Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập trắc nghiệm này được thiết kế để giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức về số nguyên tố, hợp số và kỹ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo chương trình Chân trời sáng tạo.

Với hình thức trắc nghiệm đa dạng, các em sẽ được ôn luyện và củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Đề bài

    Câu 1 :

    Khẳng định nào là sai:

    • A.

      $0$ và $1$ không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.

    • B.

      Cho số $a > 1$, $a$ có $2$ ước thì $a$ là hợp số.

    • C.

      $2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất.

    • D.

      Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó.

    Câu 2 :

    Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?

    • A.

      2

    • B.

      3

    • C.

      5

    • D.

      9

    Câu 3 :

    Phân tích số \(a\) ra thừa số nguyên tố \(a = p_1^{{m_1}}.p_2^{{m_2}}...p_k^{{m_k}}\), khẳng định nào sau đây là đúng:

    • A.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k}\) là các số dương.

    • B.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k} \in P\)(với $P$ là tập hợp các số nguyên tố).

    • C.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k} \in N\).

    • D.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k}\) tùy ý.

    Câu 4 :

    Phân tích số $18$ thành thừa số nguyên tố:

    • A.

      $18 = 18.1$

    • B.

      $18 = 10 + 8$

    • C.

      $18 = {2.3^2}$

    • D.

      $18 = 6 + 6 + 6$

    Câu 5 :

    Cho số $a = {2^2}.7$, hãy viết tập hợp tất cả các ước của $a$:

    • A.

      Ư\(\left( a \right)\)${\rm{ = \{ 4;7\} }}$

    • B.

      Ư$\left( a \right)$ ${\rm{ = \{ 1;4;7\} }}$

    • C.

      Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;28\} }}$

    • D.

      Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;14;28\} }}$

    Câu 6 :

    Khẳng định nào sau đây là đúng:

    • A.

      $A = {\rm{\{ 0; 1\} }}$ là tập hợp số nguyên tố

    • B.

      $A = {\rm{\{ 3; 5\} }}$ là tập hợp số nguyên tố

    • C.

      $A\, = {\rm{\{ 1; 3; 5\} }}$ là tập hợp các hợp số

    • D.

      $A = {\rm{\{ 7;8\} }}$ là tập hợp số hợp số

    Câu 7 :

    Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:

    • A.

      $15 - 5 + 3$

    • B.

      $7.2 + 1$

    • C.

      $14.6:4$

    • D.

      $6.4 - 12.2$

    Câu 8 :

    Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {3*} $:

    • A.

      $7$

    • B.

      $4$

    • C.

      $6$

    • D.

      $9$

    Câu 9 :

    Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {*1} $:

    • A.

      $2$

    • B.

      $8$

    • C.

      $5$

    • D.

      $4$

    Câu 10 :

    Cho các số \(21;77;71;101\). Chọn câu đúng.

    • A.

      Số \(21\) là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố

    • B.

      Có hai số nguyên tố và hai hợp số trong các số trên.

    • C.

      Chỉ có một số nguyên tố còn lại là hợp số

    • D.

      Không có số nguyên tố nào trong các số trên

    Câu 11 :

    Cho \(A = 90.17 + 34.40 + 12.51\) và \(B = 5.7.9 + 2.5.6\) . Chọn câu đúng.

    • A.

      A là số nguyên tố, B là hợp số

    • B.

      A là hợp số, B là số nguyên tố

    • C.

      Cả A và B là số nguyên tố

    • D.

      Cả A và B đều là hợp số

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Khẳng định nào là sai:

    • A.

      $0$ và $1$ không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.

    • B.

      Cho số $a > 1$, $a$ có $2$ ước thì $a$ là hợp số.

    • C.

      $2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất.

    • D.

      Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng định nghĩa:

    + Hợp số là một số tự nhiên có thể biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên khác nhỏ hơn nó. Một định nghĩa khác tương đương: hợp số là số chia hết cho các số khác ngoài 1 và chính nó.

    + Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó.

    Lời giải chi tiết :

    +) Số $a$ phải là số tự nhiên lớn hơn \(1\) và có nhiều hơn $2$ ước thì $a$ mới là hợp số nên B sai.

    +) $1$ là số tự nhiên chỉ có $1$ ước là $1$ nên không là số nguyên tố và $0$ là số tự nhiên nhỏ hơn $1$ nên không là số nguyên tố. Lại có $0$ và $1$ đều không là hợp số do đó A đúng.

    +) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó nên D đúng và suy ra $2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất nên C đúng.

    Câu 2 :

    Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?

    • A.

      2

    • B.

      3

    • C.

      5

    • D.

      9

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    - Tìm các ước của 2;3;5;9.

    - Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn \(1,\)chỉ có \(2\) ước \(1\) và chính nó.

    - Chọn số có nhiều hơn 2 ước.

    Lời giải chi tiết :

    9 chia hết cho 3 nên 3 là một ước của 9. Mà 3 khác 1 và khác 9 nên 9 không là số nguyên tố.

    Vậy 9 là số cần tìm.

    Câu 3 :

    Phân tích số \(a\) ra thừa số nguyên tố \(a = p_1^{{m_1}}.p_2^{{m_2}}...p_k^{{m_k}}\), khẳng định nào sau đây là đúng:

    • A.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k}\) là các số dương.

    • B.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k} \in P\)(với $P$ là tập hợp các số nguyên tố).

    • C.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k} \in N\).

    • D.

      Các số \({p_1};\,{p_2};...;\,{p_k}\) tùy ý.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    - Áp dụng kiến thức về phân tích $1$ số thành thừa số nguyên tố (các thừa số trong tích phải là số nguyên tố)

    Lời giải chi tiết :

    Khi phân tích một số \(a = p_1^{{m_1}}.p_2^{{m_2}}...p_k^{{m_k}}\) ra thừa số nguyên tố thì các số \({p_1},{p_2},...,{p_k}\) phải là các số nguyên tố.

    Câu 4 :

    Phân tích số $18$ thành thừa số nguyên tố:

    • A.

      $18 = 18.1$

    • B.

      $18 = 10 + 8$

    • C.

      $18 = {2.3^2}$

    • D.

      $18 = 6 + 6 + 6$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    - Phân tích số ra thành số nguyên tố.

    Lời giải chi tiết :

    - Đáp án A sai vì 1 không phải là số nguyên tố

    - Đáp án B sai vì đây là phép cộng.

    - Đáp án C đúng vì $2$ và $3$ là $2$ số nguyên tố và ${2.3^2} = 2.9 = 18$

    - Đáp án D sai vì đây là phép cộng.

    Câu 5 :

    Cho số $a = {2^2}.7$, hãy viết tập hợp tất cả các ước của $a$:

    • A.

      Ư\(\left( a \right)\)${\rm{ = \{ 4;7\} }}$

    • B.

      Ư$\left( a \right)$ ${\rm{ = \{ 1;4;7\} }}$

    • C.

      Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;28\} }}$

    • D.

      Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;14;28\} }}$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    - Thực hiện phép tính để tìm ra $a$.

    - Áp dụng kiến thức ước của $1$ số.

    - Liệt kê tất cả các ước của số đó.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có $a = {2^2}.7 = 4.7 = 28$

    $28 = 28.1 = 14.2 = 7.4 = 7.2.2$, vậy ${\rm{U}}\left( {28} \right){\rm{ = }}\left\{ {{\rm{1;2;4;7;14;28}}} \right\}$

    Câu 6 :

    Khẳng định nào sau đây là đúng:

    • A.

      $A = {\rm{\{ 0; 1\} }}$ là tập hợp số nguyên tố

    • B.

      $A = {\rm{\{ 3; 5\} }}$ là tập hợp số nguyên tố

    • C.

      $A\, = {\rm{\{ 1; 3; 5\} }}$ là tập hợp các hợp số

    • D.

      $A = {\rm{\{ 7;8\} }}$ là tập hợp số hợp số

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    - Áp dụng định nghĩa số nguyên tố và hợp số.

    - Số $0;1$ không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

    Lời giải chi tiết :

    Đáp án A: Sai vì $0$ và $1$ không phải là số nguyên tố.

    Đáp án C: Sai vì $1$ không phải là hợp số, $3,5$ là các số nguyên tố.

    Đáp án D: Sai vì $7$ không phải là hợp số.

    Đáp án B: Đúng vì $3;5$ đều là số nguyên tố

    Câu 7 :

    Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:

    • A.

      $15 - 5 + 3$

    • B.

      $7.2 + 1$

    • C.

      $14.6:4$

    • D.

      $6.4 - 12.2$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    - Thực hiện phép tính để tìm ra kết quả.

    - Áp dụng định nghĩa hợp số để tìm ra đáp án đúng.

    Lời giải chi tiết :

    $A.\,\,\,15 - 5 + 3 = 13$ là số nguyên tố

    $B.\,\,\,7.2 + 1 = 14 + 1 = 15$, ta thấy \(15\) có ước \(1;3;5;15\) nên \(15\) là hợp số.

    $C.\,\,\,14.6:4 = 84:4 = 21,$ ta thấy \(21\) có ước \(1;3;7;21\) nên \(21\) là hợp số

    $D.\,\,\,6.4 - 12.2 = 24 - 24 = 0,$ ta thấy \(0\) không là số nguyên tố, không là hợp số.

    Câu 8 :

    Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {3*} $:

    • A.

      $7$

    • B.

      $4$

    • C.

      $6$

    • D.

      $9$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    - Dấu * có thể nhận các giá trị ${\rm{\{ 7; 4; 6; 9\} }}$

    - Dùng định nghĩa số nguyên tố để tìm ra số nguyên tố.

    Lời giải chi tiết :

    Đáp án A: Vì $37$ chỉ chia hết cho \(1\) và \(37\) nên \(37\) là số nguyên tố, do đó chọn A.

    Đáp án B: $34$ không phải là số nguyên tố ($34$ chia hết cho $\left\{ {2;{\rm{ }}4;{\rm{ }} \ldots } \right\}$). Do đó loại B.

    Đáp án C: $36$ không phải là số nguyên tố ($36$ chia hết cho $\left\{ {1;\,\,2;{\rm{ 3;}}\,...;\,{\rm{36}}} \right\}$). Do đó loại C.

    Đáp án D: $39$ không phải là số nguyên tố ($39$ chia hết cho $\left\{ {1;\,\,3;...\,;\,39} \right\}).$ Do đó loại D.

    Câu 9 :

    Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {*1} $:

    • A.

      $2$

    • B.

      $8$

    • C.

      $5$

    • D.

      $4$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Dấu * có thể nhận các giá trị \(\left\{ {2;8;5;4} \right\}\)

    + Dùng định nghĩa số nguyên tố để tìm ra số nguyên tố

    Lời giải chi tiết :

    Dấu * có thể nhận các giá trị \(\left\{ {2;8;5;4} \right\}\)

    +) Ta có \(21\) có các ước \(1;3;7;21\) nên \(21\) là hợp số. Loại A

    +) \(81\) có các ước \(1;3;9;27;81\) nên \(81\) là hợp số. Loại B

    +) \(51\) có các ước \(1;3;17;51\) nên \(51\) là hợp số. Loại C

    +) \(41\) chỉ có hai ước là \(1;41\) nên \(41\) là số nguyên tố.

    Câu 10 :

    Cho các số \(21;77;71;101\). Chọn câu đúng.

    • A.

      Số \(21\) là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố

    • B.

      Có hai số nguyên tố và hai hợp số trong các số trên.

    • C.

      Chỉ có một số nguyên tố còn lại là hợp số

    • D.

      Không có số nguyên tố nào trong các số trên

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    + Tìm các ước của các số \(21;77;71;101\)

    + Dùng định nghĩa số nguyên tố và hợp số để tìm các số nguyên tố và hợp số

    Lời giải chi tiết :

    + Số \(21\) có các ước \(1;3;7;21\) nên \(21\) là hợp số

    + Số \(77\) có các ước \(1;7;11;77\) nên \(77\) là hợp số

    + Số \(71\) chỉ có hai ước là \(1;71\) nên \(71\) là số nguyên tố.

    + Số \(101\) chỉ có hai ước là \(1;101\) nên \(101\) là số nguyên tố.

    Như vậy có hai số nguyên tố là \(71;101\) và hai hợp số là \(21;77.\)

    Câu 11 :

    Cho \(A = 90.17 + 34.40 + 12.51\) và \(B = 5.7.9 + 2.5.6\) . Chọn câu đúng.

    • A.

      A là số nguyên tố, B là hợp số

    • B.

      A là hợp số, B là số nguyên tố

    • C.

      Cả A và B là số nguyên tố

    • D.

      Cả A và B đều là hợp số

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Dựa vào tính chia hết của một tổng để xét xem A, B có chia hết cho số nào khác \(1\) hay không?

    + Sử dụng định nghĩa số nguyên tố và hợp số để xác định xem A, B là số nguyên tố hay hợp số.

    Lời giải chi tiết :

    +) Ta có \(A = 90.17 + 34.40 + 12.51\)

    Nhận thấy \(17 \, \vdots \, 17;\,34 \, \vdots \, 17;51 \, \vdots \, 17\) nên \(A = 90.17 + 34.40 + 12.51\) chia hết cho \(17\) nên ngoài ước là \(1\) và chính nó thì \(A\) còn có ước là \(17\). Do đó \(A\) là hợp số.

    +) Ta có \(B = 5.7.9 + 2.5.6 = 5.\left( {7.9 + 2.6} \right) \, \vdots \, 5\) nên \(B = 5.7.9 + 2.5.6\) ngoài ước là \(1\) và chính nó thì \(A\) còn có ước là \(5\). Do đó \(B\) là hợp số.

    Vậy cả \(A\) và \(B\) đều là hợp số.

    Tự tin bứt phá năm học lớp 6 ngay từ đầu! Khám phá Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo – nội dung then chốt trong chuyên mục giải sgk toán 6 trên nền tảng đề thi toán. Với bộ bài tập toán trung học cơ sở được biên soạn chuyên sâu, cập nhật chính xác theo khung chương trình sách giáo khoa THCS, đây chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các em tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện và xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc thông qua phương pháp tiếp cận trực quan, mang lại hiệu quả vượt trội không ngờ.

    Bài viết liên quan

    Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Toán 6 Chân trời sáng tạo

    Bài 10 trong chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo tập trung vào việc giới thiệu các khái niệm cơ bản về số nguyên tố, hợp số và phương pháp phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Đây là nền tảng quan trọng cho các kiến thức toán học nâng cao hơn ở các lớp trên.

    1. Số nguyên tố là gì?

    Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Ví dụ: 2, 3, 5, 7, 11, 13,...

    • Lưu ý: Số 1 không phải là số nguyên tố.

    2. Hợp số là gì?

    Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước số. Ví dụ: 4, 6, 8, 9, 10,...

    • Lưu ý: Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều là số nguyên tố hoặc hợp số.

    3. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

    Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là việc biểu diễn số đó dưới dạng tích của các số nguyên tố. Ví dụ:

    • 12 = 2 x 2 x 3 = 22 x 3
    • 30 = 2 x 3 x 5

    4. Các bước thực hiện phân tích một số ra thừa số nguyên tố

    1. Chia số đó cho số nguyên tố nhỏ nhất (thường là 2).
    2. Tiếp tục chia thương vừa tìm được cho số nguyên tố nhỏ nhất có thể.
    3. Lặp lại quá trình này cho đến khi thương bằng 1.
    4. Viết số ban đầu dưới dạng tích của các thừa số nguyên tố vừa tìm được.

    5. Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Phân tích 48 ra thừa số nguyên tố.

    48 = 2 x 24 = 2 x 2 x 12 = 2 x 2 x 2 x 6 = 2 x 2 x 2 x 2 x 3 = 24 x 3

    Ví dụ 2: Phân tích 60 ra thừa số nguyên tố.

    60 = 2 x 30 = 2 x 2 x 15 = 2 x 2 x 3 x 5 = 22 x 3 x 5

    6. Bài tập trắc nghiệm (Ví dụ)

    Câu 1: Số nào sau đây là số nguyên tố?

    • A. 4
    • B. 6
    • C. 7
    • D. 9

    Câu 2: Số nào sau đây là hợp số?

    • A. 2
    • B. 3
    • C. 5
    • D. 6

    Câu 3: Phân tích 36 ra thừa số nguyên tố, kết quả là:

    • A. 2 x 3 x 6
    • B. 22 x 32
    • C. 2 x 32
    • D. 23 x 3

    7. Ứng dụng của việc phân tích ra thừa số nguyên tố

    Việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong toán học và thực tế, bao gồm:

    • Tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) và bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số.
    • Đơn giản hóa phân số.
    • Giải các bài toán liên quan đến chia hết.

    8. Luyện tập thêm

    Để nắm vững kiến thức về số nguyên tố, hợp số và phân tích một số ra thừa số nguyên tố, các em nên luyện tập thêm nhiều bài tập khác nhau. Các em có thể tìm thấy các bài tập này trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc trên các trang web học toán online như giaitoan.edu.vn.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6