Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm Toán 6 Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trong bài.

Với hình thức trắc nghiệm, các em sẽ được kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả khả năng hiểu bài và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập. Chúc các em làm bài tốt!

Đề bài

    Câu 1 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 125} \right).8\) là:

    • A.

      $1000$

    • B.

      $ - 1000$

    • C.

      $ - 100$

    • D.

      $ - 10000$

    Câu 2 :

    +) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

    +) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…

    Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

    • A.
      âm, âm
    • B.
      dương, âm
    • C.
      âm, dương
    • D.
      dương, dương
    Câu 3 :

    Khẳng định nào sau đây đúng:

    • A.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) > 0\)
    • B.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) < 0\)
    • C.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) = 120\)
    • D.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) = 0\)
    Câu 4 :

    Tính nhanh $\left( { - 5} \right).125.\left( { - 8} \right).20.\left( { - 2} \right)$ ta được kết quả là

    • A.

      \( - 200000\)

    • B.

      \( - 2000000\)

    • C.

      \(200000\)

    • D.

      \( - 100000\)

    Câu 5 :

    Cho $a,b \in Z$ và $b \ne 0.$ Nếu có số nguyên $q$ sao cho $a = bq$ thì

    • A.

      \(a\) là ước của \(b\)

    • B.

      \(b\) là ước của \(a\)

    • C.

      \(a\) là bội của \(b\)

    • D.

      Cả B, C đều đúng.

    Câu 6 :

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Ước của một số nguyên âm là các số nguyên âm

    • B.

      Ước của một số nguyên dương là một số nguyên dương.

    • C.

      Nếu \(a\) là bội của \(b\) thì \( - a\) cũng là bội của \(b\).

    • D.

      Nếu \(b\) là ước của \(a\) thì \( - b\) là bội của \(a\).

    Câu 7 :

    Các số nguyên \(x\) thỏa mãn: \( - 8\) chia hết cho \(x\) là:

    • A.

      \( - 1;\, - 2;\, - 4;\, - 8\)

    • B.

      \(1;\, - 1;\,2;\, - 2;\,4;\, - 4\)

    • C.

      \(1;\,2;\,4;\,8\)

    • D.

      \(1;\, - 1;\,2;\, - 2;\,4;\, - 4;\,8;\, - 8\)

    Câu 8 :

    Tập hợp các ước của $ - 8$ là:

    • A.

      \(A = \left\{ {1; - 1;2; - 2;4; - 4;8; - 8} \right\}\)

    • B.

      \(A = \left\{ {0; \pm 1; \pm 2 \pm 4 \pm 8} \right\}\)

    • C.

      \(A = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

    • D.

      \(A = \left\{ {0;1;2;4;8} \right\}\)

    Câu 9 :

    Các bội của $6$ là:

    • A.

      \( - 6;\,\;6;\;\,0;\,\;23;\, - 23\)

    • B.

      \(132;\, - 132;\;\,16\)

    • C.

      \( - 1;\,\;1;\,\;6;\, - 6\)

    • D.

      \(0;\;\,6;\, - 6;\;\,12;\, - 12;\,...\)

    Câu 10 :

    Xét tích của \(100\) số nguyên âm và \(100\) số nguyên dương, khẳng định nào sau đây đúng:

    • A.
      Tích bằng \(0\)
    • B.

      Tích mang dấu âm

    • C.

      Tích mang dấu dương

    • D.
      Không kết luận được dấu của tích
    Câu 11 :

    Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là \( - 25^\circ C\). Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là \( - 39^\circ C\). Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

    • A.
      giảm \({2^o}C\)
    • B.
      tăng \({2^o}C\)
    • C.
      giảm \({14^o}C\)
    • D.

      tăng \({14^o}C\)

    Câu 12 :

    Bạn Hồng đang ngồi trên máy bay, bạn ấy thấy màn hình thông báo nhiệt độ bên ngoài máy bay là \( - 28^\circ C\). Máy bay đang hạ cánh, nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên \(4^\circ C\). Hỏi sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ C?

    • A.
      \({24^o}C\)
    • B.
      \( - {12^o}C\)
    • C.
      \( - {24^o}C\)
    • D.
      \({12^o}C\)
    Câu 13 :

    Số các ước nguyên của số nguyên tố \(p\) là:

    • A.
      \(1\)
    • B.
      \(2\)
    • C.
      \(3\)
    • D.
      \(4\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 125} \right).8\) là:

    • A.

      $1000$

    • B.

      $ - 1000$

    • C.

      $ - 100$

    • D.

      $ - 10000$

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $\left( - \right)$ trước kết quả nhận được.

    Lời giải chi tiết :

    \(\left( { - 125} \right).8 = - \left( {125.8} \right) = - 1000\)

    Câu 2 :

    +) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

    +) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…

    Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

    • A.
      âm, âm
    • B.
      dương, âm
    • C.
      âm, dương
    • D.
      dương, dương

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    - Tích của hai số nguyên trái dấu là số nguyên âm.

    - Tính của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

    Lời giải chi tiết :

    Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm.

    Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương

    Câu 3 :

    Khẳng định nào sau đây đúng:

    • A.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) > 0\)
    • B.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) < 0\)
    • C.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) = 120\)
    • D.
      \(( - 2).( - 3).4.( - 5) = 0\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    - Sử dụng quy tắc: Tích của lẻ các số âm là một số âm

    - Sử dụng tính chất: đổi chỗ hai thừa số bất kì trong một tích để tính nhanh.

    Lời giải chi tiết :

    \(( - 2).( - 3).4.( - 5) = ( - 2).( - 5).( - 3).4 = 10.\left( { - 12} \right) = - 120 < 0\)

    Câu 4 :

    Tính nhanh $\left( { - 5} \right).125.\left( { - 8} \right).20.\left( { - 2} \right)$ ta được kết quả là

    • A.

      \( - 200000\)

    • B.

      \( - 2000000\)

    • C.

      \(200000\)

    • D.

      \( - 100000\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Nhóm các cặp có tích là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... để tính nhanh.

    Lời giải chi tiết :

    $\begin{array}{l}\left( { - 5} \right).125.\left( { - 8} \right).20.\left( { - 2} \right)\\ = \left[ {125.\left( { - 8} \right)} \right].\left[ {\left( { - 5} \right).20} \right].\left( { - 2} \right)\\ = - \left( {125.8} \right).\left[ { - \left( {5.20} \right)} \right].\left( { - 2} \right)\\ = \left( { - 1000} \right).\left( { - 100} \right).\left( { - 2} \right)\\ = 100000.\left( { - 2} \right) = - 200000\end{array}$

    Câu 5 :

    Cho $a,b \in Z$ và $b \ne 0.$ Nếu có số nguyên $q$ sao cho $a = bq$ thì

    • A.

      \(a\) là ước của \(b\)

    • B.

      \(b\) là ước của \(a\)

    • C.

      \(a\) là bội của \(b\)

    • D.

      Cả B, C đều đúng.

    Đáp án : D

    Lời giải chi tiết :

    Với $a,b \in Z$ và $b \ne 0.$ Nếu có số nguyên $q$ sao cho $a = bq$ thì \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \(a\)

    Câu 6 :

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Ước của một số nguyên âm là các số nguyên âm

    • B.

      Ước của một số nguyên dương là một số nguyên dương.

    • C.

      Nếu \(a\) là bội của \(b\) thì \( - a\) cũng là bội của \(b\).

    • D.

      Nếu \(b\) là ước của \(a\) thì \( - b\) là bội của \(a\).

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Cho \(a,b \in \mathbb{Z}\). Nếu \(a \vdots b\) thì ta nói \(a\)bội của \(b\)\(b\)ước của \(a\).

    Lời giải chi tiết :

    Ước của một số nguyên âm bao gồm cả số nguyên âm và nguyên dương => A, B sai

    Nếu \(b\) là ước của \(a\) thì \( - b\) cũng là ước của \(a\) => D sai

    Nếu \(a\) là bội của \(b\) thì \( - a\) cũng là bội của \(b\) => C đúng

    Câu 7 :

    Các số nguyên \(x\) thỏa mãn: \( - 8\) chia hết cho \(x\) là:

    • A.

      \( - 1;\, - 2;\, - 4;\, - 8\)

    • B.

      \(1;\, - 1;\,2;\, - 2;\,4;\, - 4\)

    • C.

      \(1;\,2;\,4;\,8\)

    • D.

      \(1;\, - 1;\,2;\, - 2;\,4;\, - 4;\,8;\, - 8\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    \( - 8\) chia hết cho \(x\) => \(x\) là các ước của \( - 8\)

    Lời giải chi tiết :

    \( - 8\) chia hết cho \(x\) => \(x\) là các ước của \( - 8\).

    Suy ra \(x \in \left\{ {1;\, - 1;\,2;\, - 2;\,4;\, - 4;\,8;\, - 8} \right\}\)

    Câu 8 :

    Tập hợp các ước của $ - 8$ là:

    • A.

      \(A = \left\{ {1; - 1;2; - 2;4; - 4;8; - 8} \right\}\)

    • B.

      \(A = \left\{ {0; \pm 1; \pm 2 \pm 4 \pm 8} \right\}\)

    • C.

      \(A = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

    • D.

      \(A = \left\{ {0;1;2;4;8} \right\}\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng khái niệm bội và ước của một số nguyên:

    Nếu $a,b,x \in Z$ và $a = b.x$ thì $a \vdots b$ và $a$ là một bội của $b;b$ là một ước của $a$

    Lời giải chi tiết :

    Ta có: \( - 8 = - 1.8 = 1.\left( { - 8} \right) = - 2.4 = 2.\left( { - 4} \right)\)

    Tập hợp các ước của \( - 8\) là: \(A = \left\{ {1; - 1;2; - 2;4; - 4;8; - 8} \right\}\)

    Câu 9 :

    Các bội của $6$ là:

    • A.

      \( - 6;\,\;6;\;\,0;\,\;23;\, - 23\)

    • B.

      \(132;\, - 132;\;\,16\)

    • C.

      \( - 1;\,\;1;\,\;6;\, - 6\)

    • D.

      \(0;\;\,6;\, - 6;\;\,12;\, - 12;\,...\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Sử dụng khái niệm bội và ước của một số nguyên:

    Nếu $a,b,x \in Z$ và $a = b.x$ thì $a \vdots b$ và $a$ là một bội của $b;b$ là một ước của $a$

    Lời giải chi tiết :

    Bội của $6$ là số $0$ và những số nguyên có dạng \(6k\,\left( {k \in {Z^*}} \right)\)

    Các bội của $6$ là: \(0;\;\,6;\, - 6;\;\,12;\, - 12;\,...\)

    Câu 10 :

    Xét tích của \(100\) số nguyên âm và \(100\) số nguyên dương, khẳng định nào sau đây đúng:

    • A.
      Tích bằng \(0\)
    • B.

      Tích mang dấu âm

    • C.

      Tích mang dấu dương

    • D.
      Không kết luận được dấu của tích

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Tích chẵn các số nguyên âm là một số nguyên dương.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có:

    Tích của \(100\) số nguyên âm mang dấu dương

    Tích của 100 số nguyên dương mang dấu dương

    => Tích của \(100\) số nguyên âm và \(100\) số nguyên dương mang dấu dương.

    Câu 11 :

    Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là \( - 25^\circ C\). Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là \( - 39^\circ C\). Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

    • A.
      giảm \({2^o}C\)
    • B.
      tăng \({2^o}C\)
    • C.
      giảm \({14^o}C\)
    • D.

      tăng \({14^o}C\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Tính nhiệt độ thay đổi sau 7 ngày. Nhiệt độ trung bình thay đổi mỗi ngày bằng nhiệt độ thay đổi trong 7 ngày chia cho 7.

    Lời giải chi tiết :

    Nhiệt độ thay đổi trong 7 ngày là \(\left( { - 39} \right) - \left( { - 25} \right) = - 14\).

    Nhiệt độ thay đổi trung bình mỗi ngày là \( - 14:7 = - 2\).

    Vậy trung bình mỗi ngày nhiệt độ giảm \(2^\circ C\).

    Câu 12 :

    Bạn Hồng đang ngồi trên máy bay, bạn ấy thấy màn hình thông báo nhiệt độ bên ngoài máy bay là \( - 28^\circ C\). Máy bay đang hạ cánh, nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên \(4^\circ C\). Hỏi sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ C?

    • A.
      \({24^o}C\)
    • B.
      \( - {12^o}C\)
    • C.
      \( - {24^o}C\)
    • D.
      \({12^o}C\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Nhiệt độ bên ngoài máy bay sau 10 phút bằng nhiệt độ ban đầu cộng với nhiệt độ tăng lên trong 10 phút đó.

    Lời giải chi tiết :

    Nhiệt độ bên ngoài sau 10 phút là \( - 28 + 10.4 = - 28 + 40 = 12^\circ C\)

    Câu 13 :

    Số các ước nguyên của số nguyên tố \(p\) là:

    • A.
      \(1\)
    • B.
      \(2\)
    • C.
      \(3\)
    • D.
      \(4\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước tự nhiên là 1 và chính nó.

    Lời giải chi tiết :

    Số nguyên tố \(p\) có các ước là: \( - 1;\,1;\,p;\, - p\)

    Vậy số nguyên tố \(p\)\(4\) ước nguyên.

    Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức – nội dung then chốt trong chuyên mục toán 6 trên nền tảng môn toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

    Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

    Bài 17 Toán 6 Kết nối tri thức tập trung vào các khái niệm cơ bản về phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên. Việc nắm vững những kiến thức này là nền tảng quan trọng cho các bài học tiếp theo trong chương trình Toán 6 và các lớp trên.

    I. Phép nhân số nguyên

    Phép nhân số nguyên là một trong những phép toán cơ bản trong toán học. Để hiểu rõ về phép nhân số nguyên, chúng ta cần nắm vững các quy tắc sau:

    • Nhân hai số nguyên cùng dấu: Kết quả là một số nguyên dương.
    • Nhân hai số nguyên khác dấu: Kết quả là một số nguyên âm.
    • Nhân một số nguyên với 0: Kết quả bằng 0.

    Ví dụ: 3 x 5 = 15; (-2) x (-4) = 8; 7 x (-1) = -7; 0 x 9 = 0

    II. Phép chia hết

    Phép chia hết là phép chia mà thương là một số nguyên. Trong phép chia hết a : b = q (với a là số bị chia, b là số chia, q là thương), b được gọi là ước của a, và a được gọi là bội của b.

    Ví dụ: 12 : 3 = 4. Vậy 3 là ước của 12, và 12 là bội của 3.

    III. Bội và ước của một số nguyên

    Bội của một số nguyên: Bội của một số nguyên a là tích của a với một số nguyên bất kỳ. Tập hợp các bội của a là vô hạn.

    Ví dụ: Bội của 2 là: {..., -4, -2, 0, 2, 4, 6, ...}

    Ước của một số nguyên: Ước của một số nguyên a là một số nguyên chia hết cho a. Tập hợp các ước của a là hữu hạn.

    Ví dụ: Ước của 6 là: {-6, -3, -2, -1, 1, 2, 3, 6}

    IV. Bài tập trắc nghiệm minh họa

    1. Câu 1: Kết quả của phép tính (-5) x 4 là:
      • A. 20
      • B. -20
      • C. 1
      • D. -1
    2. Câu 2: Số nào sau đây là bội của 3?
      • A. 5
      • B. 7
      • C. 9
      • D. 11
    3. Câu 3: Số nào sau đây là ước của 10?
      • A. 3
      • B. 4
      • C. 5
      • D. 7

    V. Luyện tập và củng cố kiến thức

    Để nắm vững kiến thức về phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên, các em cần luyện tập thường xuyên. Hãy giải các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập bổ trợ khác. Ngoài ra, các em có thể tham khảo các bài giảng trực tuyến và các tài liệu học tập khác để hiểu rõ hơn về các khái niệm này.

    VI. Mở rộng kiến thức

    Các khái niệm về phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của toán học và đời sống. Ví dụ, chúng được sử dụng để giải các bài toán về chia kẹo, chia quà, tính số lượng vật phẩm, và nhiều bài toán thực tế khác.

    Hy vọng bài trắc nghiệm này sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Bài 17 Toán 6 Kết nối tri thức. Chúc các em học tập tốt!

    Khái niệmĐịnh nghĩa
    Phép nhân số nguyênPhép toán tìm tích của hai số nguyên.
    Phép chia hếtPhép chia mà thương là một số nguyên.
    Bội của một sốTích của số đó với một số nguyên bất kỳ.
    Ước của một sốSố chia hết cho số đó.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6