Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân môn Toán lớp 6, chương trình Kết nối tri thức. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

Giaitoan.edu.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm đa dạng, có đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra trên lớp.

Đề bài

    Câu 1 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 1

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Thực hiện phép tính sau: \(12,3 + 5,67\) ta được kết quả là

    Câu 2 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 2

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 12,3} \right) + \left( { - 5,67} \right)\) là

    Câu 3 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 3

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Thực hiện phép tính \( - 5,5 + 90,67\) ta được kết quả là:

    Câu 4 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 4

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Kết quả của phép trừ \(0,008 - 3,9999\) là:

    Câu 5 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 5

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:

    - Chất béo: 0,3 g

    - Kali: 0,42 g.

    Trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là

    g

    Câu 6 :

    Tính một cách hợp lí: \(89,45 + \left( { - 3,28} \right) + 0,55 + \left( { - 6,72} \right)\) ta được kết quả bằng

    • A.

      \(80\)

    • B.

      \(-80\)

    • C.

      \(100\)

    • D.

      \(-100\)

    Bạn Nam cao 1,57 m, bạn Linh cao 1,53 m, bạn Loan cao 1,49 m.

    Câu 7

    Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

    • A.

      Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất

    • B.

      Bạn Linh cao nhất, bạn Loan thấp nhất

    • C.

      Bạn Nam cao nhất, bạn Linh thấp nhất

    • D.

      Bạn Loan cao nhất, bạn Nam thấp nhất

    Câu 8

    Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là bao nhiêu mét?

    • A.

      \(0,18\,m\)

    • B.

      \(0,08\,m\)

    • C.

      \(0,04\,m\)

    • D.

      \(0,14\,m\)

    Câu 9 :

    Bác Đồng của ba thanh gỗ: thanh thứ nhất dài 1,85 m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10 cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35 m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa dài bao nhiêu mét?

    • A.

      \(1,95\,m\)

    • B.

      \(3,8\,m\)

    • C.

      \(2,45\,m\)

    • D.

      \(2,38\,m\)

    Câu 10 :

     Tính chu vi của hình tam giác sau:

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 6

    • A.

      \(8,75\)(cm)

    • B.

      \(9,75(cm^2)\)

    • C.

      \(7,55(cm^2)\)

    • D.

      \(9,75\)(cm)

    Câu 11 :

    Thực hiện phép tính: \(\left( { - 4,5} \right) + 3,6 + 4,5 + \left( { - 3,6} \right)\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(0\)

    • B.

      \(1\)

    • C.

      \(2\)

    • D.

      \(3\)

    Câu 12 :

    Thực hiện các phép tính sau: \(\left( { - {\rm{ }}45,5} \right).{\rm{ }}0,4\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(18,2\)

    • B.

      \( - 18,2\)

    • C.

      \( - 182\)

    • D.

      \( - 1,82\)

    Câu 13 :

    Thực hiện các phép tính sau: \( - 0,18.\left( { - 1,5} \right)\) ta được kết quả là:

    • A.

      \( - 0,27\)

    • B.

      \( - 2,7\)

    • C.

      \(0,27\)

    • D.

      \(2,7\)

    Câu 14 :

    Thực hiện các phép tính sau: \(0,15.4,4\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(6,6\)

    • B.

      \(0,66\)

    • C.

      \(6,60\)

    • D.

      \(0,066\)

    Câu 15 :

    Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính \(R = 10{\rm{ }}cm\) theo công thức \(S = \pi {R^2}\) với \(\pi = 3,14\)

    • A.

      \(31,4\,\,c{m^2}\)

    • B.

      \(314\,c{m^2}\)

    • C.

      \(64,8\,c{m^2}\)

    • D.

      \(314\,c{m^3}\)

    Câu 16 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 7

    Điền số thích hợp vào chỗ trống

    Thực hiện phép tính: \(3,176 - \left( {2,104 + 1,18} \right)\) ta được kết quả là

    Câu 17 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 8

    Điền vào chỗ trống

    Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là

    \(cm^2\)

    Câu 18 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 9

     Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?

    • A.

      2 lần

    • B.

      3 lần

    • C.

      4 lần

    • D.

      5 lần

    Câu 19 :

    Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức C = \(2\pi R\) với \(\pi \) = 3,142.

    • A.

      7,855 m

    • B.

      7,855 m2

    • C.

      7,585 m

    • D.

      7,558 m

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 10

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Thực hiện phép tính sau: \(12,3 + 5,67\) ta được kết quả là

    Đáp án

    Thực hiện phép tính sau: \(12,3 + 5,67\) ta được kết quả là

    17,97
    Lời giải chi tiết :

    \(12,3 + 5,67 = 17,97 \)

    Câu 2 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 11

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 12,3} \right) + \left( { - 5,67} \right)\) là

    Đáp án

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 12,3} \right) + \left( { - 5,67} \right)\) là

    -17,97
    Lời giải chi tiết :

    \(\left( { - 12,3} \right) + \left( { - 5,67} \right) = - 17,97\;\;\)

    Câu 3 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 12

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Thực hiện phép tính \( - 5,5 + 90,67\) ta được kết quả là:

    Đáp án

    Thực hiện phép tính \( - 5,5 + 90,67\) ta được kết quả là:

    85,17
    Lời giải chi tiết :

    \( - 5,5 + 90,67 = 90,67-5,5 = 85,17\;{\rm{ }}\)

    Câu 4 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 13

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Kết quả của phép trừ \(0,008 - 3,9999\) là:

    Đáp án

    Kết quả của phép trừ \(0,008 - 3,9999\) là:

    -3,9919
    Lời giải chi tiết :

    \(0,008 - 3,9999 = 0,008 + \left( { - 3,9999} \right) = - \left( {3,9999-0,008} \right) = - 3,9919\)

    Câu 5 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 14

    Điền số thích hợp vào ô trống

    Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:

    - Chất béo: 0,3 g

    - Kali: 0,42 g.

    Trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là

    g

    Đáp án

    Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:

    - Chất béo: 0,3 g

    - Kali: 0,42 g.

    Trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là

    0,12

    g

    Phương pháp giải :

    Tính hiệu của khối lượng kali và khối lượng chất béo.

    Lời giải chi tiết :

    Khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là: \(0,42 - 0,3 = 0,12\)(g)

    Câu 6 :

    Tính một cách hợp lí: \(89,45 + \left( { - 3,28} \right) + 0,55 + \left( { - 6,72} \right)\) ta được kết quả bằng

    • A.

      \(80\)

    • B.

      \(-80\)

    • C.

      \(100\)

    • D.

      \(-100\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng:

    - Tính chất giao hoán: Với mọi a,b thuộc \(\mathbb{Z}\): a + b = b + a.

    - Tính chất kết hợp: Với mọi a,b,c thuộc \(\mathbb{Z}\): (a + b) + c = a + (b + c).

    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{l}89,45 + \left( { - 3,28} \right) + 0,55 + \left( { - 6,72} \right)\\ = 89,45 + 0,55 + \left( { - 3,28} \right) + \left( { - 6,72} \right)\\ = \left( {89,45 + 0,55} \right) + \left[ {\left( { - 3,28} \right) + \left( { - 6,72} \right)} \right]\\ = 90 + \left( { - 10} \right)\\ = 90 - 10\\ = 80\end{array}\)

    Bạn Nam cao 1,57 m, bạn Linh cao 1,53 m, bạn Loan cao 1,49 m.

    Câu 7

    Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

    • A.

      Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất

    • B.

      Bạn Linh cao nhất, bạn Loan thấp nhất

    • C.

      Bạn Nam cao nhất, bạn Linh thấp nhất

    • D.

      Bạn Loan cao nhất, bạn Nam thấp nhất

    Đáp án: A

    Phương pháp giải :

    So sánh các số thập phân rồi suy ra bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy: \(1,57 > 1,53 > 1,49\)

    => Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất.

    Câu 8

    Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là bao nhiêu mét?

    • A.

      \(0,18\,m\)

    • B.

      \(0,08\,m\)

    • C.

      \(0,04\,m\)

    • D.

      \(0,14\,m\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải :

    Tính hiệu chiều cao của bạn cao nhất và thấp nhất.

    Lời giải chi tiết :

    Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là: 1,57 - 1,49 = 0,08 (m)

    Câu 9 :

    Bác Đồng của ba thanh gỗ: thanh thứ nhất dài 1,85 m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10 cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35 m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa dài bao nhiêu mét?

    • A.

      \(1,95\,m\)

    • B.

      \(3,8\,m\)

    • C.

      \(2,45\,m\)

    • D.

      \(2,38\,m\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    - Tính chiều dài thanh gỗ thứ hai.

    - Tính tổng chiều dài hai thanh gỗ đầu tiên.

    => Tính chiều dài thanh gỗ thứ ba

    Lời giải chi tiết :

    Đổi \(10 cm = 0,1 m\)

    Chiều dài thanh gỗ thứ hai là: \(1,85 + 0,1 = 1,95\) (m)

    Tổng chiều dài hai thanh gỗ đầu tiên là: \(1,85 + 1,95 = 3,8\)(m)

    Chiều dài thanh gỗ thứ ba là: \(3,8 - 1,35 = 2,45\) (m)

    Câu 10 :

     Tính chu vi của hình tam giác sau:

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 15

    • A.

      \(8,75\)(cm)

    • B.

      \(9,75(cm^2)\)

    • C.

      \(7,55(cm^2)\)

    • D.

      \(9,75\)(cm)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Chu vi tam giác = Tổng độ dài ba cạnh.

    Lời giải chi tiết :

    Chu vi hình tam giác là: \(2,4 + 3,75 + 3,6 = 9,75\) (cm).

    Câu 11 :

    Thực hiện phép tính: \(\left( { - 4,5} \right) + 3,6 + 4,5 + \left( { - 3,6} \right)\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(0\)

    • B.

      \(1\)

    • C.

      \(2\)

    • D.

      \(3\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Nhóm thành các tổng hai số đối nhau.

    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{*{20}{l}}{\left( { - 4,5} \right) + 3,6 + 4,5 + \left( { - 3,6} \right)}\\{ = \;{\rm{ }}\left[ {\left( { - 4,5} \right){\rm{ }} + 4,5} \right] + \left[ {3,6 + \left( { - 3.6} \right)} \right]\;}\\{ = {\rm{ }}0 + 0 = 0}\end{array}\)

    Câu 12 :

    Thực hiện các phép tính sau: \(\left( { - {\rm{ }}45,5} \right).{\rm{ }}0,4\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(18,2\)

    • B.

      \( - 18,2\)

    • C.

      \( - 182\)

    • D.

      \( - 1,82\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tích và thương của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm.

    Lời giải chi tiết :

    \(\left( { - {\rm{ }}45,5} \right).0,4{\rm{ }} = \; - \left( {45,5.0,4} \right) = - 18,2\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;\)

    Câu 13 :

    Thực hiện các phép tính sau: \( - 0,18.\left( { - 1,5} \right)\) ta được kết quả là:

    • A.

      \( - 0,27\)

    • B.

      \( - 2,7\)

    • C.

      \(0,27\)

    • D.

      \(2,7\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Tích của hai số thập phân cùng dấu luôn là một số dương

    Lời giải chi tiết :

    \( - 0,18.\left( { - 1,5} \right) = 0,18.1,5 = 0,27\)

    Câu 14 :

    Thực hiện các phép tính sau: \(0,15.4,4\) ta được kết quả là:

    • A.

      \(6,6\)

    • B.

      \(0,66\)

    • C.

      \(6,60\)

    • D.

      \(0,066\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tích của hai số thập phân cùng dấu luôn là một số dương

    Lời giải chi tiết :

    \(0,15.4,4 = 0,66\)

    Câu 15 :

    Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính \(R = 10{\rm{ }}cm\) theo công thức \(S = \pi {R^2}\) với \(\pi = 3,14\)

    • A.

      \(31,4\,\,c{m^2}\)

    • B.

      \(314\,c{m^2}\)

    • C.

      \(64,8\,c{m^2}\)

    • D.

      \(314\,c{m^3}\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Thay \(R,\,\,\pi \) vào công thức \(S = \pi {R^2}\), sau đó thực hiện phép tính.

    Lời giải chi tiết :

    Diện tích hình tròn là: \(S = 3,{14.10^2} = 314\,c{m^2}\)

    Câu 16 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 16

    Điền số thích hợp vào chỗ trống

    Thực hiện phép tính: \(3,176 - \left( {2,104 + 1,18} \right)\) ta được kết quả là

    Đáp án

    Thực hiện phép tính: \(3,176 - \left( {2,104 + 1,18} \right)\) ta được kết quả là

    -0,108
    Phương pháp giải :

    Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện phép trừ.

    Lời giải chi tiết :

    \(3,176 - \left( {2,104 + 1,18} \right) = 3,176 - 3,284 = - 0,108\)

    Câu 17 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 17

    Điền vào chỗ trống

    Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là

    \(cm^2\)

    Đáp án

    Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là

    702,8492

    \(cm^2\)

    Phương pháp giải :

    Diện tích của hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng.

    Lời giải chi tiết :

    Diện tích của hình chữ nhật đó là:

    \(31,21.22,52 = 702,8492\)(cm2)

    Câu 18 :

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức 0 18

     Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?

    • A.

      2 lần

    • B.

      3 lần

    • C.

      4 lần

    • D.

      5 lần

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Lấy khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông chia cho khối lượng lượng vitamin C trong quả cam.

    Lời giải chi tiết :

    Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp số lần trong quả cam là:

    0,135 : 0,045 =3 ( lần)

    Đáp số: 3 lần.

    Câu 19 :

    Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức C = \(2\pi R\) với \(\pi \) = 3,142.

    • A.

      7,855 m

    • B.

      7,855 m2

    • C.

      7,585 m

    • D.

      7,558 m

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng công thức C = \(2\pi R\).

    Lời giải chi tiết :

    Chu vi của hình tròn đó là:

    \(C = 2πR = 2.3,142.1,25 = 7,855\) (m)

    Đáp số: 7,855 m

    Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức – nội dung then chốt trong chuyên mục giải sgk toán 6 trên nền tảng đề thi toán. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

    Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức - Tổng quan

    Bài 29 trong chương trình Toán 6 Kết nối tri thức tập trung vào việc củng cố và nâng cao kỹ năng thực hiện các phép tính cơ bản với số thập phân. Việc nắm vững kiến thức này là nền tảng quan trọng cho các bài học tiếp theo và các ứng dụng thực tế.

    Các kiến thức trọng tâm trong bài

    • Phép cộng số thập phân: Quy tắc cộng các số thập phân, cách cộng các số thập phân có số chữ số phần thập phân khác nhau.
    • Phép trừ số thập phân: Quy tắc trừ các số thập phân, cách trừ các số thập phân có số chữ số phần thập phân khác nhau.
    • Phép nhân số thập phân: Quy tắc nhân các số thập phân, cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân khác.
    • Phép chia số thập phân: Quy tắc chia các số thập phân, cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, một số thập phân khác.
    • Ứng dụng: Giải các bài toán thực tế liên quan đến các phép tính với số thập phân.

    Dạng bài tập thường gặp

    1. Tính: Các bài tập yêu cầu tính trực tiếp giá trị của các biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
    2. Điền vào chỗ trống: Các bài tập yêu cầu điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các đẳng thức hoặc các bài toán.
    3. Chọn đáp án đúng: Các bài tập trắc nghiệm yêu cầu chọn đáp án đúng trong các phương án cho trước.
    4. Giải bài toán: Các bài tập yêu cầu giải các bài toán thực tế liên quan đến các phép tính với số thập phân.

    Hướng dẫn giải bài tập

    Để giải các bài tập về tính toán với số thập phân, các em cần nắm vững các quy tắc sau:

    • Khi cộng hoặc trừ các số thập phân, các em cần đặt các chữ số ở cùng một hàng (hàng đơn vị, hàng phần mười, hàng phần trăm,...) thẳng hàng với nhau.
    • Khi nhân các số thập phân, các em thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên, sau đó đếm tổng số chữ số phần thập phân của các thừa số và đặt dấu phẩy ở vị trí tương ứng trong tích.
    • Khi chia các số thập phân, các em có thể chuyển phép chia số thập phân thành phép chia số tự nhiên bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với một lũy thừa của 10.

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Tính 3,5 + 2,7

    Giải:

    3,5 + 2,7 = 6,2

    Ví dụ 2: Tính 5,8 - 2,3

    Giải:

    5,8 - 2,3 = 3,5

    Ví dụ 3: Tính 2,5 x 1,2

    Giải:

    2,5 x 1,2 = 3,0

    Ví dụ 4: Tính 6,4 : 0,8

    Giải:

    6,4 : 0,8 = 8

    Luyện tập với trắc nghiệm

    Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, các em hãy tham gia các bài trắc nghiệm trên giaitoan.edu.vn. Các bài trắc nghiệm được thiết kế với nhiều mức độ khó khác nhau, giúp các em tự đánh giá năng lực và cải thiện điểm số.

    Lời khuyên

    Để học tốt môn Toán, các em cần:

    • Học thuộc các quy tắc và công thức.
    • Luyện tập thường xuyên các bài tập.
    • Tìm hiểu các ứng dụng thực tế của kiến thức đã học.
    • Hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè khi gặp khó khăn.

    Kết luận

    Bài 29: Tính toán với số thập phân Toán 6 Kết nối tri thức là một bài học quan trọng, giúp các em nắm vững kiến thức nền tảng cho các bài học tiếp theo. Hãy luyện tập chăm chỉ và áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế để đạt kết quả tốt nhất.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6