 dm2 < 16,09 dm2 < 16,1 dm2

                              Vậy hình 2 có diện tích lớn nhất.

                              Chọn B

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 3 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Cho hình thang vuông ABCD có đáy lớn hơn đáy bé 40 cm, có chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy và bằng 80 cm. Đoạn thẳng BE vuông góc với CD chia hình thang thành hình chữ nhật ABED và hình tam giác BCE. Tính:

                              a) Diện tích hình tam giác BCE.

                              b) Chu vi hình chữ nhật ABED.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 16

                              Phương pháp giải:

                              a) Diện tích hình tam giác BCE = BE x EC : 2

                              b) Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2

                              Lời giải chi tiết:

                              a) Ta có: Đáy lớn hơn đáy bé 40 cm nên EC = 40 cm

                              Chiều cao của hình thang bằng 80 cm nên BE = 80 cm

                              Diện tích tam giác BCE là:

                              $\frac{{40 \times 80}}{2} = 1\;600\;$(cm2)

                              b) Tổng độ dài hai đáy của hình thang ABCD là:

                              80 x 2 = 160 (cm)

                              Độ dài đáy bé AB là:

                              (160 – 40) : 2 = 60 (cm)

                              Chu vi hình chữ nhật ABED là:

                              (BE + AB) x 2 = (80 + 60) x 2 = 280 (cm)

                              Đáp số: a) 1 600 cm2

                              b) 280 cm

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 4 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Tính giá trị của biểu thức.

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 17

                              Phương pháp giải:

                              a)Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước

                              b) Áp dụng công thức a x b + a x c = a x (b + c)

                              Lời giải chi tiết:

                              a) (64,2 – 36,6) : 1,2 + 13,15 = 27,6 : 1,2 + 13,15

                              = 23 + 13,15

                              = 36,15

                              b) 12,5 x 3,6 + 12,5 x 2,4 = 12,5 x (3,6 + 2,4)

                              = 12,5 x 6

                              = 75

                              Video hướng dẫn giải

                              Trả lời câu hỏi 5 trang 138 SGK Toán 5 Kết nối tri thức

                              Rô-bốt đã vẽ hình thang ABCD và hình tròn tâm O (như hình vẽ).

                              Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức 18

                              Biết AB = 16 cm, CD = 28 cm, AD = $\frac{5}{7}$ CD. Tính:

                              a) Chu vi hình tròn.

                              b) Diện tích phần đã tô màu

                              Phương pháp giải:

                              a) - Độ dài đoạn AD = Độ dài đoạn CD x $\frac{5}{7}$

                              - Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính

                              b) Diện phần tô màu = diện tích hình thang – diện tích hình tròn.

                              - Công thức tính diện tích hình thang: $S = \frac{{\left( {a + b} \right) \times h}}{2}$

                              Trong đó S là diện tích; a,b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.

                              - Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính:

                              S = 3,14 x r x r

                              Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.

                              Lời giải chi tiết:

                              a) Độ dài cạnh AD là: $28 \times \frac{5}{7} = 20$(cm)

                              Ta có đường kính hình tròn tâm O bằng độ dài cạnh AD và bằng 20 cm

                              Chu vi hình tròn là: 3,14 x 20 = 62,8 (cm)

                              b) Diện tích hình thang là: $\frac{{\left( {28 + 16} \right) \times 20}}{2} = 440$ (cm2)

                              Bán kính của hình tròn là: 20 : 2 = 10 (cm)

                              Diện tích hình tròn là: 3,14 x 10 x 10 = 314 (cm2)

                              Diện tích phần đã tô màu là: 440 – 314 = 126 (cm2)

                              Đáp số: a) 62,8 cm

                              b) 126 cm2

                              Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Toán lớp 5 Bài 35. Ôn tập chung - SGK kết nối tri thức đặc sắc thuộc chuyên mục toán lớp 5 trên nền tảng đề thi toán. Với bộ bài tập Lý thuyết Toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

                              Toán lớp 5 Bài 35: Ôn tập chung - Giải pháp học tập hiệu quả

                              Bài 35 Toán lớp 5 chương trình Kết nối tri thức là một bài ôn tập tổng hợp, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng giải các bài tập này là rất quan trọng để học sinh đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra và thi cuối kỳ.

                              Nội dung chính của Bài 35 Toán lớp 5

                              • Ôn tập về số thập phân: Bài tập về đọc, viết, so sánh, chuyển đổi số thập phân.
                              • Ôn tập về diện tích hình vuông, hình chữ nhật: Tính diện tích, chu vi của các hình.
                              • Ôn tập về thể tích hình hộp chữ nhật: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
                              • Giải bài toán có nhiều bước: Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán phức tạp, đòi hỏi nhiều bước tính toán.

                              Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong SGK

                              Bài 1: Tính nhẩm nhanh:

                              1. 1,5 + 2,3 = ?
                              2. 4,6 - 1,2 = ?
                              3. 0,8 x 5 = ?
                              4. 6,4 : 2 = ?

                              Lời giải:

                              • 1,5 + 2,3 = 3,8
                              • 4,6 - 1,2 = 3,4
                              • 0,8 x 5 = 4
                              • 6,4 : 2 = 3,2

                              Bài 2: Tính:

                              a) 3,45 + 2,17

                              b) 7,89 - 4,56

                              c) 1,23 x 4

                              d) 8,64 : 3

                              Lời giải:

                              • a) 3,45 + 2,17 = 5,62
                              • b) 7,89 - 4,56 = 3,33
                              • c) 1,23 x 4 = 4,92
                              • d) 8,64 : 3 = 2,88

                              Các dạng bài tập thường gặp trong Bài 35

                              Bài 35 thường xuất hiện các dạng bài tập sau:

                              • Bài tập tính toán: Các bài tập về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
                              • Bài tập về diện tích và thể tích: Các bài tập tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật.
                              • Bài tập giải toán: Các bài toán thực tế liên quan đến số thập phân, diện tích, thể tích.

                              Mẹo giải bài tập Toán lớp 5 Bài 35 hiệu quả

                              • Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của bài toán trước khi bắt đầu giải.
                              • Xác định đúng các phép tính cần thực hiện: Lựa chọn phép tính phù hợp để giải bài toán.
                              • Kiểm tra lại kết quả: Đảm bảo kết quả tính toán là chính xác.
                              • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức.

                              Tầm quan trọng của việc ôn tập Toán lớp 5

                              Việc ôn tập Toán lớp 5 là rất quan trọng để học sinh chuẩn bị tốt cho các lớp học tiếp theo. Nắm vững kiến thức và kỹ năng Toán lớp 5 sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi học các môn học khác và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

                              Giaitoan.edu.vn hy vọng với những hướng dẫn chi tiết và bài giải chính xác, học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 và đạt kết quả cao trong học tập.

                              Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Học sinh nên tự giải các bài tập trong sách giáo khoa và tham khảo các nguồn tài liệu khác để hiểu rõ hơn về bài học.