Chào mừng các em học sinh đến với bài tập trắc nghiệm về các dạng toán liên quan đến tính chất cơ bản của phân số môn Toán lớp 6, chương trình Chân trời sáng tạo. Bài tập này được thiết kế để giúp các em củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Giaitoan.edu.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm đa dạng, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em làm quen với các dạng đề thi và tự tin hơn trong các kỳ kiểm tra.
Phân số nào dưới đây là phân số tối giản?
\(\dfrac{{ - 2}}{4}\)
\(\dfrac{{ - 15}}{{ - 96}}\)
\(\dfrac{{13}}{{27}}\)
\(\dfrac{{ - 29}}{{58}}\)
Nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{14}}{{23}}\) với số nào để được phân số \(\dfrac{{168}}{{276}}?\)
\(14\)
\(23\)
\(12\)
\(22\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{600}}{{800}}\) về dạng phân số tối giản ta được:
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{6}{8}\)
\(\dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{{ - 3}}{4}\)
Hãy chọn phân số không bằng phân số \(\dfrac{{ - 8}}{9}\) trong các phân số dưới đây?
\(\dfrac{{16}}{{ - 18}}\)
\(\dfrac{{ - 72}}{{81}}\)
\(\dfrac{{ - 24}}{{ - 27}}\)
\(\dfrac{{ - 88}}{{99}}\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{4.8}}{{64.( - 7)}}\) ta được phân số tối giản là:
\(\dfrac{{ - 1}}{7}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{{14}}\)
\(\dfrac{4}{{ - 56}}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{{70}}\)
Rút gọn biểu thức \(A = \dfrac{{3.\left( { - 4} \right).60 - 60}}{{50.20}}\) ta được
\(\dfrac{{ - 13}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 18}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 6}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 39}}{{50}}\)
Phân số nào sau đây là kết quả của biểu thức \(\dfrac{{2.9.52}}{{22.\left( { - 72} \right)}}\) sau khi rút gọn đến tối giản?
\(\dfrac{{ - 13}}{{22}}\)
\(\dfrac{{13}}{{22}}\)
\(\dfrac{{ - 13}}{{18}}\)
\(\dfrac{{ - 117}}{{198}}\)
Biểu thức \(\dfrac{{{5^{12}}{{.3}^9} - {5^{10}}{{.3}^{11}}}}{{{5^{10}}{{.3}^{10}}}}\) sau khi đã rút gọn đến tối giản có mẫu số dương là:
\(16\)
\(3\)
\(\dfrac{{16}}{5}\)
\(\dfrac{{16}}{3}\)
Sau khi rút gọn biểu thức \(\dfrac{{{5^{11}}{{.7}^{12}} + {5^{11}}{{.7}^{11}}}}{{{5^{12}}{{.7}^{12}} + {{9.5}^{11}}{{.7}^{11}}}}\) ta được phân số \(\dfrac{a}{b}.\) Tính tổng \(a + b.\)
\(26\)
\(13\)
\(52\)
\(8\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{{9^{14}}{{.25}^5}{{.8}^7}}}{{{{18}^{12}}{{.625}^3}{{.24}^3}}}\) ta được
\(\dfrac{9}{5}\)
\(\dfrac{9}{{25}}\)
\(\dfrac{3}{{25}}\)
\(\dfrac{3}{5}\)
Cho \(A = \dfrac{{1.3.5.7...39}}{{21.22.23...40}}\) và \(B = \dfrac{{1.3.5...\left( {2n - 1} \right)}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\left( {n + 3} \right)...2n}}\,\left( {n \in {N^*}} \right)\) . Chọn câu đúng.
\(A = \dfrac{1}{{{2^{20}}}};B = \dfrac{1}{{{2^n}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{25}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{n + 1}}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{20}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{2n}}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{21}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{n + 1}}}}\)
Tìm phân số bằng với phân số \(\dfrac{{200}}{{520}}\) mà có tổng của tử và mẫu bằng \(306.\)
\(\dfrac{{84}}{{222}}\)
\(\dfrac{{200}}{{520}}\)
\(\dfrac{{85}}{{221}}\)
\(\dfrac{{100}}{{260}}\)
Viết dạng tổng quát của các phân số bằng với phân số \(\dfrac{{ - 12}}{{40}}\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10k}},k \in Z\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10}},k \in Z,k \ne 0\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10k}},k \in Z,k \ne 0\)
\(\dfrac{{ - 3}}{{10}}\)
Tìm phân số tối giản \(\dfrac{a}{b}\) biết rằng lấy tử cộng với \(6,\) lấy mẫu cộng với \(14\) thì ta được phân số bằng \(\dfrac{3}{7}.\)
\(\dfrac{4}{5}\)
\(\dfrac{{ 7}}{3}\)
\(\dfrac{3}{7}\)
\(\dfrac{{ - 3}}{7}\)
Cho các phân số \(\dfrac{6}{{n + 8}}; \dfrac{7}{{n + 9}}; \dfrac{8}{{n + 10}};...;\dfrac{{35}}{{n + 37}}.\) Tìm số tự nhiên \(n\) nhỏ nhất để các phân số trên tối giản.
\(35\)
\(34\)
\(37\)
\(36\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{ - 12a}}{{24}}\) , \(a \in \mathbb{Z}\) ta được:
\(\dfrac{a}{2}\)
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{2}\)
\(\dfrac{{ - a}}{2}\)
Qui đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{{11}}{{12}};\dfrac{{15}}{{16}};\dfrac{{23}}{{20}}\) ta được các phân số lần lượt là
\(\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}}\)
\(\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}}\)
\(\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}};\dfrac{{220}}{{240}}\)
\(\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}};\dfrac{{225}}{{240}}\)
Lời giải và đáp án
Phân số nào dưới đây là phân số tối giản?
\(\dfrac{{ - 2}}{4}\)
\(\dfrac{{ - 15}}{{ - 96}}\)
\(\dfrac{{13}}{{27}}\)
\(\dfrac{{ - 29}}{{58}}\)
Đáp án : C
Định nghĩa phân số tối giản:
Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà cả tử và mẫu chỉ có ước chung là $1$ và $ - 1.$
Do đó ta chỉ cần tìm \(ƯCLN\) của giá trị tuyệt đối của tử và mẫu phân số, nếu \(ƯCLN\) đó là \(1\) thì phân số đã cho tối giản.
Đáp án A: \(ƯCLN\left( {2;4} \right) = 2 \ne 1\) nên loại.
Đáp án B: \(ƯCLN\left( {15;96} \right) = 3 \ne 1\) nên loại.
Đáp án C: \(ƯCLN\left( {13;27} \right) = 1\) nên C đúng.
Đáp án D: \(ƯCLN\left( {29;58} \right) = 29 \ne 1\) nên D sai.
Nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{14}}{{23}}\) với số nào để được phân số \(\dfrac{{168}}{{276}}?\)
\(14\)
\(23\)
\(12\)
\(22\)
Đáp án : C
Lấy tử số và mẫu số của phân số sau lần lượt chia cho tử số và mẫu số của phân số trước, nếu ra cùng một số thì đó là đáp án, nếu ra hai số khác nhau thì ta kết luận không có số cần tìm hoặc hai phân số đã cho không bằng nhau.
Ta có: \(168:14 = 12\) và \(276:23 = 12\) nên số cần tìm là \(12\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{600}}{{800}}\) về dạng phân số tối giản ta được:
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{6}{8}\)
\(\dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{{ - 3}}{4}\)
Đáp án : C
- Chia cả tử và mẫu của phân số $\dfrac{a}{b}$ cho ƯCLN của $\left| a \right|$ và $\left| b \right|$ để rút gọn phân số tối giản.
Ta có: \(ƯCLN\left( {600,800} \right) = 200\) nên:
\(\dfrac{{600}}{{800}} = \dfrac{{600:200}}{{800:200}} = \dfrac{3}{4}\)
Hãy chọn phân số không bằng phân số \(\dfrac{{ - 8}}{9}\) trong các phân số dưới đây?
\(\dfrac{{16}}{{ - 18}}\)
\(\dfrac{{ - 72}}{{81}}\)
\(\dfrac{{ - 24}}{{ - 27}}\)
\(\dfrac{{ - 88}}{{99}}\)
Đáp án : C
Rút gọn mỗi phân số ở từng đáp án và kiểm tra xem có bằng phân số \(\dfrac{{ - 8}}{9}\) hay không rồi kết luận.
Đáp án A: \(\dfrac{{16}}{{ - 18}} = \dfrac{{ - 16}}{{18}} = \dfrac{{ - 16:2}}{{18:2}} = \dfrac{{ - 8}}{9}\) nên A đúng.
Đáp án B: \(\dfrac{{ - 72}}{{81}} = \dfrac{{ - 72:9}}{{81:9}} = \dfrac{{ - 8}}{9}\) nên B đúng.
Đáp án C: \(\dfrac{{ - 24}}{{ - 27}} = \dfrac{{24}}{{27}} = \dfrac{{24:3}}{{27:3}} = \dfrac{8}{9} \ne \dfrac{{ - 8}}{9}\) nên C sai.
Đáp án D: \(\dfrac{{ - 88}}{{99}} = \dfrac{{ - 88:11}}{{99:11}} = \dfrac{{ - 8}}{9}\) nên D đúng.
Rút gọn phân số \(\dfrac{{4.8}}{{64.( - 7)}}\) ta được phân số tối giản là:
\(\dfrac{{ - 1}}{7}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{{14}}\)
\(\dfrac{4}{{ - 56}}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{{70}}\)
Đáp án : B
Tách các thừa số ở tử và mẫu thành tích các thừa số nhỏ hơn rồi chia cả tử và mẫu cho các thừa số chung.
Ta có:
\(\dfrac{{4.8}}{{64.\left( { - 7} \right)}} = \dfrac{{4.8}}{{2.4.8.\left( { - 7} \right)}} = \dfrac{1}{{2.\left( { - 7} \right)}} = \dfrac{{ - 1}}{{14}}\)
Rút gọn biểu thức \(A = \dfrac{{3.\left( { - 4} \right).60 - 60}}{{50.20}}\) ta được
\(\dfrac{{ - 13}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 18}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 6}}{{25}}\)
\(\dfrac{{ - 39}}{{50}}\)
Đáp án : D
- Phân tích tử của \(A\) thành các nhân tử.
- Rút gọn biểu thức bằng cách chia cả tử và mẫu của \(A\) cho nhân tử chung.
Ta có:
\(A = \dfrac{{3.\left( { - 4} \right).60 - 60}}{{50.20}}\)\( = \dfrac{{\left[ {3.\left( { - 4} \right) - 1} \right].60}}{{50.20}}\)\( = \dfrac{{ - 13.60}}{{50.20}} = \dfrac{{ - 13.3}}{{50}} = \dfrac{{ - 39}}{{50}}\)
Phân số nào sau đây là kết quả của biểu thức \(\dfrac{{2.9.52}}{{22.\left( { - 72} \right)}}\) sau khi rút gọn đến tối giản?
\(\dfrac{{ - 13}}{{22}}\)
\(\dfrac{{13}}{{22}}\)
\(\dfrac{{ - 13}}{{18}}\)
\(\dfrac{{ - 117}}{{198}}\)
Đáp án : A
- Phân tích các thừa số trong tích ở cả tử và mẫu thành tích các thừa số nguyên tố.
- Chia cả tử và mẫu của biểu thức cho từng lũy thừa chung ở tử và mẫu mà có số mũ nhỏ hơn.
\(\dfrac{{2.9.52}}{{22.\left( { - 72} \right)}} = \dfrac{{{{2.3}^2}{{.2}^2}.13}}{{2.11.\left( { - {2^3}{{.3}^2}} \right)}}\)\( = \dfrac{{{2^3}{{.3}^2}.13}}{{ - {2^4}{{.3}^2}.11}} = \dfrac{{13}}{{ - 2.11}} = \dfrac{{ - 13}}{{22}}\)
Biểu thức \(\dfrac{{{5^{12}}{{.3}^9} - {5^{10}}{{.3}^{11}}}}{{{5^{10}}{{.3}^{10}}}}\) sau khi đã rút gọn đến tối giản có mẫu số dương là:
\(16\)
\(3\)
\(\dfrac{{16}}{5}\)
\(\dfrac{{16}}{3}\)
Đáp án : B
Dùng tính chất cơ bản của phân số: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a:n}}{{b:n}}\,\,(n \in ƯC(a,b),\,n \ne 1,n \ne - 1)\).
\(\,\dfrac{{{5^{12}}{{.3}^9} - {5^{10}}{{.3}^{11}}}}{{{5^{10}}{{.3}^{10}}}} = \dfrac{{{5^{10}}{{.3}^9}.\left( {{5^2} - {3^2}} \right)}}{{{5^{10}}{{.3}^{10}}}} = \dfrac{{{5^{10}}{{.3}^9}.16}}{{{5^{10}}{{.3}^{10}}}} = \dfrac{{16}}{3}.\)
Vậy mẫu số của phân số đó là \(3\)
Sau khi rút gọn biểu thức \(\dfrac{{{5^{11}}{{.7}^{12}} + {5^{11}}{{.7}^{11}}}}{{{5^{12}}{{.7}^{12}} + {{9.5}^{11}}{{.7}^{11}}}}\) ta được phân số \(\dfrac{a}{b}.\) Tính tổng \(a + b.\)
\(26\)
\(13\)
\(52\)
\(8\)
Đáp án : B
Dùng tính chất cơ bản của phân số: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a:n}}{{b:n}}\,\,(n \in ƯC(a,b),\,n \ne 1,n \ne - 1)\).
\(\dfrac{{{5^{11}}{{.7}^{12}} + {5^{11}}{{.7}^{11}}}}{{{5^{12}}{{.7}^{12}} + {{9.5}^{11}}{{.7}^{11}}}} = \dfrac{{{5^{11}}{{.7}^{11}}(7 + 1)}}{{{5^{11}}{{.7}^{11}}(5.7 + 9)}} = \dfrac{8}{{44}} = \dfrac{2}{{11}}.\)
Do đó \(a = 2,b = 11\) nên \(a + b = 13\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{{9^{14}}{{.25}^5}{{.8}^7}}}{{{{18}^{12}}{{.625}^3}{{.24}^3}}}\) ta được
\(\dfrac{9}{5}\)
\(\dfrac{9}{{25}}\)
\(\dfrac{3}{{25}}\)
\(\dfrac{3}{5}\)
Đáp án : C
- Phân tích các thừa số ở cả tử và mẫu của biểu thức thành tích các thừa số nguyên tố.
- Chia cả tử và mẫu cho thừa số chung để rút gọn.
\(\dfrac{{{9^{14}}{{.25}^5}{{.8}^7}}}{{{{18}^{12}}{{.625}^3}{{.24}^3}}}\)\( = \dfrac{{{{\left( {{3^2}} \right)}^{14}}.{{\left( {{5^2}} \right)}^5}.{{\left( {{2^3}} \right)}^7}}}{{{{\left( {{{2.3}^2}} \right)}^{12}}.{{\left( {{5^4}} \right)}^3}.{{\left( {{2^3}.3} \right)}^3}}}\)\( = \dfrac{{{3^{28}}{{.5}^{10}}{{.2}^{21}}}}{{{2^{12}}{{.3}^{24}}{{.5}^{12}}{{.2}^9}{{.3}^3}}}\)\( = \dfrac{{{2^{21}}{{.3}^{28}}{{.5}^{10}}}}{{{2^{21}}{{.3}^{27}}{{.5}^{12}}}} = \dfrac{3}{{{5^2}}} = \dfrac{3}{{25}}\)
Cho \(A = \dfrac{{1.3.5.7...39}}{{21.22.23...40}}\) và \(B = \dfrac{{1.3.5...\left( {2n - 1} \right)}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\left( {n + 3} \right)...2n}}\,\left( {n \in {N^*}} \right)\) . Chọn câu đúng.
\(A = \dfrac{1}{{{2^{20}}}};B = \dfrac{1}{{{2^n}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{25}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{n + 1}}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{20}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{2n}}}}\)
\(A = \dfrac{1}{{{2^{21}}}},B = \dfrac{1}{{{2^{n + 1}}}}\)
Đáp án : A
Quan sát \(A\) và \(B\) ta thấy tử số của biểu thức đều thiếu thành phần tích các số chẵn \(2.4.6.....2n\) nên ta có thể thử:
- Nhân cả tử và mẫu của \(A\) với \(2.4.6.....40\)
- Nhân cả tử và mẫu của \(B\) với \(2.4.6.....2n\)
Sau đó rút gọn các biểu thức ta được kết quả cần tìm.
+ Nhân cả tử và mẫu của \(A\) với \(2.4.6.....40\) ta được:
\(A = \dfrac{{\left( {1.3.....39} \right).\left( {2.4.....40} \right)}}{{\left( {2.4.6.....40} \right).\left( {21.22.....40} \right)}}\)\( = \dfrac{{1.2.3.....39.40}}{{\left( {2.1} \right).\left( {2.2} \right).\left( {2.3} \right).....\left( {2.20} \right).\left( {21.22.....40} \right)}}\)
\( = \dfrac{{1.2.3.....39.40}}{{{2^{20}}.\left( {1.2.3.....20.21.22.....40} \right)}}\)\( = \dfrac{1}{{{2^{20}}}}\)
+ Nhân cả tử và mẫu của \(B\) với \(2.4.6.....2n\) ta được:
\(B = \dfrac{{\left( {1.3.....\left( {2n - 1} \right)} \right).\left( {2.4.....2n} \right)}}{{\left( {2.4.6.....2n} \right).\left( {\left( {n + 1} \right).\left( {n + 2} \right).....2n} \right)}}\)\( = \dfrac{{1.2.3.....\left( {2n - 1} \right).2n}}{{\left( {2.1} \right).\left( {2.2} \right).\left( {2.3} \right).....\left( {2.n} \right).\left( {\left( {n + 1} \right).\left( {n + 2} \right).....2n} \right)}}\)
\( = \dfrac{{1.2.3.....\left( {2n - 1} \right).2n}}{{{2^n}.\left( {1.2.3.....n.\left( {n + 1} \right).\left( {n + 2} \right).....2n} \right)}}\)\( = \dfrac{1}{{{2^n}}}\)
Vậy \(A = \dfrac{1}{{{2^{20}}}},B = \dfrac{1}{{{2^n}}}\)
Tìm phân số bằng với phân số \(\dfrac{{200}}{{520}}\) mà có tổng của tử và mẫu bằng \(306.\)
\(\dfrac{{84}}{{222}}\)
\(\dfrac{{200}}{{520}}\)
\(\dfrac{{85}}{{221}}\)
\(\dfrac{{100}}{{260}}\)
Đáp án : C
- Tìm dạng tổng quát của phân số đã cho có dạng \(\dfrac{{a.k}}{{b.k}}\left( {k \in Z,k \ne 0} \right)\)
- Viết mối quan hệ của \(ak\) với \(bk\) dựa vào điều kiện bài cho rồi tìm \(k\)
Ta có: \(\dfrac{{200}}{{520}} = \dfrac{5}{{13}}\) nên có dạng tổng quát là \(\dfrac{{5k}}{{13k}}\left( {k \in Z,k \ne 0} \right)\)
Do tổng và tử và mẫu của phân số cần tìm bằng \(306\) nên:
\(\begin{array}{l}5k + 13k = 306\\18k = 306\\k = 306:18\\k = 17\end{array}\)
Vậy phân số cần tìm là \(\dfrac{{5.17}}{{13.17}} = \dfrac{{85}}{{221}}\)
Viết dạng tổng quát của các phân số bằng với phân số \(\dfrac{{ - 12}}{{40}}\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10k}},k \in Z\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10}},k \in Z,k \ne 0\)
\(\dfrac{{ - 3k}}{{10k}},k \in Z,k \ne 0\)
\(\dfrac{{ - 3}}{{10}}\)
Đáp án : C
- Rút gọn phân số đã cho đến tối giản, chẳng hạn được phân số tối giản $\dfrac{m}{n};$
- Dạng tổng quát của các phân số phải tìm là $\dfrac{{m.k}}{{n.k}}$ (\(k\) $ \in $ $\mathbb{Z}$, \(k \ne 0)\)
- Rút gọn phân số: \(\dfrac{{ - 12}}{{40}} = \dfrac{{ - 12:4}}{{40:4}} = \dfrac{{ - 3}}{{10}}\)
- Dạng tổng quát của phân số đã cho là: \(\dfrac{{ - 3k}}{{10k}}\) với \(k \in Z,k \ne 0\)
Tìm phân số tối giản \(\dfrac{a}{b}\) biết rằng lấy tử cộng với \(6,\) lấy mẫu cộng với \(14\) thì ta được phân số bằng \(\dfrac{3}{7}.\)
\(\dfrac{4}{5}\)
\(\dfrac{{ 7}}{3}\)
\(\dfrac{3}{7}\)
\(\dfrac{{ - 3}}{7}\)
Đáp án : C
Dựa vào điều kiện của để bài, đưa về dạng 2 phân số bằng nhau để tính toán.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{a + 6}}{{b + 14}} = \dfrac{3}{7}\\7.(a + 6) = 3.(b + 14)\\7{\rm{a}} + 42 = 3b + 42\\7{\rm{a}} = 3b\\\dfrac{a}{b} = \dfrac{3}{7}\end{array}\)
Cho các phân số \(\dfrac{6}{{n + 8}}; \dfrac{7}{{n + 9}}; \dfrac{8}{{n + 10}};...;\dfrac{{35}}{{n + 37}}.\) Tìm số tự nhiên \(n\) nhỏ nhất để các phân số trên tối giản.
\(35\)
\(34\)
\(37\)
\(36\)
Đáp án : A
Đưa các phân số về dạng \(\dfrac{a}{{a + (n + 2)}}\) rồi lập luận
Các phân số đã cho đều có dạng \(\dfrac{a}{{a + (n + 2)}}\)
Và tối giản nếu \(a\) và \(n + 2\) nguyên tố cùng nhau
Vì: \(\left[ {a + (n + 2)} \right] - a = n + 2\) với
\(a = 6;7;8;.....;34;35\)
Do đó \(n + 2\) nguyên tố cùng nhau với các số \(6;7;8;.....;34;35\)
Số tự nhiên \(n + 2\) nhỏ nhất thỏa mãn tính chất này là \(37\)
Ta có \(n + 2 = 37\) nên \(n = 37 - 2 = 35\)
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất cần tìm là \(35\)
Rút gọn phân số \(\dfrac{{ - 12a}}{{24}}\) , \(a \in \mathbb{Z}\) ta được:
\(\dfrac{a}{2}\)
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{{ - 1}}{2}\)
\(\dfrac{{ - a}}{2}\)
Đáp án : D
Ta có: \(\dfrac{{ - 12a}}{{24}} = \dfrac{{\left( { - 1} \right).12.a}}{{12.2}} = \dfrac{{\left( { - 1} \right).a}}{2} = \dfrac{{ - a}}{2}\).
Qui đồng mẫu số các phân số \(\dfrac{{11}}{{12}};\dfrac{{15}}{{16}};\dfrac{{23}}{{20}}\) ta được các phân số lần lượt là
\(\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}}\)
\(\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}}\)
\(\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}};\dfrac{{220}}{{240}}\)
\(\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}};\dfrac{{225}}{{240}}\)
Đáp án : A
Bước 1: Tìm mẫu số chung $\left( {MSC} \right)$ của ba phân số trên: Có thể chọn $MSC = BCNN\left( {16,12,20} \right)$Bước 2: Tìm thừa số phụ tương ứng bằng cách lấy $MSC$ chia mẫu số riêng của mỗi phân số Bước 3: Quy đồng mẫu bằng cách nhân cả tử số mà mẫu số của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng
Ta có: \(12 = {2^2}.3;16 = {2^4};20 = {2^2}.5\)
Do đó \(MSC = {2^4}.3.5 = 240\)
\(\dfrac{{11}}{{12}} = \dfrac{{11.20}}{{12.20}} = \dfrac{{220}}{{240}};\)\(\dfrac{{15}}{{16}} = \dfrac{{15.15}}{{16.15}} = \dfrac{{225}}{{240}};\)\(\dfrac{{23}}{{20}} = \dfrac{{23.12}}{{20.12}} = \dfrac{{276}}{{240}}\)
Vậy các phân số sau khi quy đồng lần lượt là: \(\dfrac{{220}}{{240}};\dfrac{{225}}{{240}};\dfrac{{276}}{{240}}\)
Phân số là một khái niệm quan trọng trong toán học, đặc biệt là ở chương trình Toán lớp 6. Việc nắm vững các tính chất cơ bản của phân số là nền tảng để giải quyết các bài toán phức tạp hơn ở các lớp trên. Bài viết này sẽ cung cấp một tổng quan về các dạng toán liên quan đến tính chất cơ bản của phân số, cùng với các ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Trước khi đi vào các dạng toán, chúng ta cần ôn lại một số khái niệm cơ bản về phân số:
Rút gọn phân số là việc chia cả tử số và mẫu số của phân số cho ước chung lớn nhất của chúng để được phân số tối giản. Ví dụ:
12/18 = (12:6)/(18:6) = 2/3
Quy đồng mẫu số là việc biến đổi các phân số có mẫu số khác nhau thành các phân số có cùng mẫu số. Để quy đồng mẫu số, ta tìm bội chung nhỏ nhất (BCNN) của các mẫu số, sau đó nhân cả tử số và mẫu số của mỗi phân số với một số sao cho mẫu số bằng BCNN.
Ví dụ: Quy đồng mẫu số của 1/2 và 1/3
BCNN(2,3) = 6
1/2 = (1*3)/(2*3) = 3/6
1/3 = (1*2)/(3*2) = 2/6
Có nhiều cách để so sánh phân số:
Để tìm phân số bằng nhau, ta nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với cùng một số khác 0.
Ví dụ: Các phân số bằng nhau với 1/2 là 2/4, 3/6, 4/8,...
Dưới đây là một số bài tập trắc nghiệm để các em luyện tập:
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các em những kiến thức hữu ích về các dạng toán liên quan đến tính chất cơ bản của phân số. Chúc các em học tập tốt!